« Home « Kết quả tìm kiếm

CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC


Tóm tắt Xem thử

- CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC.
- Đến nay đã có khá nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu đưa ra các khái niệm, định nghĩa về nguồn nhân lực của một quốc gia.
- Tuy không hoàn toàn giống nhau, nhưng có thể hiểu một cách nôm na là nguồn nhân lực chính là nguồn lao động.
- Theo người Việt Nam, khái niệm ít tranh cãi là nguồn lao động là những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người trong độ tuổi lao động..
- Tùy thuộc vào môi trường kinh tế xã hội, nguồn lao động sẽ được phân bổ khác nhau trong bốn lĩnh vực hoạt động sau:.
- Lao động trong các ngành nghề khác nhau như sản xuất kinh doanh và dịch vụ..
- Từ lĩnh vực hoạt động và phổ trình độ cần có, ta có thể thấy được tính đa dạng cả về chủng loại lẫn cấp trình độ của nguồn lao động (nguồn nhân lực)..
- Thực tế cho thấy: sự hưng thịnh hay suy vong của một quốc gia, một lãnh thổ phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của nguồn nhân lực này.
- Cũng cần nhấn mạnh nguồn nhân lực có chất lượng phải đảm bảo trên tất cả các lĩnh vực hoạt động.
- Các nhà khoa học công nghệ yếu dẫn đến nền kinh tế trì trệ kém phát triển..
- Người lao động không đủ khả năng, công việc sẽ tồn đọng, thiếu hiệu quả..
- Vậy chất lượng của nguồn nhân lực là gì? Đã có nhiều cách trình bày khác nhau về khái niệm chất lượng nguồn nhân lực, nhưng tựu trung lại ta có thể tóm tắt chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện ở hai tiêu chí:.
- bài toán chất lượng nguồn nhân lực là bài toán tổng hợp cần có lời giải đồng bộ”..
- CÁC QUAN ĐIỂM VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 2001- 2010.
- Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 đã đề ra là các quan điểm lớn về chính sách phát triển nguồn nhân lực cần tập trung vào các điểm sau:.
- <1>.
- Phát triển nguồn nhân lực thực chất là phát triển nguồn vốn con người phải được quan tâm từ tuổi ấu thơ đến lúc trưởng thành và trong suốt cuộc đời của một cá nhân về các mặt trí lực, tâm lực, thể lực, các phẩm chất đạo đức, nhân cách công dân, trình độ học vấn, chuyên môn và văn hóa…..
- <2>.
- Phát triển nguồn nhân lực phải gắn với nhu cầu lao động kỹ thuật ngoài xã hội của thị trường lao động cả nước, quốc tế cũng như của từng ngành, từng vùng địa lý kinh tế..
- <3>.
- Phát triển các hình thức đào tạo kết hợp giữa các trường chuyên nghiệp với các cơ sở sản xuất - dịch vụ, các doanh nghiệp..
- <4>.
- Giáo dục đại học cần tiếp tục phát triển cả về qui mô và nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo song cần định rõ hai nhu cầu cơ bản: nhu cầu của xã hội về học vấn đại học và nhu cầu của nhà nước, của các tổ chức kinh tế- xã hội về nhân lực lao động kỹ thuật cao cấp..
- <5>.
- Phát triển nguồn nhân lực là chính sách quan trọng của nhà nước với việc đề ra các chính sách quản lý nhà nước vĩ mô về nguồn nhân lực, xây dựng các chiến lược và các kế hoạch phát triển nhân lực trong phạm vi cả nước cũng như ở các ngành và các địa phương..
- <6>.
- Cơ cấu lại hệ thống đào tạo nhân lực theo hướng đa dạng hóa, phát triển các loại hình đào tạo nhân lực chất lượng cao.
- Triển khai hệ thống kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực [1]..
- Quả thật, 6 quan điểm nêu ra của chiến lược phát triển là một tổng thể mà có thể hình dung nó như một con voi khổng lồ.
- Có lẽ bài toán nhân lực chưa có lời giải đồng bộ chăng.
- VAI TRÒ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN KỸ THUẬT TRONG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC.
- Đào tạo giáo viên kỹ thuật – yếu tố quyết định chất lượng nguồn nhân lực”..
- Như phần trên đã đề cập, chất lượng nguồn nhân lực được xem xét đánh giá trên hai tiêu chí: phẩm chất đạo đức và trình độ năng lực tác nghiệp.
- Trong đó phẩm chất đạo đức của một con người là kết quả của quá trình giáo dục từ lúc thơ ấu đến tuổi trưởng thành và trong cả quá trình hoạt động nghề nghiệp.
- hội, thậm trí từ các nhà lãnh đạo, các chức trách lại chỉ đổ dồn vào phê phán, chỉ trích nhà trường, ngành giáo dục.
- Vế thứ hai của chất lượng nguồn nhân lực (năng lực chuyên môn) tuy vẫn là kết quả giáo dục – đào tạo của cả cộng đồng song trách nhiệm lớn có tính chất quyết định thuộc về hệ thống giáo dục – đào tạo nghề từ khâu đào tạo hướng nghiệp ở bậc phổ thông, các trường Công nhân kỹ thuật, các trường Trung học chuyên nghiệp, các trường Cao đẳng kỹ thuật đến các trường Đại học.
- Hệ thống này phát triển rất nhanh về qui mô, về hình thức tổ chức, về cơ cấu đào tạo [2].
- Mặt khác, Việt Nam là quốc gia được thừa hưởng nhiều kinh nghiệm quí giá, nhiều sự tài trợ có ý nghĩa từ các quốc gia và các tổ chức quốc tế về lĩnh vực phát triển nghề nghiệp..
- Vậy mà, theo nhận định của một chuyên gia về giáo dục [2] thì.
- Chất lượng đào tạo ở các cấp bậc học yếu kém trên nhiều mặt, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
- “trong” của đào tạo thấp, thể hiện kết quả học tập và chất lượng đào tạo thấp, lạc hậu so với trình độ thế giới.
- Hiệu quả “ngoài” của đào tạo chưa cao.
- Học sinh tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo còn rất lúng túng khi bắt đầu làm việc.
- Đào tạo và sử dụng chưa ăn khớp, một số đáng kể người tốt nghiệp không làm đúng ngành nghề hoặc không chịu làm viêc tại những nơi có nhu cầu.
- Khả năng thích nghi của người tốt nghiệp với thị trường làm việc kém, thất nghiệp nhiều và các cơ sở sử dụng lao động phải tiếp tục đào tạo thêm”..
- Cũng qua bức tranh trên ta phần nào hình dung mối quan hệ chằng chịt giữa chủ trương chính sách vĩ mô, người được đào tạo, cơ sở đào tạo và nơi sử dụng lao động (thị trường lao động).
- Trước bức tranh yếu kém đó, trong phạm vi là một bộ phận cấu thành hệ thống các yếu tố chi phối chất lượng nguồn nhân lực – là cơ sở đào tạo, ta cần xác định xem cần phải đi từ mấu chốt nào để cơ sở đào tạo đóng góp tích cực nhất vào sự phát triển nguồn nhân lực..
- Hiện nay ta đang thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục.
- Làm thế nào để người thầy trở thành yếu tố quyết định trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nhà trường..
- [1] Đặng Bá Lãm : Chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học-công nghệ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam..
- [2] Đỗ Minh Cương: Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay..
- [3] Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (nhiều tác giả): Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực..
- [4] Nhiều tác giả : Nhân lực trẻ - Đào tạo và triển vọng..
- [5] Phạm Minh Hạc: Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt