« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp huyện tại huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài: Một số giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp huyện tại huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định Tác giả luận văn: Đỗ Thị Thu Hà Người hướng dẫn: TS.
- Phạm Thị Kim Ngọc Từ khóa: Nâng cao chất lượng Cán bộ công chức.
- Huyện Vụ Bản - Tỉnh Nam Định A - Nội dung tóm tắt 1.
- Lý do chọn đề tài Nguồn nhân lực luôn là một yếu tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
- từ đó xây dựng các chương trình, kế hoạch và chiến lược phát triển nguồn lực phù hợp, phát huy tối đa nhân tố con người, tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự phát triển bền vững, đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy qúa trình đổi mới toàn diện đất nước.
- Ngày nay, chất lượng nguồn nhân lực có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển.
- Nếu trước đây sự phát triển của một quốc gia chủ yếu dựa vào các nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn tư bản, nguồn lao động, thị trường tiêu thụ… thì hiện nay chính tri thức lại có ý nghĩa hết sức lớn lao, góp phần tạo nên sự thịnh vượng, giàu có cho một quốc gia, lãnh thổ.
- Xu thế toàn cầu hóa cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là sự ra đời của internet đã làm cho các quốc gia, lãnh thổ ngày càng trở nên gần nhau hơn, qua đó sự cạnh tranh cũng càng trở nên gay gắt hơn, và tất nhiên ưu thế cạnh tranh bao giờ cũng nghiêng về quốc gia, lãnh thổ có chất lượng nguồn nhân lực cao hơn, được đào tạo tốt hơn.
- Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của nền hành chính nhà nước Việt Nam, chính quyền cấp cơ sở luôn giữ một vị trí, vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Chính quyền cơ sở là nền tảng của toàn bộ hệ thống chính quyền, là cấp gần dân nhất, trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của hoạt động quản lý nhà nước trên tất cả các mặt ở địa phương, đảm bảo cho chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống.
- Tuy nhiên, chính quyền cơ sở không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách hiệu lực và hiệu quả nếu thiếu một đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở có đủ trình độ để đảm nhận công việc được giao.
- Cũng như nhân tố con người trong mọi 1 tổ chức khác, đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở chính là hạt nhân, là nhân tố quyết định đến chất lượng hoạt động của chính quyền cơ sở nói riêng cũng như toàn bộ hệ thống chính trị cơ sở nói chung.
- Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở để nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền cấp cơ sở luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm.
- Việc chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức không phải có thể thực hiện trong thời gian ngắn mà đòi hỏi phải có kế hoạch cụ thể, thì việc cải thiện mới thành công.
- Huyện Vụ Bản là một trong 9 huyện của tỉnh Nam Định, có vị thế địa lí và kinh tế quan trọng, đặc biệt có khu công nghiệp trọng điểm của Tỉnh, để nâng cao đời sống cho nhân dân thì bên cạnh mục tiêu kinh tế hoạt động theo chính sách Nhà nước thì để đảm bảo cho bộ máy quản lí hành chính của huyện hoạt động thông suốt thì các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Huyện cần phải có một đội ngũ cán bộ công chức hội tụ đủ các tiêu chí để có thể đáp ứng công việc và phục vụ nhân dân.
- Do đó, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp huyện đang là vấn đề cấp thiết đặt ra cho Đảng ủy và chính quyền trong mấy năm qua.
- Hiểu được thực trạng vấn đề và là một cán bộ công chức đang làm việc tại cơ quan của huyện, tác giả đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp huyện tại huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định’’ làm luận văn nghiên cứu.
- Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp huyện đang làm việc tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Huyện Vụ Bản.
- Mục đích và phạm vi nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa về cơ sở lý luận về Quản trị nguồn nhân lực, chất lượng Cán bộ công chức.
- Đánh giá thực trạng chất lượng Cán bộ công chức cấp huyện tại huyện Vụ Bản -tỉnh Nam Định để tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để nâng cao chất lượng nâng cao chất lượng Cán bộ công chức cấp huyện, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
- 2.2 Phạm vi đối tượng nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Các phòng ban thuộc UBND huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định - Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng cán bộ công chức cấp huyện tại huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định B - Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Nội dung chính của luận văn: 2 + Luận giải cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực, Nội dung về chất lượng Cán bộ công chức.
- Nêu lên thực trạng chất lượng cán bộ công chức cấp huyện tại huyện Vụ Bản- tỉnh Nam Định + Tìm ra những điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến đội ngũ Cán bộ công chức cấp huyện tại huyện Vụ Bản còn nhiều hạn chế về chất lượng, trong đó có những nguyên nhân chính làm cho CBCC còn nhiều hạn chế do đó hiệu quả thực thi công vụ trong những năm qua chưa thật sự đáp ứng nhu cầu.
- Những đóng góp mới của tác giả: Luận văn đề xuất một số giải pháp với hi vọng góp phần khắc phục và nâng cao chất lượng Cán bộ công chức cấp huyện tại huyện Vụ Bản.
- Trong đó có ba giải pháp: Giải pháp 1: Giải pháp thực hiện công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc đối với CBCC một cách thường xuyên Giải pháp 2: Giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức hành chính Giải pháp 3: Giải pháp áp dụng các công cụ nâng cao chất lượng hoạt động công vụ Căn cứ vào tình hình thực tế và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Huyện, căn cứ vào chiến lược xây dựng và phát triển đội ngũ CBCC cấp huyện và từ những quan sát thực tế và số liệu khảo sát tác giả đã xây dựng các giải pháp trên, với hi vọng các giải pháp này là hữu hiệu trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp huyện, huyện Vụ bản.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính là.
- Định tính : P/v chuyên gia : ý kiến tư vấn về giải pháp khắc phục và nâng cao chất lượng CBCC cấp huyện huyện Vụ Bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi công vụ của CBCC cấp huyện.
- Định lượng: Phương pháp điều tra: Luận văn sử dụng phương pháp điều tra thực tế, có chọn mẫu.
- nhằm mục đích thăm dò mức độ hài lòng của CBCC, của người dân đối với CBCC cấp huyện, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
- Kết luận Trong tiến trình cải cách nền hành chính nhà nước, cùng với việc điều chỉnh cơ cấu bộ máy hành chính nhà nước, cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ công chức hành chính nhà nước có một vị trí hết sức quan trọng và là một nhiệm vụ, một bộ phận không thể tách rời của công cuộc cải cách hành chính trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ công chức hành chính ngày càng đặt ra nhiều vấn đề mới, đòi hỏi phải có quan điểm và phương pháp đánh giá đúng thực trạng, phân tích đúng những nguyên nhân, có biện pháp giải quyết kịp thời, 3 đồng thời hoạch định chính sách lâu dài và cơ bản.Với mục đích xây dựng chất lượng cán bộ công chức hành chính thực sự vững mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển của huyện Vụ Bản, tác giả luận văn phân tích, đánh giá thực trạng của công tác cán bộ và thực trạng chất lượng cán bộ công chức hành chính cấp huyện, rút ra những điểm mạnh, nguyên nhân hạn chế, so sánh những yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính với đội ngũ cán bộ công chức hành chính để đề ra 03 giải pháp chính nhằm xây dựng chất lượng cán bộ công chức hành chính vừa có cơ cấu khoa học, vừa đảm bảo số lượng, chất lượng, phù hợp với đặc điểm huyện Vụ Bản, góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
- Tuy nhiên, công cuộc cải cách hành chính nói chung, các giải pháp xây dựng chất lượng cán bộ công chức hành chính nói riêng muốn thành công phải được thực hiện một cách đồng bộ.
- Trách nhiệm trước hết thuộc về Chính phủ, Bộ Nội vụ, các Bộ, ngành có liên quan, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định, ủy ban nhân dân Huyện Vụ Bản và cũng là trách nhiệm ý thức của mỗi cán bộ công chức và nhân dân cùng chung tay, chung sức vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
- Luận văn là công trình nghiên cứu của tác giả, được tổng hợp trên nhiều khía cạnh từ lý luận đến thực tiễn để thấy được thực trạng chất lượng CBCC cấp huyện tại huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định, để thấy được những hạn chế, tồn tại để từ đó có những giải pháp khắc phục.
- Phạm Thị Kim Ngọc người đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thiện luận văn này

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt