« Home « Kết quả tìm kiếm

Quan niệm và chiến lược phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên trung học cơ sở


Tóm tắt Xem thử

- QUAN NIỆM VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ.
- Tóm tắt: Việc phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên THCS chỉ có hiệu quả mong muốn khi quan niệm đúng về năng lực nghề nghiệp, xác định rõ cấu trúc của nó dựa trên yêu cầu của nghề dạy học ở cấp THCS và được thực hiện bằng tư duy chiến lược từ các nhà quản lí cho đến chính nỗ lực của từng giáo viên.
- Quan niệm phù hợp về năng lực nghề nghiệp ngày nay cần mở rộng hơn và mang tính chất xã hội cao hơn..
- Từ khóa: giáo viên THCS, năng lực nghề nghiệp, tư duy chiến lược, cấu trúc năng lực nghề nghiệp..
- Năng lực cần được hiểu không chỉ từ góc độ hàn lâm, mà chủ yếu từ góc độ thực tiễn.
- Vì vậy, các thành phần cấu trúc của năng lực không chỉ gồm tri thức, kĩ năng, thái độ mà còn có yếu tố quan trọng nhất là kinh nghiệm thực tế trong công việc tương ứng [2, 4]..
- Vấn đề đối với đào tạo giáo viên phức tạp ở chỗ không thể tạo ra năng lực nghề nghiệp ngay trong quá trình đào tạo được, mà chỉ có thể giúp người học có những nền tảng học vấn để sau này rèn luyện năng lực đó trong lao động nghề nghiệp thực tế.
- Do yêu cầu chuyên nghiệp hóa nghề dạy học, nên cách thức đào tạo và bồi dưỡng giáo viên cần phải thay đổi để làm cho năng lực chuyên nghiệp của nhà giáo gần nhất với năng lực mà họ được đào tạo khi tốt nghiệp..
- Dựa trên quan niệm đúng chưa đủ mà phải có chiến lược đào tạo, phát triển năng lực nghề nghiệp sau đào tạo (bồi dưỡng, tự học, rèn luyện, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển…) của giáo viên một cách rõ ràng và quyết liệt.
- Hiện nay những chuẩn có liên quan tới giáo viên (chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn đầu ra của các trường sư phạm) được phát triển căn bản dựa vào kinh nghiệm quản lí nên chỉ nên sử dụng tạm thời vì chúng nói chung chưa đảm bảo tính năng kĩ thuật và chức năng công cụ quản lí của chuẩn.
- Ví dụ, trên thực tế không có tư tưởng, đạo đức, thái độ nào nằm lưng lửng hay tách biệt hoặc nằm ngoài công việc nghề nghiệp được.
- Chuẩn nghề nghiệp phải bao quát hết nhưng hiện nay các chuẩn vẫn tách rời những phạm trù này.
- Song nếu nói riêng về năng lực thôi thì khái niệm này nên hiểu thế nào trong tổng thể tay nghề của giáo viên?.
- Quan niệm năng lực nghề nghiệp của giáo viên THCS.
- Nếu thừa nhận năng lực nghề nghiệp (lao động thực tế) là có thật và phải được thực hiện đúng, có kết quả theo qui định hay chuẩn khi hành nghề,hơn nữa còn phải qua trải nghiệm mới có hình hài và đẳng cấp rõ ràng thì dĩ nhiên cũng phải thừa nhận trong năng lực đó đã có những yếu tố tình cảm, đạo đức, sức khỏe, tư tưởng, pháp luật, văn hóa v.v….
- Làm đúng, làm đủ, làm được, làm có kết quả phù hợp với mong đợi thì rõ ràng giáo viên đó có đủ kĩ năng, sức khỏe, đạo đức, văn hóa nghề nghiệp và có tư tưởng cũng như phẩm chất chính trị đúng đắn.
- Nếu đã có vi phạm hay sai lầm thì lại không được xem là có năng lực..
- Quan niệm năng lực nghề nghiệp cần phải rộng và thoáng như vậy thì mới tạo ra sự tập trung trong đào tạo, bồi dưỡng và tự học cũng như rèn luyện thường xuyên của giáo viên.
- Không nên lẫn những giá trị bên lề hoạt động nghề nghiệp với những giá trị bên trong năng lực nghề nghiệp.
- Những thứ bên lề nghề nghiệp đã có hiến pháp, pháp luật, chuẩn mực chung của xã hội can thiệp.
- Về mặt kĩ thuật cần phải xác định năng lực nghề nghiệp của giáo viên THCS gồm những gì và căn cứ để xác định như vậy là cái gì?.
- Theo yêu cầu của nghề thì giáo viên THCS phải có trình độ đào tạo khởi đầu là cử nhân (cao đẳng và đại học) và năng lực thỏa đáng so với bằng cấp đó.
- Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để xác định những thành tố cơ bản của năng lực nghề nghiệp này, ví dụ tiếp cận vai trò - chức năng [1, 3] hoặc tiếp cận cấu trúc tương tự như cấu trúc công việc mà giáo viên phải thực hiện.
- Nếu theo tiếp cận thứ hai, năng lực nghề nghiệp của giáo viên THCS (xét ở hình thái lí tưởng) phải gồm những mảng sau đây:.
- Năng lực hàn lâm, trong đó cốt lõi là học vấn và kĩ năng thuộc lĩnh vực mà mình chịu trách nhiệm giảng dạy như Toán, Tin học, Sinh học, Ngôn ngữ, Vật lí….
- Năng lực nhận thức và nghiên cứu nghề nghiệp, trong đó cốt lõi là học vấn và kĩ năng nghiên cứu người học, nghiên cứu việc học và việc dạy, nghiên cứu môi trường giáo dục ở phạm vi trường THCS..
- Năng lực lãnh đạo người học và tổ chức người học (lớp, đoàn, đội, câu lạc bộ, nhóm học sinh)..
- Năng lực quản lí hành vi học tập của người học và quản lí tổ chức người học (lớp, nhóm, tổ, câu lạc bộ v.v… của học sinh), với toàn bộ những trạng thái có thể nảy sinh trong hoạt động nghề nghiệp như xung đột, thay đổi, tình trạng khẩn cấp, stress, khủng hoảng v.v….
- Năng lực thiết kế dạy học và các hoạt động giáo dục ngoài môn học, cốt lõi trong đó là học vấn và những kĩ năng áp dụng khoa học giáo dục vào thiết kế và sáng tạo những phương án hay mô hình tác nghiệp của chính mình..
- Năng lực tác nghiệp trực tiếp khi dạy học hoặc tác động giáo dục ngoài môn học, cốt lõi trong đó là học vấn và những kĩ năng giao tiếp sư phạm, ứng xử tình huống, giải quyết vấn đề, ra quyết định, tư vấn sư phạm, làm mẫu, tổ chức và chỉ đạo học tập, thuyết trình, thảo luận, làm thực nghiệm, đánh giá, giám sát, sử dụng học liệu và phương tiện giáo dục v.v… [7]..
- Năng lực học tập thường xuyên để phát triển nghề nghiệp và cá nhân, trong đó cốt lõi là các kĩ năng học tập và nhu cầu, khát vọng tự học [5, 6]..
- Năng lực xã hội, cốt lõi trong đó là năng lực hợp tác nghề nghiệp và các kĩ năng cộng tác trong công tác xã hội khi giao tiếp với các cộng đồng (gia đình, đoàn thể, chính quyền.
- Năng lực hợp tác vô cùng quan trọng trong phát triển nghề nghiệp vì nó tạo ra nhiều cơ hội và tiền đề để giáo viên học hỏi, tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ..
- Chiến lược phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên THCS.
- Ở giai đoạn đào tạo, cần dựa vào mức tối thiểu của năng lực nghề nghiệp để phát triển chuẩn đầu ra, từ chuẩn này phát triển toàn bộ chuẩn đào tạo gồm chuẩn đầu ra, chuẩn vận hành và chuẩn đầu vào.
- Nên thiết kế chương trình đào tạo sao cho mỗi tín chỉ hoặc 2 - 3 tín chỉ tương ứng với một trong số 8 năng lực hoặc một nhóm kĩ năng cốt lõi của năng lực cụ thể trong số 8 năng lực.
- Trong thực hành và thực tập sư phạm càng phải tập trung vào các hoạt động rèn luyện và phát triển những năng lực cụ thể này.
- Nhưng bù lại, các năng lực mà giáo viên được đào tạo và sau này rèn luyện thêm sẽ giúp họ phát triển học vấn hàn lâm theo lĩnh vực giảng dạy trong điều kiện các nguồn lực học tập ngày nay vô cùng phong phú và dễ tiếp cận..
- Những nguồn này vừa giàu thông tin vừa cập nhật hơn so với chương trình đào tạo cơ bản..
- Ở giai đoạn đào tạo lại và bồi dưỡng, điều cần quan tâm nhất là những kĩ năng nghề nghiệp đáp ứng được các lí thuyết giáo dục hiện đại.
- Khi nhận thức lí luận đã ổn cần có những kĩ năng này (thiết kế dạy học, tác nghiệp dạy học trực tiếp, nghiên cứu học sinh…) thì giáo viên mới có thể biến lí luận thành thực tiễn được, và giáo dục mới đổi mới được..
- Người ta chỉ dạy tốt khi việc dạy do chính người đó thiết kế, và thiết kế chỉ tốt khi nó được hoàn thành bằng nhận thức lí luận, nghệ thuật sư phạm và kĩ năng nghề nghiệp của chính giáo viên đó.
- Thiết kế theo ý tưởng khoa học và kinh nghiệm của người khác là sai lầm nghề nghiệp.
- Tất cả những sinh hoạt chuyên môn chính thức hoặc không chính thức ở trường THCS đều phải được tận dụng triệt để cho phát triển năng lực, hạn chế những hiện tượng hành chính sự vụ và giấy tờ quan liêu.
- Bớt thời giờ và sức lực vì những báo cáo thành tích, kiểm điểm nhau, bình bầu thi đua v.v… để học hỏi nhau về rèn luyện năng lực, học kĩ năng và nhận thức mới về lí luận khoa học.
- Trong việc tự học và rèn luyện năng lực nghề nghiệp, giáo viên tùy theo điều kiện và đặc điểm của lĩnh vực học tập mà mình phụ trách cần có tầm nhìn, mục tiêu cụ thể của mình sao cho thích hợp.
- Ví dụ giáo viên Toán hay Vật lí, Hóa, Sinh v.v… có thể ít bận hơn giáo viên Tin học, Công nghệ, Văn, Tiếng Việt v.v… trong nghiên cứu hàn lâm vì những lĩnh vực sau nhiều biến động hơn.
- Tuy vậy, họ sẽ phải dành nhiều sức lực hơn để phát triển những năng lực có liên quan nhiều đến giao tiếp, ứng xử xã hội, làm việc hợp tác….
- Cuối cùng, phải qua nghiên cứu cơ bản để có dữ liệu và minh chứng để xác định trình độ phát triển của 8 năng lực nghề nghiệp chung nói trên.
- Điều đó còn có ý nghĩa cho việc hoạch định các chương trình bồi dưỡng giáo viên chứ không chỉ có tác dụng định hướng cho cá nhân giáo viên.
- Chúng ta có không ít lớp bồi dưỡng giáo viên đã trình diễn thứ nội dung thấp hơn trình độ hiện có của giáo viên tham gia lớp.
- Năng lực nghề nghiệp của nhiều giáo viên dự lớp bồi dưỡng còn cao hơn năng lực của giảng viên các lớp bồi dưỡng giáo viên.
- Đã gọi là phát triển thì trình độ mong muốn phải cao hơn trình độ hiện tại, nếu không thế thì thật vô lí..
- Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên THCS là một chuỗi nỗ lực liên tục gắn kết hoạt động đào tạo giáo viên ở các trường và khoa sư phạm, các hoạt động bồi dưỡng và đào tạo lại, các biện pháp sử dụng giáo viên do các cơ quan quản lí giáo dục và các trường.
- THCS thực hiện, các hoạt động học tập và rèn luyện của chính giáo viên trong công việc hàng ngày.
- Bản thân năng lực nào cũng đòi hỏi phải rèn luyện và trải nghiệm, không có chủ thể nào bên ngoài giáo viên mang đến cho họ được.
- Chính vì liên tục như vậy mới gọi là phát triển..
- Điều kiện tiên quyết về phương diện quản lí trong phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên THCS là phải có chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS được phát triển đúng đắn trên cơ sở khoa học, có tính năng kĩ thuật rõ ràng.
- Khung năng lực có cấu trúc 8 thành tố trên có thể là một gợi ý để phát triển chuẩn này.
- Chúng ta nên dứt khoát về tư duy để thừa nhận rằng chuẩn như vậy đã bao hàm tất cả những tố chất cần thiết để làm nghề dạy học dựa trên bản lĩnh chung là năng lực nghề nghiệp.
- Hành nghề tốt và đúng tức là có năng lực, có năng lực tức là phải có những đức tính, phẩm chất khác đúng đắn.
- Hiện chúng ta đã ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT và TCCN và một số Chuẩn nghề nghiệp dành cho các đối tượng khác, song xem ra, với một thực tiễn biến động và sự chưa thực sự.
- Năng lực nghề nghiệp giáo viên THCS là một hiện tượng phức tạp nhưng trên nguyên tắc nó có tính chất thực tiễn chứ không nên được hiểu theo nghĩa tinh thần..
- Năng lực nghề nghiệp đó có thể được xác định theo cấu trúc vĩ mô, gồm có 8 năng lực cụ thể hơn, trong đó có cái lõi là những kĩ năng phù hợp..
- Để có năng lực nghề nghiệp tốt giáo viên phải được đào tạo, bồi dưỡng và tự học, rèn luyện cả về tinh thần, thể chất lẫn xã hội, trong đó phải tập trung vào những kĩ năng nghề nghiệp..
- Điều kiện quyết định để phát triển năng lực nghề nghiệp là giáo viên phải kiên trì rèn luyện, có nhu cầu và khát vọng nghề nghiệp cao.
- Đào tạo chỉ cho nền tảng xuất phát, bồi dưỡng chỉ có ý nghĩa điều chỉnh, còn phát triển năng lực chỉ do chính hoạt động nghề nghiệp của giáo viên quyết định..
- Đặng Thành Hưng, Năng lực và giáo dục theo tiếp cận năng lực, Tạp chí Quản lí Giáo dục, số 43, tháng 12/2012..
- Đặng Thành Hưng, Mô hình đào tạo giáo viên dựa vào chuẩn ở các trường và khoa sư phạm, Tạp chí Quản lí Giáo dục, số 21, tháng 2/2011..
- Đặng Thành Hưng, Hệ thống kĩ năng học tập hiện đại, Tạp chí Giáo dục số 2/78, H., 2004..
- Đặng Thành Hưng, Kĩ năng dạy học và tiêu chí đánh giá, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 88, tháng 1/ 2013, tr

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt