« Home « Kết quả tìm kiếm

Nhận thức của sinh viên và thực tế sử dụng ngôn ngữ đích trong dạy/học thực hành tiếng Pháp 4


Tóm tắt Xem thử

- NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VÀ THỰC TẾ SỬ DỤNG NGÔN NGỮ ĐÍCH TRONG DẠY/HỌC THỰC HÀNH TIẾNG PHÁP 4.
- Thực tế giảng dạy cho thấy sinh viên tiếng Pháp, đặc biệt là sinh viên D1 (có đầu vào tiếng Anh) có nhiều khó khăn trong tiếp thu và tương tác bằng ngôn ngữ đích ở các học phần Thực hành tiếng.
- Để tìm hiểu nguyên nhân, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát nhận thức của người học và thực tế sử dụng tiếng Pháp trong dạy/học ngoại ngữ nói chung và trong các học phần Thực hành tiếng 4 nói riêng..
- Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi trực tuyến 43 sinh viên năm 2 năm học 2019-2020 và phỏng vấn sâu 6 giảng viên giảng dạy Thực hành tiếng cho thấy phần lớn họ đều nhận thức được ảnh hưởng tích cực của việc sử dụng ngôn ngữ đích đến quá trình tư duy, lĩnh hội, rèn luyện và tương tác bằng lời.
- Nhưng trên thực tế tần suất sử dụng ngôn ngữ đích lại rất hạn chế và còn nhiều bất cập.
- Nghiên cứu cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm tăng cường việc sử dụng ngôn ngữ đích hợp lý hơn và hiệu quả hơn..
- Từ khóa: Nhận thức – ngôn ngữ đích – tương tác bằng lời – sinh viên D1.
- Sử dụng ngôn ngữ đích (ở đây chúng tôi muốn ám chỉ tiếng Pháp), ngôn ngữ nguồn (tiếng Việt) hay một ngoại ngữ hai của người học trong quá trình dạy/học ngoại ngữ, đặc biệt trong dạy/học các học phần Thực hành tiếng luôn là chủ đề nhận được nhiều quan tâm của các giảng viên cũng như sinh viên tiếng Pháp..
- Tại Viện Pháp Huế cũng như những chương trình dạy/học tiếng Pháp do AUF (Tổ chức các đại học Pháp ngữ) hay ESF (Học đường không biên giới) tổ chức, ngôn ngữ đích luôn được ưu tiên sử dụng.
- Có phải vì có yếu tố nước ngoài hay vì những lợi ích mà ngôn ngữ này mang lại trong quá trình lĩnh hội, rèn luyện và tương tác?.
- Tại Khoa Tiếng Pháp – Tiếng Nga, từ nhiều năm nay, nhóm nghiên cứu nhận thấy sinh viên tiếng Pháp, đặc biệt là nhóm sinh viên có đầu vào tiếng Anh gặp không ít khó khăn trong tiếp thu và diễn đạt bằng ngôn ngữ đích trong các giờ học các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết.
- Câu hỏi nghiên cứu của chúng tôi là: Vì sao sinh viên lại gặp khó khăn khi nghe, nói bằng ngôn ngữ đích?.
- Khi gặp khó khăn, sinh viên có những biểu hiện/phản ứng gì? Nhận thức của sinh viên như thế nào về việc ưu tiên sử dụng ngôn ngữ đích trong dạy/học ngoại ngữ và nhất là trong các học phần Thực hành tiếng?.
- Trong phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu sơ lược vị trí của ngôn ngữ đích qua các phương pháp dạy học, lợi thế của ngôn ngữ này và một số nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ đích trong dạy học ngoại ngữ..
- Sơ lược vị trí của ngôn ngữ đích qua các phương pháp giảng dạy.
- Lựa chọn một phương pháp nào đều có tính quyết định đến sự lựa chọn ngôn ngữ sử dụng để giảng dạy..
- Mục đích của phương pháp này chủ yếu nhằm rèn luyện cho người học về ngôn ngữ viết (dưới dạng bài tập ngữ pháp, đọc và dịch các trích đoạn văn hay v.v…) và dành một vị trí rất khiêm tốn cho phát triển kỹ năng nghe, nói và giao tiếp.
- Ngôn ngữ giảng dạy là tiếng mẹ đẻ của người học bởi vì thực hành giao tiếp bằng ngôn ngữ đích không nằm trong những mục đích sư phạm và ngôn ngữ của phương pháp này và cũng không nhằm mục đích giao tiếp..
- Vì vậy, ngôn ngữ giảng dạy là hoàn toàn bằng ngôn ngữ đích.
- Người dạy tiếng Pháp ngoại ngữ chỉ được sử dụng ngôn ngữ đích để tạo điều kiện cho việc tắm ngôn ngữ (bain linguistique) hoàn toàn cho người học..
- Vì vậy, ngôn ngữ đích vẫn tiếp tục được sử dụng làm ngôn ngữ ưu tiên trong dạy và học, nhưng “giáo viên có thể dùng tiếng mẹ đẻ.
- Tổng quan một số nghiên cứu về sử dụng ngôn ngữ đích trong dạy/học ngoại ngữ Theo sách Khung tham chiếu chung Châu Âu về ngoại ngữ (CECRL) của Ban ngôn ngữ thuộc Hội đồng Châu Âu (2001), các nhà nghiên cứu ngôn ngữ khuyến nghị người học tiếp xúc thường xuyên với ngôn ngữ đích bằng cách khuyến khích họ “tham gia vào các lớp học, ở đó người ta sử dụng ngôn ngữ 2 (ngôn ngữ đích) làm ngôn ngữ dạy học » (Conseil de l’Europe, 2005, tr.
- Về phía người dạy, CECRL cũng khuyến khích thực hiện các hoạt động dạy học, trình bày, giải thích, v.v… bằng ngôn ngữ đích.
- Tuy nhiên, CECRL cũng không ngăn cấm việc sử dụng tiếng mẹ đẻ để tiến hành và thực hiện các hoạt động tương tự.
- Do đó, việc sử dụng tiếng mẹ đẻ của người học được chấp nhận, và thậm chí được khuyến khích trong một số tình huống nhất định, nhằm tạo ra một môi trường học tập phù hợp và tối ưu cho họ.
- Ngoài ra, việc sử dụng ngôn ngữ nguồn cũng được xem là « xu hướng ưa thích hơn.
- Quan niệm mới về mối quan hệ giữa các ngôn ngữ dẫn đến việc xem chủ nghĩa đa ngôn ngữ là “bàn đạp học tập” và do đó khẳng định lợi ích của các kỹ năng đã có trước cho bất kỳ việc học ngôn ngữ mới nào (Castellotti &.
- Tuy nhiên, CECRL cũng nhấn mạnh việc người dạy cần thiết chuyển dần ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích bằng cách giảm dần việc sử dụng tiếng mẹ đẻ..
- Một số lợi thế của việc sử dụng ngôn ngữ đích trong lớp học ngoại ngữ.
- Vị trí của ngôn ngữ đích qua các phương pháp dạy học (xem mục 2.1) cho thấy ngôn ngữ đích dần chiếm vị trí ưu tiên trong quá trình dạy học.
- Khi mục tiêu của việc học ngoại ngữ là ngôn ngữ và giao tiếp, thì người học càng tìm cách tham gia càng nhiều càng tốt với tư cách là người làm chủ quá trình học của họ.
- Những hành vi này rõ ràng chỉ có thể được thực hiện bằng ngôn ngữ đích.
- Làm sao người học có thể hiểu các hành vi này nếu chúng không được người dạy thiết lập tự động bằng ngôn ngữ đích?.
- Thevenin (2015) cho rằng luyện tai nghe cho người học là một trong những ưu điểm của việc sử dụng ngôn ngữ đích.
- Chỉ bằng cách nghe một ngôn ngữ mà người ta có thể học âm thanh của nó, khám phá sự đa dạng của nhịp điệu, trọng âm và ngữ điệu của nó, đồng thời học cách phân biệt từng từ một và cách diễn đạt.
- Nói tóm lại, người học có thể tái tạo lại nghĩa để hiểu một câu phát ngôn bằng ngôn ngữ đích.
- Rõ ràng là việc giảng dạy ngoại ngữ bằng ngôn ngữ đích mang lại cho người học một lợi thế trong nghe hiểu..
- Nói đến việc học ngôn ngữ tức nói đến hiệu ứng bắt chước, sao chép mô hình thường diễn ra.
- Nếu người dạy sử dụng ngôn ngữ đích để dạy, điều này cho phép cố định ở người học một số cơ chế, phản xạ và.
- “khuôn mẫu” về ngữ âm, nhịp điệu và giao tiếp đặc trưng của ngôn ngữ đích mà người học sẽ có thể xác định và tái tạo tốt hơn trong một tình huống cụ thể.
- Như vậy, giảng dạy tiếng Pháp ngoại ngữ bằng ngôn ngữ đích ngay từ những trình độ đầu tiên thường được thừa nhận vì đó là một trong những cách tiếp cận tốt nhất để đạt được những mục tiêu sư phạm và ngôn ngữ trong những điều kiện tối ưu (Thevenin, 2015).
- Hanna (2017) cũng chia sẻ quan điểm này, nhấn mạnh rằng việc nghe ngôn ngữ đích trong các giờ học ngôn ngữ sẽ khiến kỹ năng nghe hiểu dễ dàng hơn.
- Học sinh học ngoại ngữ sẽ bắt chước giáo viên sử dụng ngôn ngữ đích.
- Vì vậy, sử dụng ngôn ngữ đích càng nhiều càng tốt.
- Người học có thể không hiểu mọi thứ lúc đầu, nhưng về sau kết quả học tập của họ sẽ được cải thiện dần nếu ngôn ngữ đích được sử dụng như trường hợp “nhúng ngôn ngữ”.
- Cũng theo tác giả này, tần suất sử dụng ngôn ngữ đích cao sẽ cải thiện được việc học thụ động..
- Tuy nhiên, việc sử dụng ngôn ngữ đích còn tùy thuộc vào năng lực của người dạy.
- Cuối cùng, thái độ tích cực của người học đối với ngôn ngữ đích cũng rất quan trọng, phần lớn nó đem lại những kết quả học tập tốt: “người học tốt sẽ là người có thái độ cởi mở và khoan dung đối với ngôn ngữ đích và là người có khả năng thực hành ngoại ngữ bằng cách nhận ra rằng việc đắc thụ ngôn ngữ thứ hai không thể thực hiện một cách tự phát mà không cần nỗ lực” (Sterne, 1975 do Giroux trích dẫn).
- Như vậy, việc sử dụng ngôn ngữ đích trong lớp học ngoại ngữ sẽ dần nâng cao hiệu quả nếu thực hiện thường xuyênvà ngay từ những trình độ thấp nhất..
- Để tìm hiểu nhận thức và thực tế sử dụng ngôn ngữ đích trong dạy/học Thực hành tiếng Pháp, chúng tôi thực hiện các nội dung sau:.
- 43 sinh viên (SV) năm 2 thuộc 3 nhóm lớp (nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3) đã tham gia học Thực hành tiếng 4 năm học 2019-2020 của Khoa Tiếng Pháp – Tiếng Nga;.
- Phương pháp sử dụng.
- Chúng tôi sử dụng phương pháp định lượng và định tính nhằm tìm hiểu nhận thức và thực tế sử dụng ngôn ngữ đích trong tiếp thu và diễn đạt của sinh viên trong dạy/học ngoại ngữ nói chung và các học phần Thực hành tiếng 4 nói riêng.
- 2-Nhận thức về việc ưu tiên sử dụng ngôn ngữ đích (tiếng Pháp) trong dạy/học ngoại ngữ.
- 3-Thực tế sử dụng tiếng Pháp trong dạy/học Thực hành tiếng 4: tỉ lệ phần trăm, tần suất sử dụng tiếng Pháp của giảng viên và sinh viên trong các hoạt động dạy/học, nguyên nhân khó khăn của sinh viên khi tiếp thu và diễn đạt và cuối cùng là các kiến nghị nhằmtăng cường sử dụng tiếng Pháp trong các học phần Thực hành tiếng..
- Nhận thức của người học vềưu tiên sử dụng ngôn ngữ đích trong dạy/học ngoại ngữ Giảng viên (100%) và sinh viên (88,4%) đều đồng thuận cao về tính cần thiết và quan trọng của ngôn ngữ đích trong dạy/học ngoại ngữ, đặc biệt là dạy/học các kỹ năng Thực hành tiếng (trong đó sinh viên nhóm 1 chiếm 88,9%, nhóm 2 chiếm 86,9% và nhóm 3 chiếm 81,8.
- Tỉ lệ sinh viên đồng thuận việc sử dụng ngôn ngữ đích trong dạy/học Thực hành tiếng Nhóm 1 (N1) Nhóm 2 (N2) Nhóm 3 (N3) Tổng (N1+N2+N3) Số SV Tỉ lệ % Số SV Tỉ lệ % Số SV Tỉ lệ % Tổng Tỉ lệ.
- Theo sinh viên, ưu tiên sử dụng ngôn đích như ngôn ngữ dạy học đem lại nhiều lợi ích: tạo điều kiện cho người học thực hành tiếng Pháp, đặc biệt phát triển khả năng Nghe và Nói (chiếm 93.
- để người học quen dần với ngôn ngữ đích ở góc độ ngữ âm (nhận diện âm, ngữ điệu, trọng âm, phát âm.
- Chỉ có 16,3% số sinh viên khẳng định việc sử dụng ngôn ngữ đích sẽ kích thích trí tò mò của người học và để « Phát triển khả năng tư duy, tự phân tích, tự hiểu và nắm được nội dung chính khi giảng viên giảng bài bằng ngôn ngữ đích » (SV19,32).
- “khi lặp đi lặp lại một cách vô thức sẽ tạo phản xạ có điều kiện, tạo thói quen suy nghĩ bằng ngôn ngữ đích, tạo ra phản ứng ngay, nhanh.
- Như vậy, quá trình nghe giảng và lặp đi lặp lại bằng ngôn ngữ đích sẽ giúp người học lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả, tạo thói quen và phản xạ nhanh dần và cho phép việc dạy/học ngoại ngữ đạt mục đích đã đề ra trong chương trình đào tạo (GV4).
- Giảng viên cũng cho rằng ưu tiên sử dụng ngôn ngữ đích sẽ giúp sinh viên hạn chế tiếp xúc với tiếng mẹ đẻ bởi vì “Sử dụng tiếng mẹ đẻ thì sẽ tạo thói quen suy nghĩ bằng tiếng mẹ đẻ, điều này không có lợi và thường gây ra lỗi nói, viết” (GV1,2,4).
- Thực tế sử dụng ngôn ngữ đích: thuận lợi và khó khăn.
- Mặc dù nghiên cứu nhận được những phản hồi rất tích cực của sinh viên về tầm quan trọng của việc ưu tiên sử dụng ngôn ngữ đích trong dạy/học ngoại ngữ, nhưng trên thực tế sinh viên có tần suất sử dụng tiếng Pháp rất hạn chế và diễn đạt gặp nhiều khó khăn.
- Chúng tôi sẽ trình bày một số thuận lợi và khó khăn khi sử dụng tiếng Pháp trong các học phần Thực hành tiếng 4..
- Đây là một lợi thế để giảng viên sử dụng ngôn ngữ đích..
- Thứ hai, vào đầu học kỳ 4, sinh viên đã học được một số kiến thức ngôn ngữ Pháp (tương đương với cấp độ A2.1).
- Với trình độ này, sinh viên có thể hiểu và diễn đạt bằng ngôn ngữ đích:.
- Em cảm thấy nếu đã học ở Thực hành tiếng 4 thì sinh viên có thể đàm thoại hoàn toàn bằng tiếng Pháp.
- Có lẽ vì lý do này mà khi được hỏi về tần suất và tỉ lệ sử dụng tiếng Pháp của giảng viên (dao động từ 40% đến 60% tùy theo kỹ năng và trình độ của sinh viên), 67% số sinh viên được hỏi đánh giá là phù hợp với họmặc dù họ có nhiều khó khăn khi tiếp thu và diễn đạt (xem bảng 2)..
- Tần suất sinh viên gặp khó khăn khi nghe giảng viên sử dụng tiếng Pháp.
- Khó khăn thứ hai liên quan đến sự khác biệt trong phản ứng của các giảng viên dạy trong cùng một nhóm lớp khi sinh viên không hiểu tiếng Pháp (GV1,2,3).
- Nghiên cứu cho thấy có 2 cách phản ứng khác nhau: 67% số giảng viên được hỏi khẳng định rất kiên trì trình bày lại nhiều lần bằng tiếng Pháp với câu, từ đơn giản hơn và kết hợp với kênh viết, hình ảnh, phi ngôn ngữ trước khi phải can thiệp bằng tiếng Việt nếu điều đó là cần thiết để tránh hiểu nhầm hoặc sử dụng ngoại ngữ 2 (tiếng Anh) nếu có tương đồng với tiếng Pháp hơn tiếng mẹ đẻ, trong khi đó chỉ có 33% số giảng viên được hỏi thú nhận khi sinh viên không hiểu thì “chuyển ngay sang tiếng mẹ đẻ để đỡ mất thời gian” (GV4,6).
- Khó khăn thứ ba, đó là phản ứng của sinh viên.
- Khi không hiểu tiếng Pháp, sinh viên thường phản ứng bằng phi ngôn ngữ (im lặng, cuối mặt xuống, dùng ánh mắt, nhăn mặt, đơ người v.v…) và bằng ngôn ngữ (tiếng Pháp, tiếng Việt) (xem Bảng 3)..
- Bảng 3: Tần suất phản ứng của sinh viên khi không hiểu tiếng Pháp.
- Những phản ứng như là tránh cái nhìn của giảng viên, sử dụng translate hay tra từ điển, hỏi bạn ngồi bên cạnh được giảng viên đánh giá là không tích cực (GV1,2,3,4)..
- Biểu đồ 1: Nguyên nhân và tần suất sinh viên gặp khó khăn.
- Theo giảng viên, nguyên nhân sinh viên gặp khó khăn khi nghe hiểu và diễn đạt bằng tiếng Pháp đến từ hai phía: người học và người dạy.
- Về phía người học, bên cạnh những yếu kém về ngôn ngữ, văn hóa, thói quen nghe và dùng tiếng Việt hay song ngữ Pháp-Việt (xem biểu đồ 1ở trên), thì động cơ học tập, tinh thần trách nhiệm với việc học của họ chưa tốt, họ chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của việc sử dụng ngôn ngữ đích: “Giảng viên tâm huyết một phần, quyết định tùy vào sinh viên nữa.
- Cái quan trọng là động cơ học tập của người học”, “Sinh viên chưa thấy được ích lợi của việc sử dụng ngôn ngữ đích, cứ nghĩ là giảng viên làm khó, làm vất vả mấy em” (GV1),...Cuối cùng là thời gian luyện tập ở lớp và ở nhà chưa đủ: “Giảng viên nói nhiều, sinh viên không có cơ hội nói nhiều, sinh viên nghe nhiều hơn nói” (GV6).
- Điều này lý giải phần nào về khó khăn tiếp thu và diễn đạt của sinh viên..
- Nghiên cứu cho thấy sinh viên có nhận thức tốt về việc sử dụng tiếng Pháp trong dạy/học ngoại ngữ, đặc biệt là trong các học phần Thực hành tiếng, nhưng chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của tiếng Pháp trong lĩnh hội, rèn luyện kiến thức mới.
- Hệ quả là: sinh viên chưa cố gắng trong việc tiếp cận tiếng Pháp bằng ngôn ngữ đích và có những phản ứng chưa tích cực.
- ở góc độ ngữ âm, từ vựng, cú pháp, v.v… Từ những nguyên nhân này, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau nhằm đẩy mạnh việc sử dụng ngôn ngữ đích hiệu quả hơn trong dạy/học Thực hành tiếng..
- Tăng cường hợp tác với các Khoa, Trường có sử dụng tiếng Pháp để sinh viên có thêm môi trường, động lực sử dụng tiếng Pháp dưới nhiều hình thức: thi viết chính tả (để rèn luyện nghe/viết), tổ chức câu lạc bộ Tiếng Pháp, các hoạt động ngoại khóa, đọc thơ tiếng Pháp, v.v….
- Mời giảng viên bản địa đến dạy và tham gia vào việc luyện âm cho sinh viên..
- Tập huấn giáo viên: nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng tiếng Pháp trong dạy/học ngoại ngữ và từ đócó sự thống nhất về việc sử dụng ngôn ngữ đích từ năm thứ nhất để tạo thói quen tốt cho sinh viên..
- Cần sử dụng tiếng Pháp một cách hợp lý, hiệu quả và luôn tạo điều kiện nhiều nhất có thể cho sinh viên rèn luyện Nghe, Nói tại lớp bằng ngôn ngữ đích.
- Để đạt điều đó, giảng viên cần chuẩn bịbài giảng, lời giảng thật kỹ, sử dụng ngôn từđơn giản, chính xácphù hợp với từng trình độ nhóm lớp vàcần đa dạng các hoạt động dạy/học, cung cấp cho sinh viên những công cụ ngôn ngữ cần thiết để diễn đạt dựa theo nhu cầu thực tế của họ và khuyến khích họ diễn đạt (GV5).
- Ở đây chúng tôi đồng quan điểm với tác giả Nguyễn Thị Như Quỳnh (2011): Nếu chuẩn bị tốt bài giảng, giảng viên có thể giải quyết các khó khăn bằng ngôn ngữ đích mà không cần sự hỗ trợ của tiếng mẹ đẻ..
- Ngay từ năm đầu tiên của bậc đại học, giảng viên cần cho sinh viên quen dần với việc nghe, nói bằng tiếng Pháp để hình thành nề nếp, thói quen tốt và cho sinh viên hiểu được những lợi ích mà ngôn ngữ đích mang lại trong dạy/học ngoại ngữ..
- Đề xuất đối với sinh viên.
- Cần có nhận thức đúng về vai trò của ngôn ngữ đích trong dạy/học ngoại ngữ và đặc biệt là trong dạy/học các học phần Thực hành tiếng.
- Tuy nhiên, trong phạm vi một Khoa, nên có một chính sách chung cho các giảng viên dạy Thực hành tiếng: ưu tiên sử dụng tiếng Pháp trong dạy/học.
- Phải thừa nhận rằng việc lựa chọn ngôn ngữ đích để giao tiếp trong lớp học tùy thuộc nhiều từ người dạy cũng như người học.
- Ảnh hưởng này càng lớn và hiệu quả hơn khi cả nười dạy và người học nhận thức đúng vai trò của ngôn ngữ đích trong dạy/học ngoại ngữ..
- Nghiên cứu việc sử dụng ngôn ngữ đích trong lớp học của giáo viên tiếng Anh cấp Tiểu học ở thành phố Sông Công, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, tr.
- Ngôn ngữ học với việc dạy học tiếng Pháp, Ngôn ngữ

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt