« Home « Kết quả tìm kiếm

Xây dựng phần mềm hỗ trợ biên soạn bài giảng E-learning


Tóm tắt Xem thử

- Bài giảng học trực tuyến.
- Chuẩn học trực tuyến.
- Các tiêu chí đánh giá bài giảng điện tử.
- Quy trình xây dựng bài giảng điện tử [6.
- Các yếu tố cấu thành việc biên soạn các bài giảng học trực tuyến.
- Tìm hiểu một số công cụ biên soạn bài giảng phổ biến hiện nay.
- 6 Bảng 1.3 Bảng so sánh bài giảng truyền thống và bài giảng điện tử.
- 9 Bảng 2.1 Bảng thang điểm đánh giá bài giảng học trực tuyến.
- 12 Bảng 2.2 Bảng so sánh một số phần mềm hỗ trợ biên soạn bài giảng phổ biến.
- 7 Hình 2.1 Sơ đồ cấu trúc một bài giảng điện tử đầy đủ.
- 27 Hình 3.5 Bài giảng đã xuất ra dưới dạng tập tin thực thi.
- Tại Việt Nam nói riêng, việc đưa học trực tuyến vào quá trình giảng dạy cũng được Bộ giáo dục khuyến nghị và đưa ra các tiêu chí đánh giá cũng như quy trình tạo các bài giảng điện tử học trực tuyến.
- Tuy nhiên đối với đặc thù đối tượng là các giáo viên phổ thông có trình độ hiểu biết công nghệ thông tin ở mức cơ sở lại phải vừa đóng vai trò là người biên soạn nội dung vừa thiết kế giao diện bài giảng thì việc sử dụng các công cụ biên soạn bài giảng (authoring tools) phải tốn nhiều thời gian, công sức đặc biệt là khâu biên soạn nội dung.
- Vì lý do trên, tôi chọn đề tài “Xây dựng phần mềm hỗ trợ biên soạn bài giảng học trực tuyến” dựa trên quá trình tìm hiểu quy trình và tiêu chí đánh giá bài giảng điện tử học trực tuyến ở Việt Nam để đưa ra giải pháp hỗ trợ cho các thầy cô giáo viên trong việc biên soạn bài giảng điện tử một cách tối ưu.
- Lịch sử nghiên cứu Các đề tài nghiên cứu về nội dung tương tự ở Việt Nam hầu như không có, đáng kể có đề tài “Nghiên cứu thiết kế công cụ tạo bài giảng Authoring Tool theo chuẩn SCORM” [3].
- Tóm tắt các luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả Tác giả đã tìm hiểu quy trình và tiêu chí đánh giá bài giảng điện tử ở Việt Nam và xây dựng một chương trình tương đối hoàn chỉnh với những đóng góp mới như sau: Thứ nhất, tìm hiểu và trình bày quy trình sáu bước tạo bài giảng và tiêu chí đánh giá bài giảng học trực tuyến ở Việt Nam theo quy định chuẩn [6].
- 2 Thứ hai, đánh giá thực trạng các công cụ biên soạn bài giảng học trực tuyến ở Việt Nam chỉ ra các điểm các phần mềm này chưa đáp ứng tốt được nhu cầu biên soạn bài giảng ở Việt Nam qua đó đề ra các tính năng giải pháp khắc phục.
- Thứ ba, xây dựng chương trình hỗ trợ biên soạn bài giảng học trực tuyến khắc phục các nhược điểm của các phần mềm quốc tế, như tích hợp chương trình tích hợp hệ thống thư viện nội dung do tác giả sưu tập và biên soạn phân chia theo các bộ môn, có khả năng tự động sinh các nội dung như hệ thống mục lục chương bài, danh mục tài liệu tham khảo theo khung chương trình chuẩn giúp tiết kiệm thời gian, công sức của giáo viên.
- Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý thuyết liên quan tới đề tài (học trực tuyến, chuẩn học trực tuyến, bài giảng học trực tuyến.
- Tiếp theo là nghiên cứu quy trình, các tiêu chí đánh giá bài giảng điện tử học trực tuyến ở Việt Nam.
- Từ đó tìm ra các điểm chưa phù hợp trong các công cụ biên soạn bài giảng học trực tuyến hiện nay và đề ra các giải pháp.
- Mục tiêu cuối cùng là đưa ra giải pháp, xây dựng chương trình hỗ trợ biên soạn bài giảng điện tử học trực tuyến hỗ trợ tối đa các giáo viên trong công việc tạo bài giảng học trực tuyến phù hợp với quy trình, tiêu chuẩn Việt Nam.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn quy trình, các tiêu chuẩn đánh giá bài giảng học trực tuyến ở Việt Nam.
- Cụ thể như sau: nghiên cứu lý thuyết về quy trình, các tiêu chuẩn đánh giá bài giảng học trực tuyến ở Việt Nam thực hiện trên cơ sở tổng hợp, phân tích tình trạng các công cụ biên soạn bài giảng từ các nghiên cứu liên quan, từ đó xây dựng chương trình ứng dụng và kiểm thử trên môi trường thực tế.
- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về mặt khoa học, việc nghiên cứu quy trình và các tiêu chuẩn đánh giá bài giảng điện tử học trực tuyến và xây dựng phần mềm hỗ trợ biên soạn có ý nghĩa làm cơ sở lý thuyết tham khảo cho các nghiên cứu liên quan, các đề xuất cải tiến trong đề tài có thể dùng trong việc phát triển các công cụ hỗ trợ biên soạn bài giảng học trực tuyến khác.
- Về mặt thực tiễn, việc tạo ra công cụ thiết kế bài giảng học trực tuyến miễn phí hỗ trợ tối ưu quy trình, các tiêu chuẩn bài giảng điện tử ở Việt Nam, tác giả góp phần giảm chí phí, mở rộng cơ hội tiếp cận với các bài giảng, khóa học và đào tạo cho các học viên đồng thời tiết kiệm thời gian, công sức biên soạn bài giảng cho các giáo viên.
- Nội dung chính của luận văn Luận văn được chia ra làm bốn chương cụ thể như sau: Chương 1: học trực tuyến và các khái niệm, tác giả trình bày các khái niệm liên quan tới học trực tuyến và bài giảng điện tử, các mô hình học trực tuyến.
- Chương 2: Tìm hiểu quy trình và các công cụ biên soạn bài giảng ở Việt Nam, tác giả trình bày quy trình sáu bước xây dựng bài giảng điện tử và các tiêu chí đánh giá bài giảng điện tử ở Việt Nam, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình biên soạn bài giảng, so sánh công cụ biên soạn bài giảng chỉ ra các điểm chưa đáp ứng chưa tốt với yêu cầu Việt Nam và đưa ra đề xuất tính năng khắc phục.
- Chương 4: Đánh giá chương trình, tác giả trình bày đánh giá tính tương thích bài giảng điện tử với hệ quản trị Moodle, so sánh hiệu năng chương trình với chương trình biên soạn bài giảng iSpring suite 9.
- Giai đoạn Sự ra đời của các hệ điều hành và phần mềm trình chiếu cho phép tạo ra những bài giảng có tích hợp âm thanh và hình ảnh.
- Bài giảng này sẽ được đăng tải lên khóa học được tạo trên hệ thống quản lý học tập học trực tuyến (LMS & LCMS).
- Bài giảng điện tử theo chuẩn học trực tuyến hay gọi tắt là Bài giảng điện tử học trực tuyến là thể hiện cao cấp nhất của bài giảng, nó có thể chứa không chỉ bài giảng text, video chèn vào bình thường mà nó còn có cấu trúc chuẩn hoá để đưa vào các hệ thống quản lí bài giảng LMS.
- Theo Bộ GD-ĐT Việt Nam thì: “Bài giảng học trực tuyến được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng, có khả năng tích hợp đa phương tiện truyền thông (multimedia) gồm phim (video), hình ảnh, đồ hoạ, hoạt hình, âm thanh, tiếng nói.
- Vấn đề nữa là Bài giảng học trực tuyến sẽ có thể được truyền tải lên mạng Internet nhờ các hệ thống LMS của bất kì hãng nào do nó tuân thủ theo chuẩn quốc tế SCORM.
- Chuẩn học trực tuyến có nhiều bộ chuẩn như: Chuẩn đóng gói (packaging standards), Chuẩn truyền thông (communication standards), Chuẩn siêu dữ liệu (metadata standards), Chuẩn chất lượng (quality standards)… Với mục đích tập trung vào việc thiết kế bài giảng điện tử theo chuẩn học trực tuyến, chúng ta quan tâm và tìm hiểu kỹ hơn về chuẩn đóng gói.
- Các tiêu chí đánh giá bài giảng điện tử Một bài giảng điện tử theo chuẩn học trực tuyến là bài giảng trước hết phải đáp ứng ứng một trong các chuẩn đóng gói của hệ thống LMS (SCORM, AICC…)[2].
- Các yêu cầu chính cần đảm bảo của bài giảng điện tử [7].
- Có nguồn tư liệu phong phú liên quan tới bài giảng.
- 12 Bảng 2.1 Bảng thang điểm đánh giá bài giảng học trực tuyến1 Bảng 2.1 mô tả thang điểm đánh giá bài giảng điện tử của SGD & ĐT Hà Nội.
- Đảm bảo chính xác, khoa học về nội dung và kiến thức bài giảng.
- 10 Tổng điểm 100 13 Ngoài ra về nội dung, bài giảng điện tử học trực tuyến phải đáp ứng được yêu cầu tự học của người học.
- Như vậy, nội dung slide bài giảng rõ ràng, mạch lạc, có phim ảnh, từ liệu minh họa nội dung bài giảng, có ghi âm, ghi hình lời giảng của giáo viên.
- có đính kèm tài liệu tham khảo liên quan đến nội dung bài học.Cấu trúc bài giảng với các ràng buộc điển hình được trình bày như trong Hình 2.1.
- Hình 2.1 Sơ đồ cấu trúc một bài giảng điện tử đầy đủ Hình 2.1 mô tả cấu trúc bài giảng điện tử đầy đủ bao gồm từ khâu kiểm tra bài cũ, trình bày nội dung bài học tới củng cố kiến thức và đưa tài liệu tham khảo.
- Quy trình xây dựng bài giảng điện tử [6]: Quy trình xây dựng bài giảng điện tử chuẩn bao gồm sáu bước: 2.2.1.
- Đa phương tiện hoá kiến thức: Đây là bước quan trọng cho việc thiết kế bài giảng điện tử, là nét đặc trưng cơ bản của bài giảng điện tử để phân biệt với các loại bài giảng truyền thống, hoặc các loại bài giảng có sự hỗ trợ một phần của máy vi tính.
- Xây dựng thư viện tư liệu: Sau khi có được đầy đủ tư liệu cần dùng cho bài giảng điện tử, phải tiến hành sắp xếp tổ chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mục hợp lý.
- Mỗi bài giảng là một thư mục được đặt trong ổ đĩa hoặc thư mục chỉ dùng cho soạn giảng.
- Trong thư mục bài giảng lại có các thư mục con như: Hinhanh, Amthanh, Video, Thamkhao.
- Như vậy việc tìm kiếm và tiến hành soạn bài giảng mới không mất thời gian.
- Dựa vào các hoạt động đó để định ra các slide (trong PowerPoint) hoặc các trang của bài giảng.
- Xuất bản (publish) bài giảng thành những định dạng phù hợp với phương thức dạy – học.
- Các yếu tố cấu thành việc biên soạn các bài giảng học trực tuyến Việc thiết kế bài giảng học trực tuyến bị ảnh hưởng bởi bốn yếu tố chính: [9] Thiết kế nội dung giảng dạy (Instructional design) Bài giảng học trực tuyến trước nhất phải bao gồm nội dung kiến thức cần truyền tải nên một trong những nhân tố đầu tiên là của việc biên soạn bài giảng là thiết kế các nội dung kiến thức cần giảng dạy và truyền đạt.
- Đối với các bài giảng chuyên nghiệp thì việc xây dựng nội dung này do các chuyên gia thiết kế nội dung thực hiện.
- Thiết kế đa phương tiện (Media design) Một trong những đặc điểm khiến bài giảng học trực tuyến khác với bài giảng truyền thống là nó bao gồm các nội dung đa phương tiện.
- Việc thiết kế các nội dung đa phương tiện đóng vai trò quan trọng trong việc biên soạn bài giảng vừa tạo sự trực quan, sinh động vừa tăng cảm hứng cho học viên.
- 17 Công nghệ phần mềm (Software engineering) Bài giảng điện tử được tạo ra và sử dụng trên các hệ thống phần mềm nên quá trình thiết kế bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố công nghệ.
- Yếu tố kinh tế (Economics) Yếu tố kinh tế có ảnh hưởng lớn tới việc thiết kế bài giảng học trực tuyến.
- Các chi phí ảnh hưởng đến kinh tế bao gồm chi phí bỏ ra để tạo và phân phối bài giảng học trực tuyến.
- 18 theo nhiều chuyên gia, iSpring Presenter tương thích với các chuẩn bài giảng điện tử mới nhất hiện nay.
- Tải về tại 4 Bảng 2.2 Bảng so sánh một số phần mềm hỗ trợ biên soạn bài giảng phổ biến Tính năng chính iSpring Suite 6.2 iSpring Presenter 7 Adobe Presenter 9 Articulate Studio 13 Tích hợp vào PowerPoint X X X X (chỉ 32bit) Tính năng soạn giảng thiết yếu X X X X Ghi hình, ghi âm cho bài giảng X X X X Hỗ trợ chuẩn SCORM X X X X Biên soạn trắc nghiệm X X X X Biên soạn sách điện tử X.
- X Hỗ trợ HTML5 / X / X Giá thành 497 USD 697 USD 783 USD 1398 USD Hình 2.2 thể hiện so sánh các tính năng của các phần mềm biên soạn bài giảng phổ biến.
- Đánh giá Qua quá trình tìm hiểu các phần mềm biên soạn bài giảng điện tử quốc tế phổ biến hiện nay trong mục 2.4, tác giả nhận thấy các phần mềm còn có một số nhược điểm chưa phù hợp với môi trường ở các trường giáo dục phổ thông Việt Nam như sau: Thứ nhất, về các yếu tố cấu thành việc biên soạn bài giảng học trực tuyến (Mục 2.3): các phần mềm trên đảm bảo tốt việc thiết kế đa phương tiện, tính công nghệ tuy nhiên xét về thiết kế nội dung còn bỏ ngỏ chỉ dừng ở mức đưa ra công cụ để người dùng tự tạo tùy ý, ngoài ra chi phí các phần mềm cũng ở mức cao dẫn tới ảnh hưởng tới tính hiệu quả về mặt kinh tế của bài giảng.
- Thứ hai, trong quy trình sáu bước xây dựng bài giảng điện tử học trực tuyến (Mục 2.2), các phần mềm trên mới hỗ trợ được ở 3 bước: “Multimedia hoá kiến thức”, “Xây dựng và số hóa kịch bản”, “Chạy thử chương trình, sửa chữa và đóng gói” còn lại 3 bước: “Xác định mục tiêu bài học”, “Xác định trọng tâm và kiến thức cơ bản”, “Xây dựng thư viện tư liệu” hầu như không hỗ trợ.
- Thứ ba, về các tiêu chí đánh giá bài giảng điện tử (Mục 2.3), các nội dung như tự động tạo thông tin tác giả, tên các bài giảng và danh mục tài liệu tham khảo chuẩn chưa được hỗ trợ.
- Đề xuất Để khắc phục các nhược điểm trên, tác giả đưa ra định hướng xây dựng phần mềm hỗ trợ biên soạn bài giảng có các ưu điểm sau: Phần mềm tạo ra không tính chi phí bản quyền đồng thời quá trình biên soạn hỗ trợ tối đa việc thiết kế nội dung giúp tiết kiệm thời gian, công sức và giảm chi phí kinh tế trong quá trình tạo ra bài giảng học trực tuyến.
- Phần mềm lưu trữ danh mục các bài giảng phổ thông chia theo các chương, bộ môn cho phép tự động chèn khung tên các bài giảng trong chương, chèn danh mục các tài liệu tham khảo chuẩn được Bộ giáo dục khuyến nghị.
- Phần mềm tích hợp hệ thống các bài giảng mẫu tham khảo chuẩn, các thư viện tư liệu hình ảnh, video, flash tương ứng với các bài cho phép các giáo viên có thể sử dụng và hiệu chỉnh trực tiếp.
- Mục tiêu chương trình Chương trình được xây dựng hướng đến mục tiêu tạo ra một phần mềm hỗ trợ biên soạn bài giảng ngoại tuyến miễn phí, dễ sử dụng, tích hợp thư viện tư liệu và hỗ trợ khung kiến thức của giáo dục Việt Nam, điều mà các phần mềm quốc tế tương tự chưa làm được.
- Các tính năng chương trình Dựa trên tiêu chí đánh giá bài giảng học trực tuyến trên Bảng 1.4 và yêu cầu thực tế tác giả đưa ra các tính năng chương trình cần xây dựng theo các mức độ: Bảng 3.1 Bảng các tính năng bắt buộc của phần mềm STT Tên tính năng 1 Hỗ trợ đóng gói dạng chuẩn 2 Hỗ trợ chèn nội dung đa phương tiện 3 Hỗ trợ soạn thảo nội dung Bảng 3.1 thể hiện các chức năng tối thiểu phải có theo định nghĩa [2].
- 21 Bảng 3.3 Bảng các tính năng đề xuất nâng cao STT Tên tính năng 1 Có chứa danh mục các bài học theo phân phối chương trình phổ thông cho phép tự chèn tên bài, tên danh mục bài theo chương 2 Tích hợp các danh mục bài giảng mẫu theo danh mục 3 Tích hợp thư viện hình ảnh, flash, video minh họa 4 Chèn thông tin người soạn thảo 5 Chèn danh sách tài liệu tham khảo Bảng 3.3 thể hiện các tính năng đề xuất nâng cao của tác giả dựa trên quá trình tìm hiểu quy chuẩn, tiêu chí đánh giá bài giảng điện tử học trực tuyến nhằm mục đích hỗ trợ tối đa thời gian tạo bài giảng của giáo viên.
- Kết quả đầu ra Dựa trên các yêu cầu cụ thể thực tế, mục tiêu kết quả đầu ra mà chương trình xây dựng là các bài giảng học trực tuyến của các giáo viên có thể sử dụng để trình chiếu trực tiếp hoặc đưa lên các hệ quản trị nội dung học tập (LMS) như Moodle.
- Ngoài ra, chương trình hỗ trợ kết xuất các đầu ra đảm bảo tính toàn vẹn của bài giảng có thể chạy trên nhiều môi trường khác nhau: Đầu tiên là chuẩn SCORM: đây là định dạng chuẩn của bài giảng điện tử trực tuyến cho phép sử dụng trên các hệ quản trị nội dung học tập.
- Dạng thứ hai là tập tin thực thi: cho phép các bài giảng điện tử chạy trên các máy tính cài hệ điều hành Windows mà không cần thêm ứng dụng gì khác.
- Dạng thứ ba là định dạng HTML: cho phép các bài giảng có thể chạy trực tiếp trên các trình duyệt Web, hoặc để đẩy lên các trang Web để người dùng có thể truy cập.
- Lựa chọn giải pháp và công nghệ nền tảng Yêu cầu bài toán đưa ra là xây dựng một ứng dụng ngoại tuyến (offline) cho phép tạo ra các bài giảng điện tử, qua tìm hiểu có ba lựa chọn giải pháp có thể đáp ứng các nhu cầu trên là lập trình trên nền Winform, Flash/Flex hoặc WPF.
- Chức năng hỗ trợ biên soạn nội dung: bao gồm các chức năng hỗ trợ tạo các nội dung tự động như chèn khung nội dung mẫu, tương tác thư viện bài giảng và thư viện đa phương tiện.
- Chức năng tương tác thư viện tham chiếu: bao gồm các chức năng thêm, sửa, xóa các tư liệu tham chiếu, chèn toàn bộ nội dung tài liệu tham chiếu liên quan tới bài giảng và chèn tham chiếu tới tài liệu cụ thể.
- Chức năng chèn khung nội dung mẫu: là chức năng chương trình sẽ sự tạo ra khung một bài giảng theo chuẩn bao gồm thông tin tác giả, nội dung tiêu đề các đề mục, câu hỏi trắc nghiệm và tài liệu tham khảo tương ứng.
- Chức năng tương tác thông tin người soạn giảng: bao gồm chức năng cấu hình các thông tin liên quan tới người soạn giảng như họ tên, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại và chức năng chèn nội dung tương ứng vào bài giảng.
- Chức năng Tương tác đa phương tiện được phân rã ra thành năm chức năng con: Chức năng tương tác video: bao gồm chức năng quay phim màn hình, quay video từ webcam và chèn video vào bài giảng.
- Chức năng tương tác hình ảnh: bao gồm chức năng chụp ảnh màn hình, chụp ảnh từ webcam và chèn hình ảnh vào bài giảng.
- Chức năng tương tác âm thanh: bao gồm chắc năng ghi âm, chèn file âm thanh vào bài giảng.
- Còn để tạo ra tập tin SCORM tác giả sử dụng thư viện DotNetSCORM đây là thư viện hướng tới xây dựng một hệ thống quản lý nội dung học tập mở dựa trên công nghệ .NET tại 5 Hình ảnh minh họa Hình 3.5 Bài giảng đã xuất ra dưới dạng tập tin thực thi.
- Hình 3.5 minh họa chức năng bài giảng xuất ra dưới dạng tập tin thực thi và chạy như chương trình độc lập.
- Chức năng lấy thông tin bài giảng được thực hiện dựa trên cơ sở dữ liệu thông tin các bài giảng chia theo các khối và bộ môn được lấy từ phân phối chương trình của bộ giáo dục.
- Hình 3.8 Chức năng tự tạo tiêu đề và nội dung tác giả Hình 3.8 minh họa thông tin người biên soạn được cấu hình trong hình 3.7 được lấy ra để tự động điền vào trong bài giảng.
- Hình 3.15 minh họa chức năng mở một bài giảng mẫu có sẵn lấy trong thư viện mẫu của chương trình dưới dạng tập tin Power point.
- Lựa chọn môi trường kiểm nghiệm: Để kiểm tra tính tương thích của các bài giảng đầu ra tác giả lựa chọn Moodle một trong những LMS phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay.
- Hình 4.5 thể hiện thao tác lựa chọn nội dung bài giảng vừa nhập nội dung tập tin SCORM để xem, trong trường hợp này cụ thể là Bài giảng demo trong chủ đề 1 của Khóa học Demo.
- Lựa chọn phần mềm so sánh: Để kiểm tra tính tương thích của các bài giảng đầu ra tác giả lựa chọn phần mềm iSpring Suite 9 – một trong trường chương trình biên soạn bài giảng phổ biến ở Việt Nam và có trong danh sách khuyến nghị sử dụng của Bộ giáo dục [6].
- Xây dựng phần mềm hỗ trợ biên soạn bài giảng e-Learning” đã giải quyết được các vấn đề sau: Trước hết là luận văn đã tìm hiểu được khái niệm cơ bản về học trực tuyến và các khái niệm tương ứng về bài giảng điện tử.
- Thứ hai, tìm hiểu và trình bày quy trình tạo bài giảng và tiêu chí đánh giá bài giảng học trực tuyến ở Việt Nam theo quy định của Bộ giáo dục.
- Thứ ba, trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế, biên soạn bài giảng điện tử, đánh giá thực trạng các công cụ biên soạn bài giảng học trực tuyến ở Việt Nam chỉ ra các điểm các phần mềm này chưa đáp ứng tốt được nhu cầu biên soạn bài giảng ở Việt Nam qua đó đề ra các tính năng giải pháp khắc phục.
- Thứ tư, đề xuất các tính năng và xây dựng chương trình hỗ trợ biên soạn bài giảng học trực tuyến khắc phục các nhược điểm của các phần mềm quốc tế hỗ trợ giúp tiết kiệm thời gian, công sức của giáo viên.
- Thứ hai, chương trình mới tập trung vào đáp ứng hỗ trợ quy trình và tiêu chuẩn bài giảng học trực tuyến ở Việt Nam, một số tính năng chuyên sâu cho từng bộ môn chưa được hỗ trợ như công thức hóa học, tương tác vật lý… 47 Hướng phát triển của đề tài Đề tài “ Xây dựng phần mềm hỗ trợ biên soạn bài giảng học trực tuyến” sau khi nghiên cứu và thử nghiệm đã gặt hái được những thành quả nhất định.
- [2] Bộ Giáo dục và đào tạo (2010), Quyết định 908/QĐ-BGDĐT Về việc ban hành thể lệ cuộc thi quốc gia “Thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử học trực tuyến” năm học 2009-2010.
- [3] Đỗ Mạnh Cường (2011), Nghiên cứu thiết kế công cụ tạo bài giảng Authoring Tool theo chuẩn SCORM, Đại học Bách Khoa.
- [4] Nguyễn Thị Lương (2012), Nghiên cứu học trực tuyến và ứng dụng thiết kế bài giảng học trực tuyến, Học viện bưu chính viễn thông.
- [7] Huỳnh Bảo Thiên, Vũ Hoàng Sơn (2016), Thiết kế bài giảng điện tử học trực tuyến, Trung tâm Thông tin và chương trình giáo dục

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt