« Home « Kết quả tìm kiếm

So sánh mô hình đào tạo giáo viên trung học ở Anh, Canada và Nhật Bản


Tóm tắt Xem thử

- Bài viết so sánh về chuẩn năng lực giáo viên.
- phương thức và mô hình đào tạo.
- thời gian đào tạo và thực tập sư phạm.
- văn bằng, chứng chỉ trong đào tạo giáo viên tại các nước Anh, Canada và Nhật Bản trên cơ sở bối cảnh và yêu cầu phát triển giáo viên tại mỗi nước.
- Từ đó bài viết đưa ra một số khuyến nghị cho đào tạo giáo viên tại Trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN..
- Từ khóa: Đào tạo giáo viên.
- “Bối cảnh thế giới hiện nay đòi hỏi giáo viên phải là người có kiến thức ở trình độ cao, luôn cập nhật, nâng cấp trình độ kiến thức và chuyên môn.
- Giáo viên phải là người truyền được tinh thần đổi mới bởi vì đổi mới là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc tạo ra các nguồn tăng trưởng mới thông qua việc cải thiện năng suất và hiệu suất.
- Thông qua việc cải thiện chương trình và phương pháp dạy học, giáo viên giúp người học cải thiện kết quả học tập và chuẩn bị cho họ đáp ứng với những thay đổi nhanh chóng của thị trường lao động trong thế kỷ 21”.
- Nhận định này đã được Schleicher đưa ra dựa trên kết quả nghiên cứu so sánh về phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tại nhiều nước trên thế giới..
- Nhận thức điều này, từ cuối thế kỷ 20 các nước đã có nhiều cải cách trong đào tạo giáo viên để đáp ứng các yêu cầu mới..
- Anh, Canada và Nhật Bản là ba nước phát triển cả về kinh tế, khoa học – công nghệ và giáo dục trên thế giới, với những nét đặc trưng trong đào tạo giáo viên.
- Nghiên cứu mô hình đào tạo giáo viên tại ba nước này giúp chúngta có thêm hiểu biết về đào tạo giáo viên đáp ứng những thay đổi của thời đại.
- Bài viết này so sánh một số điểm trong mô hình đào tạo giáo viên, chủ yếu cho bậc học THPT, tại các nước Anh, Canada và Nhật Bản.
- từ đó đưa ra một số khuyến nghị cho đào tạo giáo viên tại Trường Đại học Giáo dục..
- Bài viết theo tiếp cận định tính, được tiến hành dựa trên việc phân tích các tài liệu liên quan đến đào tạo giáo viên tại các quốc gia nói trên: các văn kiện chính sách của Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo, các nghiên cứu của các học giả về đào tạo giáo viên và các quy 1 Trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN.
- định của một số cơ sở đào tạo giáo viên của các nước đó.
- Ngoài ra, một số nghiên cứu của tác giả về đào tạo giáo viên tại Nhật Bản và Canada đã được công bố trên các tạp chí chuyên ngành gần đây cũng được sử dụng trong phân tích..
- Bài viết khảo sát về đào tạo giáo viên THPT ở các nước trên các mặt: yêu cầu tiêu chuẩn năng lực đối với giáo viên.
- phương thức đào tạo giáo viên.
- tổ chức tuyển sinh và đào tạo;.
- Đào tạo giáo viên tại Anh, Canada và Nhật Bản 3.1.1.
- Bối cảnh và quan điểm đào tạo giáo viên của các nước.
- Beauchamp và cộng sự, các cơ sở đào tạo giáo viên tại nước Anh khó thu hút những người có năng lực vào học, tỷ lệ giáo viên bỏ nghề trong sáu tháng sau khi hoàn thành khóa đào tạo là tương đối cao.
- Sự gắn bó của giáo viên mới đối với nghề dạy học bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như hành vi của học sinh, quản lý vĩ mô của Chính phủ, khối lượng và sự phức tạp của các công việc hành chính, sự thay đổi lớn về chương trình và áp lực của vị trí trong bảng xếp hạng kết quả thi.
- Với cách nhìn đó, họ đã nêu lên một số bài học cho nước Anh từ kinh nghiệm các nước là chỉ đào tạo giáo viên cho những sinh viên giỏi nhất, và phân quyền tối đa cho các trường học, trong khi vẫn giữ trách nhiệm ở mức cao..
- Các giải pháp được Bộ Giáo dục và Đào tạo Anh đưa ra là: 1.
- đưa ra các ưu đãi tài chính để thu hút được nhiều hơn sinh viên tốt nghiệp giỏi nhất các môn học đang thiếu giáo viên và tạo điều kiện cho những người thay đổi nghề nghiệp có tài năng trở thành giáo viên.
- Phát triển mạng lưới các trường thực hành ở cấp quốc gia để dẫn dắt đào tạo và phát triển chuyên môn của giáo viên, và tăng số lượng các nhà lãnh đạo giáo dục quốc gia và địa phương - hiệu trưởng trường học xuất sắc, những người cam kết làm việc hỗ trợ các trường khác.
- Gambhir và cộng sự, giáo viên tại Canada được nhìn nhận là có vai trò chủ yếu trong việc học tập của học sinh và thực hiện các chính sách của chính quyền địa phương, tỷ lệ dân số thể hiện sự hài lòng cao với các công việc giáo viên là 70%.
- Chính quyền tại hầu hết các bang do nhận thức được vai trò trung tâm của giáo dục trong bất cứ sự thay đổi giáo dục, đã coi việc cải cách đào tạo giáo viên là một công việc quan trọng trong chương trình cải cách của họ: hoặc trực tiếp xác nhận lại quyền của họ trong đào tạo giáo viên, hoặc trao cho đội ngũ giáo viên quyền quản trị lớn hơn thông qua việc thành lập các Nghiệp đoàn giáo viên với quyền công nhận giáo viên, và kiểm định hoặc phê chuẩn các chương trình đào tạo giáo viên, hoặc vẫn để phần lớn quyền này trong tay các trường đại học.
- Công việc đào tạo giáo viên được chuyển từ các trường đơn ngành về đào tạo giáo viên sang đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học, thường là các trường đại học.
- Quá trình đào tạo giáo viên luôn dành những khoảng thời gian nhất định trong chương trình để đào tạo tại các trường phổ thông nhằm giúp các giáo sinh rèn luyện, thể hiện năng lực giảng dạy.
- Cải cách đào tạo giáo viên hướng tới việc tăng cường hơn nữa tính tự chủ và tính trách nhiệm cho giáo viên được đào tạo..
- Numano đã cụ thể hóa hai vấn đề liên quan đến việc đào tạo giáo viên như sau: Thứ nhất, do những thay đổi trong môi trường xã hội của trẻ em, giáo viên cần đáp ứng được các thách đố ngày càng gia tăng như việc cung cấp các tư vấn giáo dục cho các học sinh bị lôi cuốn vào các hiện tượng bạo lực và bắt nạt ở trường học, hỗ trợ cho trẻ em cần sự trợ giúp đặc biệt, và suy giảm về năng lực của các gia đình và cộng đồng trong việc giúp đỡ trẻ em.
- Thứ hai, trên 30% số lượng giáo viên cần được thay thế trong thập niên thứ hai của thế kỷ 21 do đến tuổi nghỉ hưu.
- Do đó, cả về số lượng và chất lượng, đào tạo và bồi dưỡng một đội ngũ giáo viên chất lượng cao trở nên một vấn đề cực kì quan trọng.
- Nhật Bản đang nâng yêu cầu về trình độ đào tạo của giáo viên lên trình độ thạc sỹ, nhưng vẫn giữ các nguyên tắc đào tạo giáo viên tại trường đại học trong hệ thống mở..
- Tiêu chuẩn năng lực đối với giáo viên.
- Chuẩn giáo viên của nước Anh bao gồm 8 tiêu chuẩn, đề cập đến khả năng thực hiện các hoạt động trên lớp học (Bảng 1).
- Bảng 1: Tiêu chuẩn giáo viên của nước Anh 1.
- Tại Canada, trách nhiệm về đào tạo giáo viên thuộc về chính quyền các bang, Bộ Giáo dục và Đào tạo mỗi bang đưa ra tiêu chuẩn giáo viên cho bang đó.
- Tiêu chuẩn giáo viên tại bang Quebec được trình bày trong bảng 2.
- Cũng như tiêu chuẩn giáo viên của nước Anh, các tiêu chuẩn giáo viên của Quebec đề cập đến khả năng của giáo viên trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy học..
- Bảng 2: Tiêu chuẩn đối với giáo viên tại Quebec (Canada) Các cơ sở nền.
- Bối cảnh xã hội và giáo dục.
- Tại Nhật Bản, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra các yêu cầu về phẩm chất và năng lực tối thiểu đối với giáo viên (bảng 3).
- Các quy định của Nhật Bản đưa ra các yêu cầu chung về ý thức và các năng lực đối với giáo viên..
- Có thể thấy là các tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên của nước Anh và Canada chỉ quy định các hành vi mà giáo viên phải thực hiện được, ý thức được thể hiện qua hành vi.
- Nhật Bản đề cập đến chung đến ý thức, kiến thức, kỹ năng và khả năng giáo viên phải có.
- Năng lực dạy học của giáo viên thể hiện qua việc nắm vững kiến thức chuyên môn, sử dụng thành thạo các phương pháp dạy học để phát triển người học.
- năng lực xây dựng môi trường giáo dục và tư vấn, hỗ trợ người học.
- Cả ba nước đều nêu yêu cầu tính chuyên nghiệp của giáo viên trong mọi hoạt động..
- Bảng 3: Yêu cầu về phẩm chất và năng lực đối với giáo viên tại Nhật Bản.
- Ý thức sứ mệnh, tinh thần trách nhiệm, tình cảm giáo dục..
- Kiến thức chuyên môn ở trình độ cao cả về khoa học cơ bản và khoa học giáo dục (bao gồm cả kiến thức và năng lực để đối phó với toàn cầu hóa, thông tin hóa, giáo dục hỗ trợ đặc biệt và các vấn đề mới khác)..
- Khả năng thực hiện chính xác việc giảng dạy, giáo dục học sinh, quản lý lớp học, vv.....
- Mô hình đào tạo giáo viên.
- Để trở thành giáo viên, ở cả ba nước, người học ngoài việc hoàn thành chương trình đào tạo còn được cấp phép dạy học của cơ quan có thẩm quyền.
- hiệu giáo viên đủ chuẩn (Qualified Teacher Status - QTS), ở Canada và Nhật Bản đó là giấy phép dạy học do chính quyền địa phương cấp..
- Căn cứ vào điều kiện cụ thể của mình, mỗi nước có cách đào tạo giáo viên khác nhau..
- Mặc dù có những khó khăn trong việc thu hút người giỏi vào đào tạo giáo viên và giữ chân các giáo viên mới, nhưng nước Anh vẫn thực hiện mục tiêu chỉ tuyển những người giỏi nhất vào đào tạo giáo viên qua việc mở rộng các mô hình đào tạo giáo viên, để thu hút không chỉ người tốt nghiệp THPT mà cả những sinh viên, những cử nhân và những người có trình độ chuyên môn phù hợp.
- Là quốc gia giáo dục phát triển và giáo viên được xã hội đánh giá cao, Canada có chính sách tuyển những người phù hợp nhất với nghề giáo viên để đào tạo theo nhu cầu xã hội.
- Ngược lại, Nhật Bản theo đuổi việc đào tạo giáo viên trong mô hình mở, sinh viên có thể theo học các chương trình đào tạo cấp chứng chỉ dạy học cho các cấp học, kết quả là số lượng được đào tạo ra lớn hơn nhiều so với nhu cầu thực tiễn, và các kỳ thi tuyển chọn giáo viên của Nhật Bản là nơi đua tài của nhiều thí sinh..
- Ở nước Anh trước khi theo học một chương trình đào tạo giáo viên, người học có thể cơ hội tìm hiểu về người giáo viên thông qua Chương trình trường học mở, hoặc có một ngày quan sát các lớp học hay một giáo viên tại một trường học ở địa phương.
- Nếu cần trải nghiệm nhiều hơn, họ có thể làm việc trong một trường học trong Chương trình hỗ trợ sinh viên, trong đó các thí sinh có cơ hội trải nghiệm nghề nghiệp dưới sự hướng dẫn của một giáo viên có kinh nghiệm.
- Ở Canada, trong một số trường hợp, việc quyết định về số lượng tuyển sinh vào chương trình đào tạo giáo viên là do quyết định của trường đại học dựa trên các nguồn lực hiện có và nhu cầu về nhân lực.
- Chính quyền các bang có thể quy định số lượng tuyển sinh dựa trên dự báo về nhu cầu giáo viên mới trong hệ thống trường học của bang.
- Các quyết định về tiêu chuẩn nhập học phản ánh các yêu cầu về giá trị, về những gì tạo thành đặc điểm của các giáo viên giỏi và các yếu tố sẽ giúp thành công trong giảng dạy.
- Tại Nhật Bản, trong hệ thống mở, sinh viên các trường đại học có thể tham gia học lấy giấy phép dạy học đối với môn học gần với chuyên môn được đào tạo của văn bằng cử nhân ở một, hai hoặc cả ba cấp học của giáo dục phổ thông.
- Như vậy, nếu như nước Anh làm cho các thí sinh hiểu rõ về nghề dạy học trước khi tuyển sinh vào đào tạo giáo viên thì Canada lại đưa ra các yêu cầu chặt chẽ cho thí sinh được tuyển, trong khi đó Nhật Bản tương đối nới lỏng yêu cầu đầu vào nhưng thắt chặt công tác tuyển dụng người tốt nghiệp làm giáo viên..
- Trong các Chương trình cấp Chứng chỉ sau đại học về giáo dục, chương trình đào tạo giáo viên THPT chủ yếu của nước Anh, giáo sinh có 18 – 24 tuần tại trường trung học.
- Trong chương trình đào tạo giáo viên tập trung trong 2 năm tại Trường Đại học Ottawa, người học được bố trí thực tập tại hai trường phổ thông trong thời gian từ 80 đến 90 ngày.
- Những điểm chính của mô hình đào tạo giáo viên ở cả ba nước được trình bày trong bảng 4..
- Bảng 4: Phương thức, mô hình đào tạo giáo viên tại các nước.
- Đào tạo tại trường đại học (đa ngành).
- Đào tạo cử nhân Giáo dục và Danh hiệu giáo viên đủ chuẩn..
- Đào tạo cử nhân khoa học và Danh hiệu giáo viên đủ chuẩn cho sinh viên..
- Đào tạo cấp chứng chỉ sau đại học về giáo dục cho các cử nhân khoa học..
- Đào tạo cử nhân Giáo dục.
- Đào tạo cử nhân Giáo dục đồng thời với cử nhân khoa học hoặc thạc sỹ một số chuyên ngành..
- Đào tạo cử nhân Giáo dục cho các cử nhân khoa học..
- Đào tạo để nhận chứng chỉ dạy học cùng với văn bằng cử nhân khoa học..
- Đào tạo ngoài trường đại học.
- Đào tạo chủ yếu tại trường phổ thông..
- Đào tạo theo nhu cầu tuyển dụng..
- Văn bằng cử nhân và Danh hiệu giáo viên đủ chuẩn (QTS)..
- Văn bằng cử nhân Giáo dục và Giấy phép dạy học (chính quyền bang cấp)..
- Các nước Anh, Canada và Nhật Bản có các mô hình đào tạo giáo viên nhằm đào tạo được những giáo viên có kiến thức ở trình độ cao, luôn cập nhật, có khả năng nâng cấp trình độ kiến thức và chuyên môn, nhằm giúp học sinh nước mình có được kết quả học tập tốt và chuẩn bị đáp ứng với những thay đổi nhanh chóng của thị trường lao động trong thế kỷ 21..
- Gough, “Đào tạo giáo viên tại Vương quốc Anh”.
- Trong Giới thiệu mô hình đào tạo giáo viên THPT và TCCN ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012..
- Kato và R.Sugiyama, “Đào tạo giáo viên tại Nhật Bản”, Giới thiệu mô hình đào tạo giáo viên trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm..
- NXB Giáo dục Việt Nam, 2012..
- Mai Quang Huy, “Những thay đổi trong đào tạo giáo viên tại Nhật Bản”.
- Mai Quang Huy, “Kinh nghiệm của Nhật Bản trong xây dựng đội ngũ giáo viên”, Kỷ yếu “Hội thảo Giáo dục 2017: Về chất lượng giáo dục phổ thông”, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2017..
- Mai Quang Huy, “Những thay đổi trong đào tạo giáo viên ở Canada”, Tạp chí Dạy và Học ngày nay số 2 năm 2018, (Trang 64 – 68)..
- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa, Thể thao, “Khoa học và Công nghệ Nhật Bản, Hình thành hệ thống giáo dục phổ cập cho thời đại mới”, 2005..
- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản, “Về hệ thống đào tạo giáo viên và cấp phép dạy học trong tương lai”, 2005..
- Tomatsu T., Cải cách đào tạo giáo viên với tư cách là một bộ phận của cải cách giáo dục đại học, Viện Nghiên cứu Chính sách giáo dục quốc gia Nhật Bản, Tokyo, 2012..
- Hội đồng Giáo dục Trung ương Nhật Bản, “Về các phương sách tổng hợp nâng cao phẩm chất và năng lực đội ngũ giáo viên trong suốt cuộc đời dạy học”, 2012.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt