« Home « Kết quả tìm kiếm

Năng lực giáo dục học sinh của giáo viên Trung học phổ thông


Tóm tắt Xem thử

- Tóm tắt: Trên thế giới, việc đánh giá năng lực của GV có sự quan tâm rất mạnh mẽ bởi nhu cầu về đảm bảo chất lượng giáo dục được chú trọng..
- Trong bài viết, tác giả đã trình bày về năng lực, khung năng lực, năng lực giáo dục học sinh của giáo viên Trung học phổ thông.
- Bài báo đã đề xuất 6 thành tố cốt lõi, cơ bản của năng lực giáo dục, làm cơ sở nền tảng để sử dụng cho việc đánh giá năng lực này của GV Trung học phổ thông..
- Từ khóa: năng lực, năng lực giáo viên, năng lực giáo dục..
- Năng lực của một bộ phận nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn thấp”.
- (GDPT), những yêu cầu về năng lực sư phạm của người GV cũng cần thay đổi để đáp ứng mục tiêu.
- Năng lực sư phạm bao gồm hệ thống các năng lực tương ứng với hai mảng hoạt động chính của người GV: dạy học và giáo dục.
- Sự phân định năng lực dạy học và năng lực giáo dục chỉ có tính chất tương đối bởi hai năng lưc này có mối liên hệ, quan hệ với nhau rất chặt chẽ.
- Khái quát về “năng lực” và “khung năng lực”.
- Năng lực.
- Khái niệm “năng lực” (competence) xuất hiện năm 1973 trong bài thuyết trình của nhà tâm lý học David C.
- McClelland về “kiểm tra năng lực hơn là sự thông minh”.
- Đến nay, nhiều học giả đã đưa ra định nghĩa về năng lực.
- Khung năng lực.
- “Khung năng lực” (competency model hay competency framework) là bản mô tả các năng lực cần thiết và đầy đủ để thực thi thành công công việc của một vị trí, của một nhóm, của một đơn vị hoặc của cả tổ chức (Dubois và Rothwell, 2004).
- Thông thường khung năng lực được mô tả gắn với một vị trí chức danh hoặc vai trò cụ thể.
- Mỗi năng lực sẽ bao gồm nhiều cấp độ khác nhau thể hiện lần lượt các khả năng làm chủ năng lực đó.
- Các thành tố cấu thành năng lực giáo dục học sinh.
- 10 năng lực nghề nghiệp của GV được trình bày thành 4 lĩnh vực:.
- (1) Năng lực dạy học.
- (2) Năng lực giáo dục.
- (3) Năng lực đánh giá.
- (4) Năng lực đổi mới/phát triển.
- Khung năng lực có thành tố chính là 4 lĩnh vực thể hiện đặc thù công việc nghề nghiệp của GV.
- Lĩnh vực 2 là giúp đỡ người học học tập, với 2 năng lực chung: hiểu biết về người học.
- Lĩnh vực 4 là trở thành người GV tốt hơn mỗi ngày, với 3 năng lực chung: biết mình biết người;.
- thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục..
- Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;.
- Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;.
- Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;.
- Các tiêu chuẩn về năng lực giáo dục được yêu cầu trong các bộ Chuẩn nghề nghiệp GV cũng khác nhau nhưng chủ yếu là năng lực hiểu được học sinh, năng lực tư vấn và hỗ trợ học sinh, năng lực lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục, năng lực giải quyết xung đột và quản lý hành vi có tính thách thức..
- Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu người học và môi trường giáo dục.
- (2) năng lực tìm hiểu tập thể lớp;.
- (3) năng lực tìm hiểu môi trường nhà trường.
- (4) năng lực tìm hiểu môi trường gia đình.
- (5) năng lực tìm hiểu môi trường xã hội..
- Tiêu chuẩn 3: Năng lực giáo dục, gồm 9 tiêu chí: (1) năng lực giáo dục qua dạy học môn học.
- (2) năng lực tổ chức và phát triển tập thể lớp.
- (3) năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- (4) năng lực giải quyết các tình huống sư phạm.
- (5) năng lực giáo dục học sinh có hành vi không mong đợi.
- (6) năng lực đánh giá kết quả giáo dục.
- (7) năng lực tư vấn và tham vấn.
- (8) Năng lực phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
- (9) năng lực xây dựng, quản lý và sử dụng hồ sơ giáo dục..
- Tiêu chuẩn 4: Năng lực dạy học, gồm 9 tiêu chí: (1) kiến thức các khoa học liên môn, bổ trợ, nền tảng.
- (3) năng lực phát triển chương trình môn học.
- (4) năng lực vận dụng phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học bộ môn.
- (5) năng lực dạy học phân hóa;.
- (6) năng lực dạy học tích hợp.
- (7) năng lực lập và thực hiện kế hoạch dạy học.
- (8) năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.
- (9) năng lực xây dựng, quản lí và sử dụng hồ sơ dạy học..
- Tiêu chuẩn 5: Năng lực giao tiếp, gồm 3 tiêu chí: (1) năng lực giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
- (2) năng lực giao tiếp trong các mối quan hê xã hội.
- (3) năng lực giao tiếp với học sinh..
- Tiêu chuẩn 6: Năng lực đánh giá trong giáo dục, gồm 3 tiêu chí: (1) năng lực tổ chức đánh giá trong giáo dục.
- (2) năng lực thiết kế các công cụ đánh giá kết quả giáo dục.
- (3) năng lực sử dụng các phần mềm hỗ trợ đánh giá..
- Tiêu chuẩn 7: Năng lực hoạt động xã hội, gồm 3 tiêu chí: (1) năng lực tham gia các hoạt động xã hội.
- (2) năng lực vận động người khác tham gia hoạt động xã hội.
- (3) năng lực tổ chức các hoạt động xã hội.
- Tiêu chuẩn 8: Năng lực phát triển nghề nghiệp, gồm 3 tiêu chí: (1) năng lực tự đánh giá.
- (3) năng lực nghiên cứu khoa học..
- mô hình hoạt động nghề nghiệp tương lai của người sinh viên sư phạm và các tiêu chí nghề nghiệp và phẩm chất nhân cách và các năng lực tương ứng trong Chuẩn nghề nghiệp GV ban hành năm 2009.
- Những nghiên cứu về năng lực sư phạm và năng lực giáo dục của giáo viên Trung học phổ thông.
- Theo nghiên cứu “Tổng quan về năng lực của GV trung học.
- Tác giả đã đưa ra 2 lĩnh vực cho năng lực GV là năng lực về lý luận (theoretical teaching competence) và năng lực thực hiện (practical teaching competence).
- Trong đó, năng lực về lý luận của GV bao gồm 5 tiêu chuẩn sau: (1) Kiến thức môn học (contents): hiểu về nội dung, kiến thức môn học, chương trình giáo dục.
- Năng lực thực hiện của GV bao gồm 5 tiêu chuẩn sau: (1) kế hoạch và tổ chức (planning and organization): sắp xếp phân bổ thời gian phù hợp, có sự liên kết giữa các nội dung bài học.
- Các tác giả Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng và Bùi Văn Huệ đưa ra cấu trúc của năng lực sư phạm bao gồm: nhóm năng lực dạy học, nhóm năng lực giáo dục và năng lực tổ chức hoạt động sư phạm.
- Trong đó, nhóm năng lực giáo dục bao gồm: năng lực vạch dự án phát triển nhân cách học sinh, năng lực giao tiếp sư phạm, năng lực cảm hóa học sinh, năng lực khéo léo đối xử sư phạm..
- Trần Bá Hoành (2010), trong “Những yêu cầu mới về nghiệp vụ sư phạm trong chuẩn nghề nghiệp GV trung học” quan niệm năng lực sư phạm là khả năng thực hiện các hoạt động giáo dục và dạy học với chất lượng cao.
- năng lực thiết kế kế hoạch giáo dục và dạy học.
- năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục và dạy học.
- năng lực giám sát, đánh giá kết quả các hoạt động giáo dục và dạy học.
- và năng lực giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục và dạy học..
- Nguyễn Sỹ Thư, Đinh Thị Kim Thoa (2013) đã chỉ ra năng lực sư phạm là năng lực thực hiện các quy phạm đối với người thầy, nghề thầy và bao gồm năng lực dạy học và năng lực giáo dục.
- Năng lực giáo dục là năng lực hiểu được học sinh và sử dụng linh hoạt các biện pháp giáo dục để giúp học sinh hiểu, suy nghĩ và làm theo yêu cầu của xã hội.
- năng lực giáo dục.
- năng lực định hướng sự phát triển của học sinh.
- năng lực phát triển cộng đồng.
- năng lực phát triển cá nhân.
- Năng lực giáo dục bao gồm 10 tiêu chí: giáo dục qua giảng dạy các môn học.
- Đề xuất những thành tố trong năng lực giáo dục học sinh của giáo viên Trung học phổ thông.
- Có tác giả dựa vào chức năng đặc trưng của người GV là dạy học và giáo dục để xác định cấu trúc năng lực giáo dục.
- Có tác giả lại dựa vào quá trình hoạt động dạy học và giáo dục của GV để đưa ra và sắp xếp các năng lực giáo dục.
- (2) năng lực lập kế hoạch và tổ chức hoạt động giáo dục, hoạt động trải nghiệm;.
- (3) năng lực tư vấn và hỗ trợ học sinh.
- (4) năng lực quan sát, đánh giá và phản hồi;.
- (5) năng lực ứng xử sư phạm.
- (6) năng lực phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường..
- Trên đây là cơ sở lý luận về năng lực giáo dục học sinh của GV THPT nhằm mục đích làm nền tảng cho việc xây dựng công cụ đánh giá năng lực giáo dục học sinh của GV THPT.
- Qua tìm hiểu các nghiên cứu trong và ngoài nước về năng lực sư phạm, về Chuẩn nghề nghiệp GV, về yêu cầu và thách thức đặt ra cho GV trong đổi.
- mới giáo dục phổ thông, để người GV có thể làm tốt công tác giáo dục học sinh, phát triển các nội dung được thể hiện trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở GDPT (2018), kinh nghiệm của một số nước trong khu vực và quốc tế, một số kết luận khuyến nghị của SEAMEO (2010) trong đánh giá việc xây dựng chuẩn nghề nghiệp giáo viên của 11 nước ASEAN, tác giả đưa ra 6 thành tố cốt lõi của năng lực giáo dục là: (1) năng lực hiểu học sinh và định hướng sự phát triển của học sinh.
- (2) năng lực lập kế hoạch và tổ chức hoạt động giáo dục, hoạt động trải nghiệm.
- (4) năng lực quan sát, đánh giá và phản hồi.
- (6) năng lực phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
- Sử dụng các thành tố cốt lõi để xây dựng công cụ đánh giá năng lực giáo dục sẽ làm rõ các mức năng lực thực hiện hoạt động giáo dục của GV cấp Trung học, để đo lường và đánh giá được chất lượng hoạt động nghiệp vụ sư phạm của GV..
- Nguyễn Sỹ Thư, Đinh Thị Kim Thoa (2013), Phát triển năng lực giáo dục học sinh, NXB Giáo dục Việt Nam.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt