« Home « Kết quả tìm kiếm

Thực trạng công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ ở các trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ góc độ các nhà quản lý cấp cơ sở


Tóm tắt Xem thử

- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO TRẺ TỰ KỶ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ.
- Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh,Mã số: TCKH24-21-2020.
- TÓM TẮT: Công tác giáo dục hòa nhập dành cho trẻ tự kỷ, nhất là ở cấp mầm non, là một xu thế tất yếu, một nhu cầu thiết thực của xã hội khi mà số lượng trẻ mắc chứng tự kỷ ngày càng cao trong cộng đồng.
- Ở Việt Nam, công tác giáo dục hòa nhập dành cho trẻ tự kỷ mới được quan tâm và triển khai thực hiện trong khoảng 20 năm trở lại đây.
- Dù đã có những văn bản pháp lý quy định và chỉ đạo về công tác giáo dục hòa nhập, nhưng các trường vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện.
- Bài viết này bàn về quá trình tiếp nhận và thực hiện công tác giáo dục hòa nhập đối với trẻ tự kỷ ở các trường mầm non, những khó khăn mà nhà trường đang gặp phải, cũng như những giải pháp mà các trường đã triển khai để khắc phục khó khăn.
- Trên cơ sở đó, chúng tôi đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hòa nhập ở các trường mầm non..
- Từ khóa: giáo dục hòa nhập.
- giáo dục hòa nhập ở mầm non.
- giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ, trường mầm non..
- Do vậy, ngành giáo dục, nhất là giáo dục ở bậc mầm non, cần phải tính đến việc giáo dục và hỗ trợ cho nhóm đối tượng này.
- Điều đáng mừng là công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật nói chung và cho trẻ tự kỷ nói.
- Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hiệp quốc (UNESCO) đã định nghĩa về giáo dục hòa nhập như sau: “Giáo dục hòa nhập có nghĩa là tất cả học sinh đều được hưởng lợi từ cùng những hệ thống giáo dục giống nhau, cùng những trường học như nhau.
- Luật người khuyết tật của Việt Nam đã quy định: “Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chủ yếu đối với người khuyết tật.
- Giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt được thực hiện trong trường hợp chưa đủ điều kiện để người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập” (Điều 28) [2, tr.18]..
- Luật Giáo dục của Việt Nam cũng đưa ra định nghĩa về Giáo dục hòa nhập như sau: “Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu và khả năng khác nhau của người học.
- Để tìm hiểu về thực trạng công tác giáo dục hòa nhập dành cho trẻ tự kỷ trong các trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để phỏng vấn 20 nhà quản lý cấp cơ sở (18 hiệu trưởng và 2 phó hiệu trưởng) của các trường mầm non (16 trường công lập và 4 trường tư thục) thuộc các quận/huyện khác nhau, cụ thể như sau:.
- công tác quản lý là từ 1 – 5 năm.
- Để có thể tiếp cận các nhà quản lý cấp cơ sở và hẹn lịch phỏng vấn với họ, chúng tôi đã tiếp cận các cán bộ phụ trách quản lý cấp mầm non tại Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó là tiếp cận các cán bộ phụ trách quản lý cấp mầm non tại các Phòng Giáo dục Đào tạo ở các quận huyện, thông qua họ mà chúng tôi có được thông tin cá nhân của các nhà quản lý ở các trường mầm non.
- Vấn đề tiếp nhận và thực hiện công tác giáo dục hòa nhập.
- Từ dữ liệu nghiên cứu mà chúng tôi đã thu thập được cho thấy số lượng trẻ tự kỷ.
- tham gia học hòa nhập ở cấp mầm non có sự phân bố không đồng đều ở các quận huyện khác nhau.
- Ngay trong một quận, sự phân bố số lượng trẻ học hòa nhập cũng khác nhau, tùy thuộc vào thâm niên, trình độ kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên và uy tín của nhà trường trong công tác giáo dục hòa nhập của nhà trường trong cộng đồng.
- Quận 3 có khá nhiều trường thực hiện chương trình giáo dục hòa nhập, có trường số lượng trẻ lên đến hàng chục trẻ, như Trường Mầm non Sương Mai (có 24 trẻ tự kỷ), Trường Mầm non 8 (có 26 trẻ tự kỷ), Trường Mầm non Tuổi Thơ 7 (có 32 trẻ tự kỷ).
- Một số quận, huyện có rất ít hoặc không có trường nào thực hiện chương trình giáo dục hòa nhập, như quận Tân Bình, là một quận trung tâm có duy nhất 1 trường với 1 cháu tham gia học hòa nhập, đó là Trường Mầm non 13.
- Huyện Nhà Bè không có trường nào thực hiện chương trình giáo dục hòa nhập cả.
- Đối với vấn đề tiếp nhận trẻ tự kỷ học hòa nhập, dữ liệu phỏng vấn sâu cho thấy là có ba tình huống tiếp nhận diễn ra ở các trường mầm non.
- Tình huống đầu tiên là phát hiện tình trạng tự kỷ của trẻ và làm thủ tục tiếp nhận để thực hiện công tác giáo dục hòa nhập ngay từ đầu..
- (Hiệu trưởng N.T.H.D.Vân, trường hiện có 8 trẻ tự kỷ đang học hòa nhập)..
- (Hiệu trưởng.
- N.T.P.Linh, trường hiện có 1 trẻ tự kỷ đang học hòa nhập)”..
- Tình huống thứ 2 là nhà trường tiếp nhận trẻ vào học rồi mới phát hiện trẻ có những biểu hiện rối loạn phát triển, sau đó mới tiến hành các thủ tục học hòa nhập cho trẻ, như lời chia sẻ của một hiệu trưởng: “Thường thì các bé được nhận vào học bình thường, trong quá trình giáo dục, các cô quan sát bé, khi thấy bé có những biểu hiện chậm phát triển, không bình thường, giáo viên báo cáo cho Ban giám hiệu nắm tình hình, sau đó, ban giám hiệu cùng với giáo viên tiếp tục quan sát, theo dõi những biểu hiện của các bé trong một khoảng thời gian nhất định, khi đã nắm rõ những biểu hiện chậm phát triển và không bình thường của bé, giáo viên và ban giám hiệu mới trao đổi với phụ huynh, đề xuất với phụ huynh nên đưa bé đi thăm khám, xin giấy xác nhận của các cơ quan chức năng.
- Từ đó, các giáo viên mới xây dựng chương trình giáo dục hòa nhập cho các bé.
- (Hiệu trưởng B.C.Thụy, trường hiện có 5 trẻ tự kỷ học hòa nhập)”..
- Với trường hợp này thì tùy theo mức độ của trẻ mà nhà trường tiếp nhận, rồi yêu cầu phụ huynh hoàn thiện hồ sơ học hòa nhập cho trẻ..
- Các bé đã được phụ huynh đưa đi thăm khám và chẩn đoán từ trước, khi đến nhập học thì các cô hướng dẫn phụ huynh đi xin giấy xác nhận khuyết tật và tiến hành làm hồ sơ học hòa nhập cho các bé.
- (Hiệu trưởng L.T.Nga, trường hiện có 2 trẻ tự kỷ học hòa nhập)..
- Điều này khẳng định rằng, đa số các trường mầm non bình thường chỉ tiếp nhận những trẻ tự kỷ mức độ nhẹ vào học hòa nhập mà thôi, cho nên lúc đầu phụ huynh và cả nhà trường chưa phát hiện ra những vấn đề rối loạn phát triển của trẻ, sau một thời gian tiếp xúc, theo.
- (Hiệu trưởng P.M.Hà, trường hiện có 1 trẻ tự kỷ học hòa nhập)”..
- Đối với việc thực hiện công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tại các trường mầm non, dữ liệu phỏng vấn cho thấy hầu hết các trường đều thực hiện chương trình giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật theo tinh thần đã được hướng dẫn tại Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT và những chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể của sở và phòng giáo dục - đào tạo tại địa phương..
- Trong quá trình giáo dục thì các giáo viên có soạn chương trình giáo dục riêng cho các bé và thực hiện các tiết học cá nhân mỗi tuần 2 tiết cùng với quá trình học hòa nhập trong lớp..
- (Hiệu trưởng N.T.P.Linh, trường hiện có 1 trẻ tự kỷ đang học hòa nhập)..
- “Trong quá trình giáo dục hòa nhập cho các trẻ này, ngoài chương trình chung của lớp, các cô trong lớp còn tùy thuộc vào đặc điểm và mức độ phát triển của con mà có sự quan tâm và giáo dục đặc biệt cho các bé.
- Bên cạnh đó, mỗi tuần, các bé còn được học các giờ cá nhân với các giáo viên chuyên biệt để hỗ trợ thêm cho các bé.
- (Hiệu trưởng N.T.Trang, trường hiện có 8 trẻ tự kỷ đang học hòa nhập)”..
- Dữ liệu nghiên cứu còn cho thấy rằng, với những trường đã có thâm niên trong công tác giáo dục hòa nhập thì số lượng trẻ tự kỷ thường đông hơn các trường mới thực hiện, quá trình tiến hành giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ ở các trường có thâm niên cũng thường bài bản hơn, thậm chí họ có luôn những giáo viên chuyên biệt (đã được đào tạo chuyên sâu, đúng chuyên ngành) để hỗ trợ và trực tiếp phụ trách các tiết.
- học cá nhân dành cho trẻ, chứ không phải là những giáo viên mầm non bình thường, nhờ vậy mà các trẻ tự kỷ được hỗ trợ tốt hơn..
- Những khó khăn trong quá trình thực hiện công tác giáo dục hòa nhập.
- Hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ là một hoạt động rất đặc thù, trong quá trình thực hiện, các trường không tránh khỏi những khó khăn.
- Nhiều trường có cơ sở vật chất hạn chế, số lượng trẻ đông, nhà trường không còn quỹ phòng học để tạo ra phòng chức năng riêng phục vụ cho việc giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ, nhất là để dạy các tiết cá nhân cho trẻ.
- Cho nên, nhiều trường đã phải linh động bằng cách tạo một không gian nhỏ riêng biệt trong lớp học để dạy tiết cá nhân cho trẻ học hòa nhập..
- (Hiệu trưởng N.T.H.
- Thúy, trường hiện có 1 trẻ tự kỷ đang học hòa nhập)..
- Thậm chí, có nhà quản lý đã khẳng định, khó khăn về cơ sở vật chất là khó khăn lớn nhất của nhà trường trong công tác giáo dục hòa nhập: “Trở ngại lớn nhất đó là về vấn đề cơ sở vật chất của nhà trường”.
- Khó khăn thứ hai liên quan đến quá trình giảng dạy của giáo viên.
- Theo quy định của ngành giáo dục ở cấp mầm non, mỗi lớp học có 2 giáo viên cùng phụ trách.
- Với các lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập, cũng chỉ có 2 giáo viên/lớp, số lượng trẻ ở các lớp hòa nhập thì có giảm được chút ít, trong lớp có 1 trẻ học hòa nhập thì được giảm 5 trẻ so với số lượng quy định.
- Với định mức 2 giáo viên/lớp ở các trường mầm non thì quả là khó khăn cho các cô khi thực hiện công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật.
- (Hiệu trưởng P.M.Hà, trường hiện có 1 trẻ tự kỷ học hòa nhập).
- Cũng chính vì chỉ có 2 giáo viên/lớp, nên trong thời gian đầu khi mới tiếp nhận trẻ tự kỷ học hòa nhập,.
- các giáo viên thường gặp không ít khó khăn..
- Chia sẻ của Hiệu trưởng T.T.B.Liên: “Thời gian đầu mới tiếp nhận các bé học hòa nhập, do đặc điểm của các bé nên giáo viên phụ trách giảng dạy các con gặp nhiều khó khăn trong quá trình dạy và chăm các bé.
- Hầu hết giáo viên mầm non đang công tác tại các trường đều chưa được đào tạo chuyên sâu về giáo dục hòa nhập, việc thực hiện công tác giáo dục hòa nhập của giáo viên chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm cá nhân và tự học, thỉnh thoảng được tham dự các buổi tập huấn ngắn hạn.
- Khó khăn đầu tiên phải nói đến đó là các giáo viên tham gia giảng dạy chương trình giáo dục hòa nhập chưa có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về giáo dục và hỗ trợ cho trẻ tự kỷ..
- (Hiệu trưởng N.T.P.
- Dung, trường hiện có 1 trẻ tự kỷ học hòa nhập).
- Liên quan đến vấn đề nhân sự, một số trường hợp giáo viên phụ trách các lớp giáo dục hòa nhập không nhận được chế độ hỗ trợ tài chính nên họ chưa sẵn lòng và thiếu nhiệt tình trong công việc..
- (Hiệu trưởng N.T.P.Linh, trường hiện có 1 trẻ tự kỷ học hòa nhập)..
- Trong công tác giáo dục hòa nhập ở trường mầm non, xảy ra tình trạng trẻ khuyết tật học hòa nhập nhưng lại không có đủ hồ sơ pháp lý nên không thể nào áp dụng những quy định, chế độ liên quan đến công tác giáo dục hòa nhập cho những lớp đó.
- Một khó khăn khác trong công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ ở các trường mầm non do một số phụ huynh chưa thực sự hợp tác với nhà trường trong quá trình làm hồ sơ để trẻ học hòa nhập và cả trong quá trình giáo dục trẻ.
- (Hiệu trưởng L.T.T.Hoa, trường hiện có 1 trẻ tự kỷ học hòa nhập)..
- “Một số phụ huynh có con tự kỷ chưa thực sự quan tâm và phối hợp với nhà trường trong công tác giáo dục và hỗ trợ cho trẻ”.
- (Hiệu trưởng N.T.Xuyến, trường hiện có 24 trẻ tự kỷ học hòa nhập)”..
- Sự thiếu hợp tác, chưa phối hợp của phụ huynh trong quá trình làm hồ sơ cho trẻ học chương trình hòa nhập, trong quá trình giáo dục trẻ, thậm chí là có trường hợp phụ huynh “có phần phó mặc cho nhà trường, đôi khi chưa thực sự hiểu và cảm thông cho giáo viên” (Phó Hiệu trưởng N.T.H.D.Vân) đã gây ra những khó khăn cho giáo viên và nhà trường trong quá trình giáo dục trẻ..
- Thủ tục xin giấy xác nhận khuyết tật cho trẻ tại phường/xã cũng là một vấn đề khó khăn không nhỏ cho phụ huynh và nhà trường trong công tác giáo dục hòa nhập.
- Và một vấn đề liên quan là khó khăn trong việc đánh giá và xác nhận khuyết tật cho trẻ tự kỷ ở các phường/xã, vì những người phụ trách công tác này lại có rất ít kiến thức chuyên môn, hiểu biết về tự kỷ.
- Chính điều này đã góp phần khiến cho nhà trường không hoàn thiện được hồ sơ học hòa nhập cho trẻ và các giáo viên không nhận được các chế độ hỗ trợ khi dạy các trẻ này..
- Cách khắc phục khó khăn của nhà trường và giáo viên.
- Trước những khó khăn trên, bản thân giáo viên và nhà trường đã tìm cách khắc phục và vượt qua những khó khăn đang gặp phải.
- Để giúp giáo viên có đủ kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng trong công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ, nhà trường đã tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các khóa tập huấn về giáo dục hòa nhập do các cơ quan chức năng hoặc các đơn vị bên ngoài nhà trường tổ chức, hoặc mời các chuyên gia đến trường chia sẻ, huấn luyện thêm cho giáo viên trong trường..
- Một số trường còn tổ chức tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để các giáo viên chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi kiến thức với nhau, hỗ trợ nhau trong công việc.
- Bên cạnh đó, bản thân mỗi giáo viên cũng không ngừng tự học, tự rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm để có thể làm tốt hơn nhiệm vụ của mình.
- Nhà trường thỉnh thoảng mời các giảng viên có chuyên môn sâu về công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ.
- tự kỷ đến trường để chia sẻ và tư vấn, hướng dẫn thêm cho các giáo viên trong trường.
- Ban giám hiệu nhà trường cũng tự nghiên cứu và tìm hiểu thêm để chia sẻ, hướng dẫn thêm cho giáo viên của mình.
- Và chính các giáo viên cũng định kỳ tổ chức các buổi chia sẻ kinh nghiệm với nhau, ngay bản thân các giáo viên cũng thường tự học, tự nâng cao trình độ của mình để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Ngay chính bản thân lãnh đạo nhà trường, khi thực hiện công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ ở trong trường, cũng phải không ngừng nâng cao kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng cho mình về công tác giáo dục hòa nhập để có thể hỗ trợ, hướng dẫn và bồi dưỡng thêm cho đội ngũ giáo viên của mình..
- Lãnh đạo nhà trường cũng tự mình nghiên cứu, tìm hiểu và cung cấp thêm tài liệu, chỉ dẫn thêm cho các giáo viên trong quá trình thực hiện công tác của mình.
- Và để giáo viên yên tâm công tác, làm tốt nhiệm vụ giáo dục hòa nhập với những trường hợp trẻ không đầy đủ hồ sơ pháp lý liên quan đến việc học hòa nhập, ban giám hiệu một số trường có các biện pháp thiết thực như: “Ban giám hiệu luôn động viên, khích lệ các cô, truyền lửa cho các cô và cũng có những chế độ hỗ trợ riêng cho các cô cả về thời gian công tác và khía cạnh tài chính” (Hiệu trưởng N.T.A.Trang).
- Hoặc tại trường do Hiệu trưởng V.Đ.T.Hiền quản lý: “Nhà trường tự điều tiết nguồn ngân sách để có chế độ hỗ trợ, bồi dưỡng cho giáo viên”..
- Với khó khăn liên quan đến dạy học của giáo viên ở trên lớp, một số trường, ban giám hiệu đã bố trí thêm người hỗ trợ cho các giáo viên trong thời gian đầu.
- Đối với trường hợp phụ huynh không chấp nhận hiện trạng khuyết tật của con mình, không chịu đưa con đi chẩn đoán và không hợp tác với giáo viên, với nhà trường trong quá trình giáo dục, hỗ trợ cho trẻ: “Bản thân các giáo viên, ban giám hiệu cần giải thích từ từ và có thể cho phụ huynh xem nhật ký của giáo viên viết về con của họ, hoặc thậm chí là mời họ đến quan sát giờ học của con em họ ở trong lớp để họ có thể biết và hiểu rõ hơn, từ đó họ có thể phối hợp tốt hơn với nhà trường trong công tác giáo dục hòa nhập và hỗ trợ cho con của họ”..
- Thông qua quá trình giáo viên và ban giám hiệu trực tiếp trò chuyện, giải thích, cộng với việc mời phụ huynh đến quan sát giờ học của con em họ ở trên lớp thì phụ huynh có thể hiểu được vấn đề và từ đó có thể chấp nhận hiện trạng của con em họ, hiểu được lợi ích khi trẻ được can thiệp và hỗ trợ đúng mực, từ đó họ có thể tiến hành các thủ tục để hoàn thiện hồ sơ học hòa nhập cho con em của họ và phối hợp chặt chẽ hơn, chủ động hơn với giáo viên trong quá trình giáo dục, hỗ trợ cho trẻ..
- Công tác giáo dục hòa nhập ở cấp mầm non dành cho trẻ tự kỷ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã được thực hiện theo đúng tinh.
- thần chỉ đạo trong các văn bản pháp lý của nhà nước và của ngành giáo dục.
- Tuy nhiên, bản thân các trường mầm non hiện vẫn đang gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ, khó khăn về cơ sở vật chất, phòng học chật hẹp, thiếu tiện nghi và thiếu phòng chức năng.
- khó khăn về đội ngũ giáo viên, chưa được đào tạo chuyên sâu, chuyên môn về giáo dục hòa nhập nói chung và giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ nói riêng, kiến thức và kinh nghiệm mà các giáo viên có được là do tự học, tự rút kinh nghiệm, thỉnh thoảng được tham gia các buổi tập huấn ngắn hạn.
- một số trường hợp giáo viên giảng dạy các trẻ tự kỷ không nhận được các chế độ chính sách vì trẻ đó không có đầy đủ hồ sơ pháp lý được công nhận là trẻ học hòa nhập, khiến cho giáo viên thiếu nhiệt tình, nhà trường khó phân công giáo viên phụ trách lớp.
- Bản thân các trường, giáo viên đã tự thân vận động, tìm giải pháp khắc phục, vượt qua khó khăn, trở ngại trong quá trình thực hiện công tác giáo dục hòa nhập, song để công tác giáo dục hòa nhập dành cho trẻ tự kỷ ở mầm non đạt hiệu quả hơn, cần có sự hợp tác, phối hợp của nhiều cơ quan, đơn vị và nhiều lực lượng trong xã hội..
- [1] Bộ Giáo dục - Đào tạo (2018), Thông tư Quy định về giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật, Việt Nam.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt