« Home « Kết quả tìm kiếm

Nhu cầu tham vấn tâm lí học đường của học sinh trung học cơ sở ở tỉnh Quảng Ninh


Tóm tắt Xem thử

- Nhu cầu tham vấn tâm lí học đường của học sinh trung học cơ sở ở tỉnh Quảng Ninh.
- Tham vấn học đường được biết đến như là một hoạt động được đưa vào triển khai trong trường học ở Mĩ từ những năm 1970 (Mclaughlin, 1999).
- Tham vấn học đường được hiểu là hoạt động trợ giúp tất cả các học sinh (HS) nâng cao năng lực tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong học tập, quan hệ xã hội, định hướng nghề nghiệp, phát hiện sớm và phát triển các chương trình phòng ngừa, can thiệp thích hợp trong nhà trường (Hoàng Anh Phước (2014) [1].
- Nhiều nghiên cứu đã đã chỉ ra tầm quan trọng của tham vấn học đường trong bối cảnh giáo dục hướng đến sự phát triển toàn diện cho HS trong các trường học (Mclaughlin (1993) [2].
- Cho đến nay, tham vấn tâm lí học đường (TLHĐ) đã và đang phát triển rất mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới, mang lại những hiệu quả tích cực đối với sự phát triển toàn diện của HS..
- Ở Việt Nam, tham vấn TLHĐ là một hoạt động còn khá mới mẻ, đang dần được triển khai trong các trường phổ thông theo thông tư 31/2017/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).
- Điều này cho thấy vai trò của tham vấn TLHĐ trong trường phổ thông.
- Qua các nghiên cứu dưới góc độ tâm lí học, giáo dục học cho thấy, có nhiều vấn đề về sức khỏe tinh thần đang diễn ra ở HS như: HS có hành vi gây hấn trong học đường (Nguyễn Thị Nhân Ái, Phạm Thị Diệu Thúy Bùi Thị Thu Huyền vấn đề về cảm xúc, mối quan hệ học đường (Đặng Hoàng Minh, Bahr Weiss, Nguyễn Cao Minh, Trần Nguyên Ngọc (2013) [7.
- Do đó, HS cần được can thiệp, hỗ trợ chuyên nghiệp của tham vấn TLHĐ..
- Trong phạm vi bài viết, chúng tôi trình bày kết quả điều tra thực trạng nhu cầu tham vấn TLHĐ của HS trung học cơ sở (THCS), khảo sát tại thành phố Hạ Long và huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
- Bài viết là một phần kết quả nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu và đề xuất mô hình tham vấn TLHĐ cho HS THCS trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, theo quyết định số 3241/QD-UBND tỉnh Quảng Ninh ngày 23 tháng 8 năm 2018, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh chủ trì, ThS.
- Nội dung nghiên cứu.
- Khách thể và phương pháp nghiên cứu 2.1.1.
- Khách thể nghiên cứu.
- Bảng 1: Đặc điểm mẫu khách thể nghiên cứu.
- THCS Nguyễn Văn Thuộc 316 17.7 TÓM TẮT: Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lí học đường của học sinh trung học cơ sở (gồm 1782 học sinh) tại 2 huyện/thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh là thành phố Hạ Long và huyện Vân Đồn.
- Kết quả cho thấy, đa số học sinh đánh giá cần thiết có phòng tâm lí học đường trong trường học của các em.
- Bên cạnh đó, các vấn đề học sinh có nhu cầu được tham vấn tâm lí ở mức cao là về kĩ năng sống, định hướng nghề nghiệp, về cảm xúc và mối quan hệ học đường.
- Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nhu cầu tham vấn học đường của học sinh xét theo tiêu chí giới tính, địa bàn sinh sống và khối lớp học..
- TỪ KHÓA: Nhu cầu.
- tham vấn tâm lí.
- tham vấn học đường.
- phòng tham vấn học đường..
- Phương pháp nghiên cứu.
- Để nghiên cứu nhu cầu tham vấn tâm lí của HS, chúng tôi tìm hiểu ở hai nội dung: Thứ nhất, đánh giá của HS về mức độ cần thiết của phòng tham vấn học đường trong trường học của các em với các mức độ trả lời được cho điểm từ 1 điểm - Hoàn toàn không cần thiết đến 5 điểm - Rất cần thiết.
- Thứ hai, nghiên cứu thiết kế thang đo để đánh giá nhu cầu tham vấn TLHĐ của HS qua các khía cạnh cụ thể là: về cảm xúc, về hành vi, về mối quan hệ học đường, về gia đình, vấn đề bắt nạt học đường, về ngoại hình, thể chất, về sức khỏe sinh sản, tình yêu, các vấn đề về kĩ năng sống và định hướng tương lai.
- Trong nghiên cứu này, thang đo nhu cầu tham vấn TLHĐ có độ tin cậy Alpha của Cronbach là 0,90.
- Đồng thời, kết quả điểm trung bình càng cao phản ánh nhu cầu tham vấn tâm lí của HS càng cao, và ngược lại, điểm càng thấp phản ánh nhu cầu tham vấn tâm lí của các em càng thấp..
- Kết quả nghiên cứu.
- Đánh giá của học sinh về sự cần thiết có phòng tham vấn tâm lí học đường.
- Kết quả khảo sát về sự cần thiết có phòng tham vấn TLHĐ của HS được thể hiện qua Biểu đồ 1..
- Nhìn chung, đa số HS đánh giá là cần thiết có phòng tham vấn TLHĐ trong trường học của các em.
- Trên thực tế, phòng tham vấn tâm lí tại mỗi trường học là địa chỉ tin cậy có thể hỗ.
- Hoạt động của phòng tham vấn giúp HS được động viên tinh thần, tăng cường năng lực để tạo ra những thay đổi tích cực của HS về nhận thức, cảm xúc và hành vi.
- Kết quả nghiên cứu trên cũng có sự tương đồng với nghiên cứu của tác giả Phạm Thanh Bình khi nghiên cứu trên cùng nhóm khách thể đã chỉ ra, đó là đa số HS có nhu cầu tham vấn học đường với nhiều biểu hiện đa dạng ở cả mặt nhận thức, thái độ và hành vi.
- HS đánh giá mức độ cần thiết và rất cần thiết có tham vấn TLHĐ..
- Như vậy, kết quả này phản ánh về cơ bản HS THCS tại các trường được khảo sát đã nhận thức được vai trò của tham vấn học đường đối với các em trong bối cảnh hiện nay.
- Điều này phản ánh thực tế ở mỗi trường, số HS chưa thấy hoặc chưa hiểu về vai trò và hiệu quả của phòng tham vấn tâm lí đối với các em.
- Đánh giá của HS về sự cần thiết có phòng tham vấn xét theo từng trường như sau (xem Biểu đồ 2)..
- Biểu đồ 2: Đánh giá của HS về sự cần thiết có phòng tham vấn học đường xét theo trường học.
- Biểu đồ 1: Đánh giá của HS về sự cần thiết có phòng tham vấn TLHĐ trong trường học.
- Với hai trường HS đánh giá cao việc cần thiết có phòng tham vấn trong nhà trường, điều này có thể được lí giải bởi đây là hai trường trọng điểm của thành phố Hạ Long và huyện Vân Đồn.
- Thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lí học đường của học sinh trung học cơ sở.
- Bảng 2 trình bày kết quả nhu cầu tham vấn TLHĐ của HS THCS ở địa bàn tỉnh Quảng Ninh, gồm khía cạnh cụ thể sau:.
- Bảng 2: Nhu cầu tham vấn TLHĐ của HS THCS.
- Nhu cầu tham vấn TLHĐ của HS THCS ĐTB ĐLC.
- Mối quan hệ học đường 3.57 0.82.
- Bắt nạt học đường 2.82 1.19.
- phản ánh nhu cầu tham vấn càng cao) Trong các nội dung nêu trên, HS có nhu cầu được tham vấn tâm lí cao nhất là về kĩ năng sống, định hướng tương lai (ĐTB = 4,09), thứ hai là về cảm xúc (ĐTB = 3,93), thứ ba là khía cạnh mối quan hệ học đường (ĐTB chung.
- Có ba nội dung HS ít có nhu cầu được tham vấn nhất là về bắt nạt học đường (ĐTB = 2,82), về mối quan hệ trong gia đình (ĐTB = 2.87) và về vấn đề hành vi (ĐTB = 2,97).
- Như vậy, với những nội dung HS có nhu cầu cao được tham vấn tâm lí cũng phản ánh phần nào thực trạng hiện nay, đó là kĩ năng sống của các em còn hạn chế, HS lúng túng trong ứng xử với các tình huống trong cuộc sống, HS cần được định hướng về tương lai dựa trên năng lực, sở thích của các em.
- Đồng thời, ở lứa tuổi này, HS cũng gặp những khó khăn nhất định trong học tập, đặc điểm tâm lí cá nhân cũng như gặp khó khăn quan hệ với bạn bè và thầy cô (Trương Thị Khánh Hà .
- Vì vậy, HS có nhu cầu cao được tham vấn tâm lí với các vấn đề trên..
- Đánh giá về nhu cầu tham vấn TLHĐ nói chung của HS, kết quả Biểu đồ 3 cho thấy, có 15,8% HS có nhu cầu.
- tham vấn ở mức cao, 69,4% HS có nhu cầu tham vấn ở mức khá, 14,8% số HS có nhu cầu tham vấn ở mức thấp..
- Biểu đồ 3: Thực trang nhu cầu tham vấn tâm lí chung của HS THCS.
- Có sự chênh lệch tương đối về mức độ đánh giá của HS theo địa bàn sinh sống so với tổng thể, cụ thể là: ở thành phố Hạ Long, tỉ lệ HS có nhu cầu tham vấn TLHĐ ở mức khá cao hơn so với tổng 2 địa bàn và tỉ lệ HS có nhu cầu tham vấn ở mức cao là cao hơn so với tổng thể và so với huyện Vân Đồn (xem Bảng 3)..
- Ở Bảng 3, sử dụng phép kiểm định so sánh điểm trung bình t-test và One way ANOVA, kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nhu cầu tham vấn TLHĐ của HS THCS qua các khía cạnh, cụ thể như sau:.
- Xét theo địa bàn sinh sống: Nhìn chung, HS ở thành phố Hạ Long có nhu cầu được tham vấn tâm lí cao hơn HS ở huyện Vân Đồn, cụ thể là: Về cảm xúc (ĐTB = 4,03 so với 3,18.
- Về mối quan hệ học đường (ĐTB = 3,66 so với 3,48.
- Về kĩ năng sống, định hướng tương lai (ĐTB = 4,18 so với 4,00.
- Câu hỏi đặt ra là: Điều gì dẫn đến việc HS ở thành phố Hạ Long có nhu cầu được tham vấn tâm lí cao hơn HS ở huyện Vân Đồn? Điều này có thể được lí giải bởi điều kiện kinh tế, xã hội của hai địa bàn.
- Trẻ được tham gia vào nhiều hoạt động học tập ngoại khóa, học kĩ năng mềm, học ngoại ngữ…(Trương Quang Lâm, Vũ Liên Oanh nên trẻ nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của tham vấn học đường.
- Do đó, các em có nhu cầu được tham vấn ở các khía cạnh trên cao hơn..
- và HS nữ về nhu cầu tham vấn về vấn đề hành vi và về ngoại hình, thể chất.
- Tuy nhiên, ở các vấn đề khác cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đó là: HS nữ có nhu cầu cần được tham vấn cao hơn HS nam về cảm xúc (ĐTB = 3,98 so với 3,85.
- Về mối quan hệ học đường (ĐTB = 3,60 so với 3,53.
- Như vậy, kết quả này cũng cho thấy một số khía cạnh tâm lí đó là ở lứa tuổi HS THCS, HS nữ có nhiều khó khăn tâm lí hơn so với HS nam.
- Bên cạnh đó, chúng tôi cho rằng, sự phát triển sinh lí ở nữ diễn ra sớm hơn so với nam nên HS sẽ không ổn định về tâm trạng, cảm xúc thất thường, từ đó nảy sinh ở các em nhu cầu quan tâm đến nội tâm, muốn hiểu về tâm lí.
- Thêm vào đó, ở lứa tuổi THCS, ngôn ngữ, ý thức của HS nữ phát triển hơn so với HS nam, nên các em nữ hiểu về vai trò, sự cần thiết của tham vấn TLHĐ đối với bản thân.
- Do đó, gia đình và nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề tâm lí của nhóm HS nữ..
- Xét theo khía cạnh lớp: HS lớp 7 đánh giá có nhu cầu tham vấn tâm lí cao hơn HS lớp 6, lớp 8 và lớp 9: Về cảm xúc (ĐTB = 4,03 so với 3,97.
- mối quan hệ học đường (ĐTB = 3,67 so với 3,62.
- Về kĩ năng sống, định hướng tương lai (ĐTB = 4,18 so với 4,09.
- Một điều thú vị là ở khía cạnh sức khỏe sinh sản, tình bạn khác giới, HS lớp 9 và lớp 8 có nhu cầu tham vấn về vấn đề này cao hơn so với lớp 6 và lớp 7 (ĐTB = 3,33 và 3,19 so với 3,15 và 3,10.
- Kết quả trên có thể được lí giải bởi với HS lớp 7, cảm xúc còn chưa ổn định, các em còn bỡ ngỡ với những thay đổi về ngoại hình thể chất… Vì vậy, HS có nhu cầu được tham vấn tâm lí cao hơn ở các vấn đề nêu trên..
- Để triển khai hiệu quả hoạt động tham vấn TLHĐ cho HS nói chung và HS THCS nói riêng, rất cần phải đánh giá đúng nhu cầu của HS, chỉ ra được những vấn đề tâm lí đang diễn ra ở HS trong bối cảnh hiện nay.
- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy, đa số HS THCS ở Quảng Ninh đánh giá cần thiết có phòng TLHĐ trong trường học của các em.
- Bên cạnh đó, các vấn đề HS có nhu cầu được tham vấn tâm lí ở mức độ cao là về kĩ năng sống, định hướng nghề nghiệp, về cảm xúc và mối quan hệ học đường.
- Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nhu cầu tham vấn học đường của HS theo các biến số.
- HS nữ có nhu cầu tham vấn cao hơn HS nam.
- HS ở thành phố Hạ Long có nhu cầu tham vấn cao hơn so với HS ở huyện Vân Đồn.
- Nhu cầu tham vấn có sự thay đổi theo các khối lớp, HS khối 7 có nhu cầu tham vấn cao hơn so với HS khối lớp 6, lớp 8 và lớp 9..
- Bảng 3: So sánh giữa các nhóm HS về nhu cầu tham vấn TLHĐ Tiêu.
- xúc Về hành vi Mối quan hệ học đường.
- Trên thực tế, việc triển khai Thông tư 31/2017/TT- BGDĐT của Bộ GD&ĐT ngày 18 tháng 12 năm 2017 Hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lí cho HS trong trường phổ thông, chúng tôi nhận thấy sẽ có một số khó khăn cho các trường trong việc triển khai hiệu quả hoạt động tham vấn TLHĐ như: còn thiếu đội ngũ cán bộ làm công tác tham vấn tâm lí được đào tạo chuyên sâu về tâm lí học.
- Ở các trường phổ thông, chưa có một mô hình tham vấn học đường chuyên nghiệp cũng như thiếu sự.
- giám sát, hỗ trợ về chuyên môn cho những người làm công tác tham vấn.
- Kết quả trên gợi mở cho chúng tôi những nghiên cứu tiếp theo trong tương lai, cần có những nghiên cứu đánh giá thực trạng về những khó khăn TLHĐ của HS cũng như nghiên cứu đánh giá mô hình tham vấn tâm lí cho HS phù hợp với địa phương..
- [1] Hoàng Anh Phước, (2014), Kĩ năng tham vấn học đường - Những vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội..
- [5] Nguyễn Thị Nhân Ái, Phạm Thị Diệu Thúy, (2019), Thực trạng hành vi gây hấn của thanh thiếu niên Việt Nam trong bối cảnh học đường, Tạp chí Tâm lí học, tr.50 - 62..
- [6] Bùi Thị Thu Huyền, (2019), Hành vi gây hấn và sự đồng cảm ở học sinh trung học cơ sở, Tạp chí Tâm lí học, tr.69 - 83..
- [7] Đặng Hoàng Minh, Bahr Weiss, Nguyễn Cao Minh, Trần Nguyên Ngọc, (2013), Nghiên cứu dịch tễ các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em Việt Nam trên nhóm mẫu đại diện toàn quốc, Tạp chí Tâm lí học, tr.54 - 67..
- [8] Nguyễn Thị Minh Hằng, (2014), Nhận thức và ứng xử của cha mẹ với rối nhiễu cảm xúc ở học sinh trung học cơ sở, Tạp chí Tâm lí học, tr.50 - 64..
- [9] Lê Thị Thanh Hương, (2019), Tác động của môi trường gia đình đến tình trạng rối loạn lo âu và trầm cảm của HS trung học phổ thông, Tạp chí Tâm lí học, tr.3 - 16..
- [10] Phạm Thanh Bình (2014), Nhu cầu tham vấn tâm lí học đường của học sinh trung học cơ sở, Luận án Tiến sĩ Tâm lí học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội..
- [12] Trương Thị Khánh Hà, (2013), Giáo trình Tâm lí học phát triển, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội..
- [13] Lê Minh Nguyệt - Ngô Thị Hạnh - Nguyễn Phương Linh, (2018), Áp lực gây căng thăng tâm lí ở học sinh trung học cơ sở, Kỉ yếu hội thảo Vai trò của tâm lí học trường học trong việc đảm bảo sức khỏe tâm lí cho học sinh và gia đình, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội..
- [14] Trương Quang Lâm, Vũ Liên Oanh, (2019), Cái tôi học đường của học sinh trung học cơ sở, Tạp chí Tâm lí học, tr.45 - 54..
- Luận án Tiến sĩ Tâm lí học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt