« Home « Kết quả tìm kiếm

Giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- Giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
- Hiện nay, phần lớn sinh viên (SV) của các trường đại học vẫn giữ được những giá trị, nét đẹp văn hóa truyền thống như: tôn sư trọng đạo, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, dám đấu tranh chống lại những tiêu cực, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào tương lai của đất nước.
- Bên cạnh đó, trước sự bùng nổ thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng và dư luận xã hội (XH), qua mạng Internet, sự du nhập ào ạt các trào lưu văn hóa, quan niệm sống lai căng cùng với sự chống phá, lôi kéo từ hệ tư tưởng thù địch với những sản phẩm mang danh văn hóa, một bộ phận SV trong các trường đại học chạy theo lối sống thực dụng, xa lạ với các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, vô tổ chức, vô kỉ luật… không có ý chí vươn lên..
- Chính vì vậy, việc nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa học đường (VHHĐ) cho SV có ý nghĩa rất thiết thực nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới và xu thế hội nhập quốc tế..
- Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa.
- Theo UNESCO: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại.
- sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [2, tr.431].
- Định nghĩa của Hồ Chí Minh giúp chúng ta hiểu văn hóa cụ thể và đầy đủ hơn.
- Những hoạt động sống đó trải qua thực tiễn và thời gian được lặp đi, lặp lại thành những thói quen, tập quán, chắt lọc thành những chuẩn mực, những giá trị vật chất và tinh thần được tích lũy, lưu truyền từ đời này qua đời khác thành kho tàng quý giá mang bản sắc riêng của mỗi cộng đồng, góp lại mà thành di sản văn hóa của toàn nhân loại..
- Phạm Văn Đồng cho rằng: “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử… Văn hóa bao gồm cả hệ thống giá trị: Tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh” [3, tr.22].
- Theo định nghĩa này, văn hóa là những cái gì đối lập với thiên nhiên và do con người sáng tạo nên từ tư tưởng tình cảm đến ý thức tình cảm và sức đề kháng của mỗi người, mỗi dân tộc..
- Theo chúng tôi, văn hóa là một vấn đề vừa trừu tượng vừa hữu hình, vừa có tính vững bền lại không ngừng thay đổi.
- Qua những tìm hiểu ở trên, có thể rút ra một khái niệm về văn hóa: Văn hóa là toàn bộ các giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình tồn tại và phát triển..
- Quan niệm về văn hóa học đường.
- Nếu môi trường học đường không giữ được nền nếp, giá trị, chuẩn mực, thầy không ra thầy, trò không ra trò thì nhà trường không thể TÓM TẮT: Giáo dục văn hóa học đường là nhiệm vụ quan trọng trong các nhà trường hiện nay, đặc biệt trong các trường đại học, nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.
- Dưới tiếp cận giáo dục học, bài viết đưa ra các khái niệm về văn hóa, văn hóa học đường và giáo dục văn hóa học đường, đồng thời tập trung phân tích, đánh giá thực trạng giáo dục văn hóa học đường của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
- Từ kết quả này, làm cơ sở đề xuất các biện pháp giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay..
- TỪ KHÓA: Văn hóa học đường.
- giáo dục văn hóa học đường.
- giảng viên.
- thực hiện được chức năng truyền tải, giáo dục văn hóa cho người học..
- Tác giả Thái Duy Tuyên nhận định, “VHHĐ hay (văn hóa nhà trường) là những giá trị, những kinh nghiệm lịch sử của XH loài người đã được tích lũy trong quá trình xây dựng hệ thống giáo dục quốc dân và quá trình hình thành nhân cách” [5, tr.27].
- Như vậy, VHHĐ là hệ thống những giá trị, những chuẩn mực vật chất và tinh thần được tích lũy qua quá trình phát triển của nhà trường.
- Những giá trị đó tác động trực tiếp đến nhận thức, thái độ, hành vi của các thành viên nhằm tạo nên môi trường văn hóa chuẩn mực, phù hợp với mục đích giáo dục và tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức sư phạm..
- Giáo dục văn hóa học đường.
- Giáo dục VHHĐ là một trong những nội dung của giáo dục.
- Nó đảm nhiệm việc giáo dục hệ thống tri thức các giá trị VHHĐ cần thiết cho người được giáo dục để biến nó thành ý thức, thái độ và hành vi cá nhân phù hợp với chuẩn mực VHHĐ, chuẩn mực XH và thời đại.
- Giáo dục VHHĐ là một quá trình tác động từ phía chủ thể giáo dục VHHĐ đến đối tượng, nhằm trang bị cho họ những tri thức, kĩ năng thực hiện VHHĐ, góp phần phát triển nhân cách phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường..
- Thực trạng giáo dục văn hóa học đường của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
- Nhận thức của sinh viên về văn hóa học đường.
- Điều này ảnh hưởng đến bản thân SV và chất lượng đào tạo của nhà trường..
- Đây là điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo và thực hiện nếp sống VHHĐ của nhà trường..
- 28 SV (12,1%) thể hiện qua ý thức sử dụng và bảo vệ tài sản công của nhà trường (bàn, ghế, điện, nước.
- Đánh giá về văn hóa học đường của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
- 1 Thái độ SV giao tiếp với giảng viên và cán bộ viên chức nhà trường .
- 3 Trang phục học đường .
- 4 Ý thức bảo vệ tài sản nhà trường .
- 7 Ý thức tham gia các hoạt động đoàn thể .
- Phần lớn ý kiến SV đánh giá về thái độ SV giao tiếp với GV và cán bộ viên chức nhà trường ở mức độ tốt và rất tốt (77,9.
- Bên cạnh những SV chấp hành tốt nội quy, quy định của nhà trường về trang phục học đường, vẫn còn một số ít SV ăn mặc không phù hợp, hớ hênh, kệch cỡm.
- Tuy nhiên, một số SV (1,1%) vẫn còn hạn chế trong việc bảo vệ tài sản nhà trường: Tiết kiệm điện, nước và giữ gìn các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học..
- sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nhà trường..
- Về ý thức tham gia các hoạt động đoàn thể, nhiều SV đánh giá: Mức độ rất tốt và tốt (56,2.
- Vì vậy, Đoàn Thanh niên, Hội SV của nhà trường cần lưu ý đưa ra nhiều phong trào thiết thực hơn và thu hút nhiều SV tham gia hơn..
- Các yếu tố ảnh hưởng đến biểu hiện văn hóa học đường ở sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
- Tuy nhiên, SV tiếp nhận tiếp nhận thông tin còn ồ ạt, thiếu chọn lọc, nhanh chóng… chủ yếu thông qua các trang mạng XH: Facebook, Instagram, Zalo… SV có thể nắm bắt được rất nhiều thông tin, chia sẻ của các tài khoản, fanpage, các tin trên mạng thường có các tiêu đề giật tít của các bài báo không có nguồn gốc chính thống, báo lá cải… Đa số SV chỉ thích đọc các tin giật tít, nhiều lượt chia sẻ, bình luận, lượt thích,… còn không quan tâm nhiều tới các tin tức chính trị, XH, kinh tế,… Sự phát triển của công nghệ đã ảnh hưởng rất lớn tới hành vi, nhận thức, cách biểu hiện văn hóa ứng xử của SV trong nhà trường..
- Giảng viên: Giảng viên có vai trò chủ đạo trong việc hình thành văn hóa ứng xử có đạo đức, có văn hóa của SV.
- Vì vậy, cách ứng xử, phương pháp giảng dạy của giảng viên cũng tác động rất nhiều tới hành vi ứng xử của mỗi SV..
- có tác động rất lớn đến SV nói chung và văn hóa ứng xử của SV nói riêng.
- SV tham gia các hoạt động có cơ hội học tập, giao lưu kết bạn, không chỉ với các SV trong nhà trường mà cả SV ở các trường, cơ sở giáo dục khác.
- Thực tế cho thấy, SV tham gia các hoạt động sẽ giúp thúc đẩy sự tự tin giao tiếp, ứng xử của SV.
- hóa phẩm không lành mạnh, độc hại dẫn đến những hành động suy đồi đạo đức thậm chí là vi phạm pháp luật… Sự xung đột giữa nhiều nét văn hóa làm cho SV khủng hoảng không biết đi theo giá trị nào..
- Yếu tố về nhận thức: SV chưa thật sự hiểu hết về văn hóa ứng xử.
- Họ cho rằng văn hóa ứng xử chỉ đơn giản là cách giao tiếp với người khác, không quan trọng nó có lành mạnh tích cực hay tiêu cực suy đồi.
- SV chưa nhận thức được ý nghĩa vai trò của việc duy trì văn hóa ứng xử – nét đẹp hay chuẩn mực trong ứng xử đã được hình thành từ trong cộng đồng XH, dẫn đến không coi trọng nét văn hóa này.
- Yếu tố về tuổi: Với môi trường đại học, tuổi tác cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến cách thức ứng xử của mỗi SV.
- Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
- Đối với nhà trường.
- Nhà trường cần tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển văn hóa, đổi mới giáo dục, xây dựng môi trường văn hóa, môi trường giáo dục… tạo điều kiện xây dựng lối sống và con người mới theo những chuẩn mực mà XH yêu cầu.
- viên, SV, cán bộ công nhân viên nhà trường về vị thế, vai trò của VHHĐ đối với sự phát triển của nhà trường..
- Thông qua mạng Intemet: Đặc biệt coi trọng vai trò, tác dụng của website nhà trường cung cấp thông tin, tuyên truyền về nếp sống văn hóa, các điển hình đấu tranh phòng chống tệ nạn XH, thông báo nội dung các hoạt động, biểu dương các cá nhân điển hình, tập thể tiên tiến….
- Nhà trường xây dựng các nội quy, quy chế để hoàn thiện nội dung VHHĐ nhằm điều chỉnh nhận thức của SV, hình thành nên những chuẩn mực về văn hoá đạo đức phù hợp với lứa tuổi SV.
- Nội dung quy chế, quy định cần hướng vào đạo đức, lối sống, thái độ hành vi ứng xử của SV trong các mối quan hệ nhà trường, phải thiết thực, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của nhà trường và phù hợp với điều kiện phát triển XH.
- Nhà trường cần thành lập các phòng tham vấn học đường nhằm hỗ trợ, giúp đỡ SV khi các em gặp khó khăn về tâm lí.
- Người làm công tác tham vấn phải được đào tạo bài bản về kiến thức tâm lí nói chung và các kĩ năng tham vấn nói riêng (các giảng viên giàu kinh nghiệm, các cán bộ Đoàn Thanh niên, Hội SV giỏi) nhằm định hướng cho các em về văn hóa trong môi trường học đường..
- Nội dung giáo dục về VHHĐ được quán triệt trong nhà trường được thể hiện trong kết cấu chương trình đào tạo, trong từng môn học.
- Phối hợp các hình thức hoạt động, các môn học trong nhà trường để tạo ra một.
- môi trường giáo dục toàn diện về “dạy người”, “dạy nghề”..
- VHHĐ cũng có thể thiết kế thành những chuyên đề riêng được thể hiện dưới nhiều hình thức như chuyên đề về giá trị văn hoá truyền thống, đạo đức, lối sống, phẩm chất nhân cách… cũng có thể là những chuyên đề gắn liền với ngành nghề chuyên môn như đạo đức, đạo đức công vụ, văn hóa công sở, văn hóa trường học, quy chế văn hóa công sở.
- Bên cạnh đó, nhà trường phải đẩy mạnh công tác giáo dục lí tưởng cách mạng, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc cho SV..
- Giảng viên phải có trình độ chuyên môn cao, có lương tâm, trách nhiệm, lao động hết mình để thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường.
- Muốn làm được điều này thì giảng viên phải là những người có bề dày kinh nghiệm sống, kinh nghiệm giảng dạy, gương mẫu trong thực hiện nội quy, quy chế của nhà trường và được SV kính phục.
- Làm cho mỗi SV nhận thức và nắm chắc nội dung của VHHĐ và xem đó là điều kiện không thể thiếu khi đã là SV của nhà trường.
- Tổ chức các họat động có nội dung giáo dục VHHĐ cho SV như thi thời trang SV, thi ứng xử, thi phòng ở kiểu mẫu.
- Giáo dục VHHĐ cho SV phải được xem là một trong những tiêu chí để đánh giá SV.
- Đồng thời, Đoàn Thanh niên, Hội SV tiếp tục đổi mới các hoạt động phong trào mang tính định hướng, giáo dục để thu hút SV tham gia các hoạt động lành mạnh, tránh xa tệ nạn XH.
- Phòng công tác SV, Đoàn Thanh niên, Hội SV, các khoa chủ quản trong việc giáo dục VHHĐ cho SV như: Thành lập đội thanh niên xung kích giám sát, nhắc nhở các đoàn viên, thanh niên của nhà trường thực hiện nội quy, quy chế của nhà trường.
- Tạo cơ chế cho SV được tham gia vào việc xây dựng các tiêu chuẩn VHHĐ của nhà trường.
- SV có thể đánh giá, góp ý xây dựng các mặt hoạt động của nhà trường.
- Phòng cần tăng cường kiểm tra việc thực hiện VHHĐ của các lớp và cá nhân SV, góp ý xây dựng các mặt hoạt động của nhà trường, đề nghị với Nhà trường xử lí cá nhân SV không thực hiện tốt về VHHĐ, định kì hàng năm tổ chức tổng kết việc thực hiện VHHĐ của SV.
- Tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong việc giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên Việc kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình và XH trong việc giáo dục cho học sinh, SV, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Phải mật thiết liên hệ với gia đình học trò..
- Bởi vì giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài XH và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn.
- Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài XH thì kết quả cũng không hoàn toàn” [7, tr.168]..
- Trong quá trình định hướng và phát triển nhân cách SV, mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình - xã hội là môi trường sống, môi trường giáo dục suốt đời đối với SV, nếu phối hợp tốt thì giáo dục đạo đức cho SV sẽ đạt hiệu quả tốt..
- Đối với tuổi trẻ đặc biệt là SV, giáo dục nhà trường là sự tiếp tục của giáo dục gia đình.
- Ở đó, giáo dục đạo đức được kết hợp với nhiều loại hình giáo dục khác nhau nhằm phát triển hoàn thiện nhân cách.
- Giáo dục nhà trường là giáo dục có bài bản, hệ thống được chọn lọc và đạt chuẩn mực vì thế đây được xem là con đường ngắn nhất, trực tiếp nhất để giáo dục những giá trị nhân văn, giáo dục nhân cách, lối sống cho SV phù hợp với yêu cầu của XH..
- Giáo dục XH là sự tiếp tục của giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường, nó sẽ củng cố và làm phong phú thêm những điều con người học được ở nhà trường và gia đình..
- Giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình, giáo dục XH là những lĩnh vực không đứng biệt lập mà là những vòng quay đồng tâm kế tiếp và giao thoa nhau của sự nghiệp giáo dục con người phát triển toàn diện cả đức, trí, thể, mĩ, đặc biệt là cho thế hệ trẻ thanh niên, SV..
- Sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường thể hiện ở việc cùng hợp tác, cùng trao đổi thông tin để nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lí, hoàn cảnh gia đình, môi trường sống của SV từ đó tìm ra phương pháp tác động vào họ phù hợp đem lại hiệu quả cao nhất.
- Gia đình phải thường xuyên quan tâm đến tâm tư, tình cảm hay việc học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, ứng xử trong các mối quan hệ của con em mình, có liên hệ thường xuyên với nhà trường để kết hợp với nhà.
- Đồng thời, tôn trọng nội quy quy chế của các ban ngành, của nhà trường, có thái độ đúng mực trong quan hệ với nhà trường với giảng viên, giữ chữ tín cho thầy cô, theo truyền thống tôn sư trọng đạo để làm gương cho con em mình..
- Cần giáo dục thuần phong mĩ tục của cộng đồng cho SV;.
- Việc giáo dục VHHĐ trong các nhà trường là vô cùng cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
- VHHĐ lành mạnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự tin cậy, tôn trọng lẫn nhau, giúp mọi thành viên trong nhà trường quan tâm nâng cao chất lượng dạy và học, tạo điều kiện khuyến khích SV nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giúp cho SV có kĩ năng tự xây dựng một hệ giá trị lành mạnh, đúng hướng cho cuộc sống tương lai của mình, xác lập cho mình một lẽ sống, lí tưởng sống đúng đắn.
- Qua đó, SV sẽ có bản lĩnh, biết làm chủ bản thân, làm chủ về khoa học, kĩ thuật và lĩnh hội những văn hóa tiên tiến để trở thành những công dân tốt, phục vụ cho sự phát triển, hội nhập bền vững của đất nước..
- [3] Trần Quốc Vượng (chủ biên), (2005), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội..
- Phạm Minh Hạc, (2012), Văn hóa và văn hóa học đường: Giáo dục giá trị xây.
- dựng văn hóa học đường, NXB Thanh niên..
- [5] Thái Duy Tuyên, (2010), Tìm hiểu tư tưởng ở đời và làm người của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội..
- [6] Phạm Ngọc Trung, (2011), Văn hóa và phát triển từ lí luận đến thực tiễn, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt