« Home « Kết quả tìm kiếm

Mối quan hệ giữa sở thích môn học với định hướng nghề nghiệp của học sinh Trường Trung học cơ sở Trần Quốc Toản, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa


Tóm tắt Xem thử

- Mối quan hệ giữa sở thích môn học với định hướng nghề nghiệp của học sinh Trường Trung học cơ sở.
- TÓM TẮT: Mối quan hệ giữa sở thích môn học với định hướng nghề nghiệp của học sinh Trường Trung học cơ sở Trần Quốc Toản thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa được xác định bằng phép phân tích tương quan đa biến (CCA).
- Kết quả cho thấy, sở thích môn học có mối quan hệ chặt chẽ và chi phối định hướng nghề nghiệp của từng học sinh.
- Kết quả nghiên cứu này góp phần cùng cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng mô hình trải nghiệm sáng tạo phù hợp với việc phân luồng học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm theo sở thích môn học và định hướng nghề nghiệp..
- TỪ KHÓA: Mối quan hệ.
- sở thích môn học.
- định hướng nghề nghiệp.
- Theo đó, trong chương trình GDPT tổng thể mới, được bổ sung hoạt động giáo dục bắt buộc, đó là “Hoạt động trải nghiệm và hướng nghề” với 1.260 tiết/năm.
- Để xây dựng được các mô hình hoạt động trải nghiệm phù hợp với sở thích môn học, sở thích cuộc sống và định hướng nghề nghiệp cho từng nhóm học sinh (HS) của từng trường phổ thông, cần phải có các nghiên cứu cụ thể về mối quan hệ giữa các sở thích của HS.
- Các thông tin về mối quan hệ giữa sở thích môn học với định hướng nghề nghiệp của HS phổ thông hoàn toàn chưa được đề cập.
- Vì thế, nghiên cứu mối quan hệ giữa sở thích môn học với định hướng nghề nghiệp của HS phổ thông là việc làm cần thiết và cấp bách nhằm góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng mô hình trải nghiệm sáng tạo phù hợp với việc phân luồng HS tham gia hoạt động trải nghiệm theo sở thích môn học và định hướng nghề nghiệp..
- Đọc, phân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu viết về mô hình trải nghiệm sáng tạo, sở thích môn học, định hướng nghề nghiệp, mối quan hệ giữa chúng..
- Lập phiếu điều tra sở thích môn học và định hướng nghề nghiệp của HS ở các khối lớp khác nhau.
- Phân tích mối quan hệ giữa sở thích môn học với định hướng nghề nghiệp bằng phép phân tích tương quan đa biến (Canonical Correspondence Analysis – CCA) [4] trên phần mềm Past V.3.07 [5] theo hướng dẫn của Phan Đức Ngại .
- Mối quan hệ giữa sở thích môn học với định hướng nghề nghiệp của HS THCS thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa được phân tích dựa vào kết quả thống kê đa biến về mối liên hệ giữa định hướng nghề nghiệp với sở thích môn học (Khoa học Tự nhiên (KHTN), Khoa học Xã hội (KHXH), năng khiếu (NK) và ngoại ngữ (NN)) của 560 HS THCS..
- Xác định yếu tố sở thích môn học có ý nghĩa chi phối định hướng nghề nghiệp được lựa chọn theo phương pháp chọn tiến tới (forward selection) của Ter Braak C.
- Sử dụng phần mềm Past V.3.07 [5] theo hướng dẫn của Phan Đức Ngại để truy xuất biểu đồ, hình ảnh, bảng biểu về mối quan hệ sở thích môn học với định hướng nghề nghiệp.
- Trong biểu đồ, loại định hướng nghề nghiệp nào phân bố càng gần với đường thẳng biểu thị sở thích môn học thì có quan hệ càng gần gũi và chịu sự chi phối của sở thích môn học đó của HS..
- Mối quan hệ giữa sở thích môn học với định hướng nghề nghiệp của học sinh khối 6.
- Kết quả phân tích tương quan đa biến (CCA) cho thấy, các loại định hướng nghề nghiệp không được HS chọn nên hiển.
- nhiên không có mối quan hệ với sở thích môn học của HS khối 6 như: Điều dưỡng (ĐiD), Điêu khắc đá (ĐiKĐ), Giúp việc (GiuV), Lao công (LaC), Mại dâm (MaD), Nhân viên lưu trữ (NhVLT), Thợ hồ (ThH), Thợ mỏ (ThMo), Thợ mộc (ThMoc), Xe ôm (XeO)..
- Các loại định hướng nghề nghiệp được HS chọn nhưng phân bố ở ô số I và IV nên có rất ít mối quan hệ với sở thích môn học của HS khối 6 (Hình 1) như: Vú nuôi (VuN), Bảo mẫu (BaM), Bồi bàn (BoB), Bảo hiểm (BaH), Buôn bán (BuB), Công an (CoA), Cầu thủ bóng đá (CaTBĐ), Công nhân (CoN), Diễn viên (DiV), Diễn viên võ thuật (DiVVT), Dược sĩ (DuS), Đầu bếp (ĐaB), Họa sĩ (HoS), Kĩ sư (KyS), Lập trình viên (LaTV), Dẫn chương trình (MC), Nhà báo (NhB), Nhà kinh tế học (NhKTH), Nhiếp ảnh gia (NhAG), Nội trợ (NoT), Phóng viên (PhV), Thám tử (ThT), Thợ xây (ThX), Thợ may (ThM), Thợ máy (ThMa), Thợ xây (ThX), Tổng thầu xây dựng (ToTXD), Tư vấn xây dựng (TuVXD)..
- Các loại định hướng nghề nghiệp được HS chọn và phân bố ở ô số II và III nên có mối quan hệ và chịu sự chi phối của sở thích môn học của HS khối 6 với mức độ sai khác có ý nghĩa bằng 0,12 (Mức độ tin cậy 88%) (Bảng 1, Hình 1) như:.
- Trong đó, có một số định hướng nghề nghiệp của HS lại chịu sự chi phối mạnh mẽ của sở thích môn học như: Nghề Luật sư và Huấn luyện viên chịu sự chi phối mạnh mẽ của sở thích các môn học NK.
- nghề Công chứng viên chịu sự chi phối mạnh mẽ các môn học KHXH;.
- nghề Người mẫu chịu sự chi phối mạnh mẽ của các môn học NN.
- nghề Bác sĩ và Nhân viên pha chế lại chịu sự chi phối mạnh mẽ của các môn học KHTN của HS (Hình 1)..
- Mối quan hệ giữa sở thích môn học với định hướng nghề nghiệp của học sinh khối 7.
- Các loại định hướng nghề nghiệp được HS chọn nhưng phân bố ở ô số III và IV nên có rất ít mối quan hệ với sở thích môn học của HS khối 7 (Hình 2) như: Giảng viên (GiV), Thợ may (ThM), Huấn luyện viên (HuLV), Nội trợ (NoT),.
- Các loại định hướng nghề nghiệp được HS chọn và phân bố ở ô số I và II nên có mối quan hệ và chịu sự chi phối của sở thích môn học của HS khối 7 với mức độ sai khác có ý nghĩa bằng 0,28 (Mức độ tin cậy 72%) (Bảng 2, Bảng 1: Yếu tố sở thích môn học có ý nghĩa chi phối định hướng nghề nghiệp của HS khối 6 được lựa chọn theo phương pháp chọn tiến tới.
- Tương quan của yếu tố môn học với thứ tự các trục.
- Biến thiên phần trăm lũy tiến tương quan giữa định hướng nghề nghiệp với sở thích môn học.
- Hình 1: Mối tương quan giữa định hướng nghề nghiệp với sở thích môn học của HS khối 6.
- định hướng nghề nghiệp của HS lại chịu sự chi phối mạnh mẽ của sở thích môn học như: Nghề Phi công chịu sự chi phối mạnh mẽ của sở thích các môn học NN.
- nghề Luật sư chịu sự chi phối mạnh mẽ các môn học KHXH và KHTN của HS (Hình 2)..
- Mối quan hệ giữa sở thích môn học với định hướng nghề nghiệp của học sinh khối 8.
- Các loại định hướng nghề nghiệp được HS chọn và phân bố ở ô số II nên có mối quan hệ và chịu sự chi phối của sở thích môn học của HS khối 8 với mức độ sai khác có ý nghĩa bằng 0,18 (Mức độ tin cậy 82%) (Bảng 3, Hình 3) như: Buôn bán (BuB), Giảng viên (GiV), Bộ đội (BoĐ), Tiếp viên hàng không (TiVHK), Đạo diễn (ĐaD), Huấn luyện viên (HuLV), Thợ xây (ThX), Nhân viên pha chế (NhVPC), Bồi bàn (BoB), Phi công (PhC), Vú nuôi (VuN), Bảo mẫu (BaM), Bảo hiểm (BaH), Công nhân (CoN), Gia sư (GiS), Giám thị (GiT), Lao công (LaC), Nhân viên lưu trữ (NhVLT), Phóng viên (PhV), Thợ hồ (ThH), Thợ may (ThM), Thợ máy (ThMa), Thợ mỏ (ThMo), Thợ rèn sắt (ThRS), Tư vấn xây dựng (TuVXD).
- Trong đó, có một số định hướng nghề nghiệp của HS lại chịu sự chi phối mạnh mẽ của sở thích môn học như: Nghề Tiếp viên hàng không và Huấn luyện viên chịu sự chi phối mạnh mẽ của sở thích các môn học KHTN.
- nghề Phóng viên chịu sự chi phối mạnh mẽ các môn học KHXH.
- nghề Bồi bàn chịu sự chi phối mạnh mẽ của các môn học NK.
- nghề Nhân viên pha chế lại chịu sự chi phối mạnh mẽ của các môn học NN của HS (Hình 3)..
- Mối quan hệ giữa sở thích môn học với định hướng nghề nghiệp của học sinh khối 9.
- Bảng 2: Yếu tố sở thích môn học có ý nghĩa chi phối định hướng nghề nghiệp của HS khối 7 được lựa chọn theo phương pháp chọn tiến tới.
- Hình 2: Mối tương quan giữa định hướng nghề nghiệp với sở thích môn học của HS khối 7.
- Các loại định hướng nghề nghiệp được HS chọn nhưng phân bố ở ô số III và IV nên có rất ít mối quan hệ với sở thích môn học của HS khối 9 (Hình 4) như: Vú nuôi (VuN), Bồi bàn (BoB), Công tác xã hội (CoTXH), Dược sĩ (DuS), Đi tu (ĐiT), Giám thị (GiT), Giảng viên (GiV), Giáo viên (GiaoV), Giúp việc (GiuV), Họa sĩ (HoS), Kiến trúc sư (KiTS), Lao công (LaC), Lập trình viên (LaTV), Luật sư (LuS), Nhà báo (NhB), Nhà kinh tế học (NhKTH), Nhân viên pha chế (NhVPC), Thám tử (ThT), Thợ hồ (ThH), Thợ xây (ThX), Thợ máy (ThMa), Thợ.
- Các loại định hướng nghề nghiệp được HS chọn và phân bố ở ô số I và II nên có mối quan hệ và chịu sự chi phối của sở thích môn học của HS khối 9 với mức độ sai khác có ý nghĩa bằng 0,05 (Mức độ tin cậy 95%) (Bảng 4, Hình 4) như: Nội trợ (NoT), Điêu khắc đá (ĐiKĐ), Thợ may (ThM), Phóng viên (PhV), Gia sư (GiS), Tiếp viên hàng không (TiVHK), Nhân viên lưu trữ (NhVLT), Vận động viên (VaĐV), Tổng thầu xây dựng (ToTXD), Bộ đội (BoĐ), Buôn bán (BuB), Công an (CoA), Thư kí (ThK), Bác sĩ (BaS), Kĩ sư (KyS) (Phân bố ô số I) chịu sự chi phối của các môn học KHTN.
- Nhiếp ảnh gia (NhAG), Người mẫu (NgM), Mại dâm (MaD), Công nhân (CoN), Huấn luyện viên (HuLV), Điều dưỡng (ĐiD), Đạo diễn (ĐaD), Dẫn chương trình (MC), Đầu bếp (ĐaB), Diễn viên võ thuật (DiVVT), Diễn viên (DiV), Phi công (PhC), Công chứng viên (CoCV), Cầu thủ bóng đá (CaTBĐ) (Phân bố ô số II) chịu sự chi phối của các môn học KHXH, NK và NN.
- Trong đó, có một số định hướng nghề nghiệp của HS lại chịu sự chi phối mạnh mẽ của sở thích môn học như:.
- Nghề Điêu khắc đá, Thợ may chịu sự chi phối mạnh mẽ của sở thích các môn học KHTN.
- nghề Dẫn chương trình chịu sự chi phối mạnh mẽ các môn học KHXH.
- nghề Diễn viên chịu sự chi phối mạnh mẽ của sở thích các môn học NK của HS (Hình 4)..
- Bảng 4: Yếu tố sở thích môn học có ý nghĩa chi phối định hướng nghề nghiệp của HS khối 9 được lựa chọn theo phương pháp chọn tiến tới.
- Biến thiên phần trăm lũy tiến tương quan giữa sở thích trong cuộc sống với sở thích môn học.
- 0,05 Bảng 3: Yếu tố sở thích môn học có ý nghĩa chi phối định hướng.
- nghề nghiệp của HS khối 8 được lựa chọn theo phương pháp chọn tiến tới.
- Hình 3: Mối tương quan giữa định hướng nghề nghiệp với sở thích môn học của HS khối 8.
- Số 01, tháng Hình 4: Mối tương quan giữa định hướng nghề nghiệp với sở.
- thích môn học của HS khối 9.
- Mối quan hệ giữa sở thích môn học với định hướng nghề nghiệp của học sinh khối 6, 7, 8 và 9 Kết quả phân tích tương quan đa biến (CCA) cho thấy, các loại định hướng nghề nghiệp được HS chọn nhưng phân bố ở ô số I và IV nên có rất ít mối quan hệ với sở thích môn học của HS khối 6, 7, 8 và 9 (Hình 5) như: Vú nuôi (VuN), Bồi bàn (BoB), Bảo hiểm (BaH), Buôn bán (BuB), Cầu thủ bóng đá (CaTBĐ), Công nhân (CoN), Công chứng viên (CoCV), Công tác xã hội (CoTXH) Diễn viên võ thuật (DiVVT), Dược sĩ (DuS), Điều dưỡng (ĐiD), Điêu khắc đá (ĐiKĐ), Đạo diễn (ĐaD), Đi tu (ĐiT), Gia sư (GiS), Giám thị (GiT), Giảng viên (GiV), Giúp việc (GiuV), Huấn luyện viên (HuLV), Kiến trúc sư (KiTS), Kĩ sư (KyS), Lao công (LaC), Lập trình viên (LaTV), Luật sư (LuS), Mại dâm (MaD), Nhà báo (NhB), Nhà kinh tế học (NhKTH), Nhân viên lưu trữ (NhVLT), Nhiếp ảnh gia (NhAG), Thợ hồ (ThH), Thợ xây (ThX), Thợ máy (ThMa), Thợ mỏ (ThMo), Thợ mộc (ThMoc), Thợ rèn sắt (ThRS), Thợ xây (ThX), Thủ thư (ThT), Thư kí (ThK), Tổng thầu xây dựng (ToTXD), Xe ôm (XeO), Nghề khác (NgK)..
- Các loại định hướng nghề nghiệp được HS chọn và phân bố ở ô số II và III nên có mối quan hệ và chịu sự chi phối của sở thích môn học của HS khối 9 với mức độ sai khác có ý nghĩa bằng 0,04 (Mức độ tin cậy 96%) (Bảng 5, Hình 5) như: Bảo mẫu (BaM), Cầu thủ bóng đá (CaTBĐ), Giáo viên (GiaoV), Họa sĩ (HoS), Nội trợ (NoT), Phi công (PhC), Thám tử (ThT), Vận động viên (VaĐV) (Phân bố ô số II) chịu sự chi phối của các môn học KHTN và KHXH.
- Diễn viên (DiV), Đầu bếp (ĐaB), Dẫn chương trình (MC), Người mẫu (NgM), Nhân viên pha chế (NhVPC), Phóng viên (PhV), Tiếp viên hàng không (TiVHK), Thợ may (ThM), Tư vấn xây dựng (TuVXD), Võ sĩ giác đấu (VoSGĐ) (Phân bố ô số III) chịu sự chi phối của các môn học NK và NN.
- đó, có một số định hướng nghề nghiệp của HS lại chịu sự chi phối mạnh mẽ của sở thích môn học như: Nghề Thám tử chịu sự chi phối mạnh mẽ của sở thích các môn học KHXH.
- nghề Đầu bếp chịu sự chi phối mạnh mẽ các môn học NK.
- nghề Diễn viên và Phóng viên chịu sự chi phối mạnh mẽ của sở thích các môn học NN của HS (Hình 5)..
- Kết quả nghiêu cứu trên cho thấy, có mối quan hệ chặt chẽ giữa sở thích môn học với định hướng nghề nghiệp của Bảng 5: Yếu tố sở thích môn học có ý nghĩa chi phối định hướng nghề nghiệp của HS khối 6, 7, 8 và 9 được lựa chọn theo phương pháp chọn tiến tới.
- Hình 5: Mối tương quan giữa định hướng nghề nghiệp với sở thích môn học của HS khối 6, 7, 8 và 9.
- Tuy nhiên, có sự khác nhau giữa các khối 6, 7, 8 và 9 về tỉ lệ % định hướng nghề nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với sở thích môn học của HS nhưng sự khác nhau đó không quá lớn và có tỉ lệ khá cao, dao động từ 38.
- Trong đó, tỉ lệ định hướng nghề nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với sở thích môn học của HS khối 6 thấp nhất, chỉ chiếm trên 38% tổng số định hướng nghề nghiệp được xem xét (60 nghề nghiệp).
- cao nhất là khối 9, chiếm trên 48% tổng số định hướng nghề nghiệp được xem xét (Hình 6).
- đối với HS Trường THCS Trần Quốc Toản, nhà trường nên tổ chức cho HS khối 6, 7, 8 và 9 trải nghiệm sáng tạo theo định hướng nghề nghiệp có mối quan hệ với sở thích môn học của HS nhằm kích thích tính hưng phấn, sở trường của HS.
- Thông qua hình thực trải nghiệm này giúp cho HS lĩnh hội kiến thức môn học KHTN, KHXH, NK và NN nhanh và hiệu quả nhất..
- Kết quả phân tích tương quan đa biến (CCA) cho thấy, sở thích môn học có mối quan hệ chặt chẽ và chi phối định hướng nghề nghiệp của từng HS.
- Phần lớn HS Trường THCS Trần Quốc Toản, Nha Trang, Khánh Hòa có sở thích các môn học KHTN thì định hướng nghề nghiệp là Bác sĩ, Nhân viên pha chế, Tiếp viên hàng không, Điêu khắc đá và Thợ may.
- thích các môn học KHXH thì định hướng nghề nghiệp là Luật sư, Phóng viên, Dẫn chương trình Công chứng viên và Thám tử.
- thích các môn học NK thì định hướng nghề nghiệp là Huấn luyện viên, Diễn viên, Bồi bàn và Đầu bếp.
- thích các môn học NN thì định hướng nghề nghiệp là Người mẫu, Phi công, Nhân viên pha chế.
- Kết quả nghiên cứu này góp phần cùng cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng mô hình trải nghiệm sáng tạo phù hợp với việc phân luồng HS tham gia hoạt động trải nghiệm theo sở thích môn học và định hướng nghề nghiệp..
- Hình 6: Tỉ lệ phần trăm định hướng nghề nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với sở thích m ôn học của HS khối 6, 7, 8 và 9

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt