« Home « Kết quả tìm kiếm

Phát triển ngân hàng trắc nghiệm thích ứng để đánh giá năng lực đọc hiểu môn Ngữ văn của học sinh lớp 10 trung học phổ thông


Tóm tắt Xem thử

- Phát triển ngân hàng trắc nghiệm thích ứng để đánh giá năng lực đọc hiểu môn Ngữ văn của học sinh lớp 10 trung học phổ thông.
- Trắc nghiệm thích ứng là thuật ngữ chỉ một phương pháp đánh giá (ĐG) thí sinh trong đó có học sinh (HS), sinh viên, bệnh nhân… bằng hình thức kiểm tra trắc nghiệm nhưng ĐG theo hướng năng lực (NL) của thí sinh bằng bộ câu hỏi tương ứng với mức NL đó.
- Hệ thống trắc nghiệm thích ứng là một hệ thống phần mềm được phát triển trên cơ sở mô hình trắc nghiệm thích ứng để ĐG thí sinh.
- Lần đầu tiên, hệ thống cung cấp cho thí sinh một câu hỏi vừa đủ khó đối với thí sinh.
- Trắc nghiệm thích ứng giúp cho việc ĐG phù hợp với NL của người học theo từng giai đoạn.
- Trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn vấn đề phát triển ngân hàng trắc nghiệm thích ứng để ĐG NL đọc hiểu của HS lớp 10 THPT.
- Kết quả nghiên cứu trình bày ở đây được tài trợ bởi nhóm đề tài nghiên cứu khoa học có mã số QS.17.14 và QS.17.15 của Trường Đại học Giáo dục được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu của Khoa Quản trị Chất lượng, Trường Đại học Giáo dục..
- Nội dung nghiên cứu.
- Năng lực đọc hiểu và thang đánh giá.
- Do chi phối bởi mục tiêu môn học và điều kiện thực hiện, ĐG kết quả học tập của HS trong môn Ngữ văn hiện nay tập trung chủ yếu vào hai NL đọc và viết.
- Trong bài báo này, chúng tôi xây dựng bộ công cụ ĐG NL đọc hiểu.
- Đọc hiểu là một NL tiếp nhận văn bản, thông qua hoạt động của con người đọc chữ, xem các kí hiệu bảng biểu, hình ảnh trong.
- nhiều loại văn bản khác nhau, nhằm xử lí thông tin trong văn bản để phục vụ những mục đích cụ thể trong học tập hoặc giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn của cuộc sống.
- Đọc hiểu luôn là một nội dung trọng tâm trong chương trình môn Ngữ văn ở trường phổ thông của hầu hết các quốc gia trên thế giới trong thời kì từ đầu thế kỉ XX đến nay..
- Trong dạy học môn Ngữ văn, NL đọc hiểu văn bản văn học rất được coi trọng.
- Việc ĐG NL đọc hiểu của HS hiện nay thường diễn ra dưới hai hình thức: Kiểm tra miệng (Yêu cầu HS nhắc lại một nội dung nào đó của bài học đã ghi chép trong vở) và kiểm tra viết (Viết về một vấn đề thuộc phương diện nội dung hoặc nghệ thuật của văn bản đã học).
- Những nhiệm vụ này chưa ĐG được NL đọc hiểu các loại văn bản khác nhau của HS.
- Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần đổi mới ĐG NL đọc hiểu của HS bằng việc sử dụng những văn bản mới (Bao gồm cả văn bản văn học và văn bản thông tin, có cùng đề tài, chủ đề hoặc thể loại với văn bản đã học trong chương trình, sách giáo khoa), yêu cầu HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã có vào việc đọc hiểu và cảm thụ văn bản mới này.
- Các câu hỏi ĐG NL đọc hiểu nên được thiết kế theo cách làm của Chương trình ĐG HS quốc tế (viết tắt là PISA), bao gồm: câu hỏi mở, câu hỏi đóng, câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn, câu hỏi có - không, đúng - sai phức hợp.
- ĐG NL đọc hiểu của HS phải được tiến hành thường xuyên trong các bài kiểm tra từ 1-2 tiết, bài kiểm tra học kì, kiểm tra cuối năm, kì thi THPT cấp quốc gia.
- Trên cơ sở thang NL 6 mức của PISA có thể nhận TÓM TẮT: Trắc nghiệm thích ứng trên máy tính (Computerized Adaptive Testing - CAT) là một hình thức kiểm tra đánh giá cho phép rút ngắn số lượng câu hỏi nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác về đánh giá năng lực của thí sinh.
- Một trong những phần cốt lõi của hệ thống trắc nghiệm thích nghi là các thuật toán ước lượng năng lực thí sinh và lựa chọn câu hỏi.
- Các thuật toán này đóng vai trò đầu máy trong quá trình vận hành hệ thống trắc nghiệm thích nghi trên máy tính.
- Nghiên cứu này sẽ phát triển các thuật toán cốt lõi trong hệ thống trắc nghiệm thích nghi, từ đó lập trình hệ thống trắc nghiệm thích ứng.
- Nghiên cứu cũng tiến hành xây dựng ngân hàng gồm 500 câu hỏi trắc nghiệm thích ứng được chuẩn hoá theo lí thuyết IRT với điều kiện độ khó tuân theo phân phối chuẩn thoả mãn kiểm định Kolmogorov-Smirnov, để đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 10..
- Kết quả vận hành thử nghiệm với hệ thống ngân hàng câu hỏi bước đầu cho thấy: Bộ câu hỏi xây dựng đã đáp ứng yêu cầu mô hình ước lượng năng lực và thuật toán cốt lõi đáp ứng được yêu cầu của trắc nghiệm thích ứng..
- TỪ KHÓA: Trắc nghiệm thích ứng trên máy tính.
- đánh giá năng lực.
- năng lực đọc hiểu..
- Nhận bài Nhận kết quả phản biện và chỉnh sửa Duyệt đăng .
- Đọc hiểu mỗi kiểu văn bản và thể loại nói chung có các yêu cầu cần đạt sau (xem Bảng 1):.
- Hình 1: Cấp độ NL đọc hiểu (OECD) [1, tr.60].
- Từ những vấn đề lí thuyết liên quan đến NL đọc hiểu, cấu trúc của NL đọc hiểu, các thành tố, kĩ năng của NL đọc hiểu, chuẩn nội dung của Chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT chúng tôi lựa chọn xây dựng khung ĐG NL đọc hiểu theo 3 cấp độ như trên.
- Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả chúng tôi phát triển ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các cấp độ hướng đến các thành tố của NL đọc hiểu.
- Nghiên cứu xây dựng câu hỏi ở cấp độ 1 - Thu thập thông tin, HS đọc hiểu những kiến thức về hình thức (từ dễ đến khó).
- Cấp độ 2 - Kết nối, tích hợp ngân hàng trắc nghiệm hướng đến việc xây dựng những câu hỏi đọc hiểu về nội dung.
- Cấp độ 3 - Phản hồi và ĐG những câu hỏi ở cấp độ này chủ yếu kiểm tra về khả năng đọc mở rộng, liên kết, so sánh.
- Ở từng cấp độ, chúng tôi lại chia theo ba mức dễ, trung bình, khó để ĐG cụ thể, chi tiết NL đọc hiểu của HS thông qua đề khảo sát trắc nghiệm thích ứng..
- Giới thiệu về trắc nghiệm thích ứng.
- Để ĐG NL đọc hiểu của HS phù hợp với từng mức độ khác nhau, việc xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm thích ứng là cần thiết.
- Một số kì thi sử dụng CAT: Trắc nghiệm thích ứng toán học (CAT-Math) và đọc (CAT-Reading.
- Một trong những ưu thế của CAT là chúng ta có thể tổ chức ĐG đồng thời trên diện rộng với số lượng lớn HS tham gia làm bài trên hệ thống máy tính được kết nối mạng..
- Hơn nữa, CAT cho phép phân tích các chỉ số về NL của thí sinh ngay sau khi thí sinh trả lời câu hỏi và thông tin về NL của HS được cập nhật thường xuyên trong quá trình làm bài cho đến khi đo được NL thực sự của họ.
- Vì vậy, CAT không những giúp ĐG chính xác NL mà còn đưa ra thông tin đầy đủ và toàn diện về NL HS cho cơ sở giáo dục triển khai các mô hình học tập thích ứng.
- Do vậy, trong mô hình Trắc nghiệm thích ứng: Thuật toán lựa chọn câu hỏi tiếp theo phù hợp với khả năng hiện tại của thí sinh là khó khăn vì phải được tính toán một cách tối ưu nhất..
- Bên cạnh đó, một ngân hàng câu hỏi được chuẩn hoá theo lí thuyết ứng đáp câu hỏi cần được xây dựng.
- Số câu hỏi trong ngân hàng cần đủ lớn để đạt được phân bố chuẩn với tham số độ khó..
- Xây dựng bảng đặc tả và viết câu hỏi.
- Bảng đặc tả đề thi đánh giá năng lực đọc hiểu (xem Bảng 2) 2.3.2.
- Viết câu hỏi và thử nghiệm.
- Với những thuận lợi của hình thức ĐG bằng trắc nghiệm thích ứng với môn Ngữ văn giúp HS nhận ra NL của bản thân đang ở mức độ nào, giáo viên sẽ có những hình thức và phương pháp dạy học phù hợp.
- Khi HS được trang bị kiến thức đầy đủ sẽ tiếp tục chinh phục thang NL ĐG ở mức độ cao nhất, chúng tôi tiến hành xây dựng ngân hàng câu hỏi theo bảng đặc tả và ba cấp độ của NL đọc hiểu.
- Phân tích một số câu hỏi minh họa theo ba cấp độ (lựa chọn những câu hỏi ngoài chương trình để phân tích, làm rõ NL của HS)..
- Với những câu hỏi ở mức 1 sẽ kiểm tra các kiến thức liên quan đến NL đọc hiểu hình thức (phương thức biểu đạt, các biện pháp tu từ…).
- Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ câu 43 đến câu 44:.
- Bảng 1: Các thành tố của NL đọc hiểu Yêu cầu cần đạt Nội dung cần đạt.
- Đọc hiểu hình thức Thể hiện qua đặc điểm các kiểu văn bản và thể loại, các thành tố của mỗi kiểu văn bản và thể loại (câu chuyện, cốt truyện, truyện kể, nhân vật, không gian, thời gian, người kể chuyện, điểm nhìn, vần thơ, nhịp thơ, lí lẽ, bằng chứng.
- Đọc hiểu nội dung Thể hiện qua chi tiết, đề tài, chủ đề, tư tưởng, thông điệp..
- Liên hệ, so sánh Kết nối giữa các văn bản, văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội, kết nối văn bản với trải nghiệm cá nhân người đọc.
- đọc hiểu văn bản đa phương thức,….
- K2 là câu hỏi có độ khó trung bình ở mức 1, HS dựa vào những dấu hiệu nhận biết biện pháp tu từ để xác định đáp án chính xác..
- Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi từ câu 49 đến câu 51:.
- Mang theo truyện cổ tôi đi Bảng 2: Bảng đặc tả đề thi ĐG NL đọc hiểu (Trọng số điểm từng câu như nhau).
- Nội dung.
- Kiến thức Tiểu nội dung Thu thập thông tin Kết nối, tích hợp Phản hồi ĐG.
- học Văn bản thông tin Mô tả được các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam, hệ thống thể loại, 2 thành phần chủ yếu, 4 giai đoạn phát triển, 3 đặc điểm lớn về nghệ thuật, 3 đặc điểm lớn về nội dung của văn học trung đại Việt Nam..
- đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật của từng giai đoạn.
- Nêu được khái niệm, đặc điểm cơ bản về nội dung và hình thức của ca dao..
- thuật xây dựng nhân vật..
- Truyện thơ Các văn bản trong Truyện.
- Kiều Nội dung và hình thức của truyện.
- Đọc hiểu liên.
- văn bản Các loại văn bản ngoài.
- ĐG, so sánh vấn đề thông qua những câu hỏi hình ảnh, tư liệu mở rộng..
- Câu hỏi A1 là câu hỏi dễ ở mức 2 sinh cần vận dụng những kiến thức đã học về văn học dân gian (những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết đã học từ lớp 6 để tìm ra tên các tác phẩm)..
- Câu hỏi mức R3 là câu hỏi có độ khó cao nhất vì yêu cầu HS tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn, so sánh, đối chiếu và lập luận để tìm ra đáp án chính xác nhất..
- Kết quả cho thấy có 9 câu.
- Xem xét chi tiết từng câu, nhận thấy tất cả các câu hỏi đều không thoả mãn độ phân biệt theo lí thuyết cổ điển (Discr>0.2).
- Về độ khó, hầu hết các câu hỏi này cũng thuộc nhóm quá dễ (C1, C5, C8, C9, C11, C13, C16, b <.
- Biểu diễn phân tích nhân tố của các câu hỏi này cũng không đáp ứng yêu cầu, có sự chênh lệch lớn giữa đường lí thuyết và thực nghiệm.
- Những câu này cần loại bỏ hoặc điều chỉnh nhưng trong nghiên cứu này, chúng tôi loại bỏ để viết bằng câu hỏi mới và tiếp tục thử nghiệm cho đến khi ngân hàng câu hỏi đủ lớn và đáp ứng yêu cầu phân phối chuẩn về độ khó.
- Những điểm cần lưu ý khi phân tích cụ thể các câu hỏi không thoả mãn được tổng hợp cho giai đoạn tiếp theo nhằm giảm thiểu số lượng câu hỏi không đạt yêu cầu.
- Các câu hỏi còn lại phù hợp với mô hình là những câu hỏi thường có độ khó nằm trong khoảng [-3, +3], thoả mãn điều kiện độ phân biệt theo lí thuyết cổ điển (Dicrs>0,2) và chất lượng đáp án nhiễu tốt (xem Bảng 3)..
- Kết quả cho thấy, NL trung bình của thí sinh là 0,07 gần với mức NL trung bình lí thuyết, phân bố NL của thí sinh có dáng điệu chuẩn và số câu hỏi đáp ứng mô hình là 55/60 câu.
- Xây dựng ngân hàng câu hỏi và kết quả thử nghiệm Chúng tôi tiến hành phát triển ngân hàng câu hỏi (gồm 500 câu) đáp ứng các yêu cầu của trắc nghiệm thích ứng để ĐG được NL HS ở mức phù hợp nhất.
- Tương tự với 11 đề thi môn Ngữ văn, ngân hàng 500 câu hỏi tiến hành thử nghiệm và thu được tham số có độ khó và độ phân biệt theo lí thuyết khảo thí IRT.Tiến hành kiểm nghiệm phân phối chuẩn với kiểm định Kolmogorov-Smirnov thu nhận được kết quả như sau (xem Biểu đồ 2):.
- Bảng 3: Kết quả phân tích sự phù hợp với lí thuyết IRT (items fit) và các tham số (tóm lược).
- Biểu đồ 2: Kết quả chạy kiểm định Kolmogorov-Smirnov giá trị độ khó của 500 câu hỏi Descriptives.
- Kết quả kiểm định phân phối chuẩn (Test of Normality) trường hợp dữ liệu lớn hơn 30 qua hệ số kiểm định Kolmogorov-Smirnov cho thấy hệ số ý nghĩa (Sig) =0,119>0.05 nên giả thuyết H o thoả mãn, độ khó của 500 câu hỏi tuân theo phân phối chuẩn.
- Với một ngân hàng câu hỏi được xây dựng đạt chuẩn chất lượng, hệ thống trắc nghiệm thích ứng cho phép rút ngắn thời gian làm bài của thí sinh mà vẫn đạt được độ chuẩn xác.
- Hệ thống trắc nghiệm này còn có các tính năng giúp giáo viên có thể dễ dàng quản lí ngân hàng câu hỏi, quản lí thí sinh và thu thập kết quả thi của TS một cách tự động..
- Sau khi thử nghiệm ngân hàng 500 câu hỏi trắc nghiệm ĐG NL đọc hiểu môn Ngữ văn, so sánh với kết quả mô phỏng cho thấy kết quả chạy trên hệ thống trắc nghiệm thích ứng hoàn toàn trùng khớp với kết quả mô phỏng phần mềm R.
- Điều đó khẳng định tính chuẩn xác của các thuật toán trong hệ thống.
- Đặc biệt, với ngân hàng câu hỏi chất lượng, hệ thống trắc nghiệm thích ứng cho phép rút ngắn thời gian làm bài của thí sinh thí sinh mà vẫn đạt được độ chuẩn xác.
- Giáo viên có thể dễ dàng quản lí ngân hàng câu hỏi, quản lí thí sinh và thu thập kết quả thi của thí sinh một cách tự động, dễ dàng theo dõi sự tiến bộ của HS và có những trợ giúp kịp thời.
- Nghiên cứu đã tạo tiền đề để phát triển hệ thống ĐG thích ứng kết hợp dạy học phân hoá cho người học không chỉ ở môn Ngữ văn mà các môn học khác nếu các nhóm NL hoặc các kĩ năng liên quan được xác định rõ ràng, có thể ĐG được..
- [3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh..
- [5] Đỗ Thu Hà - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Vận dụng cách thiết kế câu hỏi đánh giá năng lực đọc hiểu của PISA vào môn Ngữ văn..
- [6] Nguyễn Thái Hòa, (2004), Vấn đề đọc hiểu và dạy đọc hiểu, Tạp chí Thông tin Khoa học Sư phạm, số 8..
- [7] Nguyễn Thanh Hùng, (2017), Kĩ năng đọc hiểu Văn, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt