« Home « Kết quả tìm kiếm

Xây dựng phương pháp học tập tích cực ở trên lớp cho sinh viên đại học


Tóm tắt Xem thử

- Xây dựng phương pháp học tập tích cực ở trên lớp cho sinh viên đại học.
- Trong đó, giảng viên được xem là chủ thể của HĐ dạy, SV là chủ thể của HĐ học.
- Ở trường đại học, HĐ dạy học có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào sự tương tác giữa giảng viên và SV.
- Bài viết đề xuất biện pháp tạo dựng phương pháp học tích cực cho SV ở trường đại học..
- Hoạt động học tích cực trên lớp của sinh viên đại học 2.1.1.
- Mục tiêu học tập tích cực.
- Học tập tích cực (HTTC) là cách học mà SV là chủ thể chủ động, tích cực trong quan hệ tương tác thầy - trò.
- Mục tiêu học tập của SV là hướng tới tạo ra sự lựa chọn nghề nghiệp, để có thu nhập cao, để nâng cao sự hiểu biết và rèn luyện kĩ năng sống hoặc để học lên cao… Mục tiêu của HTTC hướng đến năng lực chiếm lĩnh tri thức, cách tìm ra tri thức và vận dụng tri thức học được vào cuộc sống..
- Các yếu tố tác động đến hoạt động học tập trên lớp của sinh viên.
- Cũng như các HĐ sư phạm khác, HĐ học tập trên lớp (HTTL) của SV bị tác động bởi ba yếu tố là nhận thức, thái độ và hành vi.
- chặt chẽ, sự tương thích trong kết hợp giữa chúng sẽ tạo nên chất lượng của học tập.
- Vì vậy, muốn đạt được hiệu quả dạy học, giảng viên cần chú ý để cả ba yếu tố đó phát triển một cách gắn kết, hợp lí [3]..
- Nhận thức là yếu tố không nhìn thấy được và rất khó đánh giá, nhưng lại là yếu tố quan trọng nhất trong HĐ học tập của SV.
- SV tự quản lí việc học sẽ phát huy được vai trò tự thân, vị trí trung tâm của người học, mỗi khi giảng viên muốn tạo lập cho họ..
- Thái độ là cách SV nhìn nhận, thể hiện trách nhiệm của mình trong các HĐ HTTL hoặc trong sự hợp tác, phối hợp với bạn học và với giảng viên.
- Thái độ có tác động lan toả, rất quan trọng trong xây dựng môi trường học tập đoàn kết, sáng tạo..
- Hành vi HTTL thường được biểu hiện thông qua sự hiện diện trong lớp của SV (sự chuyên cần, tính tập trung, nghiêm túc), sự lắng nghe lúc giảng viên thuyết trình hoặc bạn bè thảo luận, ghi chép bài học, làm bài tập, tham gia thảo luận, trình bày trước nhóm, lớp, tham gia các HĐ được giảng viên tổ chức trên lớp.
- Qua hành vi, giảng viên có thể có những điều chỉnh cần thiết về giáo dục nhận thức và thái độ cho SV.
- Kĩ năng học tập trên lớp của sinh viên.
- Để xây dựng phương pháp HTTC cho SV ở trên lớp, việc lưu ý đến các kĩ năng học tập và hiệu quả của từng kĩ năng đối với sự ghi nhớ kiến thức, cũng như rèn luyện phương pháp nghiên cứu cho SV là rất quan trọng.
- TỪ KHÓA: Học tập tích cực.
- phương pháp học tập tích cực.
- kĩ năng học tập cho SV không thể tách rời với phương pháp dạy của giảng viên và phương pháp học của SV..
- Kĩ năng học tập của SV được rèn luyện tốt hay không, thành thục hay không phụ thuộc vào vai trò của giảng viên trong định hướng, thiết kế, tạo lập các HĐ trên lớp và tạo lập phương pháp học cho SV.
- Phương pháp học tích cực sẽ hướng đến việc sử dụng các kĩ năng học trong những tình huống HĐ có hiệu quả nhất.
- Dưới đây là một số kĩ năng học trên lớp của SV [4]:.
- Kĩ năng đọc: Là một kĩ năng quan trọng không thể thiếu trong quá trình học tập của SV.
- Để áp đặt việc rèn luyện kĩ năng đọc cho SV, giảng viên cần có sự định hướng về nội dung bài học sắp đến.
- Nhìn vào người nói để nắm bắt được những diễn biến tâm lí, tình cảm của giảng viên.
- Để rèn luyện kĩ năng này, giảng viên phải có sự tương tác thường xuyên với người học, chú ý đến tất cả SV trong lớp để duy trì sự tập trung.
- Ngoài những HĐ khác, ngay trong lúc thuyết trình, giảng viên cũng phải thường xuyên đặt câu hỏi, làm cho SV trở thành đối tác cùng tư duy, cùng thảo luận bài học..
- Kĩ năng nói: Nói thông qua phát biểu, tranh luận, trao đổi… sẽ giúp SV củng cố thông tin thu nhận và giúp giảng viên biết được SV đã tiếp nhận được thông tin ở mức nào, từ đó có những điều chỉnh cần thiết.
- Nói chỉ có thể diễn ra trong những ngữ cảnh cụ thể do giảng viên tạo ra và việc phát huy hiệu quả của kĩ năng nói phụ thuộc rất nhiều vào các tình huống đó..
- Nếu biết kết hợp tốt với ghi chép, SV vừa ghi nhận tốt kiến thức do giảng viên cung cấp, vừa giúp cho kiến thức ấy “đi thẳng vào đầu” một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn..
- Phương pháp học tích cực trên lớp a.
- Làm gì để tạo dựng phương pháp học tích cực?.
- Hình 1: Hình nón của học tập (Edgar Dale, 1969).
- Để đạt được các mục tiêu trên, trong quá trình học trên lớp giảng viên cần phải tạo ra nhiều tình huống để SV tham gia thiết kế bài học, chuẩn bị và trình bày bài học, chứng minh, mô hình hoá, rút ra kinh nghiệm/bài học cho bản thân mình.
- Những HĐ, thao tác mô tả ở 6 tầng đáy của hình nón Edgar Dale (Hình 1) là gợi ý quan trọng để giảng viên xây dựng phương pháp tích cực cho SV.
- Thực trạng hoạt động học tập trên lớp của sinh viên Để có một số nét chấm phá về thực trạng nhận thức về HTTL của SV, chúng tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ, với 135 khách thể.
- Về mục tiêu học tập của sinh viên.
- Với câu hỏi “Mục tiêu học tập mà em đang theo đuổi là gì.
- SV coi trọng việc thay đổi phương pháp học tập của mình..
- Đánh giá về học tập tích cực.
- Để nâng cao hiệu quả HĐ HTTL của SV, giảng viên cần coi trọng giáo dục cả về nhận thức, thái độ và rèn luyện hành vi.
- Mục tiêu cho những nỗ lực học tập trên lớp.
- Nhìn nhận của sinh viên về các yếu tố hỗ trợ học tập trên lớp Dựa vào phương pháp học trên lớp POWER (phương pháp power) của tác giả Robert Feldman [3],[6], chúng tôi khảo sát ý kiến SV về mức độ ảnh hưởng của 5 hoạt động:.
- W (Work), SV làm việc trên lớp.
- E (Evaluate) là SV đánh giá việc học.
- và R (Rethink) là SV suy nghĩ lại cách học, lật ngược các vấn đề học tập để đào sâu suy nghĩ.
- Làm việc trên lớp (W): 86,4% đánh giá ảnh hưởng mạnh và rất mạnh, không có đánh giá không ảnh hưởng và ĐTB là 3,21 (ảnh hưởng mạnh)..
- Bảng 1: Đánh giá của SV về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong phương pháp học tập trên lớp (phương pháp POWER).
- 4 (E): Tự đánh giá việc học của mình ở trên lớp hàng ngày .
- 5 (R): Suy nghĩ lại quá trình học trên lớp của mình .
- Thái độ học tập được cao nhất (ĐTB 2,8 - đạt mức khá), trong đó tỉ lệ tốt, khá được đánh giá đạt 70,0%.
- Theo họ, đó là một quá trình bao gồm các chuỗi công việc có quan hệ mật thiết từ khâu chuẩn bị ở nhà đến xây dựng kế hoạch học tập, thực thi việc học trên lớp, đến đánh giá, rút kinh nghiệm học tập.
- Để thực hiện tốt các khâu nhận thức, thái độ và hành vi học tập đều quan trọng, không nên xem thường yếu tố nào..
- HĐ HTTL quan trọng nhất là được rèn luyện phương pháp tư duy và kĩ năng thực hành.
- Bài học rút ra là: Giảng viên cần phải xây dựng kịch bản, tạo tình huống để SV có thể tham gia được nhiều nhất khi học trên lớp.
- Biện pháp xây dựng phương pháp học tập tích cực cho sinh viên.
- Tổ chức phối hợp các phương pháp để dạy học tích cực khi dạy thuyết trình.
- Ở trường đại học, dù lựa chọn theo cách dạy nào, vẫn có những khoảng thời gian giảng viên phải sử dụng pháp thuyết trình.
- Dù chủ lực là thuyết trình, giảng viên cũng phải tạo tình huống buộc SV phải tập trung chú ý và được rèn luyện các kĩ năng đọc, nghe, nhìn của họ..
- Thứ hai, trên lớp, giảng viên luôn đặt SV vào tình trạng báo động, kiểu như “tôi sẽ hỏi nhiều và khi tôi chỉ định thì ai cũng phải phát biểu chính kiến của mình”.
- Giảng viên phải thường trực duy trì tình trạng đó trong suốt quá trình giảng dạy.
- Giảng viên dẫn dắt họ tham gia ý kiến và khám phá ra kiến thức, phương pháp tiếp cận..
- Tích cực hoá học tập của sinh viên dựa vào phương pháp POWER.
- Chuẩn bị (P - prepare): Từ khi nhập môn, giảng viên cần làm cho SV hình dung được những kiến thức, kĩ năng phải đạt được sau môn học.
- Bảng 2: Đánh giá về nhận thức, thái độ, hành vi học trên lớp của SV.
- Nhờ vậy, SV sẽ có sự hợp tác tốt với giảng viên trong các giờ học trên lớp..
- Kế thừa kết quả chuẩn bị ở bước trên, SV sẽ lập kế hoạch cho việc học tập nói chung và HTTL nói riêng của mình.
- SV đã sẵn sàng tham gia học, tình huống tham gia như thế nào, giảng viên sẽ tạo ra cho họ..
- Làm việc trên lớp (W - Work): Nguyên tắc ngắn gọn là khi SV đã sẵn sàng, giảng viên tạo ra tình huống để SV phải.
- Giảng viên sử dụng nhiều phương pháp dạy để tạo ra tình huống bắt buộc SV phải ứng dụng các kĩ năng của bản thân vào thực hiện các HĐ nghe, nói, nhìn, xem trên lớp.
- Thực hiện cam kết trong học tập khi đóng vai hoặc nhận lãnh trách nhiệm trước lớp.
- Tham gia các nhóm học tập và phát triển kĩ năng làm việc theo nhóm (team work)..
- Trong quá trình thảo luận, trao đổi về nội dung bài học, giảng viên cần yêu cầu SV lật lại vấn đề đã học bằng các câu hỏi như “Đó thực chất là cái gì.
- Sau khi trả lời những câu hỏi trên, giảng viên yêu cầu SV suy nghĩ, tự đánh giá lại quá trình mình đã thực hiện, đã tư duy (thinking about the thinking process - tư duy về quá trình đã tư duy - theo như cách nói của Edward de Bono) [7], rút ra bài học cho việc chiếm lĩnh những nội dung tiếp theo..
- Tổ chức có hiệu quả phương pháp học tập theo nhóm a.
- Từ buổi học đầu tiên của môn học, giảng viên thông báo cho SV biết cách tổ chức nhóm và nội dung HĐ học tập nhóm.
- Trưởng nhóm là người chịu trách nhiệm trước giảng viên và các thành viên của nhóm về HĐ của nhóm.
- báo cáo tình hình HĐ của nhóm với giảng viên để có những điều chỉnh khi cần..
- Giảng viên theo dõi, có nhận xét, rút kinh nghiệm về mức độ tham gia của các thành viên sau mỗi lần thảo luận..
- Giảng viên hướng dẫn, định hướng cách thức khai thác, giải quyết vấn đề.
- Giảng viên cần bố trí một khoảng thời gian phù hợp ở trên lớp để các nhóm thảo luận nội bộ, thống nhất các vấn đề của nhóm mình trước khi thuyết trình ở phiên toàn lớp..
- Trong thời gian một nhóm thuyết trình, giảng viên yêu cầu cả lớp tập trung theo dõi để đưa ra ý kiến phản biện ở phần sau, đồng thời khuyến khích nhóm thuyết trình có sự tương tác với SV cả lớp để đào sâu nội dung thuyết trình..
- Kết thúc phiên thuyết trình của một nhóm, giảng viên hướng dẫn cho cả lớp tham gia ý kiến phản biện, đánh giá, tranh luận về các nội dung vừa được nghe thuyết trình.
- Cuối cùng, giảng viên chốt lại các vấn đề cần thiết, như:.
- Đánh giá hoạt động của các nhóm.
- Việc đánh giá phải đạt được các mục tiêu: Giúp SV rút ra kinh nghiệm về học tập, từ đó rèn luyện tư duy và khắc sâu việc ghi nhớ kiến thức, truyền cảm hứng học tập cho SV và góp phần nâng cao điểm số của học phần cho SV.
- Các nhóm đánh giá kết quả làm việc của nhau: Sau phần thuyết trình của các nhóm, giảng viên yêu cầu các nhóm đánh giá tổng hợp lẫn nhau (đưa ra những ưu, nhược điểm.
- Giảng viên nhận xét, phân tích kết quả thực hiện của từng nhóm trên cơ sở điểm lại đánh giá của các nhóm, bổ sung những điểm thiếu, định hướng điều chỉnh những đánh giá chưa sát, chưa đúng, từ đó chỉ ra ưu, nhược điểm, các bài học kinh nghiệm cần ghi nhớ để SV hiểu đúng vấn đề và một lần nữa khắc sâu những gì đã thu hoạch được..
- Giảng viên chấm điểm cho các nhóm: Điểm nên bao gồm phần đánh giá về nội dung thuyết trình, tinh thần thảo luận, phản biện lẫn nhau và kĩ năng thuyết trình.
- SV đánh giá, cho điểm từng cá nhân trong nhóm: Điểm giảng viên đánh giá cho cả nhóm được xem là điểm trần (Max) để các nhóm cho điểm từng thành viên.
- Việc đổi mới phương pháp HTTL của SV phụ thuộc rất lớn vào vai trò của giảng viên.
- Những biện pháp trên đây của giảng viên sẽ góp phần tạo ra cách học tích cực cho SV..
- Với phương pháp học tích cực, giảng viên đóng vai trò thiết kế, đạo diễn, hướng dẫn thực hiện.
- [3] Nguyễn Đông Triều (biên soạn), (2017), Kĩ năng học tập bậc Đại học, Trường Đại học Văn Hiến, Thành phố Hồ Chí Minh..
- [4] Nguyễn Hoàng Đoan Huy, (2015), Hoạt động học tập của sinh viên dưới góc độ tiếp cận sự gắn kết của sinh viên vào giờ học trên lớp, Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường.
- [8] Nguyễn Thành Hải, (2010), Phương pháp học tập chủ động ở bậc Đại học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt