« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số biện pháp phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học trình độ đại học


Tóm tắt Xem thử

- MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC.
- Tóm tắt: Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục chính là khâu then chốt cuối cùng của quá trình dạy học.
- Nghiên cứu đề cập đến một số vấn đề lý luận về phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học.
- Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học..
- Từ khoá: Biện pháp, phát triển, năng lực, đánh giá giáo dục, giáo dục tiểu học..
- Quan sát một cách tổng quát có thể thấy chức năng của giáo viên tiểu học rộng hơn, trong đó năng lực đánh giá giáo dục của giáo viên là một trong những năng lực nghề nghiệp đặc thù với những thay đổi theo nhiều hướng, như: Mục tiêu đánh giá khác hơn so với trước, trách nhiệm nặng hơn trong việc lựa chọn nội dung đánh giá, chuyển mạnh từ chỗ đánh giá kiến thức sang đánh giá năng lực của học sinh.
- sử dụng nhiều phương pháp, hình thức, công cụ đánh giá khác nhau.
- coi trọng hơn việc đánh giá phân hóa.
- Do vậy, phải đổi mới cách đào tạo để phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học (giáo viên tiểu học trong tương lai).
- Một số vấn đề về phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên 2.1.1.
- Đánh giá giáo dục.
- Đánh giá giáo dục được định nghĩa là quá trình thu thập thông tin được sử dụng để đưa ra quyết định về giáo dục người học, để cung cấp thông tin phản hồi cho người học về sự tiến bộ của bản thân, điểm mạnh và điểm yếu, để đánh giá hiệu quả giảng dạy, đánh giá toàn bộ chương trình đào tạo và hoạch định chính sách.
- Năng lực đánh giá giáo dục.
- Theo đó, có thể hiểu năng lực đánh giá giáo dục là sự huy động tổng hoà các yếu tố nhận thức (kiến thức, kỹ năng) về đánh giá giáo dục, các yếu tố phi nhận thức (thái độ, niềm tin, xúc cảm.
- trong đánh giá giúp giáo viên có thể đánh giá được đầy đủ, khách quan năng lực học tập của học sinh..
- Phát triển năng lực đánh giá giáo dục.
- Phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên ở đây có thể hiểu là quá trình biến đổi, tăng tiến tổng hoà các yếu tố nhận thức (kiến thức, kỹ năng) về đánh giá giáo dục, các yếu tố phi nhận thức (thái độ, niềm tin, xúc cảm.
- trong đánh giá từ vùng phát triển hiện tại đến vùng phát triển gần nhất, đồng thời hình thành vùng phát triển gần kế tiếp, đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo đề ra..
- Cấu trúc của năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên.
- Chính ở cấu trúc như vậy, người ta mới có thể rèn luyện, đo lường và đánh giá năng lực được.
- Như vậy, năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên được xem xét ở 3 thành phần chính sau: Các hợp phần của năng lực (Components of competency): Là lĩnh vực chuyên môn (domain) về đánh giá giáo dục - thể hiện khả năng.
- tiềm ẩn của sinh viên.
- Mỗi hợp phần là mô tả khái quát của một hay nhiều hoạt động và điều kiện hoạt động trong đánh giá.
- Các thành tố của năng lực (Element of competency): Là các kỹ năng đánh giá giáo dục cơ bản, kết hợp với nhau tạo nên mỗi hợp phần, thường được bắt đầu với động từ mô tả rõ ràng giá trị của hoạt động đánh giá.
- Chuẩn năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên trước khi tốt nghiệp và đường phát triển năng lực.
- Chuẩn năng lực đánh giá giáo dục trong đào tạo sinh viên (giáo viên tương lai) cần quan tâm tới việc hình thành và phát triển cho sinh viên năng lực đánh giá giáo dục và năng lực này được cấu thành bởi 6 thành tố/ kỹ năng sau: (A) Lập kế hoạch đánh giá.
- (B) Lựa chọn và phát triển công cụ đánh giá.
- (C) Thực hiện đánh giá và xử lý, phân tích kết quả đánh giá.
- (D) Sử dụng kết quả đánh giá.
- (E) Thông báo và phản hồi kết quả đánh giá.
- (F) Nghiên cứu về khoa học đánh giá kết quả giáo dục.
- Đường phát triển năng lực đánh giá giáo dục:.
- Các mức độ phát triển năng lực đánh giá giáo dục.
- Nghiên cứu sử dụng đường phát triển năng lực đánh giá giáo dục trên.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học.
- Ảnh hưởng từ giảng viên: Giảng viên là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng GD&ĐT cũng như sự phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên bởi họ là người trực tiếp tiến hành quá trình giảng dạy, giúp sinh viên học tập và rèn luyện các phẩm chất và năng lực nghề nghiệp nói chung.
- Nội dung, chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, giáo dục ở các trường sư phạm: Đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo nghề nói chung và năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên nói riêng.
- Việc thực hiện nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học hợp lý, phù hợp với trình độ nhận thức, kích thích hứng thú học tập, củng cố lòng yêu nghề, tạo điều kiện cho sinh viên phát triển năng lực đánh giá giáo dục qua các học phần trong chương trình đào tạo giáo viên tiểu học.
- Từ đó, sinh viên sẽ thể hiện và phát triển được năng lực đánh giá giáo dục của bản thân..
- Học phần “Đánh giá trong giáo dục tiểu học”: Đây là học phần có có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển năng lực chuyên biệt (năng lực đánh giá giáo dục) cho sinh viên, cung cấp cho sinh viên kiến thức, kỹ năng, năng lực về đánh giá kết quả giáo dục của học sinh tiểu học để sinh viên có thể vận dụng vào trong học tập các học phần khác.
- Do đó, hiệu quả của học phần này có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình đào tạo sinh viên ngành Giáo dục tiểu học..
- Điều này giúp cho quá trình hình thành và phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên trở nên dễ dàng hơn..
- Sự hợp tác của bạn bè: Trong quá trình học tập và rèn luyện để hình thành và phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên đòi hỏi có sự hợp tác, chia sẻ, thảo luận.
- Có như vậy, quá trình hình thành và phát triển năng lực này mới trở nên dễ dàng ở mỗi sinh viên..
- Về phía giảng viên: Nhận thức về sự cần thiết phải phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên của giảng viên.
- Đây là điều kiện đầu tiên, có tác động rất lớn đến kết quả dạy học theo hướng phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên Đại học ngành Giáo dục tiểu học.
- Do đó, từ ban đầu, giảng viên phải có ý thức, trách nhiệm trong việc thiết kế kế hoạch dạy học phù hợp nhằm phát triển năng lực đánh giá cho sinh viên;.
- thông qua các phương pháp, kỹ thuật dạy học đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy học hình thành và phát triển năng lực cho sinh viên.
- Về phía sinh viên: Ý thức của bản thân sinh viên về năng lực đánh giá giáo dục: Để hình thành và phát triển năng lực đánh giá giáo dục, sinh viên cần nhận thức được tầm quan trọng.
- của vấn đề đánh giá kết quả giáo dục học sinh.
- Điều này thể hiện trong quá trình đánh giá kết quả giáo dục về: kiến thức, kỹ năng, năng lực của người sinh viên (giáo viên tiểu học tương lai), có tình cảm với học sinh, nỗ lực cố gắng, sẵn sàng thay đổi hành vi ứng xử, thay đổi bản thân để đáp ứng yêu cầu đổi mới vấn đề đánh giá kết quả giáo dục của học sinh, giúp học sinh tiến bộ.
- Tất cả những yếu tố này chính là nội lực cơ bản để sinh viên phát triển năng lực đánh giá giáo dục.
- Động cơ, lý tưởng, hứng thú trong quá trình học tập: Việc xác định động cơ học tập, rèn luyện đúng đắn, có lý tưởng, có hứng thú với nghề giáo viên tiểu học cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên.
- Nếu sinh viên có động cơ tích cực trong học tập, rèn luyện thì quá trình hình thành và phát triển năng lực đánh giá giáo dục sẽ dễ dàng hơn.
- Kiến thức, kỹ năng, năng lực hiện có ở sinh viên: Đối với sinh viên Đại học ngành Giáo dục tiểu học khi vào trường đã có những kiến thức, kỹ năng, năng lực nhất định, điều đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình học tập, rèn luyện để phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên..
- Một số biện pháp phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học thông qua thiết kế các nhiệm vụ học tập.
- Điều chỉnh, hoàn thiện chuẩn năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học trước khi tốt nghiệp.
- Mục đích của biện pháp: Giúp sinh viên biết rõ mình phải học gì và làm được những gì để đáp ứng nhiệm vụ đánh giá học sinh ở trường tiểu học.
- Cách thực hiện biện pháp: Điều chỉnh chuẩn năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên dựa trên các cách tiếp cận khác nhau: Xem xét tất cả các yếu tố và hoạt động của giáo viên tiểu học trong đánh giá giáo dục của học sinh theo chức năng và nhiệm vụ được quy định bởi Luật Giáo dục (2005), Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, Quy định về đánh giá học sinh tiểu học và các quy định hiện hành (tiếp cận hệ thống).
- phân tích quy trình thực hiện đánh giá giáo dục để tạo mô hình cấu trúc năng lực đánh giá giáo dục, thiết lập các tiêu chí chất lượng của các chỉ số hành vi trong đào tạo giáo viên tiểu học (tiếp cận phân tích quy trình thực hiện đánh giá giáo dục và chức năng của giáo viên tiểu học trong đánh giá).
- xem xét hoạt động của giáo viên tiểu học và họa động đánh giá học sinh trong sự đa dạng và phức tạp (tiếp cận mô hình hoạt động).
- xây dựng quy trình thiết kế chuẩn năng lực cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học trước khi ra trường gồm 4 bước: Bước 1: Phác thảo đường phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên, bước này thực hiện chủ yếu bằng phương pháp chuyên gia, gồm: xác định khái niệm năng lực (biến ẩn), xác định các kỹ năng thành phần/ thành tố, xây dựng chỉ số hành vi, xây dựng tiêu chí chất lượng và phác thảo đường phát triển năng lực.
- xác định chuẩn đánh giá (chỉ rõ mức dưới, đạt và vượt yêu cầu)..
- Xác định nội dung dạy học học phần “Đánh giá trong giáo dục tiểu học” để phát triển.
- năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên.
- Mục đích của biện pháp: Giúp nội dung dạy học trong học phần “Đánh giá trong giáo dục tiểu học” đáp ứng với yêu cầu thực tiễn ở các trường tiểu học.
- tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên xác định các thành phần cơ bản về kiến thức, kỹ năng, năng lực trong quá trình học tập..
- Cách thực hiện biện pháp: Biên soạn và công bố đề cương chi tiết học phần đảm bảo 8 nội dung sau: (1) Những thông tin chung: Tên học phần “Đánh giá trong giáo dục tiểu học” viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
- (3) Mô tả tóm tắt nội dung học phần: được tóm tắt khoảng 150 từ, trình bày ngắn gọn về vai trò, vị trí của học phần “Đánh giá trong giáo dục tiểu học” và quan hệ với các môn học khác trong chương trình đào tạo giáo viên tiểu học.
- (6) Nhiệm vụ của sinh viên: Đây là những yêu cầu của giảng viên đối với sinh viên trong quá trình học tập.
- (7) Cách đánh giá sinh viên: Thực hiện theo quy chế đào tạo của Bộ GD&ĐT gồm bài tập nhóm, điểm kiểm tra giữa kỳ, điểm thi kết thúc học phần và điểm thực hành môn học.
- (8) Những tài liệu học tập: Ít nhất trong đề cương chi tiết học phần có tối thiểu là 3 tài liệu bắt buộc liên quan đến vấn đề đánh giá giáo dục tiểu học và các tài liệu tham khảo xác định cho từng nội dung học phần.
- Có thể xây dựng nội dung dạy học của học phần bằng các modul, tiểu modul theo các chủ đề khác nhau đảm bảo phát triển các thành tố của năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên..
- Thiết kế các nhiệm vụ học tập như là một phương pháp dạy học để phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên.
- Mục đích của biện pháp: xây dựng các nội dung hoạt động cho sinh viên trong quá trình học tập bằng cách tăng dần độ khó nhằm củng cố kiến thức, hình thành kỹ năng và năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên..
- Cách thực hiện biện pháp: Có thể thiết kế các nhiệm vụ học tập nhằm phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên dựa vào hoạt động tương tác (thảo luận nhóm) giữa sinh viên với sinh viên theo 4 mức độ tăng dần độ khó, như sau:.
- Nhiệm vụ được thực hiện với độ khó khác nhau, nhiều quan điểm, nhiều phương án trong đánh giá giáo dục của học sinh được giải quyết theo các hướng khác nhau.
- Ở mức độ này các nhiệm vụ học tập được giảng viên lựa chọn thường là có liên hệ trực tiếp đến hoạt động đánh giá ở trường tiểu học.
- Đánh giá kết qủa học tập đối với sinh viên theo khung đánh giá năng lực Theo cách tiếp cận tham chiếu cá nhân.
- Mục đích của biện pháp: Đánh giá được năng lực đánh giá giáo dục đối với từng sinh viên trong lớp, đảm bảo tính công bằng, khách quan và tính cá biệt hóa sinh viên trong lớp;.
- thúc đẩy sinh viên hành động theo các thông tin phản hồi, tự học và tự đánh giá, góp phần nâng cao động lực học khi sinh viên nhìn thấy sự tiến bộ của bản thân về kiến thức, kỹ năng và năng lực đánh giá giáo dục..
- Cách thực hiện biện pháp: Trong quá trình dạy học, giảng viên sử dụng nhiều loại công cụ đánh giá khác nhau, như: bài trình bày miệng, test viết, nhiệm vụ/ bài tập tình huống, bài tập lớn, phiếu quan sát, ghi chép thông tin, hồ sơ, sản phẩm yêu cầu sinh viên tạo ra,....
- Kết quả học tập của sinh viên được thể hiện, như:.
- Tỷ lệ % sinh viên đạt từ điểm trung bình trở lên;.
- Có/ không thành tố/ kỹ năng về năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên..
- xác định được vùng phát triển hiện tại của sinh viên để thiết lập kế hoạch can thiệp sư phạm trong quá trình giảng dạy trên lớp, nhằm hỗ trợ sinh viên có thể chuyển sang vùng phát triển gần theo các mức độ của chuẩn năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên đã được xây dựng..
- Căn cứ vào các thành tố, chỉ số hành vi của năng lực đánh giá kết quả học tập cho sinh viên và mục tiêu, nội dung, kế hoạch dạy học của học phần “Đánh giá trong giáo dục tiểu học” để giảng viên chọn nội dung thiết kế đề kiểm tra..
- Rubric đề kiểm tra được thiết kế dựa trên bảng các chỉ số hành vi của năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên (lưu ý: việc giải thích theo tiêu chí (thành tố, chỉ số hành vi) về thực chất là khái quát hóa ý tưởng - chuyển từ bài kiểm tra chủ yếu đo lường một nhiệm vụ nhận thức sang mô phỏng hoạt động thực tiễn với các điều kiện giả định).
- Kết quả đánh giá năng lực đánh giá giáo dục đối với sinh viên được giải thích theo cách kết hợp cả điểm số chuẩn, tiêu chí và chuẩn năng lực.
- giải thích mức độ năng lực đánh giá giáo dục của sinh viên/ nhóm sinh viên dựa theo đường phát triển năng lực..
- Căn cứ vào vị trí của sinh viên trên hình để xác định một sinh viên bất kỳ thuộc mức phát triển nào của năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên..
- Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục chính là khâu then chốt cuối cùng của quá trình dạy học.
- Hoạt động đánh giá giáo dục nếu khách quan, nghiêm túc, đúng cách, đúng hướng sẽ là động lực mạnh mẽ khích lệ sự vươn lên trong học tập, thúc đẩy sự tìm tòi sáng tạo không ngừng ở người học.
- Để phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên đòi hỏi sinh viên phải có những kiến thức về đánh giá giáo dục ở tiểu học, có các kỹ năng, thái độ, động cơ, tình cảm....
- trong thực hiện đánh giá giáo dục của học sinh tiểu học.
- Ngoài ra, để phát triển năng lực.
- đánh giá giáo dục cho sinh viên cũng cần đặc biệt quan tâm đến việc tạo môi trường học tập và rèn luyện cho sinh viên..
- Dương Thu Mai (2013), Đề xuất chuẩn năng lực kiểm tra, đánh giá cho cử nhân Sư phạm tại các trường ĐHSP, Báo cáo Hội thảo chương trình READ, TP Hồ Chí Minh..
- Nguyễn Đức Minh (chủ biên) (2015), Đổi mới đánh giá kết quả giáo dục học sinh tiểu học, Nxb..
- Giáo dục.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt