« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giáo dục kĩ năng sống thông qua môn Ngữ văn


Tóm tắt Xem thử

- Đặc biệt, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh (HS) được xác định là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua.
- "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".
- Với tính chất là môn học công cụ, môn Ngữ văn giúp học sinh có năng lực ngôn ngữ để học tập, khả năng giao tiếp, nhận thức về xã hội, con người.
- Với tính chất là môn học giáo dục thẩm mĩ, môn học này còn giúp học sinh khả năng tư duy, làm giàu cảm xúc thẩm mĩ và định hướng thị hiếu lành mạnh để hoàn thiện nhân cách.
- Chính vì lẽ đó, môn Ngữ văn có những khả năng đặc biệt trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
- Đó là lí do tôi chọn đề tài: "Giáo dục kĩ năng sống thông qua môn Ngữ văn”..
- Rèn kĩ năng sống cho học sinh trong các giờ học Ngữ văn trên lớp..
- Học sinh trường THCS Bình Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh..
- Xã hội phát triển kéo theo nhiều hệ lụy như sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự hội nhập của nhiều nền văn hóa của các nước phương Tây, của lối sống thực dụng...Gia đình, cha mẹ phải bươn trải trong cuộc mưu sinh, bỏ quên con cái,dẫn đến sự buông lỏng trong quản lí, điểm tựa gia đình đối với các em càng mờ nhạt.
- Đã có thời gian chúng ta chỉ coi trọng việc dạy văn hóa sao cho học sinh học thật giỏi mà quên đi điều quan trọng là dạy cho học sinh "Học làm Người", các em không chỉ được học kiến thức mà còn được cung cấp những kĩ năng sống, kĩ năng hòa nhập với cộng đồng.
- Đã có những lời cảnh báo từ báo đài lên tiếng chỉ trích, phê phán lối sống của các em thanh thiếu niên.
- Dư luận đã từng giật mình trước những vụ các em tàn sát thanh toán lẫn nhau chỉ vì một ánh nhìn cho là không thiện cảm, các em chế nhạo xem thường bạn, chỉ vì bạn ăn mặc không đúng mode...tệ hại hơn là các em còn phản cự bằng hành động khi bị cô giáo phê bình về ý thức kém...Thậm chí có em học sinh khi đến trường bị học sinh cùng lớp đánh hội đồng…Những hành vi vi phạm kỉ luật, vi phạm pháp luật đó đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là những thầy cô dạy bộ môn Ngữ văn như tôi vì "Văn học là nhân học".
- Tức là khi dạy môn Ngữ văn là giáo viên đã rèn những kĩ năng sống cho người học, nay những kĩ năng đó càng được chú trọng hơn góp phần chuyển biến nhận thức của học sinh, qua đó giúp các em có ý thức trong từng việc làm, từng hành động, giúp các em sống có lí tưởng, có ước mơ hoài bão, nhận thức được giá trị cuộc sống..
- Trong thực tế cuộc sống hằng ngày đang diễn ra thì học sinh trường.
- Điều đó thể hiện rất rõ là trong các giờ học các em ngại phát biểu, ngại đưa ra ý kiến của riêng mình.
- Nên khi tham gia hoạt động tập thể các em chưa cảm nhận được hết niềm vui và ý nghĩa của các hoạt động này.
- Xét về nguyên nhân sâu xa dẫn đến hành động bất đắc dĩ của em học sinh đó, bản thân người giáo viên như tôi cứ bị ám ảnh mãi và lòng lo lắng bất an.
- Bởi trường hợp của em học sinh đó có phải là trường hợp duy nhất trong cuộc đời công tác của tôi hay không? Liệu sau sự ra đi của bạn, học sinh lớp tôi có rút ra được bài học gì cho bản thân mình hay không? Bản thân tôi sẽ phải làm gì, sẽ phải dạy học như thế nào để trang bị cho các em những kĩ năng sống tốt hơn, có hướng suy nghĩ tích cực và tốt đẹp hơn về con người, về cuộc đời.
- Hay một thực tế ở lớp tôi chủ nhiệm là các em học sinh nam vì bản tính hiếu động chưa biết bảo vệ cơ sở vật chất của phòng học, hay vứt rác bừa bãi ảnh hưởng đến mĩ quan lớp học mặc dù giáo viên chủ nhiệm và nhà trường nhắc nhở nhiều lần.
- Phải chăng những lời giáo huấn khô khan áp đặt trong những giờ chào cờ, những giờ sinh hoạt chưa đủ để thuyết phục các em? Làm thế nào để các em nhận thức những việc các em đang làm là chưa đúng, là vi phạm kỉ luật, là ảnh hưởng đến bản thân, nhà trường và để các em biết tự điều chỉnh hành vi chưa chuẩn của mình? Bản thân mỗi giáo viên như tôi có lẽ phải có sự cố gắng hơn để thay đổi phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng tích cực hơn nhằm thu hút sự quan tâm sự tin tưởng của HS, phụ huynh mà giáo dục.
- Tuy nhiên, thực tế giảng dạy có rất nhiều thầy cô trong quá trình hướng dẫn học sinh tiếp cận tri thức mà không chú ý, không thật quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, bởi vậy tác phẩm văn chương trong tâm trí các em có thể hay và hấp dẫn nhưng chưa đủ.
- Bởi vậy, theo tôi người giáo viên nên hướng các em xích gần lại với đời hơn để các em hiểu được văn học đã phản ánh cuộc sống, nhân vật trong văn học là nhân vật trong đời thực..
- Trong các giờ lên lớp mà người giáo viên truyền tải được cả thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm tới các em là quá tốt.
- Làm được như vậy tức là giáo viên đã góp phần định hướng được kĩ năng sống cho các em để các em có thể nhớ lại tất cả những gì đã được góp nhặt, được giáo dục trong giờ học mà ứng xử thích nghi với cuộc sống trong hiện tại và sau này..
- Tuy nhiên, cô giáo nói một lần các em cũng chưa thể nhớ vì chưa thành thói quen.
- Trong các tình huống trên lớp, tôi cho học sinh phát hiện và góp ý sửa chữa cho nhau.
- Ví dụ: Em hãy nhận xét tư thế trả lời của bạn đã tốt chưa? Các em trong quá trình quan sát có thể nhận ra là: Bạn còn đút tay túi áo hay đứng chưa thẳng người trong khi trả lời.
- Vậy là em học sinh được nhận xét sẽ rút kinh nghiệm cho bản thân mình và các em khác cũng học theo vì tâm lí các em thường không thích bị chê nhất là bạn bè cùng lớp.
- Công việc này tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa to lớn bởi nó hình thành cho học sinh sự tự tin, những thói quen, những KNS cơ bản trong cuộc sống hiện tại và sau này.
- Trong các bài giảng tôi lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cùng phương pháp dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm các kĩ năng.
- nề thêm nội dung bài học và hoạt động giáo dục trở nên nhẹ nhàng hơn, thiết thực và bổ ích hơn đối với học sinh..
- Vì điều kiện hạn chế nên tôi xin trình bày một số kĩ năng sống cơ bản mà tôi đã rèn được cho các em học sinh trong các giờ lên lớp thông qua một số ví dụ cụ thể..
- *Rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh.
- Kĩ năng giao tiếp là KN mà tôi rèn cho các em một cách thường xuyên và đều đặn nhất.
- Thông qua hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó các em có học lực khác nhau đều có thể trình bày ý kiến cá nhân của mình theo hình thức nói..
- Với câu hỏi này, mọi đối tượng học sinh đều có thể trình bày vì chỉ cần nhìn vào chú thích trong sách giáo khoa là các em trả lời được.
- Khi học sinh đã nêu được những nét cơ bản về thân thế và sự nghiệp của tác giả Nguyễn Du, tôi lại chọn dạng câu hỏi khác đòi hỏi các em động não mới trình bày được: Em hãy cho biết hoàn cảnh xã hội hay bối cảnh thời đại mà tác giả Nguyễn Du sống ntn?.
- Hoặc sau khi phần phân tích văn bản, chuyển sang phần tổng kết tôi hay yêu cầu các em thảo luận về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản: ví dụ văn bản “Rằm tháng giêng” (Hồ Chí Minh).
- Rèn kĩ năng ra quyết định.
- Kĩ năng ra quyết định là kĩ năng mà tôi thường rèn cho các em phần lớn trong các tiết tiếng Việt và Tập làm văn..
- Tương tự, các em tiếp tục chữa từ dùng không phù hợp trong các câu văn còn lại..
- Các em sẽ suy nghĩ và ra quyết định là: Khi giao tiếp trong thực tế em không nên lạm dụng từ Hán Việt quá mà sẽ sử dụng phù hợp trong từng hoàn cảnh..
- Hay khi dạy tiết 73:Văn bản “Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất” tôi sẽ đặt câu hỏi tình huống như sau: Rõ ràng các em thấy những câu tục ngữ đó là bài học kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất rất quý nhưng có phải bài học nào cũng đúng không?.
- Các em sẽ ra quyết định là: Những bài học mà nhân dân ta tích lũy trong những câu tục ngữ là rất quý nhưng không phải bài học nào cũng đúng, cũng có thể ứng dụng được, nhất là trong xã hội ngày nay..
- Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng mỗi một bài học Ngữ văn đều có một ý nghĩa riêng, nhưng người thầy phải dẫn dắt như thế nào để học sinh của mình có thể phát huy tính tích cực và ra quyết định, đó là việc làm giúp các em thay đổi nhận thức tiến tới thay đổi hành vi phù hợp với nhận thức..
- *Rèn kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị bản thân.
- Bằng vốn hiểu biết về lịch sử, các em sẽ nhận thức được tiếng nói ấy là tiếng nói của lòng yêu nước, tiếng nói căm thù giặc của chú bé Gióng..
- Với câu hỏi này các em sẽ xác định được giá trị của lòng yêu nước, lòng yêu nước luôn luôn thường trực trong trái tim mỗi con người Việt Nam, khi đất nước cần họ sẵn sàng biến tình cảm thành hành động thậm chí là hành động khác thường.
- Dù sau này các em làm bất cứ công việc gì ngoài cái lí, cái luật thì các em còn chú ý đến tình cảm, đến trách nhiệm của bản thân với những người xung quanh.
- Rèn kĩ năng làm chủ bản thân.
- Trong tư duy của thế hệ trẻ bao giờ cũng thích cái mới, cái hiện đại nên sẽ có nhiều em đồng tình với ý kiến của bạn B, nhưng với vai trò của người thầy, tôi sẽ định hướng cho các em nên theo ý kiến B vì giá trị văn hóa, lịch sử là cái gốc phát triển của mỗi một dân tộc, mỗi một quốc gia.
- Hoặc khi dạy bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” tôi sẽ hướng dẫn các em xác định được ý nghĩa của đức tính giản dị và định hướng các em học tập và làm theo Bác từ cử chỉ, hành động, việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống thường ngày như tắt điện khi không dùng, không xả nước tùy tiện ở mọi nơi….
- Rõ ràng, là người thầy truyền thụ cho học sinh những kiến thức- kĩ năng của một bài học một cách hấp dẫn đã khó thì rèn những kĩ năng như giúp các em làm chủ bản thân lại càng khó đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, tận tâm trong giờ học..
- Rèn kĩ năng suy nghĩ sáng tạo.
- Chúng ta đều biết “Văn học là nghệ thuật ngôn từ” nên khi dạy văn học giáo viên phải làm như thế nào để phát huy tối đa khả năng tư duy sáng tạo của các em.
- Với tôi, để giúp các em khám phá được vẻ đẹp văn chương trong các tác phẩm văn học, tôi hay đặt những câu hỏi so sánh, đối chiếu, liên tưởng để các em suy nghĩ nhiều hơn, liên tưởng nhiều hơn..
- Dựa vào kiến thức đã học về ca dao, về văn học trung đại các em liên tưởng và có thể trả lời như sau:.
- Từ đó, học sinh liên tưởng về tình mẫu tử thiêng liêng trong mỗi con người:.
- Dạng câu hỏi này sẽ rèn cho những em học khá – giỏi kĩ năng cảm nhận, kĩ năng bình và để trả lời được các em phải biết tổng hợp cùng với tư duy sáng tạo về ngôn từ..
- Học sinh có thể phát hiện được cảm giác “nhói” ở trong tim là đau, là nhức, là buốt..
- Khi đó tôi lại có dẫn chứng khác để khẳng định, so sánh, đối chiếu vấn đề các em vừa phát hiện ra là đúng..
- Hay khi dạy bài “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh tôi yêu cầu học sinh viết đoạn văn nêu cảm nhận về tình bà cháu trong bài thơ.
- Đây là một hình thức rèn cho học sinh kĩ năng viết đoạn văn nhưng thể hiện được suy nghĩ, cảm xúc của bản thân các em về tình bà cháu, đặc biệt những em học khá sẽ có sự sáng tạo trong cách viết văn như liên hệ đến tình cảm của mình với người bà trong gia đình..
- Tóm lại, sự dẫn dắt của người thầy có vai trò vô cùng quan trọng để gây sự chú ý, tập trung suy nghĩ, tập trung tư duy sáng tạo của học sinh..
- *Rèn kĩ năng thể hiện sự tự tin.
- Hạn chế đó đã khiến các em rụt rè trong các hoạt động tập thể của lớp của trường, hay ngay trong giờ học cũng thiếu không khí xây dựng bài..
- Để giờ luyện nói đạt hiệu quả cao, tôi yêu cầu học sinh chuẩn bị thật chu đáo, đến lớp học sinh tập nói trước tổ được các bạn lắng nghe góp ý, rồi sau đó các em xung phong lên trình bày trước lớp.
- Tôi yêu cầu khi nói các em nhìn thẳng vào các bạn dưới lớp, nói to, rõ ràng, truyền cảm, kết hợp cả cử chỉ, nụ cười.
- Trong những giờ luyện nói đầu tiên của thầy và trò thường không đạt kết quả như mong muốn, các em còn phụ thuộc vào giấy hay nói như đọc thuộc lòng.
- Tôi góp ý, uốn nắn nhiều lần bằng cách nói mẫu rồi cho học sinh tập nói theo.
- Mỗi lần học sinh có tiến bộ tôi động viên, khích lệ bằng mọi hình thức như để các em tập nói từng đoạn rồi dần dần nói cả bài.
- Sau mỗi giờ như thế các em rút được kinh nghiệm và đến giờ học luyện nói khác các em chuẩn bị chu đáo hơn, tích cực hơn.
- Học sinh ở dưới có quyền làm ban giám khảo chấm điểm cho bạn trình bày.
- Giờ học thực sự sôi nổi khi các em được làm chủ điều khiển các hoạt động trong tiết học của mình..
- Rõ ràng, chính người thầy đã có biện pháp kích cầu để các em mạnh dạn bộc lộ sự tự tin của mình, từ giờ học các em tự tin hơn trong các hoạt động tập thể..
- Tuy nhiên, việc rèn kĩ năng sống cho các em trong các tiết học không tách bạch hẳn như thế, mà trong mỗi một bài thường lồng ghép giáo dục nhiều kĩ năng khác nhau.
- Kĩ năng:.
- Kĩ năng cơ bản:.
- +Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản - Kĩ năng sống:.
- Giờ trước cô cùng các em đang phân tích khổ thơ thứ nhất của bài thơ.
- ?Ngoài biện pháp so sánh ra, nhà thơ còn sử dụng biện pháp nghệ thuật nào khác nữa, các em tiếp tục phát hiện cho cô?.
- Vậy khi nhớ về làng quê người lính nhớ kỉ niệm gì nhất các em lại tiếp tục theo dõi vào khổ thơ thứ ba để trả lời câu hỏi của cô - kỉ niệm xem gà đẻ.
- ?các em hãy quan sát kênh hình trên bảng: Đây chính là hình ảnh người bà..
- chúng ta tìm hiểu tiếp phần còn lại, 1 em đứng dậy đọc to cho cô 2 khổ thơ cuối, còn các em khác theo dõi vào SGK/.
- Tóm lại, trong một giờ học người giáo viên có thể giáo dục được nhiều kĩ năng sống cho học sinh.
- Tuy nhiên, giáo viên cũng cần nhấn mạnh các em không chỉ nói mà tiến tới hành động tiến tới việc làm cụ thể trở thành thói quen ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường..
- Giáo viên phải kiên trì, mẫu mực trong lời nói, tác phong, cử chỉ, rồi chú ý chỉnh sửa, uốn nắn các kĩ năng cho các em.
- Và giáo viên còn hướng dẫn các em ứng dụng các kĩ năng sống được rèn trong giờ học vào cuộc sống.
- Về phía học sinh phải có ý thức học tập, say mê bộ môn đồng thời phải chủ động tích cực học, chủ động sáng tạo thì mới có cơ hội được giáo viên giáo dục các kĩ năng sống trong các giờ học.
- Còn về trách nhiệm của riêng tôi, tôi luôn tâm niệm: “Hãy giáo dục kĩ năng sống cho các em, để các em hành xử tốt hơn với chính mình và với cuộc đời.”.
- Qua các tiết dạy môn Ngữ văn có kết hợp giáo dục KNS cho học sinh tôi thấy bắt đầu có sự chuyển biến như học sinh đã mạnh dạn bày tỏ cảm xúc, biết chia sẻ cảm thông với nỗi vui buồn của bạn bè, với người thân, với thầy cô giáo..
- Đặc biệt, các em bớt được tâm lí ích kỉ, ghanh tị với bạn bè, vị tha hơn, rộng lượng hơn.
- Các em vui chơi hoà đồng, mạnh dạn, tự tin, có tinh thần trách nhiệm khi.
- Các em biết thể hiện tình yêu quê hương đất nước bằng những hành động rất giản dị như tham gia bảo vệ môi trường xanh-sạch đẹp, tham gia ủng hộ học sinh nghèo bằng những món quà vật chất như quyển vở, hộp bút…Các em tham gia các hoạt động do Đội phát động bằng niềm hứng thú, say mê và tích cực hơn…Kết quả cụ thể ở những lớp tôi trực tiếp giảng dạy khi khảo sát sau chuyên đề này như sau:.
- Như vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các bộ môn văn hoá đặc biệt là môn Văn là rất cần thiết và đã, đang phát huy tác dụng.
- Sự hứng thú học tập của các em chính là niềm vui ngọt ngào đối với những thầy cô giáo khi đứng lớp như tôi..
- Mỗi một mục tiêu giáo dục như một bài toán chưa có lời giải, mà người thầy chính là người hướng dẫn các em đi tìm lời giải đó, vậy thì phương pháp mà tôi đúc rút được trong sáng kiến chỉ là những kinh nghiệm ít ỏi không phải là phương pháp duy nhất, hay nhất, chung nhất.
- 2.Kiến nghị: Các trường ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn đã xây dựng chương trình học cho các em có cả giờ học tập thể để rèn kĩ năng sống.
- Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua bộ môn Ngữ văn.
- 3.Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở, NXB GD.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt