« Home « Kết quả tìm kiếm

Tổng quan nghiên cứu về phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động trải nghiệm


Tóm tắt Xem thử

- Tổng quan nghiên cứu về phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động trải nghiệm.
- Ngôn ngữ là phương tiện hữu hiệu để giao tiếp và nhận thức thế giới xung quanh.
- Đối với trẻ em lứa tuổi mầm non, ngôn ngữ là con đường tiếp nhận và truyền thụ nền văn hóa xã hội sâu rộng nhất.
- Trong đó, ngôn ngữ mạch lạc ở trẻ mẫu giáo được xem là năng lực cần thiết, giúp cho trẻ mở rộng quan hệ từ trong gia đình cho đến ngoài nhà trường và xã hội, tạo điều kiện và cơ hội cho trẻ sẵn sàng học tập ở các cấp học tiếp theo..
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc khơi dậy những yếu tố năng lực nội tại có sẵn nơi trẻ, cùng với sự tác động của giáo dục (GD) nhà trường sẽ góp phần bồi dưỡng ngôn ngữ, đáp ứng các nhu cầu cơ bản theo lứa tuổi của trẻ.
- Vì vậy, có thể khẳng định rằng, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là một trong những nhiệm vụ GD mà giáo viên quan tâm trong tổ chức các hoạt động GD ở trường mầm non (MN)..
- Vấn đề phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động trải nghiệm (HĐTN) được quan tâm rộng rãi trong GD nói chung và GD mầm non (GDMN) nói riêng, bắt đầu từ các nghiên cứu của các nhà tâm lí học, GD học trên thế giới.
- Đến nay, vấn đề phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo thông qua HĐTN trở thành quan điểm cơ bản trong thực hiện, đánh giá việc thực hiện Chương trình GDMN của các nhà quản lí GD cũng như định hướng cho giáo viên mầm non (GVMN) trong xây dựng kế hoạch GD, tổ chức hoạt động GD cho trẻ trong trường mầm non..
- Thực tiễn các nước có nền GDMN tiên tiến cho thấy, áp dụng quan điểm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo thông qua HĐTN một cách hiệu quả sẽ dẫn đến kết quả phát triển toàn diện của trẻ em, chất lượng.
- “Đối với GD mẫu giáo, phương pháp GD phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm.
- Nghiên cứu các quan điểm trong và ngoài nước về vấn đề phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo thông qua HĐTN ở trường MN là việc làm quan trọng, làm cơ sở cho việc vận dụng quan điểm này trong tổ chức các hoạt động GD, đáp ứng yêu cầu GD MN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay..
- Nội dung nghiên cứu.
- Nghiên cứu về ngôn ngữ mạch lạc của trẻ mẫu giáo 2.1.1.
- Biểu hiện của ngôn ngữ mạch lạc.
- Giai đoạn cuối cùng để làm chủ lời nói của trẻ là ngôn ngữ mạch lạc bao gồm một số câu chi tiết: các quan hệ ngữ pháp trong đó phản ánh các mối liên hệ.
- Ngôn ngữ mạch lạc không chỉ là một chuỗi các từ và câu, nó là một chuỗi các suy nghĩ được kết nối với nhau, được thể hiện bằng các từ chính xác trong các câu được xây dựng chính xác.
- Các tiêu chí nhất định về tính mạch lạc của ngôn ngữ nói bao gồm: kết nối ngữ nghĩa giữa các phần của câu TÓM TẮT: Sự mạch lạc trong ngôn ngữ của trẻ em là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ phát triển về ngôn ngữ, nhận thức và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện của đứa trẻ.
- Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ cần được thực hiện một cách thường xuyên và liên tục thông qua các hoạt động ở trường mầm non, trong đó hoạt động trải nghiệm chiếm ưu thế.
- Bài báo trình bày khái quát các quan điểm trong và ngoài nước về vấn đề phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường mầm non, làm cơ sở cho việc vận dụng quan điểm này trong tổ chức các hoạt động giáo dục, đáp ứng yêu cầu giáo dục mầm non Việt Nam trong giai đoạn hiện nay..
- TỪ KHÓA: Nghiên cứu, trẻ mẫu giáo, ngôn ngữ mạch lạc, hoạt động trải nghiệm..
- Ngôn ngữ mạch lạc trong ngôn ngữ văn học bao gồm: sự thống nhất về ngữ nghĩa, cấu trúc và chủ đề cũng như tính nhất quán về ngữ pháp (I.
- Như vậy, có thể thấy, ngôn ngữ mạch lạc của trẻ MN thể hiện qua: 1/ Lời nói phải có chủ đề và thể hiện tập trung chủ đề đó.
- Sự cần thiết của việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo.
- Các nhà khoa học chứng minh rằng, sự mạch lạc trong ngôn ngữ có ảnh hưởng quan trọng đối với việc học tập và thiết lập các mối quan hệ xã hội của trẻ MN.
- Sự phát triển kịp thời và đúng đắn các kĩ năng độc thoại mạch lạc ở trẻ MN đặt nền tảng cho sự hình thành thành công lời nói độc thoại mạch lạc ở học sinh” (Dẫn theo Ushakova, 1987)..
- Nghiên cứu của A.M.
- Leushina cho thấy sự phát triển của ngôn ngữ mạch lạc đi từ lời nói tình huống sang lời nói theo ngữ cảnh.
- Sự hình thành ngôn ngữ mạch lạc phụ thuộc vào điều kiện và hình thức giao tiếp của trẻ với môi trường, và được quyết định bởi mức độ phát triển trí tuệ của trẻ.
- Việc hình thành ngôn ngữ mạch lạc là nhiệm vụ chính nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo.
- Thành công của việc dạy trẻ ở trường phụ thuộc vào mức độ thông thạo ngôn ngữ mạch lạc của trẻ, khả năng nhận thức và trả lời chi tiết cho một câu hỏi và không cần sự giúp đỡ từ người khác.
- Hrechyshkina (2019) xem xét ảnh hưởng của các yếu tố ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp đến việc xây dựng cách diễn đạt mạch lạc của trẻ MN.
- Tác giả cho rằng, sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ là hệ quả của việc hoàn thiện khả năng phát âm, tích lũy vốn từ, rèn luyện khả năng nói đúng ngữ pháp, nói biểu cảm.
- Việc phát triển vốn từ cho trẻ không chỉ là tích lũy từ vựng về số lượng mà cần quan tâm đến việc hiểu biết về tính chất của từ, sự hiểu biết về sự kết nối giữa một từ và ngữ cảnh, giữa các từ, được kết hợp trong các nhóm chủ đề..
- Đến 4 tuổi, khả năng nói với nhiều cấu trúc đa dạng và tính mạch lạc trong ngôn ngữ của trẻ rõ ràng hơn.
- nâng cao để phát triển ngôn ngữ rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ MN.
- Các yếu tố như chuyên môn của giáo viên thấp, thiếu nguồn lực/tài liệu, áp dụng sai mô hình… là rào cản đối với quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường MN.
- Các phát hiện cho thấy giáo viên có vai trò quan trọng trong sự phát triển năng lực ngôn ngữ của trẻ em trong GD MN.
- Giáo viên nên lập kế hoạch cho nhiều hoạt động khác nhau để thu hút sự quan tâm của trẻ và khiến chúng luôn ham học hỏi.
- Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả khuyến nghị chính phủ nên kết hợp chính sách và hành động để giải quyết một số thách thức mà trẻ em gặp phải trong quá trình phát triển ngôn ngữ ngay từ độ tuổi MN.
- Ở Việt Nam, các nghiên cứu của Nguyễn Xuân Khoa (2002), Đinh Hồng Thái (2015) đã khái quát những vấn đề về phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ MN ở các độ tuổi.
- Trên cơ sở đặc trưng ngôn ngữ mạch lạc của trẻ mẫu giáo, các tác giả đã đưa ra những hình thức, phương pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho từng độ tuổi.
- Các nghiên cứu trên đều khẳng định sự cần thiết của việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ngay từ lứa tuổi MN, đặc biệt là giai đoạn mẫu giáo.
- Sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó yếu tố môi trường và GD là quan trọng..
- Nghiên cứu về phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động trải nghiệm.
- Khái niệm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động trải nghiệm.
- Ở Việt Nam, các tác giả Hoàng Thị Phương, Võ Trung Minh, Nguyễn Thị Hương, Chu Thị Hồng Nhung cũng quan tâm nghiên cứu về GD trẻ mẫu giáo thông qua trải nghiệm.
- Về phía giáo viên, tổ chức hoạt động trải nghiệm là quá trình tác động có hệ thống của giáo viên đến người trẻ thông qua các hoạt động thực tiễn để trẻ bằng vốn kinh nghiệm cá nhân tự lực chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, thái độ tạo thành kinh nghiệm riêng của bản thân (D.
- Khái niệm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua hoạt động trải nghiệm chưa được đề cập một cách trực tiếp trong các nghiên cứu.
- Tuy nhiên, qua phân tích các nghiên cứu về phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo và hoạt động trải nghiệm, có thể hiểu: “Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo thông qua trải nghiệm là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà GD thông qua việc tổ chức các hoạt động phù hợp với khả năng của trẻ để trẻ được trực tiếp tham gia, tương tác tích cực, nhằm giúp trẻ có khả năng diễn đạt ngôn ngữ một cách rõ ràng, lưu loát, có sự kết nối hợp lí về ý nghĩ, cảm xúc theo một chủ đề nhất định”..
- Biện pháp trải nghiệm nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo.
- Những nghiên cứu gần đây cho thấy, tăng cường tổ chức cho trẻ trải nghiệm giao tiếp, kể chuyện, vui chơi, khám phá thế giới xung quanh và các hoạt động nghệ thuật là những biện pháp hữu hiệu nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ (A.S.
- Cao Thị Hồng Nhung, 2020), cụ thể như sau: Alice Sterling Honig (2007) đề xuất các chiến lược phát triển ngôn ngữ cho trẻ gồm: (1) Cải thiện khả năng diễn đạt cho trẻ.
- (5) Sử dụng thơ ca, hội họa, ảnh ghép, bài hát, khiêu vũ và các hình thức nghệ thuật khác để thúc đẩy việc học ngôn ngữ nói cho trẻ.
- Loginova và cộng sự (2018) nhấn mạnh vai trò của chuyện kể và hoạt động thực hành kể chuyện đối với sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ.
- Các nghiên cứu của E.A.
- Duggan và cộng sự (2014) cho thấy việc khuyến khích trẻ giao tiếp tích cực là biện pháp hữu hiệu nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Đặc biệt, trong nghiên cứu tổng quan bằng chứng khoa học về hiệu quả của các cách tiếp cận phát triển ngôn ngữ sớm cho trẻ em.
- Duggan và cộng sự (2014) đã chứng minh tính hiệu quả của các biện pháp: Làm giàu ngôn ngữ cho trẻ thông.
- qua giao tiếp, mở rộng câu nói của trẻ thành những câu tương đương, giúp trẻ nói lại câu nói với cấu trúc logic và mạch lạc hơn.
- Yaroslavl (2018) khẳng định vai trò quan trọng của việc cho trẻ trải nghiệm với các đồ chơi và mô hình để hỗ trợ trẻ kết nối, giao tiếp và kể chuyện, từ đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
- Nghiên cứu về phát triển ngôn ngữ nói của trẻ 3 - 8 tuổi, G.
- Shiel và cộng sự (2012) nhấn mạnh việc kích thích trẻ quan sát, dự đoán, đo lường, suy luận, kết luận, giao tiếp… trong tổ chức các hoạt động theo hướng trải nghiệm là cần thiết nhằm phát triển khả năng nói mạch lạc cũng như nhận thức cho trẻ.
- Nghiên cứu thực nghiệm của tác giả Ni Chang (Michael A.
- Reed, 2009) cũng tìm ra các bằng chứng cho thấy các hoạt động khám phá khoa học có mối liên hệ với sự phát triển năng lực ngôn ngữ của trẻ, trong đó có ngôn ngữ mạch lạc.
- Trong nghiên cứu của mình, tác giả nhấn mạnh việc tổ chức cho trẻ thí nghiệm, đọc sách tranh về khoa học, viết/vẽ và trao đổi với các bạn về những điều trẻ suy nghĩ..
- Tiếp cận phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ một cách toàn diện hơn, tác giả Malinovska N.V.
- (2020) đã thực nghiệm các biện pháp hỗ trợ phát triển ngôn ngữ nói độc thoại của trẻ MN thông qua việc sử dụng quy trình hoạt động gồm ba giai đoạn: thông tin và làm giàu, lời nói - tái tạo và lời nói - sáng tạo.
- Giai đoạn 1 nhằm mục đích làm phong phú thêm trải nghiệm thông tin - giác quan của trẻ em thông qua cho trẻ làm quen với các mô hình, sơ đồ, đồ chơi và trò chơi nhằm cung cấp biểu tượng về thế giới xung quanh cho trẻ.
- Giai đoạn thứ hai của nghiên cứu nhằm kích thích khả năng nói độc thoại của trẻ thông qua tái tạo các câu chuyện cổ tích cho trẻ em và trình bày các câu chuyện bằng nhiều loại mô hình khác nhau.
- Giai đoạn thứ ba là giai đoạn sáng tạo, nhằm mục đích phát triển khả năng sáng tạo của trẻ em trong việc tạo ra các câu chuyện sáng tạo, sử dụng thông tin và nhận thức về nội dung của chúng để kích hoạt các tuyên bố mạch lạc có tính chất sáng tạo.
- Kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng, việc sử dụng mô hình là một trong những cách hiệu quả để thúc đẩy sự phát triển của ngôn ngữ độc.
- thoại, tư duy bằng lời nói, logic và trí nhớ của trẻ..
- Học tập trải nghiệm - kinh nghiệm là nguồn gốc của học tập và phát triển), D.
- Kolb (2015) nhấn mạnh vai trò của ngôn ngữ trong hoạt động trải nghiệm của trẻ em cũng như ảnh hưởng tích cực của hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.
- Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thực nghiệm nhiều dự án ở lớp mẫu giáo (3-6 tuổi) với các đề tài như “Ba chú lợn con và con sói”,.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy các hoạt động trải nghiệm không những tác động tích cực đến sự tham gia, sự hứng thú và nâng cao khả năng nhận thức của trẻ mà còn nâng cao khả năng diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ..
- Ở Việt Nam, vấn đề phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua HĐTN được các tác giả Lã Thị Bắc Lý (2017), Cao Thị Hồng Nhung (2020) quan tâm nghiên cứu.
- Trong bài báo Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động trải nghiệm, Lã Thị Bắc Lý đề cập đến việc phát triển vốn từ cho trẻ thông qua hoạt động trải nghiệm giúp trẻ mạnh dạn giao tiếp với mọi người xung quanh, trẻ tích lũy thêm được vốn từ mới, hiểu được ý nghĩa của từ, nhờ đó mà khả năng nhận thức và tư duy của trẻ phát triển.
- Luận án Tiến sĩ của tác giả Cao Thị Hồng Nhung về Tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non đã nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi..
- Công trình nghiên cứu đã xây dựng các biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời tăng cường các cơ hội cho trẻ trải nghiệm, tương tác, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non, góp phần chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng vào lớp 1 (Cao Thị Hồng Nhung, 2020)..
- Môi trường và hình thức hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo.
- GD thông qua trải nghiệm coi trọng việc phối hợp hài hòa các môi trường và hình thức GD trên cơ sở tận dụng ưu thế của các hoạt động để tạo môi trường trải nghiệm đa dạng.
- Các nghiên cứu của D.
- (2020) nhấn mạnh việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ diễn ra mọi lúc mọi nơi trong các hoạt động của nhà trường.
- Theo đó, giáo viên cần phải tận dụng những lợi thế của từng hoạt động để phát triển khả năng này cho trẻ thông qua việc đưa trẻ vào các tình huống có vấn đề, đặt ra những câu hỏi mở để kích thích trẻ tư duy, giao tiếp trong quá trình điểm danh, giải quyết vấn đề, giải quyết xung đột, đọc sách truyện hằng ngày và trong các tình huống, hoạt động đa dạng khác..
- Nghiên cứu phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo trong bối cảnh Việt Nam: Các tác giả Lã Thị Bắc Lý (2017), Trần Thị Thu Hương (2017), Cao Thị Hồng Nhung (2020) thống nhất cho rằng, việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ đặt trong các hình thức hoạt động đa dạng ở trường MN như hoạt động học, vui chơi ở các góc, hoạt động ngoài trời, tham quan - dã ngoại và lao động.
- Trong đó, các tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cho trẻ được trải nghiệm trong môi trường mở..
- Việc bố trí, sắp xếp, khai thác hiệu quả không gian, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu trong việc tổ chức các hoạt động GD sẽ kích thích trẻ húng thú tham gia khám phá, quan sát, trải nghiệm và giải quyết các nhiệm vụ GD.
- Bên cạnh đó, các tác giả đều thống nhất rằng, việc xây dựng môi trường tâm lí an toàn, thoải mái sẽ mang đến sự tự tin, thúc đẩy trẻ tư duy, sáng tạo, mạnh dạn trao đổi, tương tác, chia sẻ các thông tin và kinh nghiệm được tích lũy thông qua hoạt động..
- Phát triển ngôn ngữ nói chung, phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua các HĐTN là nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện đối với trẻ mẫu giáo.
- Chính vì vậy, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa về mặt lí luận cũng như thực tiễn nhằm bổ sung, hoàn thiện hệ thống lí luận về phát triển ngôn ngữ nói chung, đặc biệt phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo thông qua các HĐTN ở trường MN..
- Vấn đề phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo thông qua các HĐTN, tương tác như kể chuyện, trò chơi, giao tiếp và trao đổi thông qua các hoạt động khám phá, tìm hiểu.
- hoạt động với mô hình, đồ chơi….
- đã được quan tâm nghiên cứu và áp dụng ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam trong những năm gần đây..
- Hầu hết, các nghiên cứu đều cho rằng, giáo viên và phụ huynh có vai trò quan trọng trong việc xây dựng môi trường và hỗ trợ trẻ hoạt động nhằm thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc ở trẻ.
- Việc tận dụng lợi thế các hình thức hoạt động GD mọi lúc mọi nơi ở trường mầm non như: hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, tham quan, lao động… nhằm khuyến khích trẻ trải nghiệm, từ đó giúp trẻ phát triển.
- ngôn ngữ mạch lạc được các tác giả nhấn mạnh.
- Các tác giả đã chỉ ra mối quan hệ giữa tổ chức các hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ mẫu giáo.
- Kết quả nghiên cứu trên sẽ là nền tảng quan trọng cho những nghiên cứu tiếp theo về vấn đề phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ cũng như việc thực hành vận dụng vào quá trình phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo..
- [2] Cao Thị Hồng Nhung, (2020), Tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt