« Home « Kết quả tìm kiếm

Chương 4-Đảng lãnh đạo xây dựng XHCN ở miền Bắc


Tóm tắt Xem thử

- ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở MIỀN BẮC VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC .
- Các nhà cầm quyền ở hai miền Nam-Bắc mở hội nghị hiệp thương để tổ chức tổng tuyển cử thực hiện thống nhất đất nước trong thời gian hai năm..
- Lợi dụng sự thất bại của đế quốc Pháp, đế quốc Mỹ đã nhảy vào miền Nam gạt Pháp để thay chân, thực hiện âm mưu biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ..
- Còn ở miền Nam, đế quốc Mỹ đã hất cẳng thực dân Pháp, dựng lên một chính quyền tay sai độc tài, hiếu chiến, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự làm bàn đạp tấn công miền Bắc.
- Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, xây dựng miền Bắc thành căn cứ vững mạnh của cách mạng cả nước..
- Cách mạng dân tộc-dân chủ nhân dân ở miền Nam nhằm giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, thực hiện hòa bình, thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập dân tộc và dân chủ trong cả nước..
- Cuộc cách mạng dân tộc-dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ một vị trí rất quan trọng.
- Nó có tác dụng “quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc-dân chủ nhân dân trong cả nước” 1 Hai chiến lược cách mạng khác nhau tiến hành đồng thời ở hai miền có mối liên hệ gắn bó mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau cùng phát triển và đều hướng vào mục tiêu chung trước mắt của cả nước là thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà..
- Đó là một quá trình đấu tranh gian khổ, phức tạp và lâu dài nhằm chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai của chúng ở miền Nam..
- Vì vậy cách mạng nước ta đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả nước và của thời đại để chiến thắng đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam và thống nhất Tổ quốc..
- ĐẢNG LÃNH ĐẠO CUỘC CÁCH MẠNG VÀ CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG Ở MIỀN NAM.
- Thời kỳ Từ thế giữ gìn lực lượng chuyển dần sang thế tiến công, đánh bại chiến tranh đơn phương của đế quốc Mỹ..
- Sau khi hất cẳng Pháp, trực tiếp can thiệp vào miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ đã biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, lập phòng tuyến để ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội xuống Đông Nam Á, thiết lập căn cứ quân sự để tiến công miền Bắc xã hội chủ nghĩa..
- thẳng tay đàn áp phong trào đấu tranh đòi hiệp thương với miền Bắc, gây nên các cuộc tàn sát đẫm máu ở miền Nam..
- Về phía lực lượng cách mạng, sau khi chuyển quân tập kết ra miền Bắc theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, tương quan lực lượng giữa ta và địch ở miền Nam có sự thay đổi lớn: ta tuy có ưu thế về chính trị và lực lượng quần chúng nhân dân đông đảo nhưng không còn lực lượng vũ trang, không còn chính quyền.
- Những năm xuất phát từ so sánh lực lượng giữa ta và địch không có lợi cho ta, và từ mục tiêu trước mắt của cả nước là đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, Đảng chủ trương thực hiện ở miền Nam thế giữ gìn lực lượng bằng cách sử dụng các hình thức đấu tranh thích hợp nhằm hạn chế tổn thất và duy trì cho được phong trào cách mạng..
- Thực hiện chủ trương chuyển hướng của Đảng, hàng trăm tổ chức quần chúng công khai, trong đó có các ủy ban đấu tranh đòi hòa bình được thành lập ở miền Nam..
- Chính sách đó, khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa Mỹ-Diệm với nhân dân miền Nam: “Tức nước ắt sẽ vỡ bờ”, nhân dân miền Nam nhất định sẽ vùng lên đánh đổ chúng.
- Sự xuất hiện lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang hỗ trợ phối hợp với đấu tranh chính trị đã tạo nên sức mạnh mới trong cuộc chiến đấu một mất một còn của nhân dân miền Nam chống Mỹ-Diệm..
- Tháng 1 năm 1959, Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa II) đã thông qua Nghị quyết về đường lối cách mạng miền Nam.
- Tư tưởng chỉ đạo cực kỳ quan trọng của Nghị quyết là nhân dân miền Nam phải dùng con đường cách mạng bạo lực để tự giải phóng mình, ngoài ra, không còn con đường nào khác..
- Phương hướng phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam là chuẩn bị để tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền.
- Dưới ánh sáng của Hội nghị Trung ương lần thứ 15, từ năm 1959 đến 1960, cách mạng miền Nam đã có sự phát triển nhảy vọt..
- Cán bộ, đảng viên và quần chúng cách mạng ở miền Nam đã tiếp thu nghị quyết của Trung ương một cách phấn khởi, nhạy bén và đầy sáng tạo.
- Như vậy, bước sang năm 1960 khi được Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần 15 soi sáng, các cuộc khởi nghĩa đã phát triển thành một cao trào “đồng khởi” trong toàn miền Nam Việt Nam.
- Từ thắng lợi của cao trào “đồng khởi”, ngày 20 tháng 12 năm 1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời..
- Thắng lợi của phong trào “đồng khởi” của quần chúng miền Nam là bước nhảy vọt có ý nghĩa lịch sử của cách mạng miền Nam, đồng thời cũng là cột mốc đánh dấu sự thất bại đầu tiên và có ý nghĩa chiến lược đối với chính sách xâm lược thực dân mới của Mỹ..
- Thời kỳ Đảng lãnh đạo nhân dân ta đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ..
- Do thất bại nặng nề trong chiến tranh “đơn phương”, đế quốc Mỹ phải đối phó bằng cách chuyển sang chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam.
- Trong chiến lược chiến tranh này, Mỹ đã tăng cường lực lượng ngụy quân và khả năng cơ động của chúng với các phương tiện chiến tranh hiện đại do Mỹ trực tiếp chỉ huy trong các cuộc hành quân nhằm đẩy mạnh quốc sách “ấp chiến lược” nhằm dồn dân, tách lực lượng cách mạng ra khỏi nhân dân để bình định miền Nam.
- Với những thủ đoạn trên, Mỹ-Diệm hy vọng sẽ nhanh chóng làm thay đổi tương quan lực lượng để dễ bề tiêu diệt cách mạng miền Nam..
- Đánh giá tình hình và phân tích một cách khoa học so sánh lực lượng giữa ta và địch ở miền Nam từ sau ngày “đồng khởi”, Bộ Chính trị của Đảng ta trong những cuộc họp tháng 1 năm 1961 và tháng 2 năm 1962 đã đề ra chủ trương chỉ đạo chính xác là: tiếp tục giữ vững tư tưởng chiến lược tiến công, đưa đấu tranh vũ trang phát triển lên song song với đấu tranh chính trị, tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược: đô thị, nông thôn đồng bằng và nông thôn rừng núi, thực hiện phương châm đánh địch.
- Để tăng cường sự chỉ đạo của Trung ương Đảng đối với cách mạng miền Nam, Trung ương Cục miền Nam đã được thành lập vào tháng 1-1961.
- Đảng bộ miền Nam được kiện toàn về tổ chức, tập trung từ Trung ương đến các chi bộ cơ sở.
- Ngày 15 tháng 2 năm 1961, các lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam được thống nhất với tên gọi Quân giải phóng miền Nam Việt Nam..
- Cách mạng miền Nam đã có bước phát triển mới.
- Tháng 9 năm 1964, Bộ Chính trị họp và chủ trương giành thắng lợi quyết định ở miền Nam trong một vài năm tới.
- Bộ Chính trị cử Đại tướng Nguyễn Chí Thanh – Ủy viên Bộ Chính trị vào miền Nam trực tiếp lãnh đạo phong trào, chỉ đạo cuộc kháng chiến..
- Được sự chi viện to lớn của miền Bắc thông qua tuyến đường Trường Sơn trên đất liền và trên biển, quân và dân miền Nam đã mở nhiều chiến dịch với nhiều trận đánh lớn nhỏ ở các chiến trường, như ở An Lão, Đèo Nhông, Dương Liễu, Việt An, Ba Gia (Khu V và khu vực Tây Nguyên, Trị Thiên), Bình Giã Đồng Xoài (6-1965)..
- Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ được triển khai đến mức cao nhất đã hoàn toàn bị phá sản..
- Đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ là một thắng lợi to lớn nữa có ý nghĩa chiến lược của quân và dân ta ở miền Nam.
- “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ ở miền Nam..
- Bị thất bại trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ vội vã đổ quân viễn chinh ồ ạt vào miền Nam với quy mô ngày càng lớn để tiến hành “chiến tranh cục bộ”, nhằm cứu cho ngụy quân-ngụy quyền Sài Gòn đang trên đà sụp đổ.
- Trên cơ sở phân tích tình hình trong nước và tình hình quốc tế, so sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch cả thế và lực, Trung ương Đảng nhận định: mặc dầu đế quốc Mỹ đưa vào miền Nam hàng chục vạn quân viễn chinh, nhưng so sánh lực lượng giữa ta và địch vẫn không thay đổi lớn, cuộc chiến tranh trở nên gay gắt, ác liệt, nhưng nhân dân ta đã có cơ sở chắc chắn để giữ vững thế chủ động trên chiến trường.
- cuộc “chiến tranh cục bộ” mà Mỹ đang tiến hành ở miền Nam vẫn là cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới.
- đế quốc Mỹ không thể nào cứu vãn được tình thế nguy khốn, bế tắc của chúng ở miền Nam..
- Kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào, nhằm bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà..
- Phương châm chiến lược chung trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là: đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính, càng đánh càng mạnh, cần phải cố gắng đến mức cao, tập trung lực lượng của cả hai miền để mở những đợt tiến công lớn, tranh thủ thời cơ giành thắng lợi, quyết định trong thời gian tương đối ngắn trên chiến trường miền Nam..
- Đối với miền Bắc, Đảng chủ trương phải đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, bảo vệ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời tích cực chuẩn bị đề phòng để đánh bại địch trong trường hợp chúng liều lĩnh mở rộng chiến tranh cục bộ trong cả nước, cần thực hiện chuyển hướng kinh tế, đảm bảo tiếp tục xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế và quốc phòng trong điều kiện có chiến tranh phá hoại, động viên sức người, sức của ở mức cao nhất để chi viện đắc lực cho cách mạng miền Nam..
- Về mối quan hệ và nhiệm vụ cách mạng của hai miền Nam-Bắc, Trung ương Đảng chỉ rõ: Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ của nhân dân cả nước, miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn.
- Phải nắm vững mối quan hệ giữa nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc và giải phóng miền Nam..
- Thế nhưng, tất cả các cuộc hành quân quy mô lớn của đế quốc Mỹ đều bị quân và dân miền Nam bẻ gãy.
- Vào cuối năm 1967, cuộc chiến tranh cục bộ của Mỹ đã được đẩy đến đỉnh cao, số quân viễn chinh đổ vào miền Nam đã lên 48 vạn, thế nhưng Mỹ vẫn không sao thực hiện được những mục tiêu chính trị và quân sự đã đề ra..
- Bộ Chính trị của Đảng trong cuộc họp tháng 12-1967 nhận định rằng những thất bại và khó khăn của địch cùng với những thắng lợi to lớn của ta vừa giành được cả về quân sự lẫn chính trị, về chiến thuật lẫn chiến lược và sự phát triển vững mạnh cả về thế và lực của ta đã mở ra cho cuộc chiến tranh cách mạng miền Nam những triển vọng to lớn.
- Từ đó, Bộ Chính trị trong Hội nghị tháng 12 năm 1967 đã ra một Nghị quyết lịch sử, chuyển cuộc chiến tranh cách mạng miền Nam sang thời kỳ mới, thời kỳ tiến lên giành thắng lợi quyết định bằng phương pháp tổng công kích, tổng khởi nghĩa.
- Thế chiến lược của Mỹ đã bị đảo lộn, buộc chúng phải thay đổi chiến lược quân sự ở miền Nam.
- Mỹ đã phải chịu xuống thang chiến tranh, chấm dứt không điều kiện cuộc chiến tranh phá hoại ở miền Bắc.
- Đầu năm 1969, Mỹ phải chấp nhận cuộc đàm phán với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, có sự tham gia của đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (sau đổi là đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam)..
- Thơi kỳ Đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam..
- Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam, vào đầu năm 1969, Tổng thống Mỹ Níchxơn đã đề ra chiến lược toàn cầu mới mang tên.
- “Học thuyết Níchxơn” với chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
- Đây là một chính sách rất thâm độc của Mỹ nhằm “dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam” để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam..
- Thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, từ năm 1969, đế quốc Mỹ một mặt buộc phải rút quân ra khỏi miền Nam để sắp xếp lại lực lượng cho phù hợp với yêu cầu điều chỉnh của “học thuyết Níchxơn” trên phạm vi thế giới.
- Mỹ còn lại rất lớn trên chiến trường cùng với quân ngụy được gấp rút tăng lên hơn một triệu, để tiếp tục kéo dài cuộc chiến tranh ở miền Nam: chúng còn tăng cường mở rộng chiến tranh sang Lào và Căm Pu Chia, mở rộng “Việt Nam hóa chiến tranh” thành “Đông Dương hóa chiến tranh”..
- Tháng 1 năm 1970 Trung ương Đảng họp hội nghị toàn thể lần thứ XVIII để định ra những chủ trương mới nhằm chống lại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ..
- Thực hiện chủ trương chỉ đạo của Trung ương Đảng, trong những năm cách mạng miền Nam đã vượt qua khó khăn gian khổ, kiên trì xây dựng và phát triển lực lượng tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược, đánh bại từng bước chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”..
- Đồng thời chúng còn thực hiện ý đồ khóa cửa biên giới Tây Nam, để bóp nghẹt cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở miền Nam..
- Năm 1971, quân dân ta phối hợp với quân và dân Lào chủ động đánh bại cuộc hành quân quy mô lớn “Lam Sơn 719” của Mỹ-ngụy đánh vào đường 9-Nam Lào nhằm chặt đứt đường mòn Hồ Chí Minh, chặn đứng con đường tiếp tế quan trọng của miền Bắc đối với miền Nam và phong trào kháng chiến Căm Pu Chia.
- Những thắng lợi quân sự nói trên, cùng với những thắng lợi của nhân dân miền Nam trong việc đánh phá kế hoạch “bình định” của địch đã mở ra khả năng thực tế đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ.
- cái “xương sống” của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” đã bị suy yếu nghiêm trọng..
- Được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, đồng bào miền Nam đã nổi dậy phá vỡ ách kềm kẹp của địch trên nhiều địa bàn rộng lớn ở nông thôn, làm cho kế hoạch “bình định” của Mỹ-ngụy bị thất bại nặng nề..
- Cùng với chiến thắng oanh liệt của quân và dân miền Bắc đã đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng pháo đài bay B52 của Mỹ trong 12 ngày đêm (từ 18 đến nhân dân ta đã làm cho chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ bị thất bại nặng nề.
- Nhân dân ta đã đè bẹp được ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc Mỹ phải rút hết quân đội viễn chinh và chư hầu ra khỏi miền Nam nước ta.
- Tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân ta tiến lên “đánh cho ngụy nhào” giải phóng hoàn toàn miền Nam và thống nhất Tổ quốc..
- ở miền Nam, nhằm biến miền Nam thành một quốc gia riêng biệt, lệ thuộc vào Mỹ..
- Trước tình hình nghiêm trọng nói trên, tháng 7-1973, Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa III) đã chỉ rõ con đường cách mạng của nhân dân miền Nam là con đường bạo lực cách mạng và nhấn mạnh: bất kể trong tình huống nào cũng phải nắm vững thời cơ, giữ vững đường lối chiến lược tiến công.
- Tư tưởng chỉ đạo của Trung ương Đảng là tích cực phản công, chuẩn bị tiến lên hoàn toàn giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc..
- Từ nhận định đó, Bộ Chính trị đề ra “quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam với kế hoạch hai năm mà tinh thần là: năm 1975 tranh thủ bất ngờ tấn công lớn và rộng khắp, tạo điều kiện để đến năm 1976 tiến hành tổng công kích-tổng khởi nghĩa, giải phóng hoàn toàn miền Nam.
- Ngoài kế hoạch nói trên, Bộ Chính trị còn dự kiến một phương án khác là “nếu thời cơ đến, vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975”..
- Ngày 31 tháng 3 năm 1975, Bộ Chính trị đã có nhận định cực kỳ quan trọng: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến cuối cùng của quân dân ta đã bắt đầu nhằm hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và thống nhất Tổ quốc” và hạ quyết tâm giải phóng Sài Gòn trong tháng 4 năm 1975..
- Thắng lợi đó cũng là kết quả của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, của đồng bào miền Bắc vừa chiến đấu vừa xây dựng, hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ của hậu phương lớn và hết lòng hết sức chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược..
- Trong quá trình lãnh đạo cách mạng miền Nam và chiến tranh chống Mỹ cứu nước, Trung ương Đảng luôn luôn theo dõi âm mưu địch, đánh giá đúng so sánh lực lượng, đề ra những chủ trương chỉ đạo chính xác, sắc bén, linh hoạt, kịp thời, nhằm đánh bại từng bước âm mưu và hành động của địch, tạo điều kiện để tiến lên giành thắng lợi cuối cùng.
- Ở miền Bắc đã phải trải qua hai cuộc chiến tranh phá hoại có tính chất hủy diệt bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ.
- Thời kỳ thực hiện kế hoạch khôi phục kinh tế sau chiến tranh và hoàn thành về cơ bản những nhiệm vụ còn lại của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ..
- Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng năm 1960 thông qua đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc..
- Trước tình hình đế quốc Mỹ chuyển sang kế hoạch “chiến lược chiến tranh cục bộ”.
- ở miền Nam và chiến tranh phá hoại ở miền Bắc (kể từ theo Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 11 và lần thứ 12 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (năm 1965), miền Bắc bước vào thời kỳ chuyển hướng xây dựng kinh tế nhằm tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội cho phù hợp với tình hình mới.
- Ba là: ra sức chi viện cho miền Nam..
- Chủ trương chuyển hướng nói trên phản ánh quyết tâm của Đảng và nhân dân ta trong việc kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa, tiếp tục tăng cường sức mạnh của miền Bắc làm chỗ dựa vững chắc để củng cố sức mạnh của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam đánh Mỹ và thắng Mỹ.
- Thời kỳ này, thực hiện chuyển hướng xây dựng kinh tế, chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ..
- Trong suốt quá trình tiến hành chiến tranh phá hoại ở miền Bắc từ đầu năm 1965 đến cuối năm 1968, đế quốc Mỹ đã huy động lực lượng lớn không quân và hải quân,.
- Sau bốn năm thực hiện chuyển hướng kinh tế, miền Bắc đã đạt được những thành tích đáng tự hào trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, chi viện đắc lực cho tiền tuyến lớn miền Nam..
- Chuyển hướng kinh tế, tiếp tục sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh có chiến tranh là nét đặc biệt, chưa có tiền lệ.
- Do bị thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam-Bắc, đế quốc Mỹ phải chấm dứt không điều kiện đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân kể từ ngày 1-11-1968..
- Đây là thời kỳ thực hiện chủ trương của Đảng về khôi phục kinh tế theo những kế hoạch ngắn hạn từng năm, nhằm bình ổn sản xuất, cải thiện đời sống sau chiến tranh phá hoại, tiếp tục công cuộc xây dựng miền Bắc và tăng cường lực lượng cho miền Nam.
- Giữa lúc nhân dân ta đang nỗ lực khôi phục kinh tế ở miền Bắc và đẩy mạnh kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam thì ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, thọ 79 tuổi.
- Biến đau thương thành sức mạnh, nhân dân miền Bắc đã khẩn trương bắt tay khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Sự lớn mạnh về mọi mặt của miền Bắc đang tiến lên chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ này là nhân tố quyết định nhất bảo đảm giành thắng lợi cuối cùng trong sự nghiệp giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước..
- Hơn nữa, vừa xây dựng vừa phải chiến đấu, chống lại hai cuộc chiến tranh phá hoại hết sức ác liệt của đế quốc Mỹ, miền Bắc còn phải làm nghĩa vụ của hậu phương lớn, chi viện đắc lực sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam..
- Miền Bắc đã làm tròn nhiệm vụ hậu phương lớn với tiền tuyến miền Nam và hoàn thành tốt nghĩa vụ quốc tế

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt