« Home « Kết quả tìm kiếm

Xây dựng văn hóa kinh doanh ở Việt Nam thời kỳ hội nhập, những vấn đề đặt ra


Tóm tắt Xem thử

- Kinh doanh là một hoạt động cơ bản của xã hội loài người xuất hiện và đồng hành cùng với kinh tế hàng hóa và thị trường..
- Ngay từ thời cổ đại đã xuất hiện một tầng lớp những người làm nghề kinh doanh (doanh nhân).
- Nếu ta xem xét dưới góc độ công nghệ - kỹ thuật thì hoạt động kinh doanh bao gồm nhiều công đoạn trong một quá trình: đầu tư, sản xuất, marketing, dịch vụ bảo hành.
- mục đích cuối cùng của kinh doanh với tư cách là một nghề là đạt được, đem lại lợi nhuận cho chủ thể kinh doanh.
- Xã hội kinh doanh cần cho cuộc sống cũng như cuộc sống cần kinh doanh.
- kinh doanh là một nghề chính đáng xuất phát từ nhu cầu cầu phát triển của xã hội, do sự phân công lao động xã hội tạo ra.
- Vấn đề kinh doanh như thế nào, đem lại lợi ích cho ai? Đó chính là vấn đề của văn hóa kinh doanh “kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng các dịch vụ trên thị trường nhằm.
- Đối với chủ thể kinh tế thì văn hóa tồn tại tiềm ẩn trong họ như một hệ giá trị, nguồn lực.
- Để khơi dậy, phát huy vai trò của các giá trị văn hóa trong hoạt động kinh doanh cần có thời gian, môi trường cũng như sự tác động phù hợp.
- Bên cạnh đó, cần nhìn nhận văn hóa kinh doanh là một bộ phận, cái đặc thù so với văn hóa chung của dân tộc, do vậy cần tránh đồng nhất văn hóa kinh doanh với văn hóa dân tộc, cũng như phân biệt một cách rõ rang các đặc trưng văn hóa mà các chủ thể kinh tế khác nhau tạo ra..
- Có thể hiểu: “Văn hóa kinh doanh là việc sử dụng các nhân tố văn hóa vào trong hoạt động kinh doanh của chủ thể, là văn hóa mà.
- các chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, hình thành nên kiểu kinh doanh ổn định và đặc thù của họ 2.
- Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh, Nxb Chính trị quốc gia, HN, 2001, tr 71..
- Trong quá trình đó việc để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần tạo dựng cho đơn vị mình một mô hình văn hóa kinh doanh phù hợp nhằm tối ưu hóa lợi nhuận.
- Xây dựng văn hóa kinh doanh là mục tiêu nhưng lại là thách thức lớn đối với hầu hết các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá.
- Hơn lúc nào hết, chúng ta cần nhận thức rõ những hạn chế, bất cập trong văn hóa kinh doanh trong giới doanh nghiệp Việt Nam, từ đó tìm ra hướng đi cho doanh nghiệp, doanh nhân để có thể phát huy vai trò tích cực, chủ động của lực lượng này trong hội nhập, làm nền tảng cho sự phát triển bền vững nền kinh tế đất nước trong thời gian tới..
- XÂY DỰNG VĂN HÓA KINH DOANH Ở VIỆT NAM THỜI KỲ HỘI NHẬP, NHỮNG VẤN ĐỀ ĐĂT RA.
- Ngày nay, vai trò của các nhân tố văn hóa trong hoạt động kinh doanh ngày càng lớn, hầu hết các doanh nghiệp, tập đoàn trong chiến lược phát triển của đơn vị đều quan tâm đến.
- Có thể thấy, văn hóa kinh doanh là nguồn lực quan trọng, một dạng tài sản vô hình và là cách thức phát triển bền vững đối với các chủ thể kinh tế.
- Chúng ta nhận thấy rằng, giữa văn hóa và kinh tế có sự tương tác với nhau, không thể có văn hóa suy đồi mà kinh tế lại phát triển cao.
- Văn hóa bao giờ cũng là động lực quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, bên cạnh đó, kinh tế phát triển là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của văn hóa, xã hội.
- Nói cách khác, văn hóa và kinh tế có mối quan hệ biện chứng với nhau.
- Trong đó, kinh tế đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của con người, sau đó là đảm bảo điều kiện cho văn hóa phát triển, kinh tế khó có thể phát triển nếu thiếu nền tảng văn hóa, văn hóa không chỉ phản ánh hoạt động kinh tế mà còn là yếu tố tác động đến hoạt đọng này.
- Với mối quan hệ như vậy, sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc chỉ có thể năng động hiệu quả, có tốc độ cao, chỉ có được khi quốc gia đó đạt được sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa.
- Thực tế cho thấy hiện nay trong hoạt động kinh doanh đang tồn tại hai hình thức kinh doanh: kinh doanh có văn hóa và kinh doanh không (vô, phi) văn hóa..
- Kinh doanh có văn hóa là lối kinh doanh có mục đích và theo phương thức cùng đạt đến cái lợi ích, cái thiện và cái đẹp, trong thực tế có nhiều nhà kinh doanh đã dung tài sản của mình để làm từ thiện, lập các quỹ phát triển văn hóa, khoa học, công nghệ…quỹ Bill.
- Trái lại, lối kinh doanh vô văn hóa sẵn sàng chà đạp lên mọi giá trị và khồng từ bất kỳ thủ đoạn nào để kiềm lời.
- Có thể thấy, những lời nhận xét nói trên không chỉ đúng với những nhà tư bản thời kỳ đầu của xã hội cộng nghiệp mà còn rất chuẩn xác với nhiều trường hợp, nhiều chủ thể kinh doanh ngày nay..
- Thực tế cho thấy, hiện nay chỉ có kinh doanh một cách có văn hóa mới đạt được hiệu quả cao và sự phát triển bền vững của các chủ thể kinh tế.
- Đây cũng được xem là phương thức kinh doanh của tương lai, bởi vì khi hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển, trong thời đại công nghệ thông tin, khách hàng ngày càng được tiếp cận nhiều hơn các thông tin xác thực về nhà kinh doanh, doanh nghiệp, và đặc biệt là các thông số về sản phẩm thì lối kinh doanh vô văn hóa sẽ mất dần không gian tồn tại..
- Các nhân tố văn hóa đã, đang tác động tích cực tới hoạt động kinh doanh, mặt khác kinh doanh phát triển bền vững cũng có sự tác động trở lại cổ vũ cho hoạt động văn hóa phát triển.
- Mặt khác, hiện nay nhiều loại hình văn hóa, thể thao đang nhận được nhiều nguồn tài trợ của các tập đoàn, doanh nghiệp thành đạt.
- Chính những chủ thể kinh doanh khi quyết định tài trợ cho sự phát triển văn hóa đều đã nhận thức được vài trò của văn hóa đối với sự phát triển của xã hội nói chung, với kinh tế và kinh doanh nói riêng.
- họ hiểu rằng kinh doanh cần dựa vào văn hóa và hướng tới các mục tiêu có tính văn hóa, mục tiêu nhân văn và phát triển bền vững..
- Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, có không ít doanh nghiệp Việt Nam đã trưởng thành, trụ vững và phát triển mạnh mẽ, mà nguyên nhân sâu xa chính là do các.
- doanh nghiệp này đã và đang coi trọng đúng mức việc xây dựng văn hóa kinh doanh cho đơn vị mình.
- Tuy nhiên, hiện còn không ít doanh nhân, doanh nghiệp chưa nhận thức được vai trò, động lực của văn hóa kinh doanh trong hội nhập nên trong quá trình kinh doanh đã bộc lộ những bất cập, ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực cạnh tranh, làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Có thể chỉ ra một số bất cập trong quá trình xây dựng văn hóa kinh doanh ở nước ta hiện nay..
- Trong làm ăn doanh nghiệp nước ta còn xem nhẹ chữ “Tín”.
- Trong thời khắc khó khăn hiện nay của doanh nghiệp nó không chỉ biểu hiện cho triết lý kinh doanh bền vững mà xa hơn còn là nhân cách của người làm nghề doanh nhân.
- Kinh doanh phải biết giữ chữ “tín”, đó chính là biểu hiện VHKD được hình thành từ khi thị trường hình thành, khẳng định được thương hiệu của doanh nghiệp.
- Do chịu ảnh hưởng của nền kinh tế tiểu nông nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa đề cao chữ “tín”.
- Theo nhiều doanh nghiệp, nhà kinh doanh nước ngoài, các doanh nhân Việt Nam không coi trọng chữ tín, thường viện dẫn các lý do khách quan để khước từ việc thực hiện cam kết đã ghi trong hợp đồng, gây nhiều phiền toái trong quan hệ với các đối tác nước ngoài.
- Thậm chí, bản thân các chủ thể kinh doanh người Việt chưa tin người Việt.
- không… ồ ạt vào kinh doanh tại Việt Nam trong thời gian tới đây..
- Nhiều doanh nghiệp tập trung thời gian và tiền bạc cho một hoặc một số nhân vật quan trọng của đối tác, coi các mối quan hệ cá nhân giữa người kinh doanh mà cụ thể hơn là người bán hoặc mua với người có thẩm quyền quyết định của bên đối tác mua hoặc bán.
- Nhiều doanh nghiệp thành công nhờ vào mối quan hệ rộng hơn là nhờ vào thực lực kinh doanh.
- Đa phần các nhà kinh doanh dường như hiển nhiên công nhận mối quan hệ tốt hay xấu có tính chất quyết định tới sự thành bại trong làm ăn.
- Các doanh nghiệp nước ta còn thiếu tính liên kết trong việc làm ăn, kinh doanh..
- Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài có sức mạnh và tiềm lực lớn về vốn, kinh nghiệm quản lý, lại hơn chúng ta cả trăm năm kinh nghiệm mà doanh nghiệp Việt Nam lại vốn liếng chưa nhiều, năng lực cạnh tranh chưa cao thì chúng ta rất cần đến sự liên kết, đoàn kết, sự chia sẻ.
- Nhưng một thực tế, hiện nay không ít doanh nghiệp lại không cởi mở,.
- Trên thực tế, vấn đề liên kết doanh nghiệp đã được đặt ra rất nhiều lần ở tất cả các hiệp hội, ngành nghề.
- Tuy nhiên, những nhà điều hành, cơ quan có thẩm quyền cũng “bó tay” trước thói quen cố hữu của rất nhiều doanh nghiệp là “mạnh ai nấy làm”.
- Xét về khía cạnh liên kết, hợp tác của các doanh nhân trong quá trình hoạt động kinh doanh để cùng phát triển và theo nguyên tắc cùng có lợi, tính cộng đồng của doanh nhân Việt Nam còn quá rời rạc và ở mức thấp, thể hiện ở ngay trong phạm vi một ngành nghề, một địa phương và rộng hơn là trong phạm vi cả nước.
- Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp nước ta chưa có thói quen trọng luật pháp quốc tế, am hiểu về đối tác, kết quả là doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam dễ bị thua thiệt khi làm ăn với các đối tác nước ngoài..
- Các doanh nghiệp Việt Nam vốn bị kém thế cạnh tranh trên thương trường quốc tế do cung cách làm ăn manh mún, chạy theo lợi nhuận trước mắt mà ít nghĩ đến cục diện chung.
- Nhiều doanh nghiệp không có khả năng tổ chức sản xuất và kinh doanh ở quy mô lớn cho cùng loại sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường..
- Trái với phần lớn doanh nghiệp Việt Nam, nhiều doanh nghiệp nước ngoài khi vào làm ăn tại thị trường Việt Nam đã biết kết hợp với các doanh nghiệp trong nước để thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường.
- Trong điều kiện hiện nay, hợp tác với nhau và với nhà đầu tư nước ngoài là một cách tốt để doanh nghiệp tồn tại và nâng cao khả năng cạnh tranh..
- Cách thức sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp nước ta còn thể hiện sự thiếu tầm nhìn, tư duy ngắn hạn.
- Do ảnh hưởng bởi tư duy ngắn hạn nên các doanh nghiệp nước ta chưa quan tâm đúng mức vào chất lượng của sản phẩm, dẫn đến tình trạng chất lượng hàng nội thường thấp, tính cạnh tranh không cao trước những sản phẩm cùng loại của nước ngoài.
- Mặt khác, các doanh nghiệp nước ta hiện đang thiếu chiến lược kinh doanh dài hạn, nóng vội muốn đạt thành công nhanh chóng, vì không có tầm nhìn dài hạn nên các doanh nhân Việt Nam thường không xây dựng mục tiêu dài hạn và có kế hoạch đầu tư thích hợp.
- Trong khi các nhà đầu tư nước ngoài nỗ lực tìm kiếm cơ hội đầu tư và lợi ích kinh doanh dài hạn tại Việt Nam thì nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam lại đang tìm kiếm lợi nhuận từ các khoản đầu tư mang tính đầu cơ ngắn hạn như kinh doanh bất động sản, chứng khoán… mà quên đi các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.
- thị trường bất động sản, chứng khoán “hạ nhiệt” thì khả năng quay vòng vốn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của các doanh nghiệp..
- Mặt khác, cơ chế quản lý vĩ mô nền kinh tế còn phức tạp, với bộ máy cồng kềnh, thủ tục hành chính rườm rà với nhiều giấy tờ cũng đã góp phần kìm hãm sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp nước ta trong thời kỳ hội nhập.
- Bên cạnh đó, với lối quản lý “nặng tình nhẹ luật” dẫn đến thói chủ quan, cảm tính và tệ nạn tham nhũng cũng đã góp phần kéo lùi sự phát triển của xã hội nói chung và của các doanh nghiệp sản xuất nói riêng..
- Văn hóa kinh doanh ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển ổn định, bền vững của mỗi chủ thể kinh tế.
- Nếu thiếu nó, doanh nghiệp khó thể tồn tại và phát triển được trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế hiện nay.
- Từ thực tiễn những bất cập nói trên chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp dành cho doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình xây dựng văn hóa kinh doanh trong thời kỳ hội nhập..
- Trước hết, để xây dựng nền tảng văn hóa kinh doanh vững mạnh cần thiết phải chú trọng xây dựng văn hóa doanh nhân.
- Doanh nhân là một nghề, xã hội ghi nhận vai trò của lực lượng này đối với sự phát triển, họ cũng là những nhà quản lý, nhà điều hành doanh nghiệp, do đó, xây dựng văn hóa doanh nhân có thể coi là nền tảng để xây dựng văn hóa kinh doanh.
- Doanh nhân có văn hóa phải là người làm giàu bằng tri thức, bằng trí tuệ thực sự của mình.
- Họ luôn xác lập rõ mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp và hoạch định các chiến lược phát triển một cách bài bản chính xác, sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả thực hiện các mục tiêu để dẫn.
- khiến cho toàn thể nhân viên của mình nhận thấy rằng con đường doanh nghiệp họ đang đi sẽ dẫn đến một tương lai đầy tươi sáng.
- Thiếu vốn có thể vay được, thiếu công nghệ có thể mua nhưng thiếu tầm nhìn, thiếu ý thức thì rất khó cạnh tranh và thành công trên trường kinh doanh quốc tế.
- Khi có một tầm nhìn đủ rộng, đủ xa và thực hiện bằng cái đạo kinh doanh, nghĩa là dùng sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp mình như là phương tiện để giải quyết các vấn đề của xã hội, doanh nghiệp Việt Nam ắt hẳn sẽ có một vị thế xứng đáng trong cuộc đua tranh toàn cầu..
- Để xây dựng được văn hóa kinh doanh đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế nhất thiết Việt Nam cần cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh.
- Nền kinh tế hội nhập chỉ thành công khi doanh nghiệp, doanh nhân được giải phóng, được tập trung trí tuệ của mình cho tư duy sáng tạo, cho việc tìm và nắm bắt cơ hội, cho sự thành công của sự nghiệp kinh doanh..
- Để doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam hội nhập kinh tế thành công, chúng ta phải xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, hạn chế nảy sinh tiêu cực.
- công tác cải cách hành chính, loại bỏ những thủ tục rườm ra gây cản trở cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp..
- Trong quá trình phát triển doanh nghiệp Việt Nam rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc cải tạo môi trường kinh doanh ngày càng phát triển, tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp như: Cơ sở hạ tầng đồng bộ, hệ thống pháp luật, các chính sách, chế độ liên quan.
- Trong quá trình xây dựng văn hóa kinh doanh, các chủ thể kinh tế nước ta cũng cần am hiểu, thích ứng với tập quán kinh doanh quốc tế.
- Nhân loại đang sống trong một “thế giới phẳng”, các doanh nghiệp phải vượt qua chính mình, phải hiểu biết và thành thạo “luật chơi” mới, biết liên kết với những đối tác đáng tin cậy.
- Kinh doanh quốc tế nhất thiết phải dựa trên một loạt thông lệ và quy chuẩn.
- Chúng cấu thành nên một phần không thể thiếu của văn hóa kinh doanh Không nắm vững các thông lệ và quy chuẩn thì khó có thể được coi là có văn hóa trong kinh doanh, và cũng rất khó kinh doanh.
- Khi hội nhập, văn hóa doanh nghiệp sẽ thay đổi và trở thành thách thức, mọi nhân viên trong doanh nghiệp sẽ phải thay đổi để thích nghi với các quy trình kinh doanh mới, được chuẩn hóa.
- Trên thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam dường như vẫn còn rất “bỡ ngỡ” với các tiêu chuẩn của hội nhập như: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, an toàn vệ sinh lao động và hệ thống quản lý môi trường.
- Văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam cần phải thay đổi theo hướng sẵn sàng liên kết, hợp tác để đôi bên cùng có lợi thay vì chỉ nghĩ đến quyền lợi của bản thân mình..
- Các doanh nghiệp nước ta cần coi trọng chữ “tín” trong kinh doanh, trong đó các doanh nghiệp cần có trách nhiệm với đối tác cũng như tích cực xây dựng thương hiệu của đơn vị mình.
- Chỉ những doanh nhân, doanh nghiệp dám chuyển đổi những ý tưởng sáng tạo thành những hoạt động đổi mới, luôn tìm kiếm và nắm bắt cho bằng được các cơ hội do công nghệ và thị trường mang lại.
- Khi sáng tạo có nghĩa là “đi những con đường người khác chưa đi, làm những việc mà người khác chưa làm” thì cũng có nghĩa là sự rủi ro trong kinh doanh sẽ tăng lên, và bao giờ cũng đi liền với mạo hiểm..
- Văn hóa kinh doanh cũng là sản phẩm của con người, do đó quá trình xây dựng văn hóa kinh doanh thì yếu tố con người cần được quan tâm nhiều hơn, do đó cần xây dựng chiến lược đầu tư cho con người để phát huy tài năng và sức sáng tạo lao động của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Để doanh nhân tăng cường tố chất sáng tạo, đổi mới, phải phát triển các cơ sở đào tạo, cung cấp cho xã hội kiến thức kinh doanh nói.
- chung và cung cấp cho các nhà kinh doanh những kiến thức kinh doanh chuyên nghiệp..
- Sau gần 30 năm đổi mới, môi trường kinh doanh ở nước ta đã và đang diễn ra sự thay đổi sâu sắc.
- Việc kinh doanh đòi hỏi giới doanh nhân, doanh nghiệp nước.
- ta phải nâng cao trình độ văn minh (công nghệ, trình độ quản lý, chất lượng sản phẩm), bên cạnh đó cần phải thể hiện được cái riêng, bản sắc của mình trong làm ăn kinh doanh cũng như tăng cường hợp tác với những đối tác đến từ nhiều nền văn minh khác nhau..
- Trong bối cảnh đó việc phát huy vai trò của các nhân tố văn hóa vào trong lĩnh vực kinh doanh không những sẽ tạo ra một nguồn nội lực mạnh mẽ mà đó còn là một lợi thế kinh doanh lớn không thể bỏ qua của các doanh nghiệp Việt Nam.
- Để hình thành văn hóa kinh doanh cần thời gian và cũng cần sự đầu tư thích đáng, với một lộ trình phù hợp, để VHKD ngày càng đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của đất nước..
- Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh, Nxb Chính trị quốc gia, HN, 2001, tr 71 3

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt