« Home « Kết quả tìm kiếm

Phương pháp dạy và học chủ động đáp ứng chuẩn đầu ra theo CDIO


Tóm tắt Xem thử

- PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC CHỦ ĐỘNG ĐÁP ỨNG CHUẨN ĐẦU RA THEO CDIO MEETING OUTCOMES IN CDIO APPROACH OF ACTIVE TEACHING AND LEARNING.
- Đổi mới phương pháp giảng dạy trong các trường đại học là 1 trong 8 nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2008-2020 của Bộ GD&ĐT.
- Chuẩn hóa chương trình đào tạo, giảng dạy chuyên môn theo cách tiếp cận CDIO, dạy tích hợp môn để phát triển năng lực là hướng đi của trường Đại học Hàng Hải Việt Nam để hoàn thành sứ mạng của trường trọng điểm quốc gia, hội nhập khu vực và thế giới.
- Hoạt động dạy và học của giảng viên và sinh viên sẽ phải thực hiện như thế nào để có thể đạt được các mục tiêu đề ra như trên?.
- Đặt vấn đề: Tại sao phải chú trọng phương pháp dạy và học chủ động?.
- Trước thách thức “giao quyền tự chủ cho các trường Đại học” mà Nhà trường đang phải đối mặt, vấn đề thu hút số lượng sinh viên đầu vào và đảm bảo chất lượng sinh viên đầu ra đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, tạo thương hiệu cho Nhà trường là một trong những vấn đề mang tính cấp thiết cần phải giải quyết.
- Việc áp dụng và triển khai phương pháp tiếp cận CDIO là một trong những cách thức để nâng cao chất lượng và chuẩn hóa chương trình đào tạo.
- Và để CDIO có kết quả tốt đòi hỏi phải có sự thay đổi, tương tác và đồng bộ hóa trong 3 yếu tố: chuẩn đầu ra, các hoạt động dạy và học, phương pháp đánh giá..
- Sau khi xây dựng chuẩn đầu ra môn học xong, đối với giảng viên việc dạy cái gì (What) không còn quan trọng hàng đầu nữa mà phải là dạy như thế nào (How).
- Các giảng viên cần phải biết thực hành các phương pháp giảng dạy giúp sinh viên học tập phù hợp theo cách tiếp cận CDIO để đạt được kết quả của mục tiêu đề ra..
- Như vậy, để tổ chức đào tạo theo chương trình tích hợp thì bản thân giảng viên và sinh viên cần phải được làm quen và trang bị các phương pháp giảng dạy và học tập tích hợp để có thể đáp ứng được mục tiêu của chương trình..
- Đối với các chuẩn đầu ra về mặt kỹ năng, giảng viên cần xây dựng kế hoạch bài giảng và xác định phương pháp giảng dạy một cách cụ thể, chi tiết.
- Bởi các kỹ năng sẽ chỉ được hình thành khi giảng viên mang đến cho sinh viên những cơ hội được thực hành, trải nghiệm, làm đi làm lại..
- Đây là một thách thức lớn đối với giảng viên toàn trường nói chung cũng như giảng viên của Viện cơ khí nói riêng khi hiện nay vẫn chưa được tập huấn một cách đầy đủ và thống nhất về phương pháp dạy và học chủ động..
- Phương pháp dạy và học chủ động 2.1 Phương pháp giảng dạy chủ động là gì?.
- Phương pháp “dạy chủ động” là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
- “Chủ động” trong phương pháp giảng dạy chủ động được dùng với nghĩa là hoạt động, tích cực, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực..
- Phương pháp “dạy chủ động” hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, tức là tập trung phát huy tính tích cực, chủ động của người học chứ không phải là tập trung phát huy tính tích cực, chủ động của người dạy.
- Tuy nhiên để dạy học theo phương pháp chủ động thì giảng viên phải nỗ lực nhiều hơn so với dạy theo phương pháp thụ.
- Học chủ động là gì?.
- Thuật ngữ “học chủ động "được Hiệp hội Nghiên cứu Giáo dục Đại học (ASHE) báo cáo, các tác giả thảo luận về một số phương pháp để thúc đẩy "học tập tích cực".
- Họ trích dẫn các tài liệu chỉ ra rằng để “học chủ động ", học sinh phải làm nhiều hơn là lắng nghe.
- Họ phải đọc, viết, thảo luận và sự phân loại các hành vi học tập này có thể được coi là "các mục tiêu của quá trình học tập".
- “Học tập chủ động” thu hút người học theo hai khía cạnh - làm việc và suy nghĩ về những điều họ đang làm..
- Vì cách dạy chỉ đạo cách học và ngược lại việc học tập của sinh viên cũng ảnh hưởng tới cách dạy của giảng viên.
- Trong hoạt động dạy-học, có trường hợp sinh viên mong muốn được tích cực hoạt động trong quá trình học nhưng giảng viên chưa đáp ứng được, hoặc có trường hợp giảng viên tích cực vận dụng phương pháp giảng dạy chủ động nhưng không đạt kết quả vì sinh viên chưa thích nghi, vẫn quen với lối học tập thụ động.
- Vì thế , giảng viên phải kiên trì áp dụng phương pháp giảng dạy chủ động để dần dần xây dựng cho sinh viên phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp đến cao..
- Như vậy trong việc đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác của cả giảng viên và sinh viên, sự phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động dạy với hoạt động học thì mới hiệu quả..
- Đặc điểm của các phương pháp dạy học chủ động..
- Lấy sinh viên làm trung tâm..
- Trong phương pháp dạy học chủ động, sinh viên – đối tượng của hoạt động “dạy”, song song là chủ thể của hoạt động “học.
- được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giảng viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp nhận những kiến thức đã được giảng viên sắp xếp.
- Khi đặt vào những tình huống thực tế, sinh viên trực tiếp quan sát, bàn bạc, làm thí nghiệm, giải quyết các tình huống đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức kỹ năng mới, vừa nắm được phương pháp “làm ra” kiến thức, kỹ năng đó, không rập theo những khuôn mâu có sẵn, được bộc lộ và phát huy tiềm năng.
- Dạy theo cách này thì giảng viên không chỉ đơn giản truyền đạt kiến thức mà còn hướng dẫn cách hành động..
- Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học..
- Trong các phương pháp học thì then chốt là phương pháp tự học.
- Nếu rèn luyện cho sinh viên có được phương pháp, kỹ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội.
- Vì vậy, người giảng viên hiện nay cần quan tâm đến hoạt động học trong qúa trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang học tập chủ động..
- Tăng cường học tập cá nhân kết hợp với học tập hợp tác..
- Trong một lớp học, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức theo hình thức phân nhóm từ 4 đến 6 người.
- Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề phức tạp sẽ xuất hiện nhu cầu kết hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung.
- Học tập hợp tác thông qua thảo luận, tranh luận sẽ thúc đẩy khả năng tư duy của mỗi cá nhân, từ đó sinh viên tự nâng cao trình độ của bản thân mình.
- Điều này hoàn toàn phù hợp với môi trường làm việc thực tế sau khi sinh viên tốt nghiệp, bắt buộc họ phải tự học suốt đời, phối hợp giữa học tập cá nhân kết hợp với học tập hợp tác..
- Giảng viên không dạy mà làm nhiệm vụ hướng dẫn, tổ chức hoạt động lớp học Với vai trò là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của lớp học, giúp sinh viên tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt được mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ theo yêu cầu của môn học, thì trước khi lên lớp, giảng viên phải giành rất nhiều thời gian đầu tư thiết kế bài giảng sao cho đạt được chuẩn đầu ra của CDIO.
- đồng thời xác định phương pháp giảng dạy và tiêu chí đánh giá sao cho phù hợp với mục tiêu và nội dung bài giảng.
- Trong và ngoài giờ lên lớp, giảng viên còn phải theo dõi các hoạt động tự học của sinh viên, trao đổi, gợi ý và giúp đỡ sinh viên khi cần thiết để sinh viên đi đúng hướng..
- Kết hợp đánh giá của giảng viên với tự đánh giá của sinh viên..
- Trước đây, giảng viên giữ độc quyền đánh giá học trò.
- Nhưng trong dạy học chủ động, giảng viên cần hướng dẫn sinh viên phát triển kỹ năng tự đánh giá để họ tự điều chỉnh cách học tập cho bản thân mình.
- Kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của sinh viên cũng là một năng lực cần thiết mà giảng viên cần phải tạo cơ hội cho sinh viên tham gia trong quá trình học tập..
- Từ dạy và học thụ động sang dạy và học chủ động, giảng viên không còn đóng vai trò thuần tuý là người truyền đạt kiến thức mà là người hướng dẫn cho sinh viên trên con đường đi tìm tri thức.
- Trên lớp, sinh viên hoạt động là chính, giảng viên trông có vẻ nhàn hơn nhưng thực ra ngoài việc đầu tư thời gian trước giờ lên lớp để thiết kế bài giảng theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của CDIO, khi thực hành hoạt động giảng dạy trên lớp, giảng viên còn phải rất tập trung theo dõi để làm đúng vai trò là người gợi mở, xúc tác, cổ vũ, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi háo hức, tranh cãi rầm rộ của sinh viên.
- Giảng viên phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới có khả năng tổ chức, chỉ dẫn các hoạt động của sinh viên mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên..
- Tóm tắt một số phương pháp giảng dạy chủ động.
- Có rất nhiều phương pháp giảng dạy chủ động, song để giúp các giảng viên có thể áp dụng linh hoạt và đa dạng hóa các hình thức giảng dạy, trong phạm vi bài viết này tôi chỉ giới thiệu tóm tắt một vài phương pháp giảng dạy chủ động cùng với các lợi ích mang lại cho người học hiện được sử dụng phổ biến tại các trường đại học tiên tiến.
- Tóm tắt các phương pháp giảng dạy chủ động TT Tên phương.
- Giúp sinh viên học tập chủ động (Active Learning).
- Tổ chức học tập theo nhóm (Group-based learning).
- GV tổ chức lớp học theo nhóm và chuẩn bị các nhiệm vụ học tập..
- Mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ học tập và cùng hợp tác để thực hiện..
- Kỹ năng làm việc theo nhóm.
- Kỹ năng giao tiếp 4.
- trên vấn đề (Problem- based learning).
- Phương pháp.
- Nhận biết về kiến thức, kỹ năng và thái độ cá nhân của bản thân.
- Giúp sinh viên học qua trải nghiệm (Experiential learning) 6 .
- Kỹ năng thiết kế - triển khai.
- Kỹ năng giao tiếp bằng viết.
- Kỹ năng thuyết trình.
- Học tập phục vụ cộng đồng (Service Learning).
- GV liên hệ cộng đồng và nối kết các vấn đề cộng đồng với các lý thuyết môn học, tổ chức hoạt động.
- Nhận biết được bối cảnh các tổ chức xã hội - Ham tìm hiểu và học tập.
- có thể kết hợp 2 hoặc 3 phương pháp vào một cùng một thời điểm giảng dạy, ví dụ khi sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống, có thể đồng thời sử dụng phương pháp động não và làm việc nhóm.
- Các phương pháp giảng dạy chủ động chỉ đạt hiệu quả đối với các lớp học ít người, chừng khoảng 30 – 40 sinh viên).
- Trong quá trình triển khai giảng dạy CDIO, vấn đề khó khăn đối với các giảng viên là làm sao chọn lựa được phương pháp giảng dạy phù hợp thích ứng với các chuẩn đầu ra theo CDIO..
- Để giải quyết vấn đề này, giảng viên cần đối chiếu yêu cầu cụ thể của từng mục tiêu chuẩn đầu ra (mức 4) theo đề cương CDIO với những lợi ích mang lại trong từng phương pháp giảng dạy..
- Khi áp dụng và triển khai chương trình đào tạo theo CDIO, sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ đạt được các kỹ năng cá nhân, giao tiếp, các kỹ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống cùng với kiến thức chuyên ngành, người ta gọi đó là học tập tích hợp (integrated learning).
- Học tập tích hợp có ưu điểm là cho phép sinh viên sử dụng kép thời gian để vừa học kiến thức, vừa học kỹ năng.
- Nhưng để có thể sử dụng công dụng kép của thời gian học tập, điều quan trọng là phải có được một phương pháp giảng dạy và học tập mới để tận dụng được tối ưu thời gian nhưng không làm nặng thêm về mặt chương trình lý thuyết.
- Giảng dạy và học tập dựa trên các phương pháp học chủ động (active learning) và trải nghiệm (experiential learning) là một giải pháp cho vấn đề trên.
- Có nhiều phương pháp giảng dạy cải tiến giúp sinh viên học chủ động và trải nghiệm, mỗi phương pháp đều có những mặt thuận lợi và khó khăn riêng.
- Tùy vào từng mục tiêu và điều kiện cụ thể, giảng viên sẽ phối hợp linh hoạt các phương pháp trong quá trình giảng dạy của mình.
- Do vậy, đội ngũ các giảng viên cần được tập huấn và trang bị các kỹ năng và phương pháp giảng dạy chủ động cần thiết trước khi bắt đầu quá trình đào tạo sinh viên..
- [1] Nguyễn Thành Hải, Phùng Thúy Phượng, Đồng Thị Bích Thủy, Giới thiệu một số phương pháp giảng dạy cải tiến giúp sinh viên học tập chủ động và trải nghiệm, đạt các chuẩn đầu ra theo.
- CDIO, Trung tâm Nghiên Cứu Cải Tiến Phương Pháp Dạy và Học ĐH Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc Gia Tp.HCM.
- [3] Phùng Thúy Phượng, Học tập phục vụ cộng đồng – phương pháp dạy và học cải tiến tại trường ĐH KHTN TP HCM, Hội thảo khoa học “Tính chủ động của tư duy, phương pháp và tinh thần đại học.
- [4] Ngô Tứ Thành, Phương pháp mô phỏng trong giảng dạy các chuyên ngành kỹ thuật, Tạp chí phát triển KH&CN

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt