« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoạt động sàng lọc trong công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh một số trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh


Tóm tắt Xem thử

- “3 tầng” cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần trong bối cảnh học đường cho học sinh với bước đầu tiên là việc sàng lọc.
- Từ những trải nghiệm công việc trong vai trò là một chuyên viên tâm lý học đường, bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu, sử dụng kết quả có sẵn của một số bài viết, chúng tôi muốn đề cập đến thực trạng hoạt động đánh giá sàng lọc cho học sinh cấp THPT và đề xuất một công cụ sàng lọc về nhân cách cho học sinh cấp 3 để tích hợp vào các chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần của các trường cấp 3 tại Việt Nam hiện nay..
- Từ khoá: đánh giá, hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần, học sinh THPT, sàng lọc.
- Điều này nhấn mạnh TLH TH không thể tách rời các hoạt động phòng ngừa, can thiệp khỏi các hoạt động đánh giá, sàng lọc..
- Sàng lọc là một khâu không thể thiếu để xây dựng các chương trình phòng ngừa chăm sóc sức tâm thần cho cộng đồng.
- Chính vì vậy mà hoạt động đánh giá nói chung và sàng lọc nói riêng chưa có nguồn nhân lực là những người làm tâm lý, được đào tạo chính quy, bài bản về đánh giá tâm lý để triển khai có hiệu quả và đúng với chức năng của hoạt động này..
- Thế nên, một công cụ sàng lọc về nhân cách dành cho học sinh cấp 3 cũng sẽ được giới thiệu sơ lược để người đọc tham khảo thêm ở cuối bài..
- Tóm lại, là người thực hành tâm lý trong bối cảnh học đường, từ những trải nghiệm trong công việc và qua những phân tích trên, chúng tôi muốn tìm kiếm lời đáp cho những câu hỏi “Tại sao hoạt động đánh giá sàng lọc hiện nay vẫn chưa được xem là “cốt lõi”, là “xương sống” trong mô hình “3 tầng” vốn vẫn đang được vận dụng.
- “Hoạt động sàng lọc là làm gì, cho ai.
- Bài viết cũng sử dụng kết quả của một số nghiên cứu đã có để nói lên thực trạng của hoạt động sàng lọc, từ đó đề xuất một công cụ sàng lọc về nhân cách cho học sinh cấp 3 nhằm mở ra hướng nghiên cứu sâu hơn, tích hợp công cụ vào các chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần hiện có của các trường học tại Việt Nam..
- Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu dựa trên các bài báo, tài liệu chuyên khảo của các tác giả đã được phân tích và chắt lọc với những chủ đề trong bối cảnh học đường về mô hình hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần, đánh giá, sàng lọc và công cụ đánh giá sàng lọc nhân.
- được vận dụng tại Phòng Tâm lý học đường trường THPT Marie Curie là mô hình “3 tầng” và hoạt động đánh giá sàng lọc được đề cập tới thông qua việc sử dụng Bảng Liệt kê Hành vi trẻ em tuổi 6-18 (The Child Behavior Checklist-CBCL/6-18).
- “trục xương sống” xuyên suốt qua các “tầng” và sàng lọc (tương ứng với bậc đầu tiên, dành cho học sinh toàn trường để làm cơ sở cho hoạt động phòng ngừa trên diện rộng) là yếu tố có nhiệm vụ thu thập dữ liệu cho các hoạt động của các tầng tiếp theo như phòng ngừa, can thiệp và can thiệp sâu hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ từ các đơn vị bên ngoài (còn gọi là Chuyển gửi) nằm ở bậc 4 đối với một số nơi áp dụng mô hình “4 tầng” theo các tài liệu về thực hành mô hình RtI của NASP..
- cộng sự, 2013, tr.22), từ nhận định này để thấy tầm quan trọng của việc đánh giá sàng lọc cho toàn học sinh cần có sự bổ trợ xuyên suốt khi tiến lên các bậc 2 và 3 trong mô hình.
- Tuy nhiên, việc vận dụng khâu đánh giá sàng lọc được xem là xuyên suốt này vẫn chưa được xem trọng.
- Khi đại dịch COVID-19 vừa mới xuất hiện, việc xét nghiệm sàng lọc là một công việc được ưu tiên thực hiện hàng đầu và trên bình diện hàng loạt để nhận biết và phân loại người được xét nghiệm vào nhóm chưa nhiễm bệnh hay nhóm nhiễm bệnh để có thể được các nhân viên y tế hỗ trợ các bước tiếp theo.
- Có thể thấy, để tiến hành các hoạt động như cách ly, chữa bệnh hay hỗ trợ người nhiễm COVID-19 thì việc đầu tiên cần làm đó chính là phải thực hiện xét nghiệm sàng lọc.
- Hoạt động sàng lọc có thể cho biết kết quả ngay tức thì tình trạng sức khỏe, nhu cầu và mong muốn được chữa bệnh và đáp ứng mục tiêu đúng người đúng bệnh, đúng khu vực.
- Nếu không có việc xét nghiệm sàng lọc xảy ra, khả năng phát hiện người bệnh sẽ bị hạn chế và gặp nhiều khó khăn do không thể xác định đúng người.
- Bên cạnh đó, việc tiêm ngừa vaccine cũng cần được các bác sĩ thăm khám sàng lọc để xem xét người được tiêm có thể sử dụng vaccine hay không.
- Có thể thấy những kế hoạch phòng chống dịch cũng có sự tương tự như mô hình hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tinh thần được trình bày ở trên, Xét nghiệm sàng lọc – Thăm khám đánh giá sức khỏe – Cách ly cũng đi từ các tầng thấp nhất như Phòng ngừa – Can thiệp – Can thiệp sâu và trước hết phải có sự sàng lọc phân loại với đánh giá người bệnh là xuyên suốt các tầng.
- Về xét nghiệm sàng lọc hay khám sàng lọc cho việc tiêm vaccine khẳng định rằng, hoạt động sàng lọc trong thực tế là cần thiết và quan trọng ở bước đầu tiên để tạo cơ sở vững chắc thực hiện các bước tiếp theo..
- Cơ sở lý thuyết về hoạt động sàng lọc.
- sàng lọc cũng như phân biệt với một số thuật ngữ nhằm tránh sự nhầm lẫn hay nhập nhằng, từ đó làm rõ hơn vai trò, nhiệm vụ của hoạt động đánh giá sàng lọc..
- Khái niệm đầu tiên về sàng lọc trong các lĩnh vực.
- Các xét nghiệm sàng lọc phân loại rõ ràng những người có thể mắc bệnh so với những người có thể không mắc bệnh.
- Xét nghiệm sàng lọc không nhằm mục đích chẩn đoán.
- Một mục đích khác của sàng lọc là kiểm soát sự lây lan bệnh truyền nhiễm ở các nước kém phát triển.
- Tại Hoa Kỳ, lịch sử của hoạt động sàng lọc đầu tiên nói chung và sàng lọc liên quan đến sức khỏe tâm thần nói riêng sau này trải dài ở các lĩnh vực như sau:.
- Sang giai đoạn Thế chiến II, một bài kiểm tra giấy và bút chì tiêu chuẩn có tên là bài kiểm tra hỗ trợ sàng lọc tâm thần kinh (NSA) được phát triển nhằm xác định những cá nhân bị rối loạn tâm thần và loại họ khỏi nghĩa vụ quân sự, hiện tại vẫn đang tiếp tục triển khai các chương trình kiểm tra sức khỏe tâm thần..
- Vào những năm 1960, chương trình sàng lọc trẻ sơ sinh quy mô lớn đầu tiên do nhà nước bắt buộc đã được thực hiện để xác định sự hiện diện của rối loạn chuyển hóa di truyền.
- Năm 1957, Uỷ ban về bệnh mãn tính chỉ ra rằng sàng lọc (tầm soát) có thể hiệu quả đối với các tình trạng y tế như lao phổi, tăng huyết áp, ung thư,… (Wilson &.
- Tuy nhiên, việc sàng lọc một số bệnh không còn phù hợp nữa do sự thành công của các chương trình sàng lọc trước đây trong việc loại trừ những bệnh này khỏi cộng đồng trên diện rộng như bệnh giang mai, lao phổi, tiểu đường,….
- Những hướng dẫn hay thực hành trong các lĩnh vực khác nhau đã có những đóng góp quan trọng trong việc định hình cho quá trình sàng lọc về sức khỏe tâm thần sau này.
- Phải phân biệt được rằng, khái niệm về sàng lọc mà chúng tôi đang đề cập đến là về hoạt động chăm sóc sức khỏe tinh thần trong bối cảnh học đường.
- Hiển nhiên sẽ có một vài điểm khác biệt với sàng lọc của một số lĩnh vực khác..
- Khái niệm về sàng lọc trong hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần Sàng lọc trong hoạt động chăm sóc sức khỏe tinh thần được chúng tôi nêu ra trong bài viết này như sau: “Hoạt động sàng lọc (screening) cung cấp một loại nhân dạng tiết kiệm được áp dụng cho tất cả đối tượng được sàng lọc, trong khi đánh giá (assessment) là bước tiếp theo sau khi sàng lọc, cung cấp sự xác định chi tiết hơn và cá nhân hoá hơn về những nhu cầu sức khỏe tâm thần mà những đối tượng có kết quả sàng lọc cho thấy “nguy cơ”.
- Có thể hiểu, hoạt động sàng lọc được áp dụng với mọi học sinh khi được nhập học (toàn thể học sinh khối 10 bắt đầu năm học tại trường cấp 3).
- Và hoạt động sàng lọc tập trung vào việc xác định các dấu hiệu cảnh báo của một nhu cầu tiềm tàng cho một số loại phản ứng tức thời (nguy cơ tự sát, bị bạo hành, lạm dụng, xâm hại,…)..
- Sàng lọc và đánh giá không nhất thiết phải là hai hoạt động khác nhau vì điểm chung là cả hai đều có thể xác định một tình trạng sức khỏe tâm thần nào đó hay có thể tìm cách để hiểu hơn về sự hiện diện và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
- Tuy nhiên, điểm khác biệt của sàng lọc là thường xác định những tình trạng này một cách dự kiến (tiên liệu) nhiều hơn so với đánh giá.
- kết quả của hoạt động sàng lọc vì thế có giá trị trong một khoảng thời gian ngắn hơn đánh giá.
- Điểm cần lưu ý ở đánh giá là có thể được thực hiện một cách chọn lọc với một số cá nhân chứ không phải với tất cả đối tượng trên diện rộng như hoạt động sàng lọc..
- Trong quá trình sàng lọc, các dấu hiệu được phát hiện và hoạt động đánh giá đáp ứng với các tín hiệu này, cho thấy nhu cầu về sức khỏe tâm thần được cá nhân hoá và xác định kỹ lưỡng hơn so với những thông tin được cung cấp bởi hoạt động sàng lọc..
- Có thể hình dung, hoạt động sàng lọc là một hoạt động đầu tiên, mang tính chất vào một thời điểm nhất định và dành cho tất cả học sinh, từ đó sẽ có những chương trình phòng ngừa cho toàn thể học sinh dựa trên những thông tin mang tính dự kiến.
- Sau khi hoàn tất hoạt động sàng lọc, hoạt động đánh giá sẽ được thực hiện dựa trên một số thông tin mang tính tiên liệu để bắt đầu xem xét một cá nhân nào đó một cách chi tiết hơn trong nhóm đã được sàng lọc.
- còn trắc nghiệm (testing) là một hành động cụ thể, là một phương thức thực hiện trong quá trình sàng lọc hay đánh giá.
- Để có thể tiến hành một chương trình sàng lọc hiệu quả và hạn chế khả năng mỗi người mỗi cách hiểu như trong thực trạng thì việc hiểu tường tận và phân biệt được những khái niệm của các thuật ngữ hay sử.
- dụng khi được nhắc kèm với sàng lọc là một điều cần được chú ý.
- Từ đó, việc hình dung cách triển khai hay xác định đối tượng để thực hiện sàng lọc là vô cùng quan trọng trong bối cảnh học đường tại Việt Nam..
- Hoạt động sàng lọc trong bối cảnh học đường.
- Từ các khái niệm ban đầu làm cơ sở cho khái niệm của hoạt động sàng lọc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần được đề cập ở trên, trong đó có những hướng dẫn về mặt y tế, thì trong các cơ sở y tế, mỗi bệnh nhân khi đến sẽ được phân loại (đôi khi được gọi là “tầm soát”) ban đầu thành ba nhóm tùy theo vấn đề sức khỏe hay bệnh lý họ đang có ở mức độ khẩn cấp nào.
- Và theo nghĩa này, quá trình sàng lọc trong bối cảnh học đường cũng tương tự như hoạt động phân loại.
- Hoạt động sàng lọc mang lại hữu ích trong các hệ thống học đường (đặc biệt là hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần trong bối cảnh học đường của Việt Nam chúng ta hiện nay), nơi có nguồn lực hạn chế và do đó không thể đáp ứng một cách toàn diện hoặc ngay lập tức nhu cầu cụ thể của mọi cá nhân.
- Phải luôn nhấn mạnh rằng, hoạt động sàng lọc là quan trọng trong bối cảnh học đường với học sinh THPT.
- Nhiệm vụ của hoạt động sàng lọc là thực hiện việc “phân loại” (sorting) các học sinh ban đầu thành ít nhất hai nhóm: một nhóm rất khó có những đặc điểm mà chuyên viên TLH TH muốn xác định như nhu cầu sức khỏe tâm thần hay nguy cơ gây tổn hại cho mình và người khác.
- Giá trị của việc sàng lọc là giúp xác định được một học sinh có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần cao hơn những học sinh còn lại trong nhóm được sàng lọc.
- Do đó, việc sàng lọc cho phép hệ thống tâm lý học đường tập trung nỗ lực các nguồn lực “khan hiếm”.
- Hầu hết, các phương pháp sàng lọc đều phân loại học sinh thành các nhóm, nhưng không nhằm cung cấp đầy đủ chi tiết về tình trạng của học sinh để đưa ra quyết định cá nhân về nhu cầu của học sinh đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cụ thể.
- Chẳng hạn, một công cụ sàng lọc về nhân cách sẽ phân loại học sinh thành những người không có triệu chứng đáng chú ý và những người có triệu chứng đáng kể, nhưng kết quả này sẽ không cung cấp chẩn đoán cho các đối tượng được nó phân loại vào nhóm những người có triệu chứng đáng kể..
- Phần trình bày này khẳng định, chúng ta đang đề cập đến hoạt động sàng lọc trong bối cảnh học đường với đối tượng là học sinh THPT.
- Thông qua việc sàng lọc và có được kết quả, các dấu hiệu của vấn đề ở mỗi học sinh được làm rõ, từ đó nhận diện được những học sinh có vấn đề liên quan đến các bước phòng ngừa, can thiệp hay chuyển gửi cho các chuyên gia thuộc mảng lâm sàng sẽ được tập trung chú ý hơn.
- Khi có được việc sàng lọc trong bối cảnh học đường một cách nghiêm túc, việc một chuyên viên TLH TH với số lượng khoảng 500 đến 1000 em học sinh sẽ không còn là khó khăn khi phải dùng hết sức lực và nguồn lực cả trường gồm ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm và bộ môn hay kể cả tổ giám thị để quan sát, theo dõi và đánh giá học sinh của trường mình..
- Thực trạng về hoạt động sàng lọc trong công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh ở các trường THPT công lập tại TP HCM Theo khảo sát của Phạm Hải Lâm (2020) trong luận văn “Đánh giá sàng lọc nhân cách cho học sinh một số trường Trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh bằng bảng kiểm nhân cách thanh thiếu niên”, nhìn nhận về hoạt động đánh giá nói chung và sàng lọc nói riêng của người làm tâm lý trong bối cảnh học đường được phân tích xoay quanh bốn khía cạnh:.
- Cách hiểu về khái niệm “sàng lọc” của các chuyên viên chưa có một nhìn nhận thống nhất về bản chất và mục đích của các hoạt động sàng lọc..
- lẫn giữa hoạt động sàng lọc và hoạt động thăm dò, khảo sát.
- Chính vì vậy mà một số chuyên viên gắn liền việc sàng lọc với các bài trắc nghiệm vừa là một công cụ, vừa là một hoạt động tương đương với sàng lọc mà không xem nó chỉ thuần về mặt công cụ.
- từ đó dẫn đến việc chưa sàng lọc chi tiết các khía cạnh như nhận thức, hành vi, cảm xúc hay khó khăn học tập, điều kiện gia đình,… mà vẫn ở mức chung như vấn đề, khó khăn trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần của học sinh.
- Dù nhìn nhận về hoạt động đánh giá sàng lọc vẫn còn ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng các nhận định của các chuyên viên đều nhìn nhận tầm quan trọng của hoạt động này cho mục tiêu làm sao để có thể hỗ trợ phát hiện các nan đề, vấn đề của học sinh để từ đó có sự can thiệp, hỗ trợ kịp thời..
- Kinh nghiệm trong quá trình sàng lọc nhìn chung khá tản mạn, thậm chí lệch khỏi cách hiểu ban đầu về sàng lọc và thiên về khảo sát lấy ý kiến, khảo sát nhu cầu hay giám sát, giám thị.
- Từ việc không xác định và thống nhất mục tiêu dẫn đến phạm vi của đối tượng sẽ sàng lọc, nguồn lực cho hoạt động sàng lọc hay việc lựa chọn công cụ sàng lọc lẫn quy trình đều rời rạc, khó tiếp cận dẫn đến những khó khăn trong quá trình sàng lọc..
- Khó khăn trong việc thực hiện hoạt động sàng lọc phần lớn được ghi nhận ở mức độ tổ chức như thời gian, tài chính, nhân lực, công cụ,… hay cả khó khăn do số lượng học sinh lớn.
- Tuy nhiên, nếu số lượng học sinh ít hơn hay số lượng chuyên viên TLH TH ở mức tương đối với số lượng học sinh thì đã thành hoạt động đánh giá, thậm chí là chẩn đoán tâm lý như khi học sinh thăm khám ở các bệnh viện chứ không còn là hoạt động sàng lọc nữa.
- Bên cạnh đó, xuất hiện sự thiếu nhất quán và thiếu liên kết trong nhận định về vai trò của hoạt động sàng lọc trong hệ thống hoạt động tâm lý học đường.
- Ngoài ra, khó khăn cho hoạt động sàng lọc còn nằm ở chính khó khăn của học sinh như ngại nói, tính phòng vệ cao.
- Kỳ vọng để thực hiện các chương trình sàng lọc ở các chuyên viên TLH TH có rất nhiều cho một chương trình hỗ trợ phòng tâm lý học đường thực hiện hoạt động sàng lọc như một lời “kêu gọi trợ giúp”.
- Điều này cho thấy các chuyên viên TLH TH vẫn luôn nhắc nhở về tầm quan trọng và tính cấp thiết của hoạt động sàng lọc cho học sinh trong bối cảnh học đường được diễn ra một cách bài bản, nghiêm túc và hiệu quả..
- Nhận định này chứng minh, đã đến lúc hoạt động sàng lọc cần được hiểu đúng và đủ về tầm quan trọng và tính cấp thiết để làm cơ sở tiến hành các công tác chăm sóc hỗ trợ tiếp theo..
- Theo đó, chúng tôi muốn đề xuất một công cụ mà chúng tôi đang thực hiện trong chương trình đánh giá sàng lọc của hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần tại trường THPT Marie Curie Thành phố Hồ Chí Minh..
- Giới thiệu công cụ sàng lọc về nhân cách cho học sinh cấp ba – Bảng kiểm nhân cách thanh thiếu niên (Personality Inventory for Youth – PIY):.
- Chính vì vậy, để có một cái nhìn tổng quan nhiều khía cạnh đối với một lứa tuổi không còn đơn thuần, chúng tôi đề xuất một công cụ sàng lọc về nhân cách cho học sinh cấp ba: Bảng kiểm nhân cách dành cho thanh thiếu niên (Personality Inventory for Youth) gọi tắt là PIY (Lachar.
- Bài báo “Đánh giá sàng lọc nhân cách học sinh Trung học cơ sở bằng bảng kiểm PIY” (2013) của Nguyễn Đức Sơn trình bày và phân tích kết quả sử dụng PIY để đánh giá sàng lọc nhân cách học sinh trên một số thang đo của bảng kiểm cho thấy ứng dụng của thang đo này.
- Năm 2015, PIY được trình bày đầy đủ nội dung, báo cáo kết quả đánh giá sàng lọc của bài báo trên và giới thiệu 270 tiểu mục được lược dịch trong tài liệu “Giáo trình đánh nhân cách” với cùng tác giả.
- Năm 2020, luận văn “Đánh giá sàng lọc nhân cách cho học sinh một số trường Trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh bằng bảng kiểm nhân cách thanh thiếu niên” của Phạm Hải Lâm đã một lần nữa thích nghi lại 270 tiểu mục của thang đo PIY này và tiến hành nghiên cứu tại trường THPT Marie Curie Thành phố Hồ Chí Minh gồm 10 lớp (gần 500 học sinh.
- lớp 10) với mục đích sàng lọc nhân cách, so sánh kết quả đồng thời với 10 lớp sử dụng công cụ sàng lọc Bảng tự báo cáo của thanh thiếu niên từ 11- 18 (gọi tắt là YSR 11-18).
- Cho đến thời điểm hiện nay, PIY vẫn đang được vận dụng tại trường THPT Marie Curie như một công cụ sàng lọc chính của chương trình chăm sóc sức khỏe tinh thần của trường..
- Để có những trình bày chi tiết hơn về tính hiệu quả hay các vấn đề về việc thích nghi PIY trong tiếng Việt, liên quan đến độ hiệu lực, độ tin cậy, độ thích nghi,… của PIY, chúng tôi xin phép sẽ trình bày những điều đó trong khuôn khổ của một bài viết khác và kết hợp việc so sánh với các công cụ đang được dùng để đánh giá sàng lọc trong các trường THPT hiện nay..
- Rất may mắn khi hầu hết, các nhà TLHĐ tại Việt Nam cũng đã nhận ra điều đó, và việc đề cập đánh giá như hoạt động nền tảng xuyên suốt và sàng lọc là hoạt động khởi đầu luôn được đưa ra trong các chương trình đào tạo cử nhân hay trong những tài liệu nói về công việc của một chuyên viên TLHĐ.
- David Lachar, người đã xây dựng bộ công cụ PIY cho thanh thiếu niên và trước đó là PIC cho trẻ em tiền tiểu học cũng đã nhìn thấy tầm quan trọng của việc sàng lọc học sinh một cách chính xác các vấn đề của học sinh và đáp ứng các dịch vụ phù hợp từ những năm cuối thập niên 80 đầu thập niên 90..
- Từ đó, có thể thấy hoạt động sàng lọc như một yêu cầu tất yếu khi một số trường bắt đầu đưa vào sử dụng các trắc nghiệm vào chương trình tâm lý học đường để thu thập thông tin hiệu quả hơn.
- Đơn cử là trắc nghiệm “CBCL”, luôn được nhắc tới khi hỏi về công cụ được thực hiện giúp sàng lọc học sinh ban đầu và đánh giá sau đó tại một số trường THPT hiện nay.
- “CBCL” cho công tác sàng lọc.
- Điểm tích cực lớn nhất có thể thấy ở đây là mong muốn có một công cụ hỗ trợ cho công tác sàng lọc trong hoạt động phòng ngừa và đánh giá trong can thiệp, chuyển gửi đã được đáp ứng phần nào.
- Và càng hạn chế khi những người làm TLHĐ hiện nay vẫn có số lượng kiêm nhiệm và việc có kiến thức nền tảng về tâm lý để được đào tạo về việc sử dụng công cụ vẫn là một khoảng trống lớn trong bức tranh đánh giá nói chung và sàng lọc nói riêng.
- Từ đây, mở ra một vấn đề cần quan tâm hơn bao giờ hết, rằng đi đôi với nhận thức, hiểu biết về hoạt động đánh giá nói chung và sàng lọc nói riêng, việc đưa một công cụ sàng lọc vào hoạt động thực tiễn sẽ có hiệu quả như thế nào? Đâu là cách để lượng giá hiệu quả?.
- Chính vì vậy, thực trạng về một công tác nền tảng cho các hoạt động khác trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh THPT hiện đang bị bỏ ngỏ hoặc hiểu chưa đầy đủ khiến bức tranh của hoạt động đánh giá nói chung và sàng lọc nói riêng đa dạng nhưng cũng nhiều thiếu sót.
- Vì những trăn trở đó, những người hiện đang dấn thân trong lĩnh vực TLH TH như chúng tôi nhận thấy cần nói lên những gì đang hiện diện về công tác sàng lọc trong các phòng tâm lý tại các trường THPT, từ đó nhấn mạnh một lần nữa tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động sàng lọc cũng như đưa ra những nhận định về sàng lọc không bị thiên lệch hay hiểu sai nhằm hạn chế thực trạng hiện hữu.
- Việc đề xuất một công cụ như để trả lời cho “lời kêu gọi trợ giúp”, một sự hỗ trợ chương trình hoạt động sàng lọc về sau sẽ được chúng tôi phát triển..
- Đánh giá sàng lọc nhân cách học sinh THCS bằng bảng kiểm PIY.
- Đánh giá sàng lọc nhân cách cho học sinh một số trường Trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh bằng bảng kiểm nhân cách thanh thiếu niên

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt