« Home « Kết quả tìm kiếm

Đào tạo giáo viên vừa “hồng” vừa “chuyên” tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay


Tóm tắt Xem thử

- TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI HIỆN NAY.
- Ban Giám hiệu, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Giáo dục, đào tạo thanh niên “vừa hồng, vừa chuyên” từ góc độ của khoa học giáo dục có thể coi là đào tạo theo tiếp cận năng lực.
- Theo đó, đầu ra của giáo dục và đào tạo là các phẩm chất và năng lực cần được hình thành ở người học.
- Tinh thần của tiếp cận năng lực thể hiện ở mục tiêu đào tạo giáo viên “vừa hồng, vừa chuyên” đã được đã được nghiên cứu và vận dụng từ khá sớm trong đào tạo giáo viên ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Hiện nay, các nguyên tắc và nội dung của tiếp cận năng lực trong đào tạo giáo viên được thao tác hóa một cách có hệ thống trong mô hình và chương trình đào tạo của nhà trường với chuẩn đầu ra là các phẩm chất và năng lực cần có của người giáo viên tương lai..
- Quá trình đào tạo và môi trường đào tạo được tổ chức tương ứng để thúc đẩy sự hình thành các năng lực và phẩm chất..
- Từ khóa: hồng, chuyên, phẩm chất, năng lực, đào tạo giáo viên, phát triển chương trình..
- “5 điều Bác dạy”, đối với thanh niên Bác căn dặn: “Đảng cần phải chǎm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa.
- Đặc biệt, đào tạo giáo viên nhất thiết cần vận dụng tư tưởng đó vì chính những nhà giáo tương lai phải là người gieo hạt “hồng và chuyên” cho các thế hệ tiếp nối.
- Vì vậy, nhìn nhận, phân tích việc vận dụng tư tưởng đó trong đào tạo giáo viên ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ĐHSPHN) là việc làm rất có ý nghĩa..
- Hiện nay có nhiều tiếp cận được vận dụng trong đào tạo giáo viên như tiếp cận tích hợp, tiếp cận lâm sàng, tiếp cận hồi cứu, tiếp cận nghiên cứu, tiếp cận năng lực… tiếp cận năng lực là một tiếp cận hiện đại được chú ý trong thời gian gần đây.
- Chuyển hóa tư tưởng giáo dục thanh niên “vừa hồng”, “vừa chuyên” như là tiếp cận năng lực vào hoạt động đào tạo giáo viên là quá trình bao hàm nhiều khâu và nhiều tầng bậc, từ việc xác định sứ mạng, tầm nhìn của nhà trường đến thiết kế mô hình và chương trình đào tạo, từ tổ chức hoạt động đào tạo đến tổ chức các hoạt động giáo dục, từ đảm bảo các điều kiện cho hoạt động dạy học trong nhà trường đến cung cấp các dịch vụ cộng đồng..
- Với định hướng đó, đào tạo giáo viên vừa hồng vừa chuyên được triển khai thế nào ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong những năm qua? Bài viết này tập trung phân tích việc hiện thực hóa tư tưởng đào tạo nhà giáo “vừa hồng”, “vừa chuyên” trong đào tạo ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay..
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.
- Trong đào tạo giáo viên vai trò này cần được giáo sinh ý thức rõ ràng và hun đúc thành phẩm chất của nhà giáo.
- Với vị trí và vai trò của Nhà trường như vậy, nhiệm vụ đào tạo người giáo viên “vừa hồng, vừa chuyên” cần được coi là nhiệm vụ hàng đầu.
- Như vậy, “hồng và chuyên”, tài và đức là mục tiêu của giáo dục, đào tạo.
- Về vai trò của giáo dục và nhà giáo;.
- Về mục tiêu giáo dục;.
- Về hoạt động giáo dục;.
- Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là các nguyên tắc căn bản, là định hướng có tính mở hết sức quan trọng đối với hoạt động giáo dục nói chung và đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm nói riêng..
- Các nghiên cứu để lĩnh hội và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong đào tạo giáo viên.
- Các nhà khoa học và quản lí trong Trường ĐHSPHN đặc biệt quan tâm đến việc nghiên cứu để lĩnh hội và vận dụng tư tưởng về giáo dục của Hồ Chí Minh trong giáo dục nói chung và đào tạo giáo viên nói riêng.
- 69 Phân tích, tổng kết thực tiễn giáo dục và đào tạo của nhà trường.
- Nguyễn Lương Ngọc khi đánh giá hoạt động đào tạo của nhà trường đã đưa ra nhận định: “Từ năm học đến nay (1974), Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I vẫn luôn kiên trì khẩu hiệu “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”, bên cạnh phương châm “tinh giản, vững chắc, sát đối tượng, sát phổ thông” và phương châm “kết hợp ba mặt: tư tưởng, văn hóa, nghiệp vụ” nhằm từng bước nâng cao chất lượng đào tạo” [5].
- Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên.
- Nâng cao chất lượng đào tạo là vấn đề được quan tâm hàng đầu và cũng là vấn đề cốt lõi trong đào tạo giáo viên.
- Với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, GS.
- Đinh Quang Báo nghiên cứu cơ sở lí luận của việc đào tạo tích hợp khoa học cơ bản và phương pháp dạy học bộ môn ở các trường sư phạm để trả lời câu hỏi: Tích hợp KHCB và KHGD, chuyển hóa thành năng lực của giáo viên như thế nào? Để thực hiện việc đó, tổ chức dạy học cần thúc đẩy tự học của sinh viên, môn học cần được thiết kế với hàm lượng tri thức sư phạm và tổ chức theo mẫu mực sư phạm sao cho sinh viên học khoa học cơ bản cũng là học khoa học giáo dục.
- Đào tạo giáo viên có bản lĩnh, cá tính sáng tạo và hành động.
- “Tài” là nội hàm của khái niệm Phẩm chất và Năng lực.
- Có nhiều điểm chung giữa phẩm chất và năng lực:.
- Năng lực và phẩm chất được hình thành bằng hoạt động và thông qua hoạt động.
- Hoạt động là bản thể của năng lực và phẩm chất..
- Năng lực quyết định kết quả của hoạt động.
- Phẩm chất quyết định giá trị xã hội của năng lực..
- Từ đó, đào tạo nhà giáo vừa hồng vừa chuyên được hiểu là đào tạo ra những nhà giáo có phẩm chất cần thiết cho nghề nghiệp, cho xã hội, có năng lực cần thiết cho hoạt động giáo dục, dạy học có kết quả..
- Như vậy, để đào tạo được nhà giáo vừa hồng vừa chuyên thì cần xác định được cấu trúc nhân cách nhà giáo với các biểu hiện cụ thể của phẩm chất và năng lực trong thời đại ngày nay..
- Những quan điểm nêu trên đã được thao tác hóa trong mô hình và chương trình đào tạo của nhà trường, cũng như trong tổ chức và quản lí đào tạo được trình bày dưới đây..
- Đào tạo giáo viên theo tiếp cận “vừa hồng, vừa chuyên” ở Trường ĐHSPHN 2.3.1.
- Khung chuẩn đầu ra và mô hình, chương trình đào tạo.
- Trong lịch sử của Trường ĐHSP Hà Nội, tư tưởng đào tạo giáo viên “vừa hồng, vừa chuyên” theo lời dạy của Bác đã được triển khai thống nhất và nhất quán với các mức độ khác nhau.
- Nguyễn Văn Minh (2014) trong bài viết “Từ tầm nhìn giáo dục toàn diện và tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, nghĩ về vị thế nhà trường và trọng trách Nhà giáo” [11, tr.35] đã xác lập những nội dung cần được triển khai trong đào tạo của nhà trường, bao gồm:.
- Đào tạo ở trường Đại học Sư phạm cần hình thành và phát triển được tinh thần nhân văn cho nhà giáo để thực hiện lao động nghề nghiệp sau này..
- Có 6 nhiệm vụ cần thực hiện để triển khai tinh thần trên, trong đó nhiệm vụ thứ ba là “Xây dựng chương trình đào tạo hiện đại, thiết thực, gắn bó mật thiết với chương trình giáo dục phổ thông nhằm đào tạo đội ngũ nhà giáo không chỉ giỏi năng lực dạy học mà còn làm tốt chức năng giáo dục toàn diện cho học sinh.
- Xây dựng và đưa vào vận hành chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm theo hướng dạy học hiện đại, tập trung xây dựng chương trình đào tạo lại, bồi dưỡng giáo viên các cấp phù hợp với chương trình đổi mới giáo dục phổ thông” [11, tr.39]..
- “Đào tạo những nhà giáo xuất sắc, có tinh thần nhân văn, tư duy hiện đại, hành động tích cực vì cộng đồng”..
- Các tư tưởng về đào tạo giáo viên theo tiếp cận năng lực và kết hợp các giá trị căn bản của nhà trường được thao tác hóa và thể hiện ở Khung lí thuyết xây dựng chuẩn đầu ra dưới đây:.
- Khung lí luận thiết kế khung chuẩn đầu ra của Chương trình đào tạo cử nhân sư phạm [12].
- Khung lí thuyết để xây dựng khung chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo được triển khai theo các thành tố có tính tầng bậc, xuất phát từ Hệ giá trị cá nhân của nhà giáo và Hệ giá trị nghề nghiệp.
- Tiếp cận giá trị là tiếp cận mới trong đánh giá và đào tạo [4].
- PHẨM CHẤT.
- giáo dục.
- Phẩm chất Năng lực.
- Nội dung đào tạo (Chung.
- đào tạo Kế hoạch.
- đào tạo Điều kiện.
- tạo và đánh giá kết quả đào tạo.
- Từ chân dung nhà giáo trong hiện tại và tương lai với các vai trò xã hội được xác định, mục tiêu chung của các chương trình đào tạo giáo viên được cụ thể hóa thành Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo thể hiện rõ các phẩm chất và các năng lực của người giáo viên được đào tạo ở trường sư phạm với 4 nhóm chuẩn đầu ra, bao gồm: Phẩm chất, Năng lực chung, Năng lực sư phạm và Năng lực ngành..
- Các năng lực bao gồm:.
- Nhóm năng lực chung cốt lõi:.
- Năng lực lãnh đạo,.
- Năng lực phản biện..
- Nhóm năng lực sư phạm cốt lõi:.
- Năng lực dạy học.
- Năng lực giáo dục,.
- Năng lực hoạt động xã hội,.
- Năng lực đặc thù của khoa học ngành,.
- Năng lực nghiên cứu khoa học ngành và khoa học giáo dục ngành,.
- Trong sơ đồ lí thuyết về khung chuẩn đầu ra (Sơ đồ 1), các phẩm chất và năng lực được xác định tương đối rõ ràng, đồng thời việc hiện thực hóa các phẩm chất và năng lực được triển khai thống nhất trong tất cả các thành tố của quá trình đào tạo.
- Việc hình thành phẩm chất và năng lực được tiến hành thông qua các hoạt động giảng dạy và giáo dục.
- Khung chuẩn đầu ra về phẩm chất và năng lực này là cơ sở chung cho việc xây dựng các.
- 73 chương trình đào tạo của nhà trường.
- Mô hình và chương trình đào tạo.
- Chương trình đào tạo chính là bản vẽ thiết kế của hoạt động đào tạo, nơi khai triển cụ thể các triết lí, tư tưởng và quan điểm về đào tạo.
- Để có được các chương trình đào tạo cụ thể có tính thống nhất với chuẩn đầu ra và có được bản sắc riêng của nhà trường, mô hình đào tạo chung của Nhà trường đã được xác lập theo sơ đồ dưới đây..
- Mô hình đào tạo khối ngành Khoa học xã hội và nhân văn [13].
- Các chương trình đào tạo được thiết kế trên mô hình chung của nhà trường.
- Các khối học vấn vừa tạo ra được sự liên thông ngang giữa các ngành đào tạo nhằm đảm bảo người học có được nền tảng chung và rộng về lĩnh vực giảng dạy, vừa có sự kết nối chặt chẽ giữa khoa học cơ bản và khoa học sư phạm.
- Mô hình này hướng tới đảm bảo chất lượng đào tạo cả về phẩm chất và năng lực..
- Tổ chức đào tạo.
- Việc tổ chức đào tạo được thực hiện theo mô hình và chương trình đào tạo, đặc biệt chú Nhóm ngành Khoa học xã hội và nhân văn.
- Khối học vấn đào tạo và rèn luyện NLSP cho hệ cử nhân SP Thực hành, thực tập chuyên ngành.
- Trải nghiệm là con đường quan trọng để hình thành phẩm chất và năng lực của nhà giáo tương lai..
- Các hoạt động giáo dục.
- Tổ chức các hoạt động rèn luyện cho sinh viên là một trong các con đường cơ bản để hình thành phẩm chất và năng lực.
- Hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm..
- Hoạt động kết nối các lực lượng giáo dục..
- Đào tạo giáo viên ngày càng trở thành một lĩnh vực khoa học nghề nghiệp bao hàm cả nghiên cứu lí luận và tổ chức hoạt động thực tiễn.
- Trong quá trình đào tạo giáo viên, Trường ĐHSPHN đã luôn ý thức về việc cải tiến, đổi mới hoạt động đào tạo để đáp ứng được các đòi hỏi của xã hội về đội ngũ nhà giáo.
- Tư tưởng đào tạo giáo viên “vừa hồng, vừa chuyên” vẫn là định hướng lâu dài cho sự phát triển của Nhà trường.
- Do vậy, để hoạt động đào tạo có chất lượng, nghiên cứu đổi mới và thực hiện các chương trình đổi mới là yêu cầu tất yếu của phát triển..
- Nxb Đại học Sư phạm..
- Bàn về “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”..
- “Quán triệt tư tưởng HCM về giáo dục trong nghiên cứu, giảng dạy ở các trường sư phạm”.
- Cơ sở lí luận của việc đào tạo tích hợp khoa học cơ bản và phương pháp dạy học bộ môn ở các trường sư phạm.
- [12] Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2019.
- [13] Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2019.
- Ban hành mô hình và chương trình đào tạo ngày 19 tháng 7 năm 2019.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt