« Home « Kết quả tìm kiếm

Phát triển chương trình đào tạo cử nhân sư phạm ngữ văn theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng ở trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên


Tóm tắt Xem thử

- PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN SƯ PHẠM NGỮ VĂN THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP ỨNG DỤNG.
- Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN.
- 1 Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Việt Nam.
- Phát triển chương trình đào tạo cử nhân sư phạm Ngữ văn theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng là cách tiếp cận phát triển chương trình theo định hướng năng lực nhằm tạo ra sản phẩm đầu ra có khả năng thích ứng trong bối cảnh nhu cầu tuyển dụng lao động luôn luôn thay đổi.
- Thực trạng phát triển chương trình đào tạo cử nhân sư phạm Ngữ văn theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng ở trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã đạt được những kết quả nhất định nhưng còn tồn tại một số điểm bất cập cần khắc phục..
- Chương trình đào tạo.
- Định hướng nghề nghiệp ứng dụng.
- Phát triển chương trình đào tạo;.
- Chương trình đào tạo là một bản thiết kết tổng thể các hoạt động của quá trình đào tạo cho một khoá hoặc một loại hình đào tạo nhất định, trong đó xác định rõ mục tiêu chung, chuẩn đầu ra cần đạt được, các thành phần, nội dung cơ bản, phương pháp đào tạo, hình thức tổ chức, lịch trình (kế hoạch) đào tạo tổng thể, cũng như các yêu cầu về kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo trong quá trình và kết thúc khoá đào tạo[ 4].
- Chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng là chương trình đào tạo được thiết kế theo cách tiếp cận phát triển năng lực: nhà trường là nơi đào tạo tiềm năng cho người học phát triển nghề nghiệp, sau khi tốt nghiệp sinh viên có nền tảng học vấn rộng và khả năng dịch chuyển nghề nghiệp.
- Chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng trong đào tạo theo học chế tín chỉ hiện nay giúp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp đáp ứng chuẩn nghề nghiệp về phẩm chất, năng lực được đào tạo và những yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động nghề nghiệp luôn luôn biến đổi.[3].
- Phát triển chương trình đào tạo cử nhân Sư phạm Ngữ văn theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng là cách tiếp cận phát triển dựa vào năng lực là quá trình điều chỉnh, bổ sung, cập nhật, làm mới toàn bộ hoặc một số thành tố của chương trình đào tạo chuyên.
- L.T.M.Nguyet/ No.23_Oct 2021|p.162-168 ngành Sư phạm Ngữ văn dựa trên sứ mạng, tầm nhìn.
- của nhà trường, chuẩn đầu ra cần đạt và sự tham gia của các bên liên quan, bảo đảm khả năng phát triển và ổn định tương đối của chương trình đã có, nhằm làm cho việc triển khai chương trình theo mục tiêu giáo dục đặt ra đạt được hiệu quả tốt nhất, phù hợp với đặc điểm và nhu cầu phát triển của xã hội về đào tạo giáo viên Ngữ văn, các lĩnh vực liên quan.[ 2].
- Mục tiêu của chương trình đào tạo ngành Sư phạm Ngữ văn là đào tạo ra những cử nhân (giáo viên cấp Trung học phổ thông, Đại học và Cao đẳng) có khả năng thích ứng cao, hiểu biết về môi trường địa phương, trong nước.
- có thể tiếp tục tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy những phẩm chất và kĩ năng cá nhân cũng như nghề nghiệp quan trọng để trở thành cán bộ giảng dạy giỏi ở các bậc học, cán bộ quản lý chuyên môn trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu Ngữ văn nói riêng và ngành Sư phạm nói chung..
- Tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân sư phạm Ngữ Văn, người học có thể giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở các trường phổ thông, trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp có đào tạo chuyên ngành Văn học, có thể đảm nhiệm công tác nghiên cứu và phê bình văn học tại những Viện nghiên cứu Văn học trên cả nước, những trung tâm nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, làm việc trong lĩnh vực báo chí hay làm biên kịch điện ảnh - Truyền hình..
- Khi xác định mục tiêu chương trình cử nhân Sư phạm Ngữ văn, nhà trường cần dựa vào sứ mạng, tầm nhìn của nhà trường và của khoa và yêu cầu thực tế của thị trường tuyển dụng giáo viên Ngữ văn ở trường phổ thông và trường chuyên nghiệp để xác định mục tiêu cho phù hợp với điều kiện của nhà trường.
- Xác định mục tiêu đào tạo cũng phải phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội nhằm đào tạo nguồn nhân lực có tri thức, có kỹ năng nghề nghiệp và thái độ đúng đắn đối với ngành Sư phạm Ngữ văn..
- Nội dung chương trình cử nhân Sư phạm Ngữ văn gồm 3 khối kiến thức: Khối kiến thức giáo dục đại cương.
- kiến thức nghiệp vụ Sư phạm.
- Trong mỗi khối kiến thức nêu trên đều gồm hai phần: Phần kiến thức bắt buộc và phần kiến thức tự chọn nhằm tạo cơ hội cho sinh viên học theo năng lực và học theo nhu cầu của cá nhân.
- Trong chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng đòi hỏi khối kiến thức lý thuyết và khối kiến thức thực hành phải cân đối, sinh viên được học qua trải nghiệm nhiều hơn và huy động sự tham gia của nhân lực thuộc thị trường lao động vào quá trình đào tạo giáo viên..
- Phát triển chương trình đào tạo giáo viên theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng là cách tiếp cận phát triển năng lực, giúp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp có nền tảng học vấn rộng và khả năng dịch chuyển nghề nghiệp cao trong thị trường lao động..
- Sinh viên giỏi một nghề và biết nhiều nghề, có khả năng thích ứng khi phải chuyển dịch nghề, đáp ứng thị trường lao động..
- Ưu điểm: Giúp cho quá trình đào tạo gắn với sử dụng, nhà trường và doanh nghiệp có sự kết nối chặt chẽ, sinh viên tốt nghiệp có khả năng dịch chuyển nghề cao, có cơ hội tìm kiếm việc làm sau tốt nghiệp..
- Sinh viên tốt nghiệp có thể dạy Ngữ văn ở trường THCS, THPT.
- Hạn chế: Đào tạo theo định hướng nghề nghiệp đòi hỏi các điều kiện đáp ứng tốt hơn, cao hơn nhiều so với đào tạo truyền thống, cần đầu tư: Về giáo viên, về cơ sở, vật chất, thiết bị.
- chương trình, giáo trình, học liệu và phải có sự hỗ trợ tích cực từ các cơ sở giáo dục phổ thông để sinh viên học qua trải nghiệm, thực hành, thực tế chuyên môn thường xuyên mới có hiệu quả….
- Quy trình phát triển chương trình đào tạo cử nhân Sư phạm Ngữ văn theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng ở Trường ĐHSP.
- Bước 1: Phân tích thị trường lao động của sinh viên sau khi tốt nghiệp, đặc biệt là thị trường tuyển dụng giáo viên Ngữ văn hiện nay.
- Bước 2: Xác định hồ sơ nghề nghiệp của sinh viên Sư phạm Ngữ văn sau khi tốt nghiệp:.
- Bước 3: Định dạng năng lực của sinh viên Sư phạm Ngữ văn tốt nghiệp hay còn gọi là xác định chuẩn đầu ra của CTĐT..
- Bước 5: Xây dựng chương trình khung theo các.
- Bước 9: Đánh giá kết quả thực hiện chương trình:.
- Các lực lượng tham gia phát triển chương trình đào tạo cử nhân Sư phạm Ngữ văn theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng ở Trường ĐHSP gồm:.
- Các lực lượng bên ngoài cơ sở đào tạo gồm:(1) Nhà tuyển dụng.
- (2) Cựu người học thuộc chuyên ngành cử nhân Sư phạm Ngữ văn.
- (3) Các nhà khoa học từ viện nghiên cứu, hiệp hội nghề nghiệp.
- (4) Các giảng viên tham gia đào tạo ngành cử nhân Sư phạm Ngữ văn từ cơ sở đào tạo khác ngoài trường;.
- Các lực lượng trong cơ sở đào tạo giáo viên:(1) Cán bộ quản lý.
- (2) Giảng viên, cán bộ tham gia giảng dạy, đào tạo sinh viên.
- (3) Sinh viên;.
- Thực trạng phát triển chương trình đào tạo cử nhân Sư phạm Ngữ văn theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng ở Trường ĐHSP - ĐHTN.
- i) Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên về phát triển chương trình đào tạo cử nhân Sư phạm Ngữ văn theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng ở Trường ĐHSP- ĐHTN.
- Nhận thức của CBQL và giảng viên về phát triển chương trình đào tạo cử nhân SP Ngữ văn theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng ở Trường ĐHSP- ĐHTN.
- Là cách tiếp cận gắn đào tạo với sử dụng .
- Là cách tiếp cận đào tạo sinh viên đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và có khả năng dịch chuyển nghề nghiệp trước sự thay đổi của thị trường.
- Là cách tiếp cận đào tạo phát triển năng lực sinh viên .
- Điểm trung bình 3.86.
- Kết quả bảng 2.1 cho thấy nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên về ý nghĩa của phát triển chương trình đào tạo cử nhân Sư phạm Ngữ văn theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng ở mức khá điểm trung bình của tất cả các nội dung nhận thức là: 3,86..
- Mức độ nhận thức được đánh giá cao nhất: Là cách tiếp cận đào tạo sinh viên đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và có khả năng dịch chuyển nghề nghiệp trước sự thay đổi của thị trường có điểm trung bình là 4,08 điểm.
- gắn đào tạo với sử dụng” đạt điểm trung bình là 3.98 điểm đạt mức khá.
- Ở mức 3 là “Là cách tiếp cận đào tạo phát triển năng lực sinh viên” đạt điểm trung bình là 3.72 điểm đạt mức khá.
- Để làm rõ hơn về vấn đề này chúng tôi có cuộc trao đổi với cô giáo N.T.T.Q giảng viên khoa Ngữ văn được cô cho biết: “Trong bối cảnh thị trường lao động có nhiều biến động đòi hỏi sinh viên nhạy bén,.
- thích ứng có thể dịch chuyển và có khả năng thích ứng cao với sự dịch chuyển nghề nghiệp sau tốt nghiệp, do vậy các giảng viên của Khoa Ngữ văn luôn nhận thức đúng ý nghĩa của việc phát triển chương trình đào tạo cử nhân Ngữ văn theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng điều đó có ý nghĩa rất nhiều cho sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể thích ứng với sự dịch chuyển nghề nghiệp và sự tồn tại của chuyên ngành đào tạo.
- rằng CBQL và giảng viên khoa Ngữ văn Trường ĐHSP - ĐHTN đã nhận thức tương đối đầy đủ đúng đắn về ý nghĩa về phát triển chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng, điều này thuận lợi cho việc triển khai phát triển chương trình đào tạo ngành Sư phạm Ngữ Văn..
- ii)Quy trình phát triển chương trình đào tạo cử nhân Sư phạm Ngữ văn theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng ở Trường ĐHSP- ĐHTN.
- Quy trình phát triển chương trình đào tạo cử nhân Sư phạm Ngữ văn theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng ở Trường ĐHSP - ĐHTN Quy trình phát triển CTĐT.
- 1.Khảo sát thị trường lao động và các bên liên quan Định dạng hồ sơ nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp.
- ngành Sư phạm Ngữ văn .
- Xây dựng chuẩn đầu ra và mục tiêu CTĐT Sư phạm.
- Ngữ văn .
- Xây dựng chương trình khung .
- Hội thảo và đánh giá chương trình và hoàn thiện .
- Kết quả ở bảng 2.2 cho thấy Trường và Khoa đã thực hiện tương đối đầy đủ các bước để phát triển chương trình đào tạo cử nhân Sư phạm Ngữ văn theo định hướng ứng dụng với điểm trung bình ở mức khá là 3,43.
- Khảo sát thị trường lao động và các bên liên quan với điểm trung bình là 3.38 điểm đạt mức trung bình mặc dù đây chính là mối quan tâm của nhà trường làm thế nào để nắm bắt được thị trường lao động đang cần gì để đón đầu đào tạo người học có những phẩm chất và năng lực phù hợp với yêu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay..
- Xây dựng chuẩn đầu ra và mục tiêu CTĐT Sư phạm Ngữ văn có điểm trung bình đạt 3.30 điểm đạt mức trung bình mặc dù đây là khâu vô cùng quan trọng trong phát triển chương trình đào tạo cử nhân;.
- đối chiếu kết quả này với văn bản chương trình đào tạo cử nhân Sư phạm Ngữ văn của Trường ĐHSP - ĐHTN tác giả nhận thấy các chuẩn đầu ra và mục tiêu của chương trình chưa thực sự linh với khung năng lực trình độ quốc gia đã ban hành, chưa phản ánh được hết sứ mạng, tầm nhìn của nhà trường..
- Xác định Modun kiến thức và xây dựng đề cương học phần cũng có điểm trung bình ở mức trung bình với số điểm lần lượt là 3,38 và 3,32 điều đó thể hiện nhà trường đã xác định những Modun kiến thức cho sinh viên cần học đồng thời xây dựng đề cương học phần cho những nội dung kiến thức đó, tuy nhiên những nội dung kiến thức này có mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra chưa cao, nên Nhà trường, Khoa chuyên ngành cần có biện pháp khắc phục vấn đề này..
- Tổ chức thực hiện chương trình được đánh giá với điểm trung bình là 3,24 điểm đạt mức trung bình.
- khi tìm hiểu qua hồ sơ giảng dạy tác giả nhận thấy Nhà trường và Khoa chuyên ngành chưa huy động được giáo viên phổ thông tham gia sâu vào quá trình đào tạo sinh viên như hướng dẫn soạn giáo án.
- thực hành Sư phạm thường xuyên tại trường phổ thông mặc dù các hoạt động trên đã được triển khai.
- Mặt khác các hoạt động trải nghiệm nghề nghiệp của sinh viên còn hạn chế do đó việc kiến tạo kiến thức kỹ năng thực hành của sinh viên sẽ gặp khó khăn dẫn tới hạn chế về kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên sau tốt nghiệp..
- Hội thảo và đánh giá chương trình và hoàn thiện được đánh giá với điểm trung bình là 3,32 điểm đạt mức trung bình, trao đổi với giảng viên N.T.
- H của Khoa Ngữ văn tác giả được biết hoạt động trên đã được khoa và nhà trường tổ chức, tuy nhiên khi triển khai thì giáo viên phổ thông tham gia chưa sâu, chưa thực sự tâm huyết cùng nhà trường mặt khác do e ngại góp ý cho thầy cô của mình nên đã có những né tránh ít có những đóng góp sâu cho chương trình đào tạo..
- Nhận xét chung:về cơ bản quy trình phát triển CTĐT cử nhân Sư phạm Ngữ văn theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng đã được Nhà trường, Khoa chuyên ngành quan tâm, tuy nhiên vẫn còn hạn chế ở một số khâu: Xây dựng chuẩn đầu ra.
- xác định mục tiêu của chương trình.
- tổ chức thực hiện chương trình theo hướng tăng cường trải nghiệm nghề nghiệp ở trường phổ thông..
- iii)Các lực lượng tham gia phát triển chương trình đào tạo cử nhân Sư phạm Ngữ văn theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng ở Trường ĐHSP - ĐHTN.
- Kết quả khảo sát cho thấy Nhà trường đã huy động nhiều lực lượng tham gia phát triển chương trình đào tạo cử nhân Sư phạm Ngữ văn với điểm trung bình ở mức khá là 3.69.
- Cán bộ quản lý của nhà trường luôn chú trọng đến việc huy động tối đa các nguồn lực để xây dựng vào phát triển chương trình được đánh giá kết quả ở mức tốt với điểm trung bình là 4,36 điểm.
- Giảng viên giảng dạy chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn là lực lượng tham gia phát triển chương trình và được đánh giá với mức độ tham gia thực hiện ở mức tốt với điểm trung bình là 4,24 điểm.
- Sinh viên năm cuối của ngành Sư phạm Ngữ văn cũng là lực lượng tham gia phát triển chương đào.
- Tuy nhiên ở nội dung nhà tuyển dụng lao động tham gia phát triển chương trình ở mức điểm trung bình là 3.34 điểm, điều đó thể hiện nguồn lực nhà tuyển dụng tuy đã được cán bộ quản lý quan tâm nhưng chưa phát huy được hết hiệu quả của nó, với sự dịch chuyển nghề nghiệp ngày càng cao thì thị trường lao động luôn biến đổi đòi hỏi những nhà tuyển dụng muốn tuyển dụng người lao động có tay nghề cao đáp ứng được với yêu cầu của xã hội trong giai đoạn mới.
- Để làm rõ hơn vấn đề này, tôi đã có cuộc trao đổi với cô N.T.T là Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông Lương Ngọc Quyến thành phố Thái Nguyên với câu hỏi: “Thầy (cô) đánh giá như thế nào về năng lực nghề nghiệp của giáo sinh thực tập chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn, Trường ĐHSP - ĐHTN, trong quá trình thực tập Sư phạm 1 và 2 đến thực tập tại các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có những kiến thức kỹ năng nghề nghiệp chưa?.
- Mạnh ở điểm nào? Yếu ở điểm nào? và được cô cho biết: “Trường đã đón rất nhiều đợt sinh viên của Trường ĐHSP - ĐHTN đến thực tập Sư phạm 1 với thời gian là 3 tuần, thực tập Sư phạm 2 là 7 tuần, tôi nhận thấy sinh viên chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn của nhà trường đa số sinh viên có kiến thức chuyên môn vững vàng, bám sát sách giáo khoa, tác phong chững chạc tự tin, phần lớn đã biết ứng dụng CNTT trong giảng bài tiến bộ hơn trước.
- Tuy nhiên bên cạnh một số sinh viên còn hạn chế xây dựng kế hoạch công tác thực tập giáo dục, công tác chủ nhiệm, hoạt động ngoại khóa, lao động.
- Hoạt động bề nổi giữa các sinh viên không đều, đơn điệu..
- Nhận xét chung: Trường ĐHSP - ĐHTN, Khoa Ngữ văn đã huy động được các lực lượng tham gia phát triển chương trình đào tạo như cán bộ quản lý, giảng viên, nhà sử dụng lao động.
- L.T.M.Nguyet/ No.23_Oct 2021|p.162-168 khoa học, giảng viên của các cơ sở đào tạo khác.
- giảng viên của cơ sở đào tạo khác;.
- cựu sinh viên và cán bộ phục vụ đào tạo, đây là những điểm các nhà quản lý cần quan tâm trong quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành cử nhân Sư phạm Ngữ văn ở Trường ĐHSP - ĐHTN..
- Một số biện pháp phát triển chương trình đào tạo cử nhân Sư phạm Ngữ văn theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng ở Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
- Để phát triển CTĐT theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng đạt hiệu quả đòi hỏi Nhà trường, Khoa chuyên môn phải thực hiện tốt các biện pháp sau: (1) Tổ chức hoàn thiện mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực giáo viên Ngữ văn của thị trường tuyển dụng.
- (2) Bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng viên về phát triển chương trình đào tạo cử nhân Sư phạm Ngữ văn theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng.
- (3)Phối hợp giữa Trường Đại học Sư phạm với các bên liên quan để quản lý phát triển chương trình đào tạo cử nhân Sư phạm Ngữ văn theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng.
- (4)Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo Sư phạm Ngữ văn theo hướng tăng cường trải nghiệm nghề nghiệp của sinh viên.
- (5)Tổ chức giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển chương trình đào tạo cử nhân Sư phạm Ngữ văn theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng..
- Các biện pháp này có mối liên hệ hữu cơ và tác động lẫn nhau, không có biện pháp nào đứng độc lập riêng rẽ, vì vậy khi áp dụng không xem nhẹ một biện pháp nào.Để thực hiện tốt công tác quản lý phát triển chương trình đào tạo cử nhân SP Ngữ văn theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng ở Trường ĐHSP - ĐHTN, Trường cần thực hiện đồng bộ các biện pháp đã đề xuất.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt