« Home « Kết quả tìm kiếm

Tài nguyên giáo dục mở - yếu tố tích cực cho đổi mới giáo dục đại học và mục tiêu phát triển bền vững quốc gia1


Tóm tắt Xem thử

- TS Đỗ Văn Hùng Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội.
- Tóm tắt: Sự thiếu hụt học liệu có chất lượng phục vụ cho việc học tập, giảng dạy, nghiên cứu đang là vấn đề lớn trong các trường đại học Việt Nam, điều này ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và nghiên cứu của các trường đại học.
- TNGDM sẽ giúp các trường đại học nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cũng như năng lực tự chủ, qua đó hỗ trợ cho sự phát triển bền vững.
- Mục tiêu của nghiên cứu làm sáng tỏ thực trạng và vai trò của TNGDM trong các trường đại học qua đó đề xuất hướng phát triển TNGDM cho giáo dục đại học Việt Nam.
- TNGDM là gì và tại sao lại có vai trò quan trọng đối với việc đổi mới của giáo dục đại học Việt Nam?.
- TNGDM đang được phát triển ở Việt Nam như thế nào? Chúng ta đang đối mặt với những thách thức cũng như đứng trước cơ hội nào (yếu tố tác động) trong việc phát triển TNGDM? Trên cơ sở phân tích kết quả khảo sát của 40 trường đại học và các công ty công nghệ, nhóm nghiên cứu đề xuất phát triển TNGDM ở quy mô quốc gia nhằm xây dựng một nguồn tài nguyên giáo dục chất lượng cao để dùng chung cho sinh viên, giảng viên và nhà nghiên cứu trong các trường đại học Việt Nam..
- Từ khóa: Tài nguyên giáo dục mở.
- giáo dục đại học.
- thư viện đại học.
- đổi mới giáo dục..
- TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ - YẾU TỐ TÍCH CỰC CHO ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG QUỐC GIA 1.
- 1 Nghiên cứa được tài trợ bởi Đại học Quốc gia Hà Nội 1 Nghiên cứa được tài trợ bởi Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Tổ chức này cho rằng tài nguyên giáo dục mở (TNGDM.
- TNGDM tạo cơ hội để các nước đang phát triển tiếp cận đến nguồn tài liệu khoa học chất lượng cao.
- Trong đó, giáo dục đại học chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao và gắn với nhu cầu thị trường lao động” (BGDĐT, 2015).
- Khảo sát chỉ ra rằng, các đại học Việt Nam chưa đáp ứng tốt nhu cầu về học liệu của giảng viên, sinh viên và nhà nghiên cứu.
- Có một nghịch lý là các trường đại học đang tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy,.
- Trong điều kiện kinh phí hạn hẹp để mua các nguồn học liệu cần thiết, bên cạnh đó nguồn TNGDM và miễn phí trên thế giới còn hạn chế, cũng như việc bản địa hóa nguồn học liệu này không thực sự dễ dàng, thì việc các trường đại học Việt Nam cùng hợp tác xây dựng TNGDM nội sinh có thể coi là một giải pháp tốt cho vấn đề này..
- TNGDM sẽ giúp đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo đại học, thực hiện cơ chế tự chủ và giúp các trường đại học Việt Nam hội nhập và phát triển cùng các trường đại học trong khu vực và quốc tế..
- Khái niệm và lợi ích của tài nguyên giáo dục mở.
- Khái niệm về tài nguyên giáo dục mở.
- Tăng cường chất lượng đào tạo và nghiên cứu của các trường đại học.
- tạo và nghiên cứu của các trường đại học sẽ được nâng cao khi có nhiều nguồn thông tin chất lượng miễn phí và dễ truy cập.
- TNGDM thúc đẩy các trường đại học mạnh dạn đổi mới nội dung chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy..
- Giảm giá thành phát triển học liệu của các trường đại học.
- Về tổng thể TNGDM sẽ giảm giá thành xây dựng và phát triển học liệu của các trường đại học và tăng tính hiệu quả trong sử dụng kinh phí đầu tư.
- Nếu các trường đại học cùng hợp tác xây dựng TNGDM thì mỗi một trường đại học chỉ phải đầu tư cho một phần học liệu của mình, họ sẽ chia sẻ và sử dụng chung các phần học liệu của các trường đại học khác..
- Giảm giá thành giáo dục.
- Ở cấp độ quốc gia có thể giảm giá thành đào tạo do người dùng có thể tự học tập, các tổ chức đào tạo và các trường đại học không phải bỏ một khoản ngân sách lớn của Chính phủ để phát triển học liệu..
- Tri thức luôn được cập nhật và phát triển..
- Cộng đồng sử dụng.
- Cơ sở dữ liệu của tài nguyên giáo dục mở sẽ sử dụng làm công cụ phòng chống đạo văn trong các trường đại học..
- Giải quyết được vấn đề bản quyền trong quá trình sử dụng và chia sẻ học liệu.
- Tạo nền tảng cơ sở phát triển bền vững và tự chủ cho các trường đại học.
- TNGDM tạo nền tảng vững chắc cho phát triển bền vững của các trường đại học Việt Nam.
- Sử dụng công nghệ mở và cung cấp các dịch vụ trên nền tảng mở là xu hướng chủ đạo của các trường đại học trên thế giới.
- Trong xu thế tự chủ của các trường đại học, hợp tác cùng phát triển để giảm giá thành đầu tư và mang lại hiệu tốt nhất sẽ là lựa chọn của các trường đại học..
- Tài nguyên giáo dục mở tại các trường đại học Việt Nam.
- Thực trạng học liệu trong các trường đại học.
- Khảo sát của chúng tôi chỉ ra một số vấn đề đang tồn tại trong các trường đại học liên.
- Các thư viện đại học không đáp ứng đủ nhu cầu bạn đọc.
- Kinh phí bổ sung tài liệu cho và thư viện đại học rất hạn hẹp.
- Các thư viện đại học đều khẳng định, kinh phí hàng năm rất hạn chế..
- Phát triển bài giảng, giáo trình, tài liệu tham khảo cũng như xuất bản các kết quả nghiên cứu tại các trường đại học còn hạn chế.
- Mặc dù các trường đại học đã tích cực đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, phát huy tính sáng tạo và tự học của sinh viên.
- không thể dùng cho việc sử dụng tài liệu ngoại ngữ vào học tập.
- Mua cơ sở dữ liệu nước ngoài là rất cần thiết với các trường đại học trong giai đoạn hội nhập quốc tế, tuy nhiên sử dụng thế nào cho hiệu quả đang là vấn đề đặt ra.
- Các yếu tố tác động đến sự phát triển của tài nguyên giáo dục mở.
- Trong phần này, chúng tôi phân tích các yếu tốt tác động đến sự phát triển của tài nguyên giáo dục mở trong các trước đại học Việt Nam.
- Tạo lập, sử dụng và chia sẻ TNGDM.
- Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển OER tại Việt Nam;.
- Hạ tầng công nghệ cho phát triển OER.
- và Vai trò của các bên liên quan đến phát triển OER..
- Do vậy, cần có những chiến lược truyền thông cũng như các khóa đào tạo cơ bản để nâng cao nhận thức và tạo cơ hội trải nghiệm cho những người sẽ trực tiệp tạo lập, chia sẻ và sử dụng nguồn tài nguyên này trong các trường đại học..
- Sử dụng, tạo lập và chia sẻ Tài nguyên giáo dục mở và tài liệu số.
- Việc sử dụng TNGDM của giảng viên Sử dụng tài nguyên giáo dục mở.
- Đây là điều hết sức thuận lợi trong việc phát triển TNGDM tại Việt Nam..
- Cán bộ thư viện đóng một vai trò quan trọng trong phát triển TNGDM.
- 64.8% giảng viên và cán bộ thư viện khẳng định họ thiếu các kỹ năng và công cụ cần thiết để phát triển TNGDM..
- Khảo sát cho thấy cộng đồng người sử dụng chưa thực sự quan tâm nhiều đến vấn đề bản quyền và hệ thống giấy phép của các nguồn tài nguyên mình khai thác và chia sẻ..
- Chính sách về Tài nguyên giáo dục mở Chính sách đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và đảm bảo tính bền vững của phát triển TNGDM.
- Có 40.2% giảng viên, nhà nghiên cứu rất tán thành với việc các trường đại học cần tham gia vào các dự án phát triển.
- tài nguyên giáo dục mở cùng cộng đồng..
- Những chính sách cụ thể của trường đại học, sự hỗ trợ, cơ chế thưởng, đánh giá và ghi nhận của trường đại học trong việc phát triển TNGDM, cũng như việc tạo lập môi trường tự do học thuật sẽ là động lực để giảng viên, nhà nghiên cứu, cán bộ thư viện thúc đẩy phát triển và chia sẻ các nguồn học liệu mở..
- Bên cạnh đó, vai trò của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc phát triển TNGDM cũng được nhấn mạnh.
- Nghiên cứu chỉ ra hai nguyên nhân chính liên quan đến chính sách dẫn đến TNGDM chưa phát triển trong các trường đại học, đó là: (1) ở cấp cơ sở, nhận thức về lợi ích của TNGDM trong các trường đại học còn thấp và các trường chưa có chính sách cụ thể để phát triển nguồn tài nguyên này.
- (2) ở cấp quốc gia, thiếu sự chỉ đạo của Nhà nước trong việc đưa ra chính sách chung để hương dẫn và chỉ đạo các trường đại học phát triển TNGDM..
- Xu hướng nguồn mở (open sources) đang phát triển nhanh tại Việt Nam, các trường đại học học đã bắt đầu quan tâm đến các sản phẩm công nghệ mở.
- Vai trò của lãnh đạo các trường đại học Đối với cán bộ lãnh đạo là quản lý các trường đại học, kết quả phỏng vấn chỉ ra rằng, họ đều nghĩ mình hiểu thế nào là TNGDM..
- Vai trò của lãnh đạo - mà cụ thể là ban giám hiệu các trường đại học được khẳng định là rất quan trọng trong việc ra những chính sách để triển khai TNGDM.
- người được hỏi khẳng định rằng chính sách cho TGNDM trong trường đại học là rất quan trọng để tạo động lực cho việc tạo lập và sử dụng TNGDM.
- Chính sách này chỉ có thể được quyết định bởi lãnh đạo nhà trường khi họ nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của TNGDM đối với các hoạt động đào tạo và nghiên cứu của một trường đại học..
- Hướng dẫn các bên liên quan trong việc phát triển tài nguyên giáo dục mở.
- Chính phủ Việt Nam cần xây dựng chính sách phát triển cho nguồn tài nguyên giáo dục mở kết hợp với giấy phép mở trong giáo dục đại học, đồng thời cần có một kế hoạch tổng thể cho việc đổi mới giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng, giảm giá thành để người dân có khả năng tiếp cận các hệ thống giáo dục đại học.
- Các trường đại học.
- Các trường đại học đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ đội ngũ giảng viên tạo lập môi trường học tập và giảng dạy hiệu quả, đồng thời cung cấp cho họ cơ hội phát triển chuyên môn của mình.
- Các cơ sở giáo dục đại học cần chủ động tạo ra TNGDM, đồng thời tích cực sử dụng tài nguyên bên ngoài.
- Thực tế cho thấy rằng, khi các cơ sở giáo dục đại học có các khoá học/tài liệu có chất lượng được đăng tải trực.
- Xây dựng mô hình phát triển TNGDM cho các trường đại học là một trong những nhiệm vụ chiến lược của chương trình TNGDM quốc gia (Chen, Nasongkhla and Donaldson, 2015)..
- Đội ngũ giảng viên là nhân tố quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng giảng dạy và học tập cho sinh viên của các cơ sở giáo dục đại học.
- Việc giảng viên chấp nhận chia sẻ nguồn học liệu của họ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển TNGDM (Acker et al., 2014)..
- Thư viện đại học là đơn vị quản lý và cung cấp TNGDM (Salem, 2016).
- Với chức năng cơ bản của mình là cung cấp học liệu cho hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu, thư viện là nơi tốt nhất cho việc thu thập, lưu trữ, phân phối và chia sẻ nguồn tài nguyên giáo dục mở của trường đại học.
- Thư viện làm việc với giảng viên và nhà nghiên cứu trong trường đại học để khuyến khích họ công bố mở, bên cạnh đó tích cực tìm kiếm các nguồn học liệu mở bên ngoài để giới thiệu cho người dùng.
- Xây dựng nguồn TNGDM, tạo lập cộng đồng người dùng và hướng dẫn sử dụng là những nhiệm vụ chính của các thư viện đại học..
- Đảm bảo chất lượng trước hết thuộc về trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học..
- TNGDM cần được xem như là một tiêu chí đánh giá, kiểm định các trường đại học.
- Vì vậy, các tổ chức đảm bảo chất lượng có vai trò trong việc đảm bảo rằng trường đại học phải có các chính sách để hỗ trợ cho việc sử dụng các học liệu mở..
- Trên cơ sở số liệu nghiên cứu, kết hợp với thực tiễn triển khai TNGDM, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị về việc triển khai TNGDM trong các trường đại học Việt Nam..
- Xây dựng một chính sách quốc gia về tài nguyên giáo dục mở.
- Hiện nay chúng ta chưa có một văn bản có tính pháp lý nào về phát triển tài nguyên giáo dục mở.
- Ủy ban này có trách nhiệm thúc đẩy và đưa TNGDM vào đời sống thực tế thông qua các hoạt động xây dựng chính sách, tìm kiếm nguồn tài trợ, tổ chức hội thảo và hướng dẫn triển khai TNGDM ở các cấp học khác nhau trong hệ thống giáo dục Việt Nam, trong đó có giáo dục đại học..
- Đồng thời, kêu gọi sự tham gia tích cực của các trường đại học và các doanh nghiệp trong việc cung cấp nội dung và phát triển công nghệ cho TNGDM..
- Xây dựng mô hình hợp tác phát triển TNGDM phù hợp với điều kiện Việt Nam..
- Đó là có sự đầu tư cơ bản của nhà nước, của các trường đại học lớn, bên cạnh đó kêu gọi sự tình nguyện đóng góp của cộng đồng.
- Tạo lập một hệ sinh thái TNGDM cho các đại học Việt Nam, bao gồm: cộng đồng phát triển và sử dụng, nguồn học liệu/nội dung mở, các dịch vụ và sản phẩm, và các nhà/.
- Tóm lại, để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững quốc gia, nâng cao chất lượng giáo dục đại học tiệm cận với các nước trong khu vực và thế giới thì Chính phủ Việt Nam và các trường đại học đang nỗ lực đổi mới và hội nhập quốc tế, tiếp cận các xu hướng mới của giáo dục đại học quốc tế.
- Việc nghiên cứu thực trạng tài nguyên học tập trong các trường đại học Việt Nam, nhận dạng các yếu tố tác động đến việc thúc đẩy phát triển TNGMD, và đưa ra các khuyến nghị mang tính định hướng là những bước đi cần thiết ban đầu để tìm ra những giải pháp phát triển nguồn học liệu trong các trường đại học học Việt Nam, giúp các trường đại học hoàn thành tốt các chức năng xã hội của giáo dục đại học cũng như tham gia trực tiếp vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững quốc gia..
- Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2016).
- Số liệu thống kê giáo dục đại học và cao đẳng

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt