« Home « Kết quả tìm kiếm

Đối chiếu sự tương đồng và khác biệt của biện pháp tu từ ẩn dụ trong thành ngữ Tiếng Hán và Tiếng Việt


Tóm tắt Xem thử

- Tóm tắt: Thành ngữ là sản phẩm tư duy của con người, nó góp phần tạo ra những nội dung, khái niệm mới trong tư duy ngôn ngữ.
- Các đơn vị thành ngữ đã đóng góp vào sự phong phú, đa dạng về ngôn từ và giá trị biểu hiện thông qua những biện pháp tu từ đặc sắc.
- Bài báo đưa ra một số nhận xét về sự tương đồng và khác biệt của biện pháp tu tư ẩn dụ trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt trên các bình diện kết cấu, đặc điểm ngữ nghĩa nhằm giúp cho việc vận dụng trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập tiếng Trung được tốt hơn..
- Thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt có nhiều điểm tương đồng và khác biệt về nguồn gốc, kết cấu, ngữ nghĩa.
- Các biện pháp tu từ được sử dụng nhiều trong thành ngữ tiếng Hán và thành ngữ tiếng Việt là: Biện pháp tu từ tỉ dụ (so sánh).
- Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu, bài báo chỉ tập trung “Đối chiếu sự tương đồng và khác biệt của biện pháp tu từ ẩn dụ trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt” trên bình diện cấu trúc và đặc điểm ngữ nghĩa..
- BIỆN PHÁP TU TỪ ẨN DỤ TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT 2.1.
- Biện pháp tu từ ẩn dụ (tỉ nghĩ) tiếng Hán.
- Biện pháp tu từ nghĩ nhân.
- Ví dụ.
- Biện pháp tu từ nghĩ vật.
- Biện pháp tu từ ẩn dụ tiếng Việt.
- Biện pháp tu từ ẩn dụ trong tiếng Việt còn được gọi là so sánh ngầm, ví ngầm.
- Hay nói cách khác, ẩn dụ là sự gọi tên một sự vật, một hiện tượng này bằng một tên của một sự vật hay hiện tượng khác, dựa trên sự liên tưởng tương đồng.
- Câu ca dao trên có 4 ẩn dụ : bướm, hoa, chim xanh, vườn hồng.
- Chỉ trong văn cảnh của câu ca dao này, chúng ta mới hiểu được các ẩn dụ đó nói về một chàng trai và một cô gái đang ở trong một nỗi chia li….
- Biện pháp tu từ ẩn dụ trong tiếng Việt gồm có 2 loại tương đương tiếng Hán đó là: Biện pháp tu từ vật hóa, biện pháp tu từ nhân hóa..
- Biện pháp tu từ nhân hóa.
- Biện pháp tu từ nhân hóa (hay còn gọi là nhân hóa cách).
- Ví dụ:.
- Biện pháp tu từ vật hóa.
- SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT CỦA BIỆN PHÁP TU TỪ ẨN DỤ TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT.
- Biện pháp tu từ ẩn dụ trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt có sự tương đồng khá lớn về mặt cấu trúc.
- Có hai dạng chính là thành ngữ ẩn dụ nhân hóa và thành ngữ ẩn dụ vật hóa..
- Đối với ẩn dụ nhân hóa, thành ngữ ẩn dụ tiếng Hán cũng như tiếng Việt đều cùng có dạng cấu trúc đối xứng giữa các vế.
- Ví dụ: thành ngữ tiếng Hán có câu:“燕妒莺惭”.
- Thành ngữ tiếng Việt cũng có câu tương tự: Chim sa cá lặn (ca ngợi vẻ đẹp lộng lẫy của người phụ nữ).
- Ngoài ra, thành ngữ ẩn dụ tiếng Hán và tiếng Việt còn giống nhau ở kiểu cấu tạo gồm chỉ một cấu trúc chủ - vị.
- Tương tự, thành ngữ tiếng Việt cũng có những câu như: cá nằm trên thớt, chó cắn áo rách....
- Thành ngữ ẩn dụ tiếng Hán và tiếng Việt có nhiều điểm tương đồng về đặc điểm ngữ nghĩa.
- Cả hai đều có chung 8 phạm trù ngữ nghĩa như sau: thành ngữ ẩn dụ chỉ hành vi, hoạt động: 拔苗助长 [Bạt miêu trợ trưởng] (kéo mạ giúp lớn), bắt cá hai tay;.
- thành ngữ ẩn dụ chỉ trạng thái: 愁肠寸断 [Sầu trường thốn đoạn] (Đau đứt ruột), ngậm đắng nuốt cay.
- thành ngữ ẩn dụ chỉ ứng xử trong gia đình và xã hội: 忠臣孝子 [Trung thần hiếu tử], ăn cháo đái bát.
- thành ngữ ẩn dụ có yếu tố chỉ động vật: 沉鱼落 雁 [Trầm ngư lạc nhạn] (Cá lặn nhạn rơi), ăn ốc nói mò.
- thành ngữ ẩn dụ có yếu tố chỉ thực vật: 百花齐放 [Bách hoa tề phóng] (Trăm hoa đua nở), ép liễu nài hoa.
- thành ngữ ẩn dụ có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể: 愁眉苦脸 [Sầu mi khổ liễm], môi hở răng lạnh.
- thành ngữ ẩn dụ có yếu tố chỉ con số: 十死一生 [Thập tử nhất sinh], chia năm sẻ bảy.
- thành ngữ ẩn dụ có yếu tố chỉ hiện tượng thiên nhiên: 拔山超海 [Bạt sơn chiêu hải], dãi nắng dầm mưa..
- Bên cạnh sự tương đồng về mặt cấu tạo, thành ngữ ẩn dụ tiếng Hán và tiếng Việt còn có những nét riêng khác biệt.
- Thành ngữ ẩn dụ tiếng Hán đa phần có loại thành ngữ kết cấu 4 âm tiết, một số ít còn lại là năm âm tiết hoặc sáu âm tiết.
- Đối với thành ngữ ẩn dụ tiếng Việt, chủ yếu là loại thành ngữ bốn âm tiết, ngoài ra, còn có khá nhiều loại sáu âm tiết (Ăn cây nào rào cây ấy) và tám âm tiết (Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời)..
- Điểm khác biệt thứ hai là về cấu tạo: thành ngữ ẩn dụ tiếng Hán gồm 3 kiểu cấu tạo:.
- còn thành ngữ ẩn dụ tiếng Việt có 6 kiểu cấu tạo: nếu gọi A là yếu tố đứng đầu của vế thứ nhất, B là yếu tố đứng đầu của vế thứ hai, X là yếu tố đứng sau A, Y là yếu tố đứng sau B ta có hai kiểu cấu tạo sau: AX+AY: ví dụ như: nửa dơi nửa chuột, bẻ hành bẻ tỏi.
- thành ngữ ẩn dụ có kết cấu là danh ngữ: anh hùng rơm, bạn nối khố.
- thành ngữ ẩn dụ có kết cấu là động ngữ: ăn cơm thiên hạ, ăn cướp cơm chim, thành ngữ ẩn dụ có kết cấu là tính ngữ:.
- thành ngữ ẩn dụ có kết cấu chủ - vị: Anh hùng mạt lộ, áo gấm về làng.
- Như vậy, có thể thấy cấu tạo của thành ngữ ẩn dụ tiếng Việt rất đa dạng và phong phú..
- Điều này cho phép tạo ra khối lượng thành ngữ ẩn dụ vô cùng đồ sộ.
- Về mặt cấu tạo, thành ngữ ẩn dụ tiếng Hán và tiếng Việt đều có kiểu cấu tạo đối xứng và cấu tạo kiểu chủ - vị.
- Tuy nhiên, trong thành ngữ ẩn dụ tiếng Việt còn có kiểu cấu tạo là kết cấu danh ngữ, kết cấu động ngữ và kết cấu tính ngữ.
- Điều này chưa thấy xuất hiện ở thành ngữ ẩn dụ tiếng Hán..
- Qua khảo sát, chúng tôi thu được rất nhiều kết quả thể hiện sự khác nhau về đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ ẩn dụ tiếng Hán và tiếng Việt.
- Bảng so sánh về ngữ nghĩa của thành ngữ ẩn dụ tiếng Hán và tiếng Việt Đặc điểm ngữ nghĩa Tiếng Hán (350 câu) Tiếng Việt (350 câu) Số lượng Tỉ lệ.
- Các phạm trù ngữ nghĩa có các yếu tố ẩn dụ:.
- Qua bảng phân tích trên, ta có thể thấy, trong tiếng Hán, thành ngữ ẩn dụ biểu thị hoạt động hành vi chiếm số lượng nhiều nhất (132 câu, chiếm 37,8%) rồi đến thành ngữ ẩn dụ biểu thị trạng thái, tính chất (với 123 câu, chiếm 35,1.
- sau đó là thành ngữ biểu thị thái độ, tính cách.
- thành ngữ chỉ quan hệ gia đình, xã hội, còn lại là những thành ngữ khác.
- Còn trong tiếng Việt, thành ngữ ẩn dụ biểu thị trạng thái, tính chất chiếm số lượng nhiều nhất (141 câu, chiếm 40,3.
- sau đó là thành ngữ biểu thị hoạt động, hành vi (121 câu, chiếm 34,6.
- rồi đến thành ngữ chỉ quan hệ gia đình, xã hội, sau cùng là thành ngữ chỉ thái độ, tính cách, còn lại là những thành ngữ khác..
- Như vậy, có thể thấy rõ, thành ngữ biểu thị hoạt động hành vi trong tiếng Hán nhiều hơn trong tiếng Việt 11 câu, chiếm 3,2%.
- thành ngữ biểu thị thái độ tính cách trong tiếng Hán cũng nhiều hơn trong tiếng Việt 9 câu, chiếm 2,6%.
- Ngược lại, trong tiếng Việt, thành ngữ biểu thị tính chất, trạng thái nhiều hơn trong tiếng Hán 18 câu, chiếm 5,2%.
- thành ngữ biểu thị quan hệ gia đình xã hội nhiều hơn trong tiếng Hán 23 câu, chiếm 6,6%.
- Trên đây là những phạm trù ngữ nghĩa chính trong tiếng Hán và tiếng Việt..
- Ngoài ra, thành ngữ ẩn dụ trong tiếng Hán và tiếng Việt còn có các phạm trù ngữ nghĩa của các yếu tố ẩn dụ..
- Xét thành ngữ ẩn dụ có chứa yếu tố chỉ động vật, thành ngữ ẩn dụ trong tiếng Hán nhiều hơn trong tiếng Việt 34 câu .
- Những loài động vật thường được nhắc đến trong thành ngữ ẩn dụ tiếng Hán đó là: chim oanh, cá, chim nhạn, trâu, ngựa, hổ, chó, rồng, rắn, sói, gà, voi, mèo, chuột, khỉ, thỏ, bọ ngựa, gấu.
- Hổ - loài động vật được mệnh danh là chúa tể sơn lâm, là biểu tượng của sự dũng mãnh và quyền uy, do vậy, hình tượng thể hiện sức mạnh “chúa sơn lâm” đã trở thành biểu tượng xuất hiện nhiều trong thành ngữ tiếng Hán, ví dụ như:.
- Chính vì vậy mà nhiều câu thành ngữ ẩn dụ liên quan đến loài động vật này đã xuất hiện, ví dụ như: 快马加鞭 [Khoái mã gia biện], 老马识路 [Lão mã thức lộ], 马放南山 [Mã phóng nam sơn], 鸟语花香 [Mã ngữ hoa hương], 骑马寻马 [Kị mã tầm mã]….
- Bên cạnh số động vật xuất hiện trong thành ngữ ẩn dụ tiếng Hán, ta có thể thấy sự xuất hiện của 10 con giáp trong tổng số 12 con giáp (theo văn hóa Trung Hoa): chuột, trâu, hổ, thỏ, rồng, rắn, ngựa, khỉ, gà, chó.
- Nếu như trong thành ngữ ẩn dụ tiếng Hán có chứa 19 loài động vật thì trong thành ngữ ẩn dụ tiếng Việt có 27 loài được nhắc đến như: ốc, bướm, ong, cá, chim, gà, vịt, mèo, chó, ve, hùm, rắn, tôm, voi, lang, sói, ruồi, sứa, phượng, rồng, trâu, nghé, hươu, vượn, diếc, rô, sâu… Như vậy, so với số động vật trong thành ngữ tiếng Hán thì số động vật trong tiếng Việt được sử dụng nhiều hơn (8 loài).
- Ngược lại, những loài động vật to lớn thường được dùng trong thành ngữ ẩn dụ tiếng Hán, thì thành ngữ ẩn dụ tiếng Việt thường xuất hiện những động vật nhỏ bé, rất gần gũi với cuộc sống nhân dân.
- Vì thế, không có gì làm lạ khi những loài động vật này xuất hiện trong thành ngữ ẩn dụ tiếng Việt nhiều đến vậy.
- Theo thống kê nêu trên, tuy thành ngữ có chứa yếu tố chỉ thực vật trong tiếng Hán nhiều hơn so với tiếng Việt 6 câu (1,7%) nhưng số loài thực vật xuất hiện trong thành ngữ Hán ít hơn nhiều so với số thực vật thường nhắc đến trong tiếng Việt.
- Trong khi thành ngữ tiếng Hán chỉ xuất hiện 6 loại thực vật: hoa, rạ, đào, lê, cỏ, tỏi, thì tiếng Việt có đến 13 loại thực vật được dùng: bèo, cà chua, cây, hoa, chồi, lộc, quả, liễu, trái, lá, mơ, rau má, rau muống.
- Trong thành ngữ tiếng Hán, hoa là yếu tố xuất hiện nhiều nhất (19 lần)..
- có khi dùng để chỉ cuộc sống gia đình đầy đủ, sung túc: 花天锦地 [Hoa thiên cẩm địa], 花好月圆 [Hoa hảo nguyệt viên]… Yếu tố hoa cũng được nhắc đến khá nhiều trong thành ngữ ẩn dụ tiếng Việt nhưng số lần ít hơn (7 lần), ví dụ: đắm nguyệt say hoa, đâm hoa kết quả, mãn nguyệt khai hoa, hoa tàn nhị rữa..
- Đối với thành ngữ chứa yếu tố con số, thành ngữ tiếng Hán thường dùng: nhất, ngũ, bát, ngàn, vạn, trăm tuy nhiên, thường dùng nhất là chữ nhất, ví dụ: 一心一意 (một lòng một dạ) ,一字千金 (nhất tự thiên kim) ,一了百了 (đầu xuôi đuôi lọt)… và những con số lớn như: ngàn, vạn, trăm, ví dụ: 百发百中 [Bách phát bách trúng], 百战百胜 [Bách chiến bách thắng], 千军万马 [Thiên quân vạn mã], 千秋万岁 [Thiên thu vạn tuế], 千言万语 [Thiên ngôn vạn ngữ].
- Còn thành ngữ tiếng Việt, ngoài những con số lớn như ngàn, vạn, trăm, những con số nhỏ và lẻ được dùng nhiều hơn cả, ví dụ như: số 3, số 5, số 7.
- Ví dụ: ba bè bảy mảng, ba mặt một lời, chia năm sẻ bảy, năm lần bảy lượt, năm bè bảy mối, ngày ba tháng tám… Đặc biệt, số “ba” được dùng nhiều nhất trong thành ngữ tiếng Việt.
- Qua 350 câu thành ngữ ẩn dụ được khảo sát, thành ngữ ẩn dụ có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Việt nhiều hơn trong tiếng Hán là 22 câu, chiếm 6,3%, số bộ phận cơ thể được dùng trong tiếng Việt nhiều hơn trong tiếng Hán là 9 bộ phận.
- Cụ thể, thành ngữ ẩn dụ tiếng Việt có 27 bộ phận cơ thể được nói đến, như: mặt, xương, cốt, lưng, gan, ruột, bụng, dạ, đầu, cổ, chân, tay, lòng, tóc, mồm, miệng, óc, răng, vai, tâm, gối, môi, mép, mày, mắt, tai, trán.
- Còn trong thành ngữ ẩn dụ tiếng Hán có 18 bộ phận cơ thể được nói đến, như: vai, lưng, mặt, tay, chân, đầu, tóc, mắt, tim, mày, răng, tai, môi, lưỡi, miệng, cốt, bụng, gan.
- Trong thành ngữ ẩn dụ tiếng Hán, những bộ phận bên ngoài cơ thể, như: mặt, (lông) mày được nói đến khá nhiều để miêu tả vẻ đẹp của người con gái, ví dụ: 眉清目秀 [Mi thanh mục tú] ,蛾眉皓齿 [Nga mi hào xỉ].
- Ngược lại, gan, ruột, lưng, lòng, dạ là những bộ phận được nhắc đến nhiều trong thành ngữ ẩn dụ tiếng Việt.
- Đối với những thành ngữ có yếu tố chỉ các hiện tượng thiên nhiên, qua khảo sát cho kết quả như sau: số thành ngữ có từ chỉ hiện tượng tự nhiên xuất hiện trong thành ngữ ẩn dụ tiếng Hán nhiều hơn trong tiếng Việt 21 câu, chiếm 6%, Tuy vậy, số hiện tượng thiên.
- nhiên xuất hiện trong tiếng Hán lại ít hơn trong tiếng Việt 6 hiện tượng.
- Qua đó có thể thấy, hiện tượng thiên nhiên được dùng trong thành ngữ tiếng Việt rất đa dạng và phong phú..
- Hiện tượng thiên nhiên thường xuất hiện trong thành ngữ tiếng Hán là: tuyết, sương, núi, sông, biển, gió, mây, khói, nước, đất, trời, mưa, sấm, hang.
- Thông qua những thành ngữ đó, con người như muốn chiếm lĩnh thiên nhiên, chiến thắng thiên nhiên: 人定胜天 [Nhân định thắng thiên], 拔山超海 [Bạt sơn siêu hải], 曾经沧海 [Tằng kinh thương hải], 举鼎拔山 [Cử đỉnh bạt sơn], 翻天覆 地 [Phan thiên phúc địa],开天辟地 [Khai thiên lập địa]….
- Trong thành ngữ tiếng Việt, yếu tố chỉ hiện tượng thiên nhiên có phần phong phú hơn và thường là: gió, sương, sấm, tuyết, mưa, bão, nắng, lửa, sóng, đất, trời, mây, non, biển, bể, biển, nước, thiên, địa, thác, ghềnh, sông, suối, rừng, núi.
- Những câu thành ngữ như: ăn gió nằm sương, bão táp mưa sa, dãi gió dầm mưa, dạn gió dày sương, gió dập mưa dồn, gió thảm mưa sầu, gội gió tắm mưa, một nắng hai sương, nắng táp mưa sa, sóng to gió lớn… [3], có lẽ bắt nguồn từ cuộc sống vất vả phải đối mặt với thiên nhiên mà ra đời.
- Cũng vì thế mà người dân cũng luôn có thái độ cầu mong sự bình an, thuận lợi trong cuộc sống nên có những câu thành ngữ thể hiện mong muốn: mưa thuận gió hòa, thuận buồm xuôi gió….
- Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, biện pháp tu từ ẩn dụ có vị trí rất quan trọng trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt.
- Từ việc khảo sát 350 câu thành ngữ ẩn dụ tiếng Hán và 350 câu thành ngữ ẩn dụ tiếng Việt, bài báo đã đưa ra được những kết quả nghiên cứu bước đầu về sự tương đồng và khác biệt trên bình diện cấu trúc và đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ ẩn dụ hai nước.
- Từ đó có thể tìm ra những nội dung mới tiếp theo trong thành ngữ tiếng Hán, tiếng Việt nói chung cũng như thành ngữ sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ trong tiếng Hán và tiếng Việt nói riêng..
- Phong cách học – Thực hành tiếng Việt.
- Thành ngữ học tiếng Việt.
- Từ điển Thành ngữ Tiếng Việt

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt