« Home « Kết quả tìm kiếm

Áp dụng lý thuyết về tính hiện thân trong việc phân tích một số hiện tượng của ngôn ngữ


Tóm tắt Xem thử

- Áp dụng lý thuyết về tính hiện thân trong việc phân tích một số hiện tượng của ngôn ngữ.
- Bài báo trình bày việc áp dụng lý thuyết về tính hiện thân trong ngôn ngữ trong ngôn ngữ học tri nhận để phân tích một số hiện tượng của ngôn ngữ.
- Ngữ nghĩa cũng như cú pháp của ngôn ngữ của chúng ta có liên quan chặt chẽ với trải trải nghiệm của chúng ta.
- và do đó trải nghiệm của chúng ta đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ.
- Mỗi một cá nhân riêng biệt đều có cảm nhận riêng về thế giới, và điều này tạo ra sự khác biệt trong cách tư duy cũng như cách sử dụng ngôn ngữ để mô tả cảm nhận của họ đối với thế giới bên ngoài.
- Ngôn ngữ được dùng để phản ánh cuộc sống của con người về mọi mặt.
- Khác với những quan điểm truyền thống, ngôn ngữ học tri nhận cho rằng có một mối quan hệ rất chặt chẽ giữa cú pháp và ngữ nghĩa trong ngôn ngữ [1,2].
- Hơn nữa, con người, đặc biệt là sự trải nghiệm của con người trong cuộc sống có vai trò quan trọng trong việc quyết định hình thức cú pháp của câu, và hiển nhiên là tạo ra ý nghĩa riêng của từng cấu trúc nhằm phản ánh quan điểm, trải.
- Trải nghiệm của con người ảnh hưởng đến hình thức ngôn ngữ được tạo ra, điều này đồng nghĩa với việc trong ngôn ngữ, tính hiện thân của con người được thể hiện rất rõ..
- Cụm từ này bắt nguồn từ sự thực là khi chúng ta không có khả năng cảm nhận về mặt thị giác, chúng ta sẽ không phân biệt được sự vật hiện tượng một cách thấu đáo.
- Để làm rõ hơn, bài viết sẽ giới thiệu sơ lược về tính hiện thân trong ngôn ngữ và phân tích một số thí dụ để làm sáng tỏ khái niệm này..
- Nội dung cơ bản của tính hiện thân.
- Tính hiện thân của ngôn ngữ (embodiment) đóng một vai trò quan trọng trong lý thuyết của ngôn ngữ học tri nhận..
- Cảm nhận của con người về thế giới ảnh hưởng đến cách con người sử dụng ngôn ngữ.
- Nói một cách khác, điều này có nghĩa rằng những cảm nhận của chúng ta đối với thế giới bên ngoài làm nền tảng và được thể hiện trong ngôn ngữ chúng ta sử dụng để mô tả về sự vật hiện tượng đang được chúng ta nói tới [3,4,5,6].
- Vì vậy, ngữ nghĩa có mối quan hệ chặt chẽ với những trải nghiệm về mặt sinh học của con người chúng ta.
- Khái niệm về tính hiện thân của ngôn ngữ bắt nguồn từ quan điểm cho rằng nhận thức của chúng ta mang tính hiện thân.
- các quá trình xử lý của trí não của chúng ta làm cho chúng ta tương tác với những môi trường, ngoại cảnh quanh ta.
- và kết quả là những quá trình xử lý thông tin đó được hình thành và chịu sự ảnh hưởng bởi ngoại cảnh mà chúng ta tương tác (Langacker, 1997:.
- 248.) Nói cách khác, khái niệm bắt nguồn từ nhận thức, và vì vậy, cấu trúc khái niệm bắt nguồn từ thế giới bên ngoài thông qua các trải nghiệm con người có được.
- Do đó, mỗi một chúng ta có một cách nhìn riêng về thế giới, bắt nguồn từ sự khác nhau về mặt sinh học của cơ thể mỗi chúng ta [7]..
- Tim Rohrer [9] cho rằng tính hiện thân của ngôn ngữ xuất hiện ở 12 ngữ cảnh khác nhau, tuy nhiên, ở phạm vi hẹp của thời gian và không gian, bài viết này chỉ đưa ra những điểm cơ bản nhất của khái niệm này mà thôi..
- Tất cả những thông tin chúng ta có được đều phải đi qua bộ lọc tri giác của chúng ta..
- Những cơ quan giúp chúng ta tích lũy thông tin có thể là mắt, mũi, tai, chân tay, v.v.
- Và dĩ nhiên là khi chúng ta tường thuật lại những thông tin chúng ta có được, những thông tin đó đã trải qua một quá trình lọc của nhận thức của chúng ta và điều đó mang theo tính chủ quan của cảm nhận của riêng từng chủ thể riêng biệt.
- Điều này có thể thấy rất rõ ở việc khi cho chúng ta xem một bức tranh hay đọc/nghe một bài thơ, mỗi người đều có cảm nhận riêng biệt về bức tranh hay bài thơ vừa được thưởng thức..
- Thế giới của chúng ta luôn vận động và rất phức tạp, vậy nên không ai có thể am hiểu hết hoàn toàn những gì đang xảy ra.
- Một điều cần hiểu rõ là ngôn ngữ chúng ta sử dụng không thể mô tả chính xác những gì đang xảy ra ở thế giới bên ngoài.
- mà thật ra ngôn ngữ của chúng ta mô tả nhận thức của chúng ta đối với thế giới bên ngoài [3]..
- hay nói cách khác là do sự trải nghiệm của hai người khác nhau..
- Những trải nghiệm của chúng ta có được đều liên quan đến cơ thể về mặt sinh học..
- Nói một cách khác, chúng ta chỉ có thể nói về những thứ chúng ta có thể nhận thức được, hiểu được.
- Và những thứ chúng ta nhận thức được xuất phát từ những trải nghiệm của chúng ta trong cuộc sống hàng ngày [10]..
- Áp dụng khái niệm về tính hiện thân trong việc phân tích ngôn ngữ.
- Trong phần tiếp theo của bài viết, chúng tôi sẽ phân tích một số thí dụ nhằm làm rõ thêm về tính hiện thân trong ngôn ngữ..
- Có thể có nhiều cách giải thích về việc sử dụng từ vựng này.
- nhưng một mặt nào đó, việc sử dụng từ vựng này đi cùng với những trải nghiệm về cuộc chiến mà người sử dụng nó có được.
- Những trải nghiệm về cuộc chiến bao gồm tất cả các mối liên quan tới bản thân của người nói như về mặt sinh học, về mặt xã hội, về mặt kinh tế, v.v.
- Và xuất phát từ những trải nghiệm mang tính hiện thân đó, người ta đưa ra thuật ngữ riêng để bày tỏ quan điểm của mình..
- Chúng ta có thể thấy rất rõ tính hiện thân xuất hiện rất rõ ở việc sử dụng từ vựng để nói tới màu sắc.
- Trong tiếng Việt, đôi khi không có một số từ cụ thể để chỉ một số màu sắc, vì vậy, chúng ta phải lấy những màu cụ thể trong tự nhiên mà chúng ta đã biết và.
- Ví dụ như chúng ta có màu xanh “đọt chuối”, màu xanh “rêu”, màu “lông chuột”, v.v.
- Những từ “đọt chuối”, “rêu”, hay “lông chuột” là những từ chỉ về những sự vật cụ thể trong thế giới quanh ta mà chúng ta đã thấy, đã cảm nhận được.
- hay nói cách khác là đã có những trải nghiệm và có thể hiểu được chúng là gì..
- Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường nghe nói tới từ “nóng”.
- gần gũi hơn là nó được sử dụng để chỉ về trạng thái khi cơ thể chúng ta không bình thường, mà có thể bị cảm hoặc đau bệnh, cần tới sự giúp đỡ.
- Từ “nóng” có thể có một số nghĩa khác, nhưng nói chung nó dùng để chỉ đến trạng thái mà con người chúng ta thấy không thoải mái, không bình thường và cần đề phòng hoặc cần cứu chữa.
- Với một số nghĩa cơ bản như vậy và mọi người đều hiểu được nghĩa của từ này vì nó gần gũi, mọi người đã trải nghiệm qua những tình huống mà từ “nóng”.
- vậy nên từ “nóng” còn được chúng ta sử dụng ẩn dụ ở những tình huống khác với nghĩa tương đương, ví dụ như khi nói mối quan hệ giữa Iran và Mỹ bắt đầu có dấu hiệu căng thẳng, người ta mối quan hệ đã.
- Hiện tượng ẩn dụ trong ngôn ngữ phản ánh rất rõ việc ngôn ngữ có mối liên quan mật thiết với trải nghiệm của con người.
- Ẩn dụ là hiện tượng chúng ta lấy những cái cụ thể, dễ hiểu để nói về một cái cụ thể hoặc trừu tượng khác với mục đính làm cho thông tin cần chuyển tải được rõ hơn, hoặc đôi khi nhằm tránh việc đề cập trực tiếp về vấn đề đang được bàn tới.
- Nói một cách dễ hiểu, ẩn dụ là việc sử dụng ngôn ngữ của một hiện tượng người nói và người nghe cảm thấy quen thuộc (tạm gọi là A) để nói về một hiện tượng khác (tạm gọi là B).
- Do đó, nếu như người nghe/đọc mà không có kiến thức hay trải nghiệm về ngôn ngữ của hiện tượng A thì họ sẽ không hiểu được cuộc đàm thoại đang nói về vấn đề gì.
- Ví dụ cho vấn đề này có thể thấy ở việc người ta lấy ngôn ngữ của thể thao (A) để nói về những vấn đề khác (B)..
- Tuy nhiên, nếu như chúng ta không hiểu về bóng chày (baseball) và ngôn ngữ của nó, chúng ta sẽ thấy khó khăn, có khi là không thể hiểu được ý nghĩa của câu nói mà người nói muốn chuyển tải.
- Nói cách khác, nếu chúng ta chưa trải nghiệm với những trận đấu bóng chày, chưa tham gia xem thi đấu, và chưa cảm nhận được sự khó khăn, sự cố.
- gắng khi thi đấu, và dĩ nhiên là niềm vui của việc ghi điểm home run - nghĩa là một cầu thủ dùng chày đánh quả bóng đi xa ra ngoài tầm bắt của đối phương, có thể là lên khán đài của người xem, rồi chạy (một vòng) qua các mốc trong sân rồi về nơi đánh bóng và ghi điểm, thì khi một ai đó nói rằng “Hắn ta đã ghi điểm home run”, cho dù người nghe hiểu rằng “Hắn” đã thành công một việc gì đó, người nghe vẫn không hiểu hết được ý nghĩa của người nói muốn chuyển tải trong việc sử dụng ngôn ngữ ẩn dụ kia..
- Trong rất nhiều trường hợp, cùng một hiện tượng nhưng ở các nền văn hóa khác nhau thì người ta sử dụng các hình ảnh khác nhau trong phép ẩn dụ mặc dù cùng nói về một hiện tượng giống nhau.
- Để nói về hiện tượng cấp dưới nhân tiện cấp trên đi vắng để làm những việc vượt quyền hoặc không tuân thủ theo quy định của cơ quan, người Việt chúng ta có câu: “Vắng chủ nhà, gà mọc đuôi tôm” còn người Anh lại sử dụng hình ảnh con mèo và chuột: “When the cat is away the mice will play” (Khi mèo đi vắng, chuột dạo chơi).
- Khi nói về việc chúng ta chọn nhầm đối tượng để nhờ cậy hay giao nhiệm vụ, người Việt có câu “Giao trứng cho ác” còn người Anh thì nói “Set a wolf to watch the sheep” (Giao sói giữ cừu)..
- Chúng ta thấy rằng hình ảnh con gà là một trong những hình ảnh quen thuộc của người dân Việt Nam chúng ta.
- Chính vì vậy, sử dụng hình ảnh con gà trong việc ẩn dụ trong ca dao dân gian sẽ làm cho mọi người người nghe đều hiểu.
- Ngoài ra, chúng ta thường có những câu châm ngôn hoặc là thành ngữ miêu tả một sự.
- vật hiện tượng dựa trên những gì mà cơ thể con người chúng ta trải nghiệm hoặc cảm nhận, và nó liên quan mật thiết tới cơ thể của chúng ta.
- Chúng ta nói tình hình như “ngàn cân treo đầu sợi tóc”.
- Sợi tóc của chúng ta mỏng manh và không có độ bền cao.
- Hoặc chúng ta nói “viết cho rõ ràng”.
- Cụm từ “rõ ràng” ở đây liên quan tới thị giác của chúng ta.
- Chúng ta có thể thấy rất rõ trong câu tục ngữ “Anh em như thể tay chân”.
- Cuộc sống đã mang tới cho con người những trải nghiệm và sự cần thiết của sự phối hợp giữa tay và chân.
- Trải nghiệm đó được người đời chắt lọc và đưa ra một lời khuyên nhủ cho người sau về tình cảm anh em.
- Sự đúc kết này cho ta thấy rõ rằng những trải nghiệm của chính cơ thể con người có ảnh hưởng rất mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ của chúng ta..
- Cũng như đã trình bày ở phần 3.2 rằng mỗi một nền văn hóa khác nhau thì người dân có những trải nghiệm khác nhau.
- Do đó, khi sử dụng phép so sánh, con người ở những nền văn hóa khác nhau sử dụng những hình ảnh khác nhau để làm nổi bật ý nghĩa của câu nói..
- Hay nói cách khác, hình ảnh con ngựa đã trở thành một phần trải nghiệm của cuộc sống.
- Chúng ta xét thêm một ví dụ khác nữa về phép so sánh để thấy sự khác biệt về trải nghiệm của con người sẽ dẫn tới sự khác biệt trong sử dụng ngôn ngữ.
- Người dân Việt Nam chúng ta không ai không hướng về ngày Tết, lễ hội cuối năm Âm Lịch, khi mọi người mọi nhà đều vui mừng sum họp và đón chào năm mới.
- Và chúng ta thường nghe câu nói “Vui như Tết”.
- Ngược lại, ngày Tết của chúng ta mới là ngày vui, ngày đoàn tụ gia đình..
- Tính hiện thân của ngôn ngữ không chỉ xuất hiện trong cách sử dụng từ vựng, trong việc chuyển tải ngữ nghĩa của ngôn ngữ mà chúng ta còn thấy nó tồn tại trong cú pháp..
- Về mặt cú pháp, chúng ta hãy lấy hai hiện tượng hay được nói tới trong tiếng Anh là dạng chủ động (active voice) và dạng bị động.
- Chúng ta hãy phân tích các cặp câu sau:.
- Tuy nhiên, dưới góc độ nhìn nhận của ngôn ngữ học tri nhận, những điều vừa được nêu cần phải xem xét lại..
- Theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận, cụ thể là tính hiện thân của ngôn ngữ, câu bị động và câu chủ động khác nhau về mặt ngữ nghĩa vì chúng mang theo những cách nhìn riêng khi người phát ngôn cho ra hai loại cấu trúc khác nhau.
- Nói một cách khác, những người hiểu quần vợt đã tích lũy kiến thức đó thông qua những trải nghiệm có thể là từ thực tế, có thể là từ sách báo.
- Từ những trải nghiệm đó, người ta hiểu chấp nhận câu 1.a và 2.a..
- Trong ngôn ngữ của quần vợt, người thi đấu là đối tượng người ta quan tâm.
- Và điều này đã trở thành một phần trong kiến thức mà người ta tích lũy thông qua các trải nghiệm của bản thân.
- Như vậy, ngôn ngữ mang đậm màu sắc của tính hiện thân.
- Cụ thể hơn, trải nghiệm của con người chúng ta đóng vai trò quan.
- trọng trong việc hình thành nên ngôn ngữ..
- Lackoff và Johnson cho rằng “nhận thức mang tính hiện thân.
- ngữ nghĩa mang tính hiện thân, và suy nghĩ của chúng ta cũng mang tính hiện thân” [8]..
- mà nó dựa trên những dẫn chứng thực tế có được trong ngôn ngữ.
- Ngôn ngữ gắn chặt với con người, trải nghiệm của con người được tích lũy và đưa vào ngôn ngữ một cách có hệ thống và rất khoa học.
- con người, ngôn ngữ và dĩ nhiên là ngữ pháp và ngữ nghĩa đi song song với nhau, là những mặt không thể tách rời của một thể thống nhất..
- Tính hiện thân của ngôn ngữ cần được tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn trong các lĩnh vực khác, hoặc nghiên cứu sâu hơn cho một lĩnh vực cụ thể mà bài viết này đã đề cập.
- Những người làm việc với đối tượng là ngôn ngữ, đặc biệt là những sinh viên học ngoại ngữ, cần hiểu rõ khái niệm này và áp dụng nó vào trong việc sử dụng ngôn ngữ, thí dụ như khi cần chuyển đổi ngôn ngữ này qua ngôn ngữ kia hoặc giải thích một hiện tượng cụ thể trong ngôn ngữ..
- [1] Nguyễn Hòa, Hệ hình nhận thức trong nghiên cứu Ngôn ngữ, Tạp chí Ngôn Ngữ .
- [2] Lý Toàn Thắng, Ngôn ngữ học tri nhận - Từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt,Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2005.