« Home « Kết quả tìm kiếm

Công nghệ thông tin trong quản lý


Tóm tắt Xem thử

- Chúng ta cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng, nghiệp vụ giảng dạy và đẩy mạnh các công tác quản lý bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực của mình.
- Để nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiệp vụ quản lý, chúng ta không nên từ chối những gì có sẵn mà lĩnh vực công nghệ thông tin mang lại, chúng ta nên biết cách tận dụng nó, biến nó thành công cụ hỗ trợ hiệu quả cho công việc của mình, mục đích của mình..
- Đó là vấn đề mà bất cứ một trường phổ thông trung học nào cũng gặp phải, bất kể đó là trường đã có các máy tính hoặc là trường đang chuẩn bị đầu tư vào lĩnh vực này và cũng có thể là cả các trường chưa có máy tính..
- Quản lý.
- Chúng ta có một cơ sở hạ tầng như thế nhưng chúng ta chưa biết cách tận dụng những nguồn tài nguyên sẵn có đó hay là chúng ta ngại khi chuyển qua một phong cách làm việc mới.
- Tại sao chúng ta không thử làm một cuộc cách mạng bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý Đoàn trường dựa trên những gì chúng ta sẵn có, vấn đề là chỉ cần một ý tưởng chúng ta có thể lập tức chuyển công việc đang làm từ thô sơ sang hiện đại và tất nhiên hiệu quả do nó mang lại rất lớn..
- Với công việc quản lý các Đoàn viên cũng như các phong trào hoạt động trong trường phổ thông thì công việc lâu nay chúng ta vẫn làm như thế nào?.
- Để quản lý các Đoàn viên thì chúng ta có các sổ Đoàn viên để theo dõi - Quản lý việc thu, chi Đoàn phí theo định kỳ bằng sổ sách và giấy tờ.
- Với việc quản lý bằng thủ công như thế, chắc chắn rằng chúng ta luôn gặp các khó khăn và tốn nhiều thời gian trong công việc mà hiệu quả của công việc đem lại chắc chắn không cao.
- Các Đoàn viên khó có thể gặp mặt, trao đổi cùng nhau thưòng xuyên.
- Những khó khăn đó chúng ta có thể dễ dàng vượt qua nếu biết ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý của mình.
- Như vậy, vấn đề cuối cùng là làm thế nào để chuyển tất cả các công việc lâu nay chúng ta vẫn làm bằng giấy tờ, sổ sách chuyển qua sử dụng máy tính..
- thì công việc có thể nhẹ nhàng hơn bằng cách sử dụng phần mềm tính toán Excel.
- Không cần phải có một phần mềm gì to tác cả, chúng ta có thể sử dụng phần mềm Excel để hỗ trợ chúng ta trong trong việc quản lý cũng như thống kê, tính toán các số liệu một cách nhanh chóng và chính xác.
- Từ các kết quả thu được chúng ta nhanh chóng biết được các thông tin về chi tiêu theo từng giai đoạn, chúng ta có thể thống kê được số lượng Đoàn viên đã tham gia đóng đoàn phí, chưa đóng đoàn phí từ đó đưa ra được kế sách phù hợp hơn trong công tác quản lý.
- Chúng ta cũng có thể đễ dàng thống kê số lượng đoàn viên đã đến tuổi trưởng thành hay chưa chỉ cần một vài thao tác cho dù số lượng Đoàn viên đó lớn, trong khí đó nếu chúng ta thao tác bằng tay thông qua các sổ sách thì mất nhiều thời gian và có thể không chính xác..
- Đối với các công việc như tuyên truyền, thông báo các hoạt động của Đoàn thì các Đoàn trường có thể xây dựng một Website, trên đó có thể có các thông tin tuyên truyền về các chính sách của Đảng, nhà nước cũng như thông qua Website ban chấp hành Đoàn trường có thể có những thông báo đến các Đoàn viên một cách nhanh nhất.
- Để Website thật sự hiệu quả chúng ta phải xây dựng một diễn đàn gồm các chủ đề liên quan đến các hoạt động của Đoàn trường, các chủ đề về học tập, chủ đề về giới tính, các sáng kiến của các em.
- và một số chức năng trưng cầu để chúng ta có thể lấy ý kiến của các em học sinh về một vấn đề nào đó.
- Việc xây dựng Website thật ra cũng không phải là khó khăn như người quản lý vẫn nghĩ, chỉ cần một người am hiểu, có chuyên môn về Công nghệ thông tin thì có thể xây dựng được một Website đơn.
- Hoặc là chúng ta có thể chọn ra một số em học sinh nào đó trong trường khá về Tin học hướng dẫn cho các em thực hiện và có thể sau này giao cho các em đó quản trị diễn đàn dưới sự giám sát của các thầy cô giáo Tin học.
- Như thế càng thiết thực và càng gầm với tâm tư nguyện vọng của các em hơn và người xây dựng Website cũng có thể là người cập nhật thông tin cho Website đó.
- Sau khi xây dựng thành công Website nếu là những trường có điều kiện thuận lợi thì có thể đăng ký một tên miền và đưa lên Internet, còn nếu không thì chúng ta có thể đưa Website lên mạng nội bộ Intranet.
- 9 Trước tiên chúng ta phải tạo một môi trường sao cho tất cả các học sinh khi đến tham gia cảm thấy thoải mái và lại nhiều ích khi đến đây.
- 9 Trong các giờ học Tin học tại các lớp, giáo viên động viên, khuyến khích học sinh vào Website để nắm thêm thông tin..
- Với tất cả các công việc được thực hiện như thế, chắc chắn rằng không những tạo điều kiện cho các em gặp gỡ giao lưu mà còn có thể có những phương hướng hoạt động Đoàn hiệu quả..
- Giáo viên.
- Ngoại trừ các giáo viên giảng dạy tin học, đa số các giáo viên còn lại đều quản lý tình hình học tập của các em học sinh theo các cách khác nhau nhưng hầu như chưa ứng dụng tin học vào việc quản lý.
- Có thể nói rằng, với cách quản lý thủ công hiện tại đã gây không ít rắc rối, phiền hà cho giáo viên trong những năm vừa qua.
- Đơn cử cho trường hợp một giáo viên dạy môn sinh học, sau khi chấm bài kiểm tra của một lớp học cần phải lưu điểm vào sổ và cần thống kê xem bao nhiêu phần trăm đạt điểm trung bình, khá, giỏi… Như thế, người thầy buộc phải phân loại theo từng mức độ, đếm xem mỗi mức như vậy có tất cả bao nhiêu bài và động tác cuối cùng là chia để lấy phần trăm.
- Thế thì lấy đâu ra bản điểm thứ hai nếu không có bản sao? Đó là chưa kể một số giáo viên có bản sao nhưng không sử dụng.
- Như vậy phải chăng đề nghị các em học sinh tìm lại các bài kiểm tra và đọc lại số điểm để giáo viên ghi vào sổ? Đấy là điều bất cập mà chúng tôi muốn nói đến..
- Cột thì hệ số một, cột thì hệ số hai, giáo viên phải tổng cộng lại theo hệ số và chia trung bình.
- Nhiều giáo viên sử dụng hình thức tự mình tính trước, sau đó cung cấp điểm cho các em học sinh tính lại và so sánh hai kết quả để đảm bảo tính chính xác.
- Liệu hình thức này có ổn không? Quá trình giáo viên đọc điểm cho từng em học sinh có đảm bảo các em ghi đúng, chính xác? Nếu những dữ liệu này được lưu trong Excel, giáo viên chỉ cần thiết lập công thức tính điểm trung bình chỉ cho một em, sau đó sử dụng công thức này để tính cho các trường hợp tương tự mà không cần tốn nhiều thời gian và công sức.
- Công việc của giáo viên chủ nhiệm thì vất vả hơn một tí.
- Ngoài công việc giảng dạy như các giáo viên bộ môn khác, còn bao nhiêu thứ phải bàn đến chẳng hạn như việc thu tiền quỹ, thu học phí, quản lý học bạ của học sinh.
- Nếu chỉ tính đến công việc giảng dạy thì có thể áp dụng cách thức quản lý điểm mà chúng tôi đề cập ở trên.
- Các khoản nộp quỹ và chi tiêu trong từng năm học, giáo viên nên quản lý chi tiết bằng Excel, có thể chia nhỏ thành từng tháng hay từng học kì.
- Đã có những trường hợp đáng tiếc xảy ra là học sinh sau khi xem xong không đem về cho phụ huynh xem mà giấu đi, thậm chí còn vứt vào sọt rác và tất nhiên việc trình bày như thế nào với phụ huynh thì giáo viên không thể biết được.
- Thế thì tại sao mỗi giáo viên chủ nhiệm lại không lưu học bạ của các em học sinh mình đã và đang giảng dạy? Thay vì phụ huynh phải tìm đến phòng giáo vụ, phải chờ đợi tìm kiếm thì chỉ cần họ nêu tên của giáo viên chủ nhiệm phụ trách con mình sau đó làm việc trực tiếp với giáo viên này để lấy các thông tin cần thiết?.
- Nói tóm lại, giáo viên nên cải tiến cách quản lý cổ điển của mình.
- Chỉ cần một ít thời gian tìm hiểu thông qua sách vở hay đồng nghiệp của mình, chúng tôi tin rằng chẳng bao lâu nữa sẽ không còn các mớ giấy tờ lộn xộn trên bàn làm việc của giáo viên..
- Các giáo viên tin học là những người tiếp cận với máy móc và môi trường làm việc này đầu tiên.
- Việc sử dụng phần lớn chỉ được các giáo viên Tin học đưa vào để cho các lớp thực hành bộ môn tin học sau các giờ học lý thuyết trên lớp.
- Các giáo viên chưa biết tận dụng những gì có sẵn để phục vụ cho việc giảng dạy của mình để nâng cao chất lượng bài học.
- Nhiều giáo viên chưa biết sử dụng vi tính, ứng dụng các thiết bị công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc giảng dạy của mình.
- Nhưng điều đáng buồn là, trong khi nhiều quán cà phê ngay ven đường đã nối mạng Internet để nhiều người truy cập thông tin, phục vụ cho những mục đích khác nhau nhằm nâng cao sự hiểu biết thì hầu hết cán bộ quản lý và giáo viên phổ thông chưa biết sử dụng máy vi tính - dù ở chương trình đơn giản nhất.
- Các phần mềm dạy học được các công ty tin học quảng bá rộng rãi nhưng nhiều giáo viên (GV) không hiểu được tính năng, tác dụng cũng như cách sử dụng chúng.
- Có thể nói, nó vẫn còn xa lạ với nhiều GV các trường phổ thông.
- Có thể nói, chính sự thiếu hiểu biết về tác dụng của CNTT cộng với trình độ sử dụng còn hạn chế, đặc biệt là thiếu đội ngũ GV Tin học đã làm cho việc ứng dụng CNTT vào nhà trường hết sức chậm chạp..
- Các giáo viên ngại sử dụng, nghĩ rằng sẽ tốn nhiều thời gian để chuẩn bị một bài giảng.
- Việc thực hiện một bài giảng một cách công phu bằng các dẫn chứng sống động trên các slide trong các giờ học lý thuyết là một điều mà các giáo viên không muốn nghĩ đến.
- Để có được một bài giảng như thế đòi hỏi phải mất nhiều thời gian chuẩn bị mà đó chính là điều mà các giáo viên thường hay tránh.
- Thực ra, muốn “click” chuột để tiết dạy thật sự có hiệu quả thì giáo viên phải vất vả gấp nhiều lần so với cách dạy truyền thống.
- Ngoài kiến thức căn bản về vi tính, sử dụng thành thạo phần mềm power point, giáo viên cần phải có niềm đam mê thật sự với với công việc thiết kế đòi hỏi sự sáng tạo, sự nhạy bén, tính thẩm mỹ để “săn tìm” tư liệu từ nhiều nguồn..
- Cũng có một số giáo viên sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc giảng dạy của mình nhưng lại thực hiện không bài bản có thể gây phản tác dụng.
- Tuỳ thuộc vào tính chất của mỗi môn học mà các yêu cầu khác nhau được đặt ra cho các giáo viên..
- Nếu chỉ dừng ở mức độ gõ những nội dung cần thiết cộng thêm một ít định dạng về màu sắc, font chữ, chúng tôi thiết nghĩ giáo viên nào cũng có thể làm được.
- Tuy nhiên, nếu chỉ có thế thì chúng ta chưa thực sự thấy được sức mạnh của PowerPoint cũng như chưa phát huy hiệu quả của phương pháp giảng dạy mới này.
- “Đây thôn Vĩ Dạ”, thay vì giáo viên hay các em học sinh cầm sách để đọc bài thơ thì bây giờ, trên màn hình lớn hiện ra các khổ thơ, bên dưới các dòng thơ là hình ảnh dòng sông Hương êm đềm và cầu Tràng Tiền thơ mộng.
- Hay đối với một tiết giảng môn vật lý, các em chắc hẳn cũng khá vất vả để hình dung ra chuyển động theo quán tính, chuyển động biến đổi đều… hay các hiện tượng xảy ra trong vũ trụ khi nghe giáo viên giảng.
- Thế thì tại sao chúng ta không đưa ra hình ảnh thật minh hoạ cho các lời giảng trên.
- Hay đối với các định luật, các em có thể biết được định luật nào sẽ do nhà khoa học nào phát minh nhưng có thể không biết được hình dáng của những người này, và dĩ nhiên chúng ta có thể lồng các hình ảnh của các nhà khoa học này vào trong bài giảng mà không mất nhiều thời gian..
- Có thể dòng chữ này xuất hiện trước dòng chữ kia hay khi thì dòng chữ này xuất hiện từ dưới lên, khi từ trên rơi xuống… Chẳng hạn trong giờ học ngoại ngữ, giáo viên cho học sinh đoán từ vựng trước sau đó mới hiển thị kết quả trên màn hình, như thế sẽ tiết kiệm được thời gian chép câu hỏi lên bảng, đồng thời tăng khả năng tư duy của học sinh.
- Tương tự đối với các phản ứng hoá học, chất phản ứng sẽ xuất hiện trên màn hình, sau khi học sinh suy nghĩ xong, giáo viên sẽ giúp các em thấy được các chất tạo thành từ các phản ứng này.
- Ngoài ra, đặc điểm này giúp cho giáo viên tiết kiệm được thời gian viết nội dung lên bảng, nội dung hiển thị đến đâu, giáo viên giảng đến đó, làm cho thời gian giảng bài nhiều hơn, các em học sinh hiểu bài sâu hơn..
- Nếu chỉ trình bày suông, chúng tôi nghĩ cũng chẳng có vấn đề gì cả, nhưng tại sao khi chúng ta đã chấp nhận làm GAĐT chúng ta lại không làm cho bài giảng phong phú hơn? Hiện tại những hình ảnh minh hoạ cho các nội dung nói trên tương đối nhiều trên Internet.
- Điều này cũng đồng nghĩa với việc giáo viên cần biết cách thức truy cập Internet để lấy thông tin..
- Tuy nhiên, không phải hình ảnh nào chúng ta lấy từ Internet đều thỏa mãn ý muốn của chúng ta.
- Hay để tăng thêm tính thuyết phục, tính chất thực của các sự kiện, giáo viên dạy lịch sử có thể dẫn dắt thông qua các đoạn phim tư liệu.
- Vậy chúng ta thực hiện các công việc trên bằng cách nào? Điều này đòi hỏi giáo viên cần biết một ít kỹ thuật để xử lý màu sắc, cắt xén ảnh, các đoạn phim, đoạn nhạc một cách hợp lý.
- Hoặc trong giờ học ngoại ngữ, giáo viên có thể lấy các hình ảnh minh hoạ và cho các em nghe các bài đọc của người bản xứ.
- Có thể đây là thao tác tương đối phức tạp nhưng nó mang lại tính hiệu quả cao trong công tác giảng dạy..
- Nghĩa là dù muốn hay không giáo viên buộc phải biết cách sử dụng nó.
- Đây là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên, chỉ cần một vài thao tác lắp máy chiếu với CPU của máy tính và điều chỉnh độ lớn, độ nét trên màn hình giáo viên chắc hẳn sẽ có một bài giảng chất lượng, học trò sẽ có không khí học tập sảng khoái hơn..
- Điều cuối cùng chúng tôi muốn nói đến là nhờ GAĐT mà các giáo viên đã tạo ra một không khí khác hẳn so với giờ dạy truyền thống.
- Nhưng vấn đề là chúng ta có nghĩ đến việc áp dụng như thế đã đúng chưa, đã hiệu quả chưa? Nếu chưa thì áp dụng như thế nào là đúng quy trình, làm thế nào để giáo viên đỡ vất vả trong những lần dạy tiếp theo? Điều chúng tôi muốn nói ở đây là quy trình để chuẩn bị cho một giáo án điện tử.
- Cụ thể, giáo viên cần có:.
- Khi chuyển từ bài giảng truyền thống sang các slide trình diễn, giáo viên thường mang tư tưởng của bài giảng cũ để áp đặt vào.
- Nghĩa là, chúng ta nghĩ chúng ta sẽ trình bày những gì mình nói và viết tất cả các nội dung vào slide.
- Điều này hoàn toàn sai lầm vì như thế học sinh sẽ cho rằng giáo viên chỉ nói những điều trong sách, không mở rộng các kiến thức ngoài.
- Chúng ta cần nhớ một điều slide là nơi chỉ chứa tên bài học, các đề mục và các cụm từ chốt phục vụ cho bài giảng.
- Tuỳ theo từng môn học, chúng ta có thể bổ sung các công thức, định lý, phản ứng hoá học, hình ảnh minh hoạ một cách hợp lý… Đây là bước mà giáo viên cần vận dụng khả năng, kiến thức về tin học của mình để xây dựng bài giảng.
- Nếu slide này cần hình ảnh minh hoạ, giáo viên nên tìm kiếm hình ảnh để chèn vào.
- Hay slide kia đang trình bày kết quả một thí nghiệm, giáo viên có thể đưa đoạn phim thí nghiệm vào để tăng thêm tính thực tế.
- Công đoạn đưa nội dung vào giáo viên cũng nên lưu đến số lượng chữ, màu sắc, kích thước trên các slide.
- Giáo viên nên tóm tắt vấn đề mình sẽ trình bày dưới dạng các keyword một cách rõ ràng và dễ hiểu.
- Nhìn vào slide, giáo viên có nhiệm vụ giải thích kỹ càng và mở rộng vấn đề ra chứ không phải là đọc các dòng chữ trên slide.
- Nếu chưa quen với cách giảng dạy này, giáo viên có thể thấy khó khăn trong việc xác định xem slide tiếp theo sẽ trình bày về vấn đề gì.
- Không sao, giáo viên có thể in ra một bản handout để vừa giảng vừa nhìn vào nó để xác định vấn đề sẽ nói tiếp theo..
- Chúng ta.
- tất cả nội dung bài giảng? Vậy thì đối với GAĐT chỉ gồm một số slide, các slide chỉ chứa các keyword, hình ảnh… thì làm thế nào để giáo viên có thể bao quát hết các vấn đề cần được giảng? Phải chăng giáo viên thích nói nội dung nào trước đều được?.
- Những nội dung giáo viên cảm thấy thích thì tập trung nhiều thời gian vào và giảm thời gian cho các nội dung còn lại? Liệu một giáo viên mới đứng lớp có thể nhớ hết được những gì mình đã chuẩn bị trước buổi dạy? Chỉ cần chúng ta xây dựng đề cương giảng dạy thì vấn đề trên sẽ được giải quyết ngay lập tức.
- Đề cương này sẽ ghi rõ số tiết dạy của môn học, tên bài giảng tương ứng với các tiết học, nội dung cụ thể sẽ trình bày trong mỗi tiết học là gì? Vấn đề nào trình bày trước, vấn đề nào trình bày sau? Vấn đề nào là trọng tâm, cần được nhấn mạnh?… Sở dĩ chúng ta phải chuẩn bị kỹ lưỡng như vậy là vì nếu tiết giảng đó giáo viên chưa nói hết nội dung các slide hay đã trình bày hết nhưng thời gian còn thừa đồng nghĩa với việc “cháy giáo án” và học trò rất dễ nhận ra..
- Kết hợp đề cương này cùng handout một cách thích hợp, giáo viên ắt hẳn sẽ không còn băn khoăn gì về cách dạy mới mẻ này..
- Kèm theo các tiết học lý thuyết là các tiết học bài tập, giáo viên cần có tài liệu hướng dẫn bài tập cụ thể bao gồm bài tập trong sách giáo khoa và bài tập nâng cao và các bài tập này phải được giải một cách rõ ràng tránh trường hợp đến tiết bài tập nào thì giải các bài tập đến đó.
- Phải chăng có nhiều rào cản trong việc áp dụng phương án mới này? Đó là cơ sở vật chất hay sự ngại ngùng của một số giáo viên khi làm quen với các kỹ thuật tin học để phục vụ cho môi trường giảng dạy mới? Trở ngại thứ nhất chúng tôi nghĩ khó giải quyết nhưng khi giải quyết được thì vấn đề đặt ra thứ hai thì hoàn toàn có thể khắc phục được.
- Với đội ngũ giáo viên tin học hiện có trong nhà trường, chỉ cần tổ chức một số buổi seminar về cách sử dụng máy chiếu, thiết lập các hiệu ứng trong PowerPoint cho toàn thể giáo viên các bộ môn khác để họ có thể tự mình thiết kế GAĐT riêng cho mình..
- Chúng tôi nghĩ rằng, với khả năng sư phạm vốn có cộng thêm một ít bồi dưỡng về kiến thức tin học, các giáo viên hoàn toàn có thể thiết kế được bài giảng điện tử để thể hiện tốt hơn phương pháp sư phạm, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt