« Home « Kết quả tìm kiếm

CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP


Tóm tắt Xem thử

- 1 Trường Chính trị Thành phố Cần Thơ.
- Công tác đào tạo, nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao, công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đã trở thành yếu tố cơ bản trong thực hiện nhiệm vụ kinh tế của thời kỳ quá độ và là yếu tố quyết định cho sự thành công của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Do đó, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho quá thình này cần được chú trọng hơn nữa, góp phần đưa Cần Thơ sớm trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020..
- Để đạt được mục tiêu trên thì vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò quyết định và cần phải được chú trọng..
- Tuy nhiên, những hiệu quả từ công tác đào tạo nguồn nhân lực của Thành phố Cần Thơ trong thời gian qua chỉ là bước khởi đầu và vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.
- “Tập trung đào tạo nguồn nhân lực, có chính sách thu hút nhân tài, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ chuyên gia đầu ngành, cán bộ chuyên môn giỏi, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH của thành phố”..
- 2.1 Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố cần thơ.
- Nguồn nhân lực.
- Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn nhân lực.
- Do đó, nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường.
- Nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Nguồn nhân lực chất lượng cao có thể không cần đông về số lượng, nhưng phải đi vào thực chất..
- 2.1.2 Những kết thành tựu trong công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở Tp Cần Thơ.
- Trong những năm qua, công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Cần Thơ đã có một số chuyển biến tích cực, đáp ứng một phần quan trọng nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố..
- Về công tác chỉ đạo tăng cường đầu tư vào giáo dục và đào tạo: Xác định việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho thành phố phải đi từ cái nhỏ nhất đó chính là tập trung nâng cao công tác đào tạo các bậc phổ thông, đây chính là nền tảng của quá trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Trong những năm qua, Thành phố Cần Thơ đẩy mạnh công tác chăm lo bồi dưỡng cho các thế hệ học sinh, hoạt động giáo dục và đào tạo cấp phổ thông trung học.
- Nâng cao chất lượng giáo viên và cán bộ làm công tác giáo dục và đào tạo: Ngoài ra, để thực hiện tốt công tác giáo dục - đào tạo bậc phổ thông trung học, làm tiền đề cho việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho thành phố, những năm qua, thành phố tập trung nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức ngành GDĐT với kết quả đạt được như sau: Số đã đạt.
- Số đang đào tạo chuẩn hóa: Mầm non: 168 người, tiểu học: 264 người, THCS: 381 người, THPT: 121 người.
- Bên cạnh đó, Thành phố Cần Thơ hiện nay với hệ thống khá nhiều Viện, Trường trên địa bàn nên đã trở thành trung tâm giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực không riêng gì cho Cần Thơ mà cho cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- So với các địa phương khác trong khu vực đây là nơi hội tụ nhiều trí thức, nhà khoa học trên các lĩnh vực khác nhau và giữ vai trò quan trọng đối với việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho cả Đồng bằng sông Cửu Long.
- Hệ thống trường lớp được mở rộng, hàng năm các trường trên địa bàn thành phố đã đào tạo gần 20 vạn lao động có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học….
- Theo thống kê cho thấy với hệ thống các trường đại học, cao đẳng như trên, hằng năm đã đào tạo bình quân khoảng 31.404 sinh viên.
- Riêng Trường Đại học Cần Thơ, tính đến đầu năm 2014 đã đào tạo được 46 tiến sĩ, 4494 thạc sĩ, hiện nay có 226 nghiên cứu sinh và gần 3000 học.
- Đây là con số không nhỏ góp phần nâng cao số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao cho Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Thành phố Cần Thơ nói riêng..
- Năm 2012 tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng lên là 47, 23% so với tổng số lao động.
- Đến năm 2013, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 48,89% so với lao động trong độ tuổi.
- Riêng Chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực Thành phố Cần Thơ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 của Thành phố đã cử hơn 8000 lượt người tham giao đào tạo đại học và sau đại học, chưa kể gần 8000 lượt cán bộ các cấp đi học trung cấp và cao cấp chính trị.
- Bên cạnh đó, Đề án 150 đến nay đã đưa 121 người đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài (5 tiến sĩ và 116 thạc sĩ), tổng kinh phí chi hơn 129 tỉ đồng.
- Đây là đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao mà thành phố đã quan tâm đào tạo theo Đề án 150 này..
- Công tác đào tạo nghề có nhiều chuyển biến tích cực: Chương trình dạy nghề theo 3 cấp trình độ: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề đã được đổi mới về nội dung cho phù hợp kỹ thuật, công nghệ sản xuất.
- 100% các cơ sở dạy nghề đã áp dụng, xây dựng chương trình đào tạo từ bộ chương trình khung của Bộ LĐ-TB&XH.
- Với sự quan tâm và đầu tư đúng mức nên chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề của thành phố có bước chuyển biến tích cực.
- Năm 2011, đã đào tạo được 158/195 lớp nghề nâng số lao động qua đào tạo nghề của thành phố đến năm 2011 là 253.984 người, trong số này lao động có tay nghề (công nhân kỹ thuật) từ bậc 4 đến bậc 7 là 21.326 người, chiếm tỷ lệ 8,39%.
- Năm 2012, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phố đã tuyển mới và đào tạo nghề cho 36.247 người, trong đó, cao đẳng nghề là 1.310, trung cấp 1.362, sơ cấp 17.561 và dạy nghề dưới 3 tháng là 16.014 người.
- Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề so với tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân là .
- Ngoài ra, công tác đào tạo nghề nông thôn ở Cần Thơ trong thời gian qua cũng rất được quan tâm.
- Thành phố đã và đang thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” theo quyết định 1956 của Chính phủ nhằm giúp người dân ở nông thôn tiếp cận với khoa học kỹ thuật, ứng dụng kỹ thuật và công nghệ mới trong quá trình sản xuất đồng thời tạo cơ hội chuyển đổi nghề nghiệp cho một bộ phận nông dân không có điều kiện sản xuất nông nghiệp khi thành phố thực hiện đô thị hóa và xây dựng các khu công nghiệp ở nông thôn, nền kinh tế từng bước dịch chuyển theo cơ cấu công nghiệp - thương mại dịch vụ - nông nghiệp công nghệ cao..
- 2.1.3 Một số hạn chế trong công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Thành phố Cần Thơ.
- Những kết quả đạt được trong công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Cần Thơ trong thời gian qua rất đáng trân trọng.
- Tuy nhiên, so với nhu cầu của sự phát triển hiện tại và thời gian tới của Thành phố Cần Thơ thì công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố như thực tế vẫn chưa đáp ứng được.
- Trước hết, nhìn một cách tổng quát thì trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp.
- Thứ hai, trên địa bàn Thành phố Cần Thơ hiện nay, ngoài Trường Đại học Cần Thơ, hầu hết các trường, trung tâm đào tạo vẫn còn thiếu nhiều về cơ sở vật chất, trang thiết bị, chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học.
- Cơ cấu đào tạo nghề thực tế vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Cần Thơ hiện nay, nhất là các ngành công nghiệp mũi nhọn của thành phố..
- Thứ ba, tỷ lệ lao động được đào tạo qua các năm tuy có tăng nhưng lao động được đào tạo trình độ cao vẫn còn hạn chế.
- Tỷ lệ lao động đào tạo dài hạn chỉ đạt 10% trên tổng số lao động được đào tạo hằng năm.
- Theo kết quả khảo sát biến động và nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Cần Thơ năm 2013 của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố Cần Thơ , tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm 46,63%.
- cao đẳng, đại học trở lên chỉ chiếm 11,17% so với tổng số lao động của toàn thành phố..
- Thứ tư, vấn đề nổi bật hiện nay là việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của các trường và cơ sở đào tạo chưa thực sự thích hợp với quá trình.
- Một mâu thuẫn nảy sinh giữa nhu cầu nhân lực kỹ thuật cao và vấn đề đào tạo là trong lúc cấp thiết cần có nhân lực cho những ngành kinh tế công nghiệp công nghệ cao thì cơ cấu ngành nghề đào tạo lại không thay đổi hoặc chưa đào tạo.
- Chương trình đào tạo còn nhiều bất cập và nội dung đào tạo chưa thực sự gắn với thực tế sản xuất hoặc chưa phù hợp với công nghệ của các doanh nghiệp, nặng về lý thuyết và phần thực hành vẫn chưa được xem là yếu tố quyết định..
- Chính vì vậy, khả năng thực hành của các học viên còn yếu, hầu hết số học viên tốt nghiệp được tuyển vào các công ty xí nghiệp trong và ngoài thành phố đều phải đào tạo bổ sung hoặc đào tạo lại.
- Kỹ năng mềm của học viên cũng chưa được quan tâm đúng mức ở các cơ sở đào tạo.
- Ngoài ra, đội ngũ giáo viên đào tạo nghề còn thiếu về số lượng và chất lượng thì chưa đảm bảo các điều kiện theo tiêu chuẩn của giáo viên dạy nghề..
- Từ những khó khăn, vướng mắc của công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời gian qua và nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quá trình CNH, HĐH trong thời gian tới của Thành phố Cần Thơ, tác giả xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực trong thời gian sắp tới với nội dung cơ bản sau đây:.
- Đây là lực lượng hết sức quan trọng và cũng có thể nói là “đòn bẩy” để đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao cho địa phương.
- Đội ngũ này cần được chú trọng đào tạo theo hướng chuyên sâu để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
- Bên cạnh đó, cần xây dựng chiến lược, kế hoạch hóa mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực cho Thành phố một cách đồng bộ, gắn đào tạo với sử dụng, khắc phục dần tình trạng mất cân đối hiện nay về đào tạo Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, mất cân đối giữa các ngành nghề đào tạo.
- Một vấn đề có tính chất quyết định của giáo dục và đào tạo là đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí.
- Ngành giáo dục đào tạo cần được sự hỗ trợ tích cực của các ngành, các cấp, nhất là trong việc tạo dư luận ủng hộ, cấp kinh phí để đào tạo nâng.
- cao trình độ giáo viên, đào tạo lại số giáo viên chưa đạt chuẩn.
- Đối với giáo viên dạy nghề còn thiếu và chất lượng chưa cao như hiện nay, cần tiếp tục bổ sung từ nhiều nguồn, trong đó nguồn sinh viên Đại học Cần Thơ tốt nghiệp loại giỏi cần được đào tạo tiếp để làm giáo viên, có chính sách thu hút giáo viên nghề trình độ cao từ nơi khác đến.
- Đối với giáo viên dạy nghề cần đặc biệt chú ý đến kĩ năng thực hành, cập nhật cho được thực tế là nội dung quan trọng trong hoạt động giảng dạy, đáp ứng cho nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay cho thành phố..
- Thứ hai, vấn đề cơ chế, chính sách đối với giáo dục và đào tạo.
- Quán triệt quan điểm của Đảng “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, cần nhanh chóng hoàn thiện cơ chế, chính sách đảm bảo sự nghiệp đào tạo phải phát triển đáp ứng nhu cầu nhân lực của thành phố..
- Cần phải xây dựng một hệ thống thông tin thị trường lao động kỹ thuật nhằm xác định và cung cấp những thông tin chính xác, có căn cứ về nhu cầu của các ngành kinh tế cũng như về khả năng đào tạo.
- Hoạt động của hệ thống thông tin thị trường lao động là cầu nối góp phần quan trọng trong việc giải quyết quan hệ giữa đào tạo và sử dụng.
- Thông qua các cơ sở dữ liệu về cung và cầu lao động kỹ thuật trên phạm vi toàn thành phố cũng như từng khu công nghiệp để có thể dự báo chính xác nhu cầu và lập kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực của thành phố.
- Phải xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động kỹ thuật mới làm cho đào tạo gắn chặt với phát triển kinh tế - xã hội, với việc làm.
- Thứ ba, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực đối với các loại hình đào tạo.
- Công tác đào tạo nguồn nhân lực của thành phố cần nâng cao chất lượng và hiệu quả của hệ thống đào tạo chuyên nghiệp của thành phố.
- Đối với hình thức đào tạo, phải xác định lấy đào tạo tại các trường, các trung tâm và cơ sở dạy nghề là giai đoạn cơ bản còn đào tạo chuyên ngành phải gắn chặt với các nhà máy, xí nghiệp để đạt hiệu quả cao.
- Việc tổ chức đào tạo nguồn nhân lực cần có.
- những giải pháp đồng bộ phối hợp giữa các ngành đào tạo và sử dụng nhân lực, phải có sự liên kết chặt chẽ với các tỉnh trong khu vực, giữa các cấp quản lý về đào tạo nhân lực và giữa các trường, cơ sở đào tạo của các địa phương và Trung ương về chương trình mục tiêu đào tạo trong từng giai đoạn cụ thể.
- Bên cạnh đào tạo kiến thức chuyên môn, người học cần bổ sung các kỹ năng mềm để đảm bảo khi ra trường, họ có được việc làm và phát huy kiến thức đã học.
- Công tác đào tạo nguồn nhân lực của các trường phải gắn kết chặt chẽ với nhu cầu của doanh nghiệp..
- Thứ tư, tăng cường xã hội hóa trong đào tạo nguồn nhân lực.
- Công tác xã hội hóa trong đào tạo nguồn nhân lực của Cần Thơ trong thời gian qua đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.
- Thời gian tới cần tiếp tục thực hiện công tác xã hội hoá trong đào tạo nguồn nhân lực, nhằm huy động được nhiều nguồn lực đầu tư, phát triển đào tạo, dạy nghề, kể cả nguồn lực từ nước ngoài.
- Tạo điều kiện để các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân tham gia đào tạo.
- Cần phải đầu tư tích cực về đổi mới trang thiết bị phục vụ đào tạo.
- Một vấn đề quan trọng trong việc tìm nguồn vốn đầu tư, ngoài ngân sách nhà nước, cần phải thể chế hóa công tác xã hội hoá giáo dục về đào tạo.
- Các cấp quản lý Nhà nước phải có cơ chế về sự liên kết, quản lý và khuyến khích, ưu tiên thu hút vốn đầu tư và công nghệ đào tạo từ các doanh nghiệp, công ty, nhất là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài cho công tác đào tạo nguồn nhân lực..
- Mặt khác, phải chú ý việc đào tạo ngay từ chính các cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp..
- Thứ năm, tăng cường công tác phối hợp đào tạo nguồn nhân lực.
- Vấn đề hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng.
- Việc hợp tác có mục đích thu hút được các nguồn vốn đầu tư cho công tác đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên trình độ cao và qua đó sẽ giúp cho việc mở rộng hoặc đi sâu đào tạo nhân lực cho những ngành nghề có công nghệ mới, phù hợp với yêu cầu phát triển của kinh tế công nghiệp, những ngành nghề mà hiện tại và tương lai gần mà thành phố chưa có điều kiện đào tạo được.
- Nội dung của việc hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực tập trung vào việc xây dựng những Trung tâm đào tạo Kỹ thuật cao ở những vùng phát triển mạnh về kinh tế công nghiệp, dịch vụ như các khu công nghiệp ở Cần Thơ hiện nay: KCN Trà Nóc I và Trà Nóc II, KCN Hưng Phú I, Hưng Phú II A, Hưng Phú II B và KCN Thốt Nốt.
- Mặt khác, thông qua hợp tác, thành phố có thể lựa chọn và gửi đi nước ngoài hoặc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành nghề sẽ phát triển theo qui hoạch trong tương lai..
- Bên cạnh đó, cần thành lập ở cấp thành phố một tổ chức chuyên sâu về nghiên cứu, điều hành về xây dựng kế hoạch đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực (phối hợp giữa Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở công thương, Sở Nội vụ của thành phố).
- Xây dựng quỹ tín dụng học nghề, hỗ trợ trang thiết bị, xây dựng cơ chế phối hợp đào tạo và thực hành của các trường trung cấp nghề, cao đẳng, các cơ sở đại học với các doanh nghiệp có trình độ công nghệ cao.
- Tăng cường hợp đồng đào tạo theo địa chỉ giữa các trường dạy nghề và các doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có trách nhiệm trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực..
- Kết quả phân tích trên cho thấy, trong những năm qua Cần Thơ đã đạt được những kết quả về đào tạo nguồn nhân lực đáng được trân trọng.
- Tuy nhiên, yêu cầu về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho thành phố vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập..
- Do đó, vấn đề nâng cao hiệu quả công tác đào tạo như thế nào để đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố hiện nay một yêu cầu hết sức cấp thiết và đang ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng cần phải đầu tư thực sự để đáp ứng về số lượng và.
- chất lượng của nguồn nhân lực.
- Với những giải pháp nêu trên về mở rộng qui mô đào tạo, chú trọng có những chế độ chính sách đầu tư cho công tác đào tạo… hy vọng sẽ góp phần vào việc nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa của thành phố, đưa Cần Thơ xứng tầm là thành phố trung tâm của cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long..
- khuyến khích nguồn nhân lực của Thành phố Cần Thơ, Cần Thơ..
- Uỷ ban nhân dân Thành phố Cần Thơ (2007), Quyết định số 50/2007/QĐ-UBND ngày quy định thực hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ nguồn nhân lực Thành phố Cần Thơ (giai đoạn Cần Thơ.