« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá mức độ căng thẳng tâm lý của học sinh tiểu học ở Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- Đánh giá mức độ căng thẳng tâm lý của học sinh tiểu học ở Hà Nội.
- Abstract: Trình bày cơ sở lý luận: lịch sử nghiên cứu vấn đề stress và stress ở giảng viên đại học, khái niệm stress và những vấn đề lý luận, khái niệm học sinh tiểu học và những đặc điểm tâm lý cơ bản của lứa tuổi.
- Tìm hiểu tổ chức và phương pháp nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ căng thẳng tâm lý của học sinh tiểu học ở Hà Nội.
- Phân tích kết quả nghiên cứu: stress của học sinh tiểu học trong quá trình học tập, những nhân tố liên quan đến mức độ stress ở học sinh tiểu học, ảnh hưởng của stress tới các mặt hoạt động của học sinh tiểu học.
- Đề xuất kiến nghị và giải pháp nhằm giảm thiểu những nhân tố có ảnh hưởng đến stress ở học sinh, qua đó giúp học sinh đạt được những thành tích cao trong học tập và trong cuôc sống..
- Học sinh tiểu học.
- Ở Việt Nam rối nhiễu tâm lý học đường (trong đó có stress) đã trở thành vấn đề được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục, phụ huynh học sinh quan tâm.
- Đối với học sinh bậc tiểu học hiện nay, các em có đang gánh chịu những sức ép học đường hay không? Nếu có.
- chúng ảnh hưởng như thế nào tới kết quả học tập và đời sống của các em? Và đâu là giải pháp để ngăn chặn stress học đường ở học sinh tiểu học? Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi đã lựa chọn lựa chọn đề tài: Đánh giá mức độ căng thẳng tâm lý của học sinh tiểu học ở Hà Nội làm luận văn tốt nghiệp của mình..
- Luận văn tập trung tìm hiểu thực trạng mức độ căng thẳng tâm lý (stress) của học sinh tiểu học và yếu tố có liên quan, qua đó đề xuất những kiến nghị và giải pháp nhằm giảm thiếu những tác nhân có liên quan đến stress ở học sinh hiện nay..
- Mức độ căng thẳng tâm lý (stress) của học sinh bậc tiểu học 3.2.
- 200 học sinh bậc tiểu học..
- Xác định tỷ lệ học sinh mắc stress ở các mức độ khác nhau..
- Xác định những yếu tố có liên quan đến stress trong học tập ở học sinh tiểu học..
- Đề xuất kiến nghị và giải pháp nhằm giúp học sinh tránh được stress và đạt được những thành tích cao trong học tập và trong cuộc sống..
- Về khách thể nghiên cứu, chúng tôi tập trung tìm hiểu mức độ stress ở học sinh lớp 4, 5 bậc tiểu học..
- Lần đầu tiên nghiên cứu mức độ stress theo cách tiếp cận tâm lý học lâm sàng đối với học sinh bậc tiểu học..
- Đưa ra được con số chính xác và khoa học về tỷ lệ và mức độ stress ở học sinh tiểu học hiện nay..
- Chỉ ra được những những yếu tố có liên quan đến stress và những ảnh hưởng của stress tới mọi mặt hoạt động của học sinh tiểu học..
- Lịch sử nghiên cứu vấn đề stress và stress ở học sinh tiểu học 1.1.1.
- Tuy nhiên vấn đề nghiên cứu và đánh giá mức độ và biểu hiện stress ở học sinh tiểu học Việt Nam trong giai đoạn hiện nay vẫn còn là khoảng trống, cần phải được nghiên cứu đầy đủ hơn..
- Đây cũng được xem là quan điểm tiếp cận của chúng tôi khi nghiên cứu và đánh giá mức độ stress ở học sinh tiểu học..
- Hiện nay có rất nhiều quan điểm, cách tiếp cận khác nhau về stress trong học tập, nhưng trong đề tài này, chúng tôi hiểu “stress trong học tập là phản ứng tâm – sinh lý của học sinh trước những kích thích từ phía môi trường học tập (gia đình, nhà trường…) đang đe dọa sự cân bằng của cơ thể..
- Những yếu tố có liên quan tới stress trong học tập của học sinh tiểu học 1.2.5.1.
- là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới tình cảm, lối sống và quan niệm của học sinh đối với các sự kiện trong xã hội..
- Bên cạnh các nguyên nhân bên ngoài, thì các nguyên nhân bên trong cũng đóng vai trò hết sức quan trọng gây ra stress trong học tập của học sinh.
- Có rất nhiều các nguyên nhân bên trong gây ra stress trong học tập của học sinh nhưng có thể phân ra làm ba nhóm cơ bản sau: (1) nguyên nhân cá nhân.
- Các nhà tâm lý học chỉ ra có ba chiến lược ứng phó với stress thường gặp ở học sinh là: nhận thức, hành vi và hỗ trợ xã hội..
- Khái niệm học sinh tiểu học và những đặc điểm tâm lý cơ bản của lứa tuổi Học sinh tiểu học là trẻ ở độ tuổi từ 6 – 11 tuổi, đang theo học chương trình tiểu học từ lớp 1 – lớp 5 tại các trường tiểu học trong hệ thống giáo dục Việt Nam.
- Mục đích và nội dung chủ yếu của việc điều tra thực trạng là chỉ ra được các tỷ lệ học sinh tiểu học mắc stress ở các mức độ, xác định nguyên nhân và đề ra những khuyến nghị và giải pháp phù hợp..
- Mô tả mẫu: Mẫu được chọn gồm 204 học sinh lớp 4, 5 trường tiểu học, trong đó 52,5% học sinh nam và 47,5% học sinh nữ..
- Stress của học sinh tiểu học trong quá trình học tập 3.1.1.
- Tỷ lệ mắc stress của học sinh tiểu học.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy trong số 204 học sinh được hỏi không có học sinh nào mắc stress ở mức độ nặng, nhưng lại có đến 25.8% học sinh cả ở hai vùng nghiên cứu mắc stress ở mức độ vừa, 74,2% số học sinh còn lại không bị mắc stress trong quá trình học tập..
- Để làm rõ hơn tỷ lệ mắc stress của học sinh tiểu học, chúng tôi có sử dụng thêm trắc nghiệm đánh giá lo âu của Zung để có những thông số tham chiếu.
- Cụ thể, trong số 204 học sinh có 29% lo âu ở mức độ vừa và nhẹ, 70,9% không có dấu hiệu của lo âu (xem đồ thị 1).
- Như vậy, kết quả của trắc nghiệm và kết quả của bảng hỏi về tỷ lệ mắc stress của học sinh là tương đối trùng khớp..
- Tỷ lệ lo âu ở học sinh bậc tiểu học.
- Ở một khía cạnh khác, kết quả nghiên cứu cho thấy dường như có một mối liên quan giữa kết quả học tập với tỷ lệ mắc stress của học sinh.
- Bảng 3 cho thấy học sinh có kết quả học tập càng cao thì tỷ lệ mắc stress càng lớn.
- Cụ thể, trong số những học sinh có kết quả học tập loại giỏi thì có đến 33% có dấu hiệu của stress trong khi đó ở nhóm học sinh có kết quả học tập trung bình tỷ lệ này chỉ có 21,1%, và tỷ lệ nhóm học sinh khá là 24,5%..
- Mức độ stress ở học sinh (phân theo kết quả học tập).
- Để đạt thành tích cao trong học tập, bên cạnh tố chất và phương pháp học tập đúng, học sinh cần phải nỗ lực, chăm chỉ làm nhiều bài tập so với yêu cầu của chương trình.
- Vì vậy, ở một số học sinh để duy trì lực học, các em phải cố gắng, nỗ lực nhiều hơn do vậy các em cũng phải chịu nhiều sức ép và căng thẳng hơn..
- Những biểu hiện lâm sàng của học sinh mắc stress trong học tập a.
- Trong nghiên cứu này, khi xem xét những dấu hiệu mang tính cảnh báo về tình trạng stress của học sinh, kết quả thu được cho thấy biểu hiện rõ nhất của những học sinh mắc stress đó là trạng thái mất ngủ, khó ngủ, giấc ngủ chập chờn (58,8% thường xuyên, 25,5% thỉnh thoảng), khó khăn khi đưa ra những quyết định (35,3% thường xuyên, 29,4% thỉnh thoảng), trạng thái lo âu, tinh thần bất ổn (37,3% thường xuyên, 37,3% thỉnh thoảng).
- Bên cạnh đó, ở những học sinh mắc stress, về mặt hành vi các em trở nên cáu kỉnh, không giữ được bình tĩnh, sẵn sàng đôi co hoặc cãi nhau với bạn (chiếm gần 30%)..
- Triệu chứng thường gặp khác ở những học sinh mắc stress đó là các em thường xuyên đau đầu, khó chịu trong cơ thể (29,4% thường xuyên, 41,2% thỉnh thoảng).
- Thời điểm và tình huống gặp stress ở học sinh.
- Nhìn vào bảng số liệu có thể dễ dàng nhận thấy rằng trạng thái stress của học sinh tiểu học thường gặp nhất vào thời điểm khi có bài kiểm tra (chiếm 76,5.
- Thời điểm học sinh tiểu học thƣờng gặp các trạng thái stress.
- Trong trường học và gia đình, điểm số của học sinh vẫn là chuẩn mực để thầy cô và gia đình lấy làm căn cứ đánh giá sự cố gắng nỗ lực của học sinh.
- Cách ứng phó với stress của học sinh tiểu học.
- Trên cơ sở tổng hợp thống kê các kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi có được kết quả về cách ứng phó với stress của học sinh lớp 5 bậc tiểu học như sau..
- Với những hành vi ứng phó với stress tích cực, kết quả nghiên cứu cho thấy trong số hơn 200 học sinh lớp 5 thì chỉ có 21,6% học sinh thường xuyên áp dụng cách ứng xử thích hợp trước stress và những ảnh hưởng của chúng tới cơ thể, 46,3% học sinh thỉnh thoảng sử dụng và 32,1% học sinh hiếm khi thực hiện các cách ứng phó này.
- Điểm đáng lưu ý là khi so sánh cách ứng phó của nhóm học sinh mắc stress và nhóm học sinh không mắc, chúng tôi nhận thấy có một mối liên quan tương đối rõ ràng giữa tình trạng stress với cách ứng phó tích cực..
- Quan hệ giữa mức độ stress và cách ứng phó tích cực của học sinh.
- Mức độ stress ở học sinh Tổng.
- Cụ thể, đối với nhóm học sinh không mắc stress, có đến 29.1% học sinh thường xuyên vận dụng cách ứng phó tích cực khi gặp stress, 44.7% thỉnh thoảng áp dụng.
- Trong khi đó, ở nhóm mắc stress, không một học sinh có hành vi ứng phó tích cực nhưng lại có tới 51% thỉnh thoảng mới áp dụng.
- Thông số thống kê này cho phép chúng tôi đi đến nhận định tỷ lệ mắc stress của học sinh có liên quan chặt chẽ tới hành vi ứng phó của các em khi đứng trước các nguy cơ gây stress.
- Hay nói cách khác, cách ứng phó với stress được xem như một tác nhân quan trọng có dẫn đến đến tình trạng căng thẳng của học sinh trong quá trình học tập tại nhà trường và gia đình..
- Những nhân tố liên quan đến mức độ stress ở học sinh tiểu học.
- Vây đâu là nguyên nhân chính dẫn đến stress ở học sinh tiểu học.
- Để làm rõ điều này, chúng tôi tập hợp các ý kiến trả lời của những học sinh đang bị stress về những sự kiện mà các em gặp phải trong quá trình học tập, sinh.
- Áp lực trong học tập và stress ở học sinh.
- Khi xét từng yếu tố thuộc áp lực học tập có liên quan tới stress ở học sinh, kết quả nghiên cứu mà chúng tôi thu được cho thấy có đến 32,7% học sinh cho rằng tình trạng căng thẳng mà các em gặp phải là do phải học cả ngày lẫn tối mà không có thời gian để nghỉ ngơi.
- Ngoài bài tập trong bài học, cô giáo còn yêu cầu làm thêm các bài tập nâng cao là nguyên nhân mà 30,06% học sinh cho rằng chúng có ảnh hưởng đến trạng thái căng thẳng mà các em đang đối mặt..
- Kết quả chúng tôi thu được thông qua tổng hợp các ý kiến của học sinh cho thấy, chỉ có 12,2% học sinh cho rằng phương pháp mà giáo viên đang áp dụng có liên quan đến tình trạng căng thẳng, 42,9% cho rằng đúng 1 phần và 44,9% cho rằng không đúng..
- Tuy nhiên, một con số đáng lưu ý đó là có đến 34,7% học sinh cho rằng cách mà thầy cô chế diễu hay mắng mỏ các em khi có lỗi có liên quan nhiều đến trạng thái căng thẳng mà các em đang có.
- Một hành vi khác của giáo viên cũng khiến cho một bộ phận học sinh lo lắng đó là việc thầy cô ra những quyết định mang tính thiên vị (chiếm 22,4%)...
- Xét về từng yếu tố thuộc về môi trường học tập có ảnh hưởng đến trạng thái căng thẳng của học sinh.
- Số liệu mà chúng tôi có được cho thấy có đến 57,1% học sinh cho rằng lớp chật, đông người và ồn ào có liên quan đến việc căng thẳng của các em.
- Bên cạnh đó 32,7% học sinh lại cho rẳng sự căng thẳng hiện có là do ở trường ít có hoạt động vui chơi, giải trí….
- Phương pháp giáo dục và môi trường gia đình và tình trạng stress ở học sinh tiểu học.
- Trong số những em học sinh đang bị stress, có đến 49% hoàn đồng ý rằng cách giáo dục của cha mẹ và môi trường gia đình có mối liên quan đến trạng thái stress của các em.
- Qua kết quả điều tra cho thấy có đến 42% học sinh bị stress cho biết bố mẹ rất ít khi nói chuyện với em hàng ngày..
- Ảnh hƣởng của stress tới các mặt hoạt động của học sinh tiểu học 3.3.1.
- Với nhóm học sinh có dấu hiệu của stress, khi tìm hiểu về những thay đổi trong kết quả học tập của các em trong thời gian vừa qua, kết quả cho thấy có đến 33,3% học sinh thuộc nhóm này thấy kết quả học tập thay đổi theo chiều hướng tiêu cực, trong khi chỉ có 14,2% học sinh thuộc nhóm không bị ảnh hưởng của stress có cùng chung tình trạng..
- Tương tự, với nhóm không bị stress, 33,6% thấy kết quả học tập được thay đổi theo hướng tích cực, trong khi chỉ có 18,8% học sinh bị ảnh hưởng của stress thấy bản thân có tiến bộ trong học tập.
- Bằng kiểm định Chi bình phương để xác định mối liên hệ giữa hai biến kết quả học tập với mức độ stress, kết quả kiểm định với hệ số Phi – Cramer’s V = 0.228 và p.vlue <0,05 cho phép chúng ta kết luận rằng có mối liên quan giữa tình trạng stress với kết quả học tập của học sinh.
- Có nghĩa học sinh bị ảnh hưởng của stress có xu hướng giảm sút kết quả học tập nhiều hơn so với nhóm học sinh không bị ảnh hưởng của stress..
- Mối quan hệ của stress với sức khỏe thể chất của học sinh tiểu học.
- Về mối quan hệ giữa stress và tình trạng sức khỏe của học sinh trong thời gian gần đây, kết quả cho thấy có tới 20% học sinh có dấu hiệu của stress nhận thấy sức khỏe của mình ngày càng tồi tệ, 42,% cảm thấy bình thường không thay đổi và 38% thấy tốt lên, trong khi đó ở nhóm học sinh không có dấu hiệu của stress, chỉ có 7% cảm thấy sức khỏe tồi tệ, nhưng có tới 54,9% và 38 cảm thấy tốt lên..
- Những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất ở những học sinh có stress đó là các em cảm thấy khó chịu trong người (chiếm 29,4.
- Mối quan hệ của stress với sức khỏe tinh thần của học sinh tiểu học.
- Trong số những học sinh có dấu hiệu của stress, những dấu hiệu về tâm trạng và cảm xúc thường gặp đó là cảm thấy tinh thần không yên ổn, luôn lo sợ một điều gì đó sẽ đến gặp ở 37,3% học sinh.
- thường xuyên khó giữ được bình tĩnh gặp ở 29,4% học sinh;.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy chưa phát hiện được những học sinh mắc stress mức độ nặng nhưng có một tỷ lệ tương đối cao học sinh mắc stress mức độ vừa..
- Không có sự khác biệt về tình trạng stress của học sinh xét theo địa bàn nghiên cứu, điều đó cho thấy stress không phải là tình trạng cá biệt chỉ ở những khu vực thành phố lớn..
- Xét về giới tính, tỷ lệ học sinh nam mắc stress cao hơn nhóm học sinh nữ do những ảnh hưởng bởi đặc trưng về mặt giới tính và lứa tuổi..
- Xét theo kết quả học tập cho thấy học sinh có kết quả học tập càng cao thì thì có tỷ lệ mắc stress cũng lớn hơn so với những học sinh có kết quả khá hoặc trung bình..
- Về cách ứng phó với stress, kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra những nhóm học sinh có dấu hiệu của stress có nhiều hành vi ứng phó kém tích cực hơn so với nhóm không bị ảnh hưởng bởi stress.
- Về những nhân tố có liên quan đến tình trạng stress của học sinh, kết quả cũng đã chỉ ra chính những kỳ vọng và phương pháp giáo dục của cha mẹ là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng nhất đến các trạng thái căng thẳng của các em học sinh hiện nay, tiếp đến là những áp lực trong học tập (khối lượng, độ khó, thời gian học tập…)..
- Stress đã có những ảnh hưởng nhất định đến các mặt hoạt động và nhân cách của học sinh như làm giảm kết quả học tập, thay đổi trạng thái cảm xúc theo hướng tiêu cực, ảnh hưởng tới sức khỏe….
- Không sử dụng điểm số, tỷ lệ học sinh giỏi làm căn cứ duy nhất và quan trọng khen thưởng giáo viên..
- Giáo viên cần chú trọng đến các đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh tránh to tiếng, quát nạt, đánh phạt.
- Đối với cha mẹ học sinh.
- Cần phải tổ chức các trung tâm, các phòng hỗ trợ tâm lý học đường để tư vấn, hỗ trợ cho nhà trường trong việc giảm căng thẳng cho học sinh trong quá trình học.
- Phạm Thanh Bình (2005), “Biểu hiện stress trong học tập môn toán của học sinh trung học phổ thông Yên Mô – Ninh Bình” Kỷ yếu hội thảo đổi mới giảng dạy nghiên cứu – giáo dục học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, Đại học Sư phạm Hà Nội.