« Home « Kết quả tìm kiếm

Dạy học tác phẩm văn học trung đại Việt Nam ở trung học phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực


Tóm tắt Xem thử

- DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC Nguyễn Đức Thăng.
- Dạy học tiếp cận năng lực, học sinh trung học phổ thông, tác phẩm văn học trung đại Việt Nam.
- Dạy học theo hướng tiếp cận năng lực là dựa vào hệ thống năng lực ở người học.
- Theo hướng này, giảng dạy tác phẩm văn học trung đại Việt Nam cho học sinh trung học phổ thông cần dựa vào hệ thống năng lực (năng lực chung và năng lực cụ thể) của đối tượng.
- bồi dưỡng, phát huy cao nhất, giúp họ chiếm lĩnh tri thức, nhất là tinh hoa của thành phần văn học này (bao gồm các giá trị thẩm mỹ, nhân văn, ngôn từ).
- Bài viết cho thấy: Nắm vững mục tiêu dạy học tiếp cận năng lực, đặc trưng văn học trung đại Việt Nam, kết hợp các phương pháp dạy học tích cực sẽ đem lại kết quả thiết thực trong hoạt động giảng dạy - học tập văn học trung đại Việt Nam ở trường trung học phổ thông..
- Dạy học tác phẩm văn học trung đại Việt Nam ở trung học phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực.
- nội dung và tiếp cận kết quả.
- Dạy học tiếp cận kết quả - những khả năng hoặc kỹ năng mà học sinh mong muốn đạt được vào cuối mỗi giai đoạn học tập trong nhà trường ở mỗi môn học cụ thể.
- Câu hỏi thường trực của chương trình dạy học tiếp cận năng lực là: Từ những điều đã biết, HS sẽ làm được và tất yếu phải làm được những gì?.
- 2.1 Khái luận về dạy học tiếp cận năng lực Dạy học tiếp cận năng lực cần chỉ rõ những khả năng, kỹ năng mà HS phải đạt được ở một môn học cụ thể của từng giai đoạn học tập trong nhà trường..
- Như vậy, năng lực gắn chặt với mục tiêu dạy học..
- Người thầy ở mỗi giai đoạn cần đánh thức năng lực tiềm ẩn nơi người học, cung cấp cho đối tượng “một năng lượng sống” để phát triển cân đối, hài hòa - tức là kết thúc một giai đoạn giáo dục.
- Đó chính là việc thầy hướng dẫn, dìu dắt, rèn luyện năng lực tư duy cho học sinh.
- Bàn về năng lực cũng như dạy học theo hướng tiếp cận năng lực tồn tại nhiều ý kiến nhưng có thể thấy những điểm chung, chính yếu sau đây:.
- Thứ nhất, hiểu về năng lực như thế nào? năng lực là sự kết hợp giữa tư duy, thái độ, kỹ năng và hành vi (tiềm năng hoặc có sẵn) để cá nhân, tập thể thực hiện công việc hiệu quả.
- Những ghi nhận này liên quan mật thiết đến vấn đề dạy học tiếp cận năng lực..
- Thứ hai, dạy học dựa trên năng lực, giáo viên (GV) thiết kế nội dung giảng dạy, giữ vai trò định hướng, tổ chức, điều khiển giúp người học tự tìm hiểu, lĩnh hội tri thức hướng đến mục đích cụ thể..
- Đó là bản chất giáo dục tiếp cận kết quả đầu ra..
- Thứ ba, cần hiểu năng lực người học bao gồm năng lực chung (năng lực chính, cơ bản, thiết yếu, xuyên chương trình) và năng lực riêng (năng lực chuyên biệt, đặc thù, cụ thể) (Đặng Văn Bình và ctv., 2018.
- Năng lực chung giúp con người tồn tại, có khả năng đáp ứng những công việc bình thường trong xã hội, hướng tới hai mục đích.
- Năng lực riêng có thể xem là “tài sản riêng tư” của cá nhân.
- Với môn Ngữ văn nói chung, văn học trung đại nói riêng được giảng dạy ở nhà trường phổ thông thì năng lực cụ thể được hình thành, phát triển là năng lực thẩm mỹ (khám phá và thưởng thức cái đẹp), năng lực ngôn ngữ (làm chủ và giao tiếp tiếng Việt, tạo lập văn bản).
- Những nghiên cứu trong dạy học Ngữ văn đã chứng minh rằng những năng lực này chỉ được hình thành, phát triển thông qua các kỹ năng cụ thể như: nghe, nói, đọc, viết, suy luận, phản biện, khai thác thông tin....
- Về mục tiêu đánh giá: “Đánh giá kết quả giáo dục trong môn Ngữ văn nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực và những tiến bộ của học sinh trong suốt quá trình học tập môn học, để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018)..
- 2.2 Đặc điểm dạy học tác phẩm văn học trung đại việt nam theo hướng tiếp cận năng lực.
- Tác phẩm văn học là “công trình nghệ thuật ngôn từ do một cá nhân hoặc tập thể sáng tạo nhằm thể hiện những khái quát bằng hình tượng về cuộc sống con người, biểu hiện tâm tư, tình cảm, thái độ của chủ thể trước thực tại” (Lê Bá Hán và ctv., 2010)..
- Những tác phẩm văn học ưu tú giúp người học trưởng thành về nhận thức, tư tưởng - tình cảm.
- Tuy nhiên ở mỗi thời kỳ, tác phẩm văn học có những đặc điểm riêng người nghiên cứu, học tập cần hiểu rõ..
- 2.3 Nắm vững đặc điểm văn học trung đại Việt Nam.
- Văn học trung đại Việt Nam có những mã khóa đặc thù khá xa lạ với con người hiện đại.
- người học cần nắm chắc mã khóa cơ bản - đặc trưng của bộ phận văn học này, từ đó giải mã thành công.
- tác phẩm.
- Văn học thời kỳ này có những đặc điểm cơ bản sau:.
- Về quan niệm văn học: Phương đông cổ xưa quan niệm văn bắt nguồn ở tồn tại khách quan.
- Ở Việt Nam, Lê Thánh Tông cũng nói rõ quan hệ máu thịt giữa văn học với đạo đức, lễ giáo trong bài Tựa Quỳnh uyển cửu ca, Lê Thánh Tông đề cao “văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí”.
- Cách hiểu văn chương của người xưa không chỉ thể hiện trong cách dùng các từ “văn”, “văn học”,.
- Đến nay, một hệ thống phân loại văn học trung đại hợp lý, hoàn bị vẫn chưa có.
- Về ngôn ngữ: Đặc điểm ngôn từ văn học trung đại là hiện tượng song ngữ.
- Hiện tượng này hình thành hai bộ phận văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
- Những tác phẩm được viết bằng chữ Hán, người đọc tiếp cận phần phiên âm, dịch thơ.
- Tác phẩm được viết bằng chữ Nôm, phiên âm ra chữ quốc ngữ, có thể có nhiều dị bản.
- Tính quy phạm trong văn học trung đại - là khuôn phép trong quan niệm nghệ thuật, chức năng văn học (coi trọng mục đích giáo huấn), trong tập quán tư duy sáng tác (theo những kiểu mẫu công thức).
- Tính cao nhã trong văn học trung đại là sự cao quý, thanh nhã thể hiện ở quan niệm, nội dung, chức năng xã hội của văn chương.
- Do vậy văn học trung đại xây dựng nhiều hình tượng đẹp, cảm xúc thanh tao..
- Tính vô ngã và hữu ngã trong văn học trung đại, Lê Trí Viễn đã bàn kỹ vấn đề này trong mục “Từ chủ yếu vô ngã sang chủ yếu hữu ngã”.
- Theo nhà nghiên cứu, sự thể hiện con người trong văn học trung đại có sự chuyển dịch từ con người vô ngã sang con người hữu ngã.
- Đặc điểm tư tưởng - tình cảm trong văn học trung đại thể hiện sắc thái riêng: “Tác phẩm văn học trung đại thiên về biểu hiện tâm, chí mà ít tả thực các hiện tượng đời sống… cần khai thác tâm sự, chí hướng, lý tưởng, nhân cách của tác giả được gửi gắm trong văn bản” (Trần Đình Sử và ctv., 2006.
- Văn học gắn bó với vận mệnh đất nước, số phận con người Việt Nam, nên những truyền thống tư tưởng lớn và sâu sắc của dân tộc thể hiện trong văn học trung đại là chủ nghĩa yêu nước, anh hùng, lòng tự hào dân tộc.
- 2.4 Một số phương pháp dạy học tác phẩm văn học trung đại Việt Nam theo hướng tiếp cận năng lực.
- 2.4.1 Phương pháp đọc - hiểu văn bản văn học trung đại.
- Tác phẩm văn học trung đại, thì phương pháp đọc - hiểu văn bản văn học rất quan trọng.
- Ngữ cảnh là khái niệm then chốt để đọc hiểu văn bản văn học.
- Ví dụ với tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện, soi sáng trong ngữ cảnh văn bản rất rõ ràng, chặt chẽ, cụ thể qua từ ngữ (nhân nghĩa, dấy nghĩa, đại nghĩa.
- Thể nghiệm ý nghĩa của văn bản văn học thông qua liên tưởng, tưởng tượng.
- Trên cơ sở mục tiêu rèn luyện năng lực Ngữ văn, GV lựa chọn một số nội dung.
- Hệ thống này có tác dụng nhanh giúp HS nâng cao năng lực Ngữ văn.
- Trong giờ học: Là công đoạn quyết định thành công của tiết học và quá trình hình thành, phát triển năng lực toàn diện của HS.
- Là phương pháp dạy học sinh động, khơi dậy hứng thú đối với môn học.
- nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy nhiều năng lực cá nhân, nhất là năng lực giao tiếp, hợp tác;.
- 2.4.4 Dạy học theo dự án.
- Dự án: Nghiên cứu về một tác gia văn học..
- Freg - nhà giáo dục hàng đầu về dạy học theo dự án của Cộng hòa liên bang Đức: “Dạy học theo dự án là một hình thức hoạt động dạy học trong đó nhóm HS xác định một chủ đề làm việc, thống nhất nội dung làm việc, tự lập kế hoạch và tiến hành công việc dẫn đến một kết thúc có ý nghĩa, thường xuất hiện một sản phẩm có thể trình ra được.
- Dạy học theo dự án nhấn mạnh vai trò người học”.
- Giai đoạn học tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều (2 tuần): Việc dạy học chủ đề thường kết hợp nhiều phương pháp dạy học..
- Ý nghĩa của dự án: Cung cấp cái nhìn tổng thể, sâu sắc về tác gia, tác phẩm của Nguyễn Du… Giúp HS hình thành, phát triển đa dạng năng lực chung và riêng..
- 2.5 Kiểm tra đánh giá năng lực Ngữ văn của học sinh.
- Môn Ngữ văn hình thành, bồi dưỡng cho HS năng lực tiếp nhận, tạo lập văn bản.
- Để đánh giá đúng năng lực Ngữ văn của HS cần có bộ công cụ phù hợp với mục đích, tính chất các bài kiểm tra, kỳ thi.
- Mặt khác, cách đánh giá theo năng lực là sự đánh giá đa diện, nhiều chiều - là sự tổng hợp cách đánh giá của GV, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS (trong nhóm, lớp).
- Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ và cuối cấp mang tính chất thực hành, rèn luyện nhằm nâng cao toàn diện năng lực Ngữ văn (năng lực chung và riêng) cho HS.
- Dù đánh giá theo hình thức nào cũng phải bảo đảm nguyên tắc: học sinh được bộc lộ, thể hiện phẩm chất, năng lực ngôn ngữ, năng lực đọc, năng lực tư duy hình tượng, tư duy logic..
- Chẳng hạn, việc đọc hiểu tác phẩm văn học trung đại gắn kết với những liên hệ so sánh, kết nối phải được từng bước nâng cao.
- Bước đầu từ yêu cầu vận dụng hiểu biết về tác giả văn học trung đại để đọc hiểu một số tác phẩm của tác giả.
- Việc đánh giá như trên kết hợp với việc bồi dưỡng năng lực so sánh kết nối góp phần phát huy năng lực của người học..
- Giảng dạy tác phẩm văn học trung đại Việt Nam trong chương trình trung học phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực hướng tới những mục tiêu và kết quả sau:.
- Thứ nhất, phải hiểu rõ năng lực người học, xây dựng mục tiêu học tập cần đạt được, mô tả chi tiết, có thể quan sát, đánh giá, ghi nhận sự tiến bộ một cách liên tục.
- Đánh giá (khả năng đánh giá).
- Thứ hai, chú ý đánh giá, phát triển năng lực ngôn ngữ (hiểu và sử dụng ngôn ngữ đúng, hay, sáng tạo) giúp người học hiểu rõ tính hàm súc, đa nghĩa của chữ Hán.
- Thứ ba, phát triển năng lực hiểu sâu sắc, nắm vững kiến thức lý luận, những đặc trưng thi pháp về thể loại văn học trung đại, đặc biệt thể loại thơ, phú, cáo, hịch.
- từ đó hiểu sâu giá trị nội dung tư tưởng văn học.
- Thứ tư, phát triển năng lực thẩm mỹ, nhân văn, xây dựng con người kết tinh ở chiều sâu văn hóa truyền thống - hiện đại..
- Thứ năm, sử dụng các phương pháp dạy học phát triển năng lực toàn diện (năng lực chung, năng lực riêng) cho người học..
- Thực tế giảng dạy cho thấy GV không thể và không nên thực hiện một phương pháp, hình thức dạy học thuần túy.
- luôn cần có sự kết hợp đa dạng, linh hoạt các phương pháp, hình thức dạy học..
- Giáo dục theo định hướng dựa vào năng lực người học có nguồn gốc sâu xa từ Đạo luật Morrill Land 1862 của Mỹ, cung cấp nền tảng đầu tiên cho khái niệm giáo dục ứng dụng.
- xây dựng chương trình kế thừa, phát triển tính chất giáo dục hướng tới mục tiêu đào tạo dựa vào năng lực người học hơn là truyền thụ tri thức..
- Trong 10 thế kỷ đầu của nền văn học viết (từ đầu thế kỷ thứ X đến hết thế kỷ XIX), văn học trung đại Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cao quý của mình - đóng góp to lớn trong việc bồi dưỡng phẩm chất cao đẹp, tinh thần sáng tạo.
- Ngày nay thơ văn trung đại vẫn tiếp tục phát huy giá trị bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, ý thức cho bao thế hệ con người Việt Nam.
- Vì vậy định hướng tiếp cận năng lực trong dạy học tác phẩm văn học trung đại Việt Nam chính là cách chúng ta giáo dục ý thức gắn bó với cội nguồn văn hóa dân tộc đồng thời mở ra những chân trời tri thức mới cho những người trẻ trong xã hội Việt Nam hôm nay..
- Mục đích cuối cùng của chương trình dạy học tiếp cận năng lực là sau quá trình học tập, HS phát triển, hoàn thiện năng lực (năng lực chung và năng lực riêng).
- Điểm nổi bật trong phát triển năng lực ở bộ môn ngữ văn cho người học là năng lực thẩm mỹ và ngôn ngữ.
- Năng lực thẩm mỹ giúp người học nhận biết, phân tích, đánh giá, sáng tạo cái đẹp trong nghệ thuật và cuộc sống.
- Giá trị thẩm mỹ của tác phẩm văn học trung đại Việt Nam là tính cao nhã.
- Năng lực ngôn ngữ phát triển.
- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam..
- Tiến trình văn học.
- Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam, xuất bản lần thứ nhất.
- Bước đầu vận dụng dạy học theo dự án trong học phần phương pháp dạy học Lịch sử, ngày truy cập .
- Nhà xuất bản Giáo dục