« Home « Kết quả tìm kiếm

Di sản và vấn đề giáo dục di sản cho học sinh trung học phổ thông


Tóm tắt Xem thử

- DOI:10.22144/ctu.jsi.2019.101 DI SẢN VÀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC DI SẢN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Dương Quỳnh Phương * và Đỗ Văn Hảo.
- Nghiên cứu về di sản và giáo dục di sản trong trường phổ thông, trước hết cần nhận dạng được di sản với 3 nhóm gồm di sản thiên nhiên, di sản văn hóa và di sản hỗn hợp.
- Mỗi di sản được phân loại đều có tiêu chí rõ ràng, những di sản được UNESCO công nhận phải có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm khoa học, bảo toàn hoặc vẻ đẹp tự nhiên, quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.Hiện nay, ở các trường phổ thôngviệc đưa di sản vào dạy học và tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh cũng còn khá nhiều vấn đề.
- Giáo viên thường giáo dục cho học sinh chủ yếu là ý nghĩa, vai trò và giá trị của di sản, trong khi trên thực tế, các di sản ngày càng xuống cấp, cần được bảo vệ thì việc giáo dục ý thức và trách nhiệm bảo tồn các di sản vẫn chưa được hiệu quả.
- Việc giáo dục di sản có hiệu quả tùy điều kiện của từng địa phương và đặc thù của từng bậc học, cấp học mà mỗi trường cần có một cách tổ chức phù hợp, cùng với đó là sự phối hợp chặt chẽ với các ban ngành ở địa phương trong việc lựa chọn các mô hình, chủ đề giáo dục di sản cho học sinh..
- Di sản và vấn đề giáo dục di sản cho học sinh trung học phổ thông.
- Di sản là tài nguyên tri thức phong phú và vô tận để học tập suốt đời.Di sản không chỉ được coi là tài.
- nước.Trong tất cả các bậc học, việc giáo dục di sản trong nhà trường đã tác động lớn đến học sinh, trong đó, đặc biệt là về tư tưởng, tình cảm.
- Thông qua đó học sinh sẽ nhận th ức giá trị của những di sản xung quanh, từ đó có thái độ hành vi đúng đắn, có ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.
- Hiện nay, ở các trường phổ thông, việc đưa di sản vào dạy học cũng đã được chú ý đến, nhưng hiệu quả chưa cao, số lượng các trường học tổ chức được các buổi học trải nghiệm tại nơi có di sản không nhiều.
- Công tác giáo dục di sản muốn hiệu quả hơn cần có sự chung tay từ nhiều phía và cần có những thay đổi trong việc tiếp cận về giáo dục di sản cho học sinh..
- phương pháp chuyên gia,… Những phương pháp này giúp nhóm tác giả nghiên cứu việc sử dụng các di sản trong dạy và học, các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện và triển khai các hoạt động trải nghiệm tại nơi có di sản, các điều kiện tâm, sinh lí của học sinh cũng như khả năng lồng ghép, tích hợp kiến thức của giáo viên trong giảng dạy..
- 2.2 Những vấn đề chung về di sản.
- Theo nghiên cứu của UNESCO thì toàn bộ di sản thế giới được chia làm ba loại gồm di sản thiên nhiên, di sản văn hóa và di sản hỗn hợp (Pedersen, 2002)..
- Di sản thiên nhiên.
- Trong Công ước về di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (UNESCO, 1972), những loại hình thuộc về di sản thiên nhiên bao gồm:.
- Như vậy, những di sản thiên nhiên là những tuyệt tác do thiên nhiên tạo ra cùng với quá trình thành tạo của Trái đất.
- Di sản văn hóa.
- Di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ đời này sang đời khác..
- Theo Công ước di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (UNESCO, 1972) thì di sản văn hóa là:.
- Ở Việt Nam, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được coi là hai bộ phận hữu cơ cấu thành kho tàng di sản văn hóa dân tộc.
- Di sản văn hóa vật thể là cái hữu hình, tồn tại dưới dạng vật chất, chứa đựng những hồi ức sống động của loài người, là bằng chứng vật chất của các nền văn hóa, văn minh nhân loại..
- Di sản văn hóa phi vật thể là cái vô hình, chỉ được lưu truyền và biểu hiện bằng hình thức truyền miệng, truyền nghề và các dạng bí quyết nghề nghiệp khác..
- Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: tiếng nói, chữ viết.
- Di sản văn hóa vật thể bao gồm: di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (di tích).
- Di sản hỗn hợp.
- Năm 1992, Ủy ban Di sản thế giới mới đưa ra khái niệm di sản hỗn hợp hay còn gọi là cảnh quan văn hóa để miêu tả các mối quan hệ tương hỗ nổi bật giữa văn hóa và thiên nhiên của một số khu di sản..
- Nói cách khác, di sản hỗn hợp là một loại di sản kép, nó đáp ứng đủ cả hai yếu tố nổi bật về văn hóa và thiên nhiên.
- Một địa danh được công nhận là di sản hỗn hợp phải thỏa mãn ít nhất là một tiêu chí về di sản văn hóa và một tiêu chí về di sản thiên nhiên (Pedersen, 2002).
- 2.3 Những di sản được sử dụng trong dạy học và thực trạng giáo dục di sản ở trường phổ thông.
- Giáo dục di sản và đưa di sản vào trường học thường được chia thành 3 nhóm (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2013):.
- Nhóm 1: các di sản được UNESCO công nhận (bao gồm cả di sản văn hóa, di sản tự nhiên và di sản hỗn hợp), tính đến thời điểm năm 2016 thì Việt Nam có 2 di sản thiên nhiên thế giới.
- 1 di sản hỗn hợp.
- 5 di sản văn hóa vật thể;.
- 10 di sản văn hóa phi vật thể trong đó có 1 di sản là di sản văn hóa đa quốc gia (nghi lễ và trò chơi kéo co của các nước Việt Nam, Campuchia, Hàn Quốc và Philippines).
- và 4 di sản tư liệu thế giới.
- quốc gia du lịch nổi tiếng thế giới với 23 di sản được UNESCO vinh danh..
- Nhóm 2: các di sản đặc biệt cấp quốc gia và các di sản cấp quốc gia.
- Nhóm 3:các di sản cấp tỉnh.
- Các di sản tự nhiên cấp quốc gia bao gồm các khu dự trữ sinh quyển thế giới, các vườn quốc gia..
- Những di sản trên được các trường học, các giáo viên sử dụng/lồng ghép/tích hợp và đưa vào trong các hoạt động cụ thể của từng trường phổ thông ở mỗi địa phương và nội dung các bài học địa lí, lịch sử, giáo dục công dân, âm nhạc,....
- Mục đích của việc đưa di sản vào trong trường học là để giúp học sinh hiểu biết về giá trị của các di sản, qua đó giáo dục các em ý thức gìn giữ, bảo vệ các di sản, đồng thời góp phần thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học, hướng tới việc phát triển toàn diện cho học sinh.
- Chương trình đưa di sản vào trong trường học cần được các trường xây dựng linh hoạt, phù hợp với phù hợp điều kiện vùng miền, văn hóa dân tộc và phải phù hợp với mọi điều kiện của nhà trường ở các khu vực: nông thôn, thành thị, miềnnúi, ven biển, hải đảo.
- Thực trạng giáo dục di sản ở trường phổ thông, chúng tôi đã trực tiếp tiến hành điều tra, khảo sát giáo viên ở một số trường trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn và Lào Cai.
- Xử lí kết quả điều tra từ 90 phiếu (khảo sát tại 9 trường THPT) cho thấy, 63/90 giáo viên đều cho rằng giáo dục di sản trong dạy học là việc làm rất cần thiết (tỷ lệ 70.
- c ác giáo viên đều đã chỉ ra được mục đích của việc giáo dục di sản cho học sinh là giúp học sinh hiểu được thế nào là di sản, các loại di sản văn hóa, sự phân bố, ý nghĩa và vai trò của di sản, ý thức và trách nhiệm trong việc bảo vệ di sản..
- Nội dung giáo dục giá trị di sản mà các giáo viên thường giáo dục cho học sinh chủ yếu là ý nghĩa, vai trò và giá trị của di sản văn hóa.
- Trong khi trên thực tế, các di sản văn hóa ngày càng xuống cấp, cần được bảo vệ thì việc giáo dục ý thức và trách nhiệm bảo tồn các di sản vẫn chưa được sâu sắc.
- Ngoài ra, mức độ tiến hành giáo dục di sản cho học sinh qua bài dạy địa lí nhìn chung còn thấp, chỉ 40% giáo viên là thường xuyên thực hiện giáo dục di sản, đặc biệt vẫn có những giáo viên rất hiếm khi chú ý đến việc này..
- Về phương pháp của giáo viên trong việc giáo dục di sản văn hóa: qua dự giờ cho thấy, đa số giáo viên đều kết hợp nhiều phương pháp để giáo dục di sản cho học sinh.
- Giáo dục di sản văn hóa vẫn còn gặp nhiều khó khăn, theo đánh giá của giáo viên là thiếu phương tiện dạy học (50.
- Chính vì vậy, mức độ đạt được mục tiêu khi giáo dục di sản văn hóa cho học sinh còn thấp.
- Theo đánh giá của giáo viên thì các mục tiêu đề ra của việc giáo dục di sản văn hóa nhìn chung mới chỉ đạt mức khá (70.
- 2.4 Một vài trao đổi về việc giáo dục di sản cho học sinh trung học phổ thông.
- Nghiên cứu về di sản và thực trạng giáo dục di sản ở 09 trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn và Lao Cai chúng tôi thấy rằng, di sản văn hóa là một trong những phương tiện dạy học đa dạng sống động nhất.Việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực.
- Sau một thời gian triển khai việc đưa di sản vào dạy học cho các trường từ bậc tiểu học đến trung học phổ thông, có thể khẳng định giáo dục di sản trong trường học là một việc làm cần thiết..
- Theo nhiều địa phương, chương trình giáo dục di sản đã chứng tỏ hiệu quả trong công tác giáo dục, nâng cao ý thức giữ gìn truyền thống, lịch sử cho học sinh.
- Kết quả các em thu được không chỉ là kiến thức mà còn là nhận thức về các giá trị di sản và tổng hòa các các kỹ năng khác nhau, trong đó có nhiều kỹ năng sống..
- Tuy nhiên, việc đưa di sản vào dạy học và tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh cũng còn khá nhiều tồn tại.
- Tổ chức tham quan, học tập trải nghiệm tại di sản vẫn chỉ mang tính h́nh thức,.
- Hầu hết, các di tích hay bảo tàng tại Việt Nam chưa có những chương trình giáo dục di sản hấp dẫn, đủ để lại những bài học ấn tượng sâu sắc cho khối kiến thức mà các học sinh tiếp thu trên giảng đường.
- Việc đưa di sản vào trong trường học cũng gặp khó khăn nhất định, nhất là trong việc lựa chọn di sản để tích hợp vào bài học và thời gian để tổ chức các hoạt động ngoại khóa....
- Để tránh tình trạng nặng nề, quá tải cho học sinh, việc giáo dục di sản cần đa dạng trong hình thức tổ chức dạy và học.Tùy điều kiện của từng địa phương và đặc thù của từng bậc học, cấp học mà mỗi trường có một cách tổ chức phù hợp.Phương thức tổ chức dạy học các nội dung di sản văn hóa trong trường học bao gồm lồng ghép nội dung dạy học di sản văn hóa vào các môn học, hoạt động giáo dục trong.
- xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao có chủ đề liên quan đến di sản có tính chất điển hình và hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu, khai thác các nội dung khác của di sản văn hóa thông qua tư liệu, hiện vật.
- tổ chức chăm sóc di tích, các hoạt động giáo dục tại di tích.Tùy hoàn cảnh và đối tượng mà khuyến khích các hình thức giáo dục di sản khác nhau.Ở thành phố thì giáo dục ở các bảo tàng, các di tích lịch sử văn hóa là quan trọng.
- Ở vùng núi, cùng xa xôi hẻo lánh không có bảo tàng, xa các di tích thì tập trung giáo dục các di sản vật thể của các dân tộc thiểu số, theo đặc trưng và văn hóa riêng của từng dân tộc, từng vùng miền..
- Giáo dục di sản văn hóa vật thể.
- Hiện nay, những hình thức giáo dục giá trị của các di sản có hiệu quả nhất đó là tổ chức hoạt động ngoại khóa, dạy học tại nơi có di sản văn hóa, tổ chức tham quan và trải nghiệm tại nơi có di sản văn hóa.
- Các môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn như môn Địa lí và Lịch sử được xem là một môn có nhiều cơ hội để giáo dục di sản văn hoá hơn hẳn những môn khác.Nắm bắt được thế mạnh đó nhiều giáo viên ở các trường THPT đã xây dựng và tổ chức thực hiện các hoạt động nội khóa, ngoại khoá giáo dục di sản văn hoá cho học sinh.
- Khai thác các di sản văn hóa trên địa bàn nhà trường đóng vai trò như là nguồn tri thức, là phương tiện dạy học, giáo dục đáp ứng nhu cầu nâng cao hiểu biết về di sản văn hóa cho học sinh.
- Qua buổi học tập và trải nghiệm tại di sản, các học sinh hiểu được giá trị từ những di sản của địa phương, thấy yêu quí trân trọng và tự hào hơn về quê hương ḿnh, từ đó có thái độ và hành vi đúng đắn, có ư thức ǵn giữ, bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa của quê hương..
- Giáo dục di sản văn hóa phi vật thể:.
- Giáo dục di sản văn hóa phi vật thể cũng có nhiều hình thức đem lại hiệu quả cao như dạy học thông qua các phương tiện truyền thông, đa phương tiện, đưa các loại hình di sản văn hóa phi vật thể vào.
- Kết quả các em thu được không chỉ là kiến thức mà còn là nhận thức về các giá trị di sản văn hóa phi vật thể và tổng hòa các kỹ năng, trong đó có nhiều kỹ năng sống..
- Tuy nhiên, hiện nay việc lựa chọn di sản gì vào bài học nào, lựa chọn những thông tin và hình thức nào để giáo dục giá trị di sản văn hóa phi vật thể, chính là trăn trở của nhiều giáo viên.
- Một khuyến nghị là hãy chọn những di sản ở quanh chúng ta, cộng đồng ở đâu thì chúng ta lấy di sản ở đó, tìm những gì gần gũi và bình dị để tích hợp vào bài giảng, có như vậy giáo viên mới dễ sử dụng và các em nhớ một cách thiết thực về văn hóa của chính mình.
- Mỗi tỉnh cần có những cách thức riêng đưa di sản đến gần hơn với học sinh.Chẳng hạn, đối với tỉnh Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng là địa bàn cư chú chủ yếu của dân tộc Tày, Nùng nên giáo viên cần nghiên cứu và lồng ghép những giá trị di sản văn hóa phi vật thể của hai dân tộc này như hát sli, hát lượn, đàn tính, hát then, lễ hội lồng tồng,….
- Các hoạt động giáo dục di sản văn hóa cần phù hợp với tâm lý lứa tuổi của các em học sinh và giảm thiểu sự hàn lâm hóa kiến thức trong dạy học.Điều này tạo sẽ nên sự thích thú, say mê tìm tòi của học sinh, thoát khỏi sự gò bó theo các giờ giảng trên lớp trước đây.
- Việc khai thác và sử dụng tài liệu về di sản để tiến hành giảng dạy cũng cần sự nhuần nhuyễn.Cụ thể, giáo viên phải tiến hành chọn lọc kỹ và xác minh tính chân thực của các tài liệu về di sản..
- Là những nhà khoa học công tác trong lĩnh vực giáo dục, chúng tôi cho rằng để công tác giáo dục di sản hiệu quả hơn lại là bài toán khó cần có sự chung tay từ nhiều phía và cần có những thay đổi trong việc tiếp cận về giáo dục di sản cho học sinh như sau:.
- Thứ nhất, đối với những nhà quản lí di sản và những cán bộ làm việc tại các di sản cần có sự phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục.
- Bên cạnh đó, rất cần có những hoạt động tương tác cho học sinh tại các di sản.
- Ở mỗi điểm di sản, đặc biệt là những di sản văn hóa - lịch sử đã được công nhận là di sản cấp quốc gia nên xây dựng các phòng tương tác với các mô hình, trang thiết bị phù hợp với di sản để học sinh có không gian trải nghiệm và sáng tạo.
- Nhằm nâng cao chất lượng của những hoạt động Giáo dục di sản tại điểm đến, các cơ quan quản lý cần có cơ chế phối hợp bằng cách bố trí chuyên gia, hướng dẫn viên để hỗ trợ các trường trong việc giới thiệu, dẫn dắt và giúp học sinh trải nghiệm, tìm hiểu di sản một cách thuận lợi nhất..
- Thứ hai, đối với ngành giáo dục nói chung và từng giáo viên giảng dạy ở phổ thông nói riêng trước hết cần xây dựng kế hoạch, chương trình, hoạt động giáo dục liên quan đến di sản phù hợp với tâm lí, lứa tuổi, nhận thức của học sinh.
- Giáo dục di sản có hiệu quả thì cần phải xác định được chủ đề, đối tượng là học sinh tiểu học phải khác so với học sinh THCS và khác so với học sinh THPT.
- Bên cạnh đó, để chương trình giáo dục di sản có chất lượng thì phải có sự kết nối chặt chẽ giữa giáo dục với phụ huynh học sinh, giáo viên với ban giám hiệu nhà trường và giữa nhà trường với phòng giáo dục, sở giáo dục của mỗi địa phương.
- Nếu các trường phổ thông kết hợp với địa phương có các mô hình giáo dục di sản tốt thì cần nhân rộng điển hình và duy trì điển hình hơn nữa để có được những gói sản phẩm hấp dẫn, hiệu quả, phù hợp với đặc trưng của từng di sản..
- Thứ ba, đối với giáo viên, cần chủ động sưu tầm tư liệu về di sản và xây dựng bài học phù hợp,nghiên cứu kĩ những nội dung, kiến thức liên quan đến các chủ đề tích hợp giáo dục di sản và tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tại nơi có di sản.
- Khi tổ chức cho học sinh đi trải nghiệm cần phải dẫn dắt và giúp học sinh trải nghiệm, tìm hiểu di sản một cách thuận lợi nhất.
- Trong quá trình dạy học ở trường phổ thông, việc lồng ghép nội dung giáo dục di sản vào trong mỗi bài học, hoặc tổ chức các buổi ngoại khoá, dạy học theo chủ đề giúp cho học sinh tiếp cận với di sản nhiều hơn, phát triển kĩ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức và kích thích hứng thú học tập cho học sinh.
- Tổ chức cho học sinh học và trải nghiệm tại di sản sẽ giúp các em hiểu biết rõ hơn về di sản, có tình yêu di sản và ý thức bảo tồn, phát huy giá trị di sản.
- Hiện nay, ở các trường phổ thông, việc đưa di sản vào trường học và đưa học sinh đến các di sản để học tập đã được chú ý.
- Chính sự liên kết này sẽ tạo nên “sức sống” cho việc giáo dục di sản ở trường phổ thông..
- Quản lí du lịch tại các khu di sản thế giới.
- Trung tâm Di sản thế giới của.
- Tài liệu tập huấn: Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông..
- Số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2019 về việc ban hành “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật di sản văn hóa của quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5”, ngày truy cập 20/1/2019.
- Giáo dục giá trị của các di sản ở khu vực Đông Bắc Việt Nam cho học sinh trung học phổ thông thông qua dạy học các chủ đề thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.
- Công ước về việc bảo vệ di sản văn hoá và tự nhiên của thế giới, ngày truy cập 15/12/2018