« Home « Kết quả tìm kiếm

Khảo sát khả năng kháng oxy hóa, ức chế α-glucosidase và gây độc tế bào ung thư vú (MCF-7), ung thư cổ tử cung (HeLa) của cao chiết từ cánh hoa vạn thọ (Tagetes erecta L.)


Tóm tắt Xem thử

- KHẢO SÁT KHẢ NĂNG KHÁNG OXY HÓA, ỨC CHẾ α -GLUCOSIDASE VÀ GÂY ĐỘC TẾ BÀO UNG THƯ VÚ (MCF-7), UNG THƯ CỔ TỬ CUNG (HeLa) CỦA CAO CHIẾT TỪ CÁNH HOA VẠN THỌ (Tagetes erecta L.).
- Mục tiêu của nghiên cứu nhằm khảo sát hàm lượng polyphenol toàn phần (bằng phương pháp Folin-Ciocalteu) và hàm lượng flavonoid (bằng phương pháp so màu AlCl 3 ) của các cao chiết từ cánh hoa vạn thọ thuộc 2 giống vạn thọ hoa vàng và vạn thọ hoa cam (Tagetes erecta L.
- Kết quả cho thấy, hàm lượng polyphenol toàn phần trong mẫu cao chiết bằng ethanol 70% của cánh hoa vạn thọ.
- hoa vàng là mg GAE/ g dược liệu khô) cũng như hoạt tính kháng oxy hóa (khảo sát bằng phương pháp khử gốc tự do DPPH) và hoạt tính ức chế α- glucosidase của mẫu cao chiết này cao hơn các mẫu cao chiết còn lại gồm cánh hoa vạn thọ hoa vàng dung môi ethanol 96%, cánh hoa vạn thọ hoa cam dung môi ethanol 70% và ethanol 96%.
- Kết quả thống kê cũng chỉ ra được có sự tương quan giữa hàm lượng polyphenol, flavonoid và hoạt tính ức chế α-glucosidase trong các mẫu cao chiết.
- Ở nồng độ 500 µg/mL, các mẫu cao chiết đều thể hiện hoạt tính gây độc tế bào trên 2 dòng tế bào ung thư vú MCF-7 và ung thư cổ tử cung HeLa (thực hiện bằng phương pháp Sulforhodamin B).
- Hàm lượng polyphenol và flavonoid trong mẫu cao chiết từ cánh hoa vạn thọ càng cao, hoạt tính ức chế α-glucosidase của mẫu cũng sẽ cao tương tự..
- Khảo sát khả năng kháng oxy hóa, ức chế α- glucosidase và gây độc tế bào ung thư vú (MCF-7), ung thư cổ tử cung (HeLa) của cao chiết từ cánh hoa vạn thọ (Tagetes erecta L.
- Nghiên cứu này thực hiện khảo sát hàm lượng polyphenol toàn phần và flavonoid toàn phần của các cao chiết từ cánh hoa thuộc 2 giống vạn thọ hoa vàng và hoa cam, đồng thời đánh giá một số hoạt tính sinh học của chúng như kháng oxy hóa, ức chế α-glucosidase và gây độc tế bào trên 2 dòng tế bào ung thư vú (MCF-7) và ung thư cổ tử cung (HeLa)..
- 2.2.1 Điều chế cao chiết từ cánh hoa vạn thọ.
- Chiết xuất cao chiết: Sử dụng 100 g mỗi mẫu bột cánh hoa chiết xuất bằng phương pháp ngâm lạnh ở nhiệt độ phòng trong 2 loại dung môi ethanol 70%.
- Các dịch chiết được cô quay dưới áp suất giảm ở 40 o C đến khi các cao chiết đạt điều kiện của cao đặc (thử độ ẩm các cao chiết đạt dưới 20%) theo quy định của Dược Điển Việt Nam V, PL1 (trang PL-9).
- Thu được 4 mẫu cao chiết cánh hoa vạn thọ hoa vàng - dung môi ethanol 70%, cánh hoa vạn thọ hoa cam - dung môi ethanol 70%, cánh hoa vạn thọ hoa vàng - dung môi ethanol 96%, cánh hoa vạn thọ hoa cam - dung môi ethanol 96% được ký hiệu lần lượt là HV70, HC70, HV96, HC96 (Nguyễn Kim Phi Phụng, 2007)..
- Các mẫu cao chiết sau đó được bảo quản trong tủ mát ở nhiệt độ 5 o C và khảo sát hàm lượng polyphenol toàn phần, hàm lượng flavonoid toàn phần, thử nghiệm các hoạt tính sinh học như kháng oxy hóa, ức chế α-glucosidase, gây độc tế bào ung thư vú (MCF-7) và ung thư cổ tử cung (HeLa)..
- Dùng methanol pha loãng bốn mẫu cao chiết (HV70, HC70, HV96, HC96) thành những dung dịch có nồng độ 1.000 µg/mL và pha chất chuẩn gallic acid thành những nồng độ µg/mL.
- Thí nghiệm được lặp lại 3 lần, giá trị độ hấp thu quang phổ (A) được ghi nhận để tiến hành vẽ đường thẳng hiệu chuẩn xác định hàm lượng polyphenol toàn phần trong các mẫu cao chiết..
- Hàm lượng polyphenol toàn phần chứa trong mẫu cao chiết được đo lường bằng hàm lượng gallic acid đương lượng (GAE) và được tính bằng công thức:.
- m: Khối lượng cao chiết có trong thể tích (g) N: Độ ẩm cao chiết.
- Dùng methanol pha loãng 4 mẫu cao chiết để đạt nồng độ 1.000 µg/mL và dung dịch flavonoid chuẩn quercetin đạt các nồng độ µg/mL.
- Thí nghiệm được lặp lại 3 lần, giá trị độ hấp thu quang phổ (A) được ghi nhận và tiến hành vẽ đường thẳng hiệu chuẩn để sử dụng xác định hàm lượng flavonoid toàn phần trong các mẫu cao chiết..
- Hàm lượng flavonoid toàn phần chứa trong mẫu cao chiết được đo lường bằng hàm lượng quercetin đương lượng (QE) và được tính bằng công thức:.
- m: Khối lượng cao chiết có trong thể tích (g) N: Độ ẩm của cao chiết.
- Dung dịch DPPH nồng độ 0,6 mM, các mẫu cao chiết nồng độ 25.
- Hoạt tính kháng oxy hóa.
- càng nhỏ tương ứng với hoạt tính kháng oxy hóa càng mạnh và ngược lại.
- 2.2.5 Khảo sát hoạt tính ức chế α-glucosidase Hoạt tính ức chế α-glucosidase in vitro được khảo sát bằng phương pháp mô tả bởi Kwon et al..
- Chuẩn bị mẫu nghiên cứu: Cân khối lượng cao chiết và dựa vào độ ẩm để quy ra khối lượng cao khô.
- Các mẫu cao chiết được hòa tan bằng nước cất..
- Các cao chiết HV70, HC70 được khảo sát ở các nồng độ phản ứng 37,5.
- 750 µg/mL và các cao chiết HV96, HC96 được khảo sát ở các nồng độ phản ứng 18,75.
- Mẫu có hoạt tính ức chế càng mạnh khi giá trị IC 50 càng nhỏ.
- Thông qua IC 50 có thể đánh giá và so sánh hoạt tính ức chế α-glucosidase giữa các mẫu cao chiết với nhau và so với đối chứng dương..
- Khảo sát hoạt tính gây độc tế bào bằng phương pháp Sulforhodamin B (Skehan et al., 1990) với một số hiệu chỉnh.
- Đối chứng dương cho các mẫu cao chiết được sử dụng là chất chuẩn camptothecin..
- 3.1 Kết quả định lượng polyphenol toàn phần và flavonoid toàn phần trong các cao chiết.
- Do đó, việc xác định hàm lượng polyphenol và flavonoid toàn phần cũng giúp định hướng nghiên cứu các hoạt tính sinh học của thực vật.
- Bảng 1: Hàm lượng polyphenol và flavonoid toàn phần trong các cao chiết cánh hoa vạn thọ Mẫu cao chiết Hàm lượng polyphenol toàn phần.
- Hàm lượng polyphenol toàn phần của các mẫu cao chiết dao động từ 107,43 đến 150,18 mg GAE/g dược liệu khô.
- Mẫu cao chiết HV70 có hàm lượng polyphenol toàn phần lớn nhất mg GAE/g dược liệu khô) gấp hơn 1,5 lần mẫu HV96..
- Hàm lượng flavonoid toàn phần của bốn mẫu cao chiết dao động trong khoảng từ 40,38 đến 77,77 mg QE/g dược liệu khô, cao nhất là mẫu cao chiết HC mg QE/g dược liệu khô) cao hơn khoảng 1,5 lần mẫu HC96 và hơn khoảng gần 2 lần mẫu HV96..
- Hàm lượng flavonoid trong mẫu cao chiết bằng dung môi ethanol 70% cao hơn so với khi chiết bằng dung môi ethanol 96% có thể là do các hợp chất flavonoid trong cánh hoa vạn thọ có độ phân cực tương đương với độ phân cực của ethanol 70%.
- Điều này tương tự với nghiên cứu của Gong et al., 2012, hàm lượng flavonoid của cao chiết ethanol 70% từ hoa vạn thọ là mg QE/g dược liệu khô) cao hơn so với cao chiết từ dung môi ethanol 96%.
- 3.2 Kết quả khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa.
- Sau khi đo độ hấp thu quang phổ và tính toán kết quả, tiến hành dựng đường tuyến tính tương quan giữa nồng độ phản ứng của các mẫu cao chiết và ascorbic acid với hoạt tính kháng oxy hóa.
- Kết quả phương trình đường tuyến tính và hoạt tính kháng oxy hóa dựa trên giá trị IC 50 của các mẫu cao chiết thể hiện ở Bảng 2..
- Bảng 2: Hoạt tính kháng oxy hóa của các cao chiết cánh hoa vạn thọ.
- Mẫu cao chiết Phương trình đường tuyến tính IC 50 (µg/mL).
- Các mẫu cao chiết từ cánh hoa vạn thọ đều thể hiện hoạt tính kháng oxy hóa, giá trị IC 50 của 4 mẫu cao chiết dao động từ 82,03 đến 108,51 μg/mL, yếu hơn đối chứng dương là ascorbic acid từ 3,4 đến 4,48 lần, ở mức ý nghĩa 1% thì các mẫu cao chiết HV70, HC70, HV96 thể hiện hoạt tính kháng oxy hóa khác biệt không có ý nghĩa thống kê..
- Cao chiết từ dung môi ethanol 70% của cánh hoa vạn thọ hoa cam cho hoạt tính kháng oxy hóa (IC 50.
- µg/mL) mạnh hơn so với chiết bằng dung môi ethanol µg/mL), tuy nhiên đối với mẫu cao chiết cánh hoa vạn thọ hoa vàng thì sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, mặc dù hàm lượng polyphenol và flavonoid trong các mẫu cao chiết bằng dung môi ethanol 70% cao hơn so với dung môi ethanol 96%.
- Có thể kết luận, hàm lượng các hợp chất polyphenol và flavonoid trong các mẫu cao chiết từ cánh hoa vạn thọ không.
- quyết định hoạt tính kháng oxy hóa trong nghiên cứu này..
- (2012), khi khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa bằng 2 phương pháp: DPPH và FRAP (Ferric ion Reducing Antioxidant Power, khử ion sắt III, đối chứng dương là trolox) trên các mẫu cao chiết bằng các dung môi với độ phân cực khác nhau (nước cất, ethanol 30%, ethanol 50%, ethanol 70%, ethanol nguyên chất) từ cánh hoa vạn thọ, kết quả cho thấy các mẫu cao chiết bằng ethanol 70% có hàm lượng flavonoid nhiều nhất đồng thời hoạt tính kháng oxy hóa mạnh nhất..
- (2013), trên 2 giống đu đủ (Hongkong và Eksotika) về ảnh hưởng của dung môi chiết và phương pháp chiết lên hoạt tính kháng oxy hóa cũng cho kết quả tương tự.
- Theo đó các mẫu cao chiết bằng dung môi ethanol 70% thể hiện hoạt tính kháng oxy hóa vượt trội hơn mẫu chiết bằng.
- 3.3 Kết quả khảo sát hoạt tính ức chế α- glucosidase.
- Kết quả phương trình đường cong phi tuyến và khả năng ức chế 50% hoạt tính α-glucosidase (IC 50 ) của các mẫu cao chiết và đối chứng dương acarbose được thể hiện qua Bảng 3, giá trị IC 50 càng nhỏ, hoạt tính ức chế α-glucosidase càng mạnh..
- Bảng 3: Kết quả hoạt tính ức chế α-glucosidase của các cao chiết cánh hoa vạn thọ.
- Kết quả giá trị IC 50 của hai mẫu cao chiết HV µg/mL) và HC µg/mL) là cao nhất đồng nghĩa hoạt tính ức chế α- glucosidase mạnh nhất, mạnh hơn đối chứng dương là acarbose khoảng 2,4 lần.
- Như vậy, mẫu cao chiết của nghiên cứu cũng thể hiện được hoạt tính ức chế α-glucosidase tương tự với kết quả nghiên cứu của Kaisoon et al., 2012, hoạt tính ức chế α-glucosidase của hoa vạn thọ được chiết bằng dung môi ethanol 80% có IC mg/mL..
- Hai mẫu cao chiết bằng dung môi ethanol 70% thể hiện hoạt tính ức chế α-glucosidase mạnh hơn các mẫu cao chiết bằng dung môi ethanol 96%..
- Hoạt tính ức chế α-glucosidase của mẫu cao chiết HV96 yếu hơn có thể là do hàm lượng polyphenol và flavonoid toàn phần trong mẫu này thấp hơn khi so sánh với các mẫu còn lại.
- Đồng thời, các mẫu cao chiết HV70 và HC70 chứa hàm lượng flavonoid cao hơn các mẫu HV96 và HC96 nên hoạt tính ức chế α-glucosidase cũng cao hơn.
- Từ đó có thể kết luận rằng, hàm lượng polyphenol và flavonoid quyết định hoạt tính ức chế α-glucosidase của các mẫu cao chiết từ cánh hoa vạn thọ trong nghiên cứu..
- Khi so sánh kết quả từ Bảng 2 và Bảng 3 có thể thấy, mẫu cao chiết HV96 có hoạt tính kháng oxy hóa tương đương với 2 mẫu cao chiết HV70, HC70 và mạnh hơn so với mẫu HC96.
- Tuy nhiên, hoạt tính ức chế α-glucosidase lại yếu hơn 3 mẫu còn lại.
- Từ đó có thể kết luận hoạt tính kháng oxy hóa không quyết định hoạt tính ức chế α-glucosidase của các mẫu cao chiết từ cánh hoa vạn thọ trong nghiên cứu này..
- 3.4 Kết quả khảo sát hoạt tính gây độc tế bào.
- Các mẫu cao chiết được thử nghiệm ở nồng độ 500 µg/mL, với đối chứng dương là chất chuẩn camptothecin (nồng độ 0,01 và 1 µg/mL), được pha loãng với dung môi trợ tan là DMSO 0,5%.
- Bảng 4: Kết quả khảo sát hoạt tính gây độc tế bào trên 2 dòng tế bào MCF-7 và HeLa của các cao chiết cánh hoa vạn thọ.
- Các mẫu cao chiết HV70, HC70, HV96, HC96 ở nồng độ 500 µg/mL đều thể hiện được hoạt tính gây độc tế bào trên 2 dòng tế bào ung thư vú (MCF-7) và ung thư cổ tử cung (HeLa).
- Đối với dòng tế bào ung thư vú (MCF-7), các mẫu cao chiết ở nồng độ 500 µg/mL đều cho kết quả ức chế tương đương 80%.
- Kết quả nghiên cứu của Xavier and David (2019), về hoạt tính gây độc tế bào của dịch chiết ethanol nguyên chất từ cánh hoa vạn thọ bằng phương pháp MTT, ở nồng độ 500 µg/mL cao chiết cũng cho kết quả gây độc 65,41% tế bào MCF-7 thử nghiệm.
- Đối với dòng tế bào ung thư cổ tử cung (HeLa), ở nồng độ 500 µg/mL các mẫu cao chiết cho kết quả ức chế trong khoảng 50%.
- Kết quả nghiên cứu của Gupta et al., 2012, thực hiện trên dịch chiết ethanol nguyên chất của rễ vạn thọ cho kết quả về hoạt tính gây độc tế bào với IC µg/mL..
- Kết quả về hàm lượng polyphenol và flavonoid giữa các mẫu cao chiết khác biệt có ý nghĩa thống kê, nhưng kết quả về hoạt tính gây độc tế bào giữa.
- các mẫu cao chiết lại khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
- Như vậy, đối với các mẫu cao chiết của nghiên cứu khi thử nghiệm ở nồng độ 500 µg/mL thì hàm lượng polyphenol và flavonoid không quyết định đến khả năng gây độc tế bào trên cả hai dòng tế bào ung thư vú và ung thư cổ tử cung..
- Từ đó, hướng nghiên cứu về sự tương quan giữa hoạt tính kháng oxy hóa và hoạt tính gây độc tế bào được chú ý nhiều hơn.
- Trong nghiên cứu này, mặc dù hoạt tính kháng oxy hóa giữa mẫu cao chiết HC96 khác biệt có ý nghĩa thống kê với các mẫu còn lại, nhưng các kết quả về hoạt tính gây độc tế bào giữa các mẫu cao chiết lại không khác biệt có ý nghĩa thống kê, vì thế có thể kết luận rằng hoạt tính kháng oxy hóa không quyết định hoạt tính gây độc tế bào của các mẫu cao chiết ở nồng độ khảo sát.
- Bên cạnh đó, chỉ khảo sát hoạt tính gây độc tế bào của các mẫu cao chiết ở nồng độ 500 µg/mL, không tiến hành thực hiện trên dãy nồng độ, dựng đường chuẩn để tính giá trị IC 50.
- (nồng độ gây chết 50% tế bào thử nghiệm), vì thế nghiên cứu chưa thể so sánh tương quan giữa hoạt tính kháng oxy hóa và gây độc tế bào của các mẫu cao chiết một cách trực quan bằng phương pháp so sánh Pearson..
- 3.5 Khảo sát tương quan giữa hàm lượng polyphenol, flavonoid, hoạt tính kháng oxy hóa và hoạt tính ức chế α-glucosidase của các cao chiết.
- 16.0 về sự tương quan giữa các kết quả về hàm lượng polyphenol, flavonoid, hoạt tính kháng oxy hóa và hoạt tính ức chế α-glucosidase của các mẫu cao chiết được thể hiện qua Bảng 5..
- Bảng 5: Sự tương quan giữa hàm lượng polyphenol, flavonoid toàn phần, hoạt tính kháng oxy hóa và hoạt tính ức chế α-glucosidase của các cao chiết cánh hoa vạn thọ.
- Hàm lượng flavonoid.
- Hàm lượng polyphenol.
- Hàm lượng polyphenol .
- Kết quả thông qua phép so sánh này cho thấy có sự tương quan thuận (có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%) giữa hàm lượng polyphenol toàn phần và flavonoid toàn phần của các mẫu cao chiết với hệ số tương quan r = 0,736.
- Đồng thời, có sự tương quan thuận có ý nghĩa thống kê giữa hoạt tính ức chế α- glucosidase với hàm lượng polyphenol và flavonoid (hệ số tương quan lần lượt là 0,903 và 0,703).
- Kết quả này góp phần khẳng định rằng hàm lượng polyphenol và flavonoid các cao chiết cánh hoa vạn thọ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ức chế α- glucosidase.
- Hoạt tính kháng oxy hóa và ức chế α- glucosidase của các mẫu cao chiết trong phép so sánh Pearson tương quan không có ý nghĩa thống kê, kết quả này củng cố cho kết luận về sự bất tương quan giữa kết quả hoạt tính kháng oxy hóa và ức chế α-glucosidase của các mẫu cao chiết..
- Các cao chiết của cánh hoa vạn thọ (T.
- erecta) thuộc 2 giống hoa vàng và hoa cam được định lượng hàm lượng polyphenol toàn phần, flavonoid toàn phần, khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa, ức chế α- glucosidase và gây độc tế bào trên 2 dòng ung thư vú, ung thư cổ tử cung.
- Kết quả cho thấy, các cao chiết chứa một lượng đáng kể hàm lượng polyphenol và flavonoid toàn phần.
- Mẫu cao chiết HV70 có hàm lượng polyphenol toàn phần lớn nhất mg GAE/g dược liệu khô), mẫu cao.
- Bốn mẫu cao chiết đều thể hiện hoạt tính kháng oxy hóa, ức chế α-glucosidase và gây độc tế bào rõ rệt.
- Mẫu HV70 là mẫu cao chiết cho khả năng kháng oxy hóa tốt nhất (IC μg/mL) thấp hơn ascorbic acid (IC μg/mL) 3,38 lần, đồng thời cũng là mẫu có hoạt tính ức chế α- glucosidase cao nhất (IC µg/mL)..
- Thông qua phân tích thống kê Pearson, kết luận hàm lượng polyphenol và flavonoid toàn phần trong các mẫu cao chiết cánh hoa vạn thọ có sự tương quan thuận với hoạt tính ức chế α-glucosidase.
- Ở nồng độ 500 µg/mL, các mẫu cao chiết đều thể hiện hoạt tính gây độc tế bào trên 2 dòng tế bào ung thư vú (MCF- 7) và ung thư cổ tử cung (HeLa).