« Home « Kết quả tìm kiếm

Lý thuyết liên kết và liên kết trong tiếng Anh


Tóm tắt Xem thử

- Lý thuyết liên kết và liên kết trong tiếng Anh.
- Bài viết này nhằm góp phần làm sáng tỏ lý thuyết về liên kết văn bản do Giáo sư M.A.K.
- Tác giả của bài viết cố gắng chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai hệ thống liên kết này.
- Những điểm khác nhau này là cơ sở vững chắc cho những người quan tâm đến việc nghiên cứu hệ thống liên kết văn bản trong tiếng Anh và tiếng Việt..
- Khái niệm liên kết (cohesion) cùng với khái niệm mạch lạc (coherence) được dùng nhiều trong Ngôn ngữ học văn bản (Text.
- Hai khái niệm này có quan hệ với nhau cả trong tên gọi (tiếng Anh) lẫn về đối tượng nghiên cứu.
- “Điều đáng buồn cười là các kĩ năng liên kết với tư cách một sự hỗ trợ cho việc làm văn lại không được dạy một cách rộng rãi trong hệ thống giáo dục của nước Anh, mà chúng rất thường được phó mặc cho việc nhặt nhạnh theo trực giác” [The irony is that cohesive skills as an aid to composition are not widely taught in the British education system, and are all too often left to be picked up by intuition - Nguồn: The Encyclopedia of.
- Trong tiếng Anh, thuật ngữ “liên kết” được M.
- Trong tiếng Anh, hệ thống liên kết của Halliday ngày càng được phổ biến rộng rãi, nó được sử dụng đắc lực vào việc nghiên cứu diễn ngôn cũng như trong thực hành dạy tiếng Anh..
- Ở Việt Nam, người đầu tiên quan tâm đến liên kết như một hướng nghiên cứu ngôn ngữ học là GS.TS Trần Ngọc Thêm với quyển.
- “Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt” (1985)..
- Sách này là cơ sở để tác giả bảo vệ thành công luận án Phó tiến sĩ lúc bấy giờ và luận án Tiến sĩ Khoa học nhan đề “Những vấn đề về tổ chức ngữ pháp - ngữ nghĩa của văn bản” (trên tài liệu tiếng Việt) năm 1988.
- Đối chiếu hệ thống liên kết của Trần Ngọc Thêm và của Halliday.
- Điểm trùng khớp giữa hệ thống liên kết của Trần Ngọc Thêm và của Halliday là cả hai đều được xây dựng trên cơ sở nghĩa: liên kết là sự nối kết giữa các bộ phận mang nghĩa..
- Về sự khác biệt giữa hệ thống liên kết của Trần Ngọc Thêm và của Halliday có thể chia thành hai bậc: bậc các nguyên tắc dùng làm cơ sở và bậc những khác biệt cụ thể..
- a) Hướng nghiên cứu của Halliday Halliday lấy tính hệ thống của các phương tiện liên kết làm trọng và coi chúng như các phương tiện đánh dấu quan hệ nghĩa của câu với câu vốn có quan hệ nghĩa với nhau, ông không bàn đến những trường hợp các câu chứa từ ngữ liên kết mà không tạo thành sự liên kết về nghĩa..
- Dựa vào sự phân biệt cấu trúc (theo quan hệ tiếp đoạn - syntagmatic relation) và hệ thống (theo quan hệ đối đoạn - paradigmatic relation) trong nghiên cứu ngôn ngữ của nhà ngôn ngữ học Anh J.
- Firth, Halliday chủ trương miêu tả ngôn ngữ chủ yếu theo quan điểm hệ thống.
- Trong sự liên kết nghĩa giữa câu với câu ông phát hiện ra những hệ thống phương tiện thuộc các cấp độ khác nhau trong hệ thống ngôn ngữ.
- Bản thân các yếu tố trong mỗi hệ thống này không có quan hệ cấu trúc với nhau, cho nên chúng có tính chất phi cấu trúc tính, mặc dù khi được sử dụng giữa các câu liên kết với nhau chúng có thể.
- tạo ra được quan hệ cấu trúc giữa các bộ phận nghĩa trong các câu đó..
- Chẳng hạn các quan hệ từ như vì, nếu, tuy không có quan hệ cấu trúc với nhau, chúng làm thành một hệ thống các yếu tố có thể dùng thay thế cho nhau khi cần thiết, để diễn đạt một kiểu quan hệ thích hợp (chẳng hạn, dùng vì để chỉ quan hệ nguyên nhân, nếu để chỉ quan hệ điều kiện).
- Còn mối quan hệ giữa các yếu tố mang nghĩa do chúng nối kết lại thì có thể có quan hệ cấu trúc..
- Từ vì ở đầu câu sau đánh dấu quan hệ cấu trúc nhân - quả trong nghĩa của câu chứa nó với nghĩa của câu trước.
- Quan hệ nhân - quả giữa hai câu này thuộc về cấu trúc.
- Từ sự phân biệt vừa nêu, các phương tiện liên kết, theo quan điểm của Halliday, là các phương tiện ngôn ngữ có thể tập hợp lại thành hệ thống, và các phương tiện có cùng một thực chất làm thành một hệ thống xác định với tư cách một phép (phương thức) liên kết, như các từ ngữ dùng để nối kết làm thành phép liên kết nối (như trong ví dụ vừa nêu)..
- Ngoài ra, đối tượng được khảo sát về liên kết của Halliday là giữa câu với câu.
- Tác giả cho rằng trên thực tế các phương tiện liên kết được dùng đều nằm trong các câu có sự nối kết về nghĩa đối với nhau, dù cho mỗi câu đó nằm ở phần nào của văn bản, cho nên không cần bàn đến liên kết giữa đoạn văn với đoạn văn hay những phần lớn hơn đoạn văn trong một văn bản (ấy là chưa kể đoạn văn chỉ là đơn vị thuộc về lời viết, khó xác định trong lời miệng)..
- b) Hướng nghiên cứu của Trần Ngọc Thêm.
- Trần Ngọc thêm lấy sự phân biệt liên kết hình thức với liên kết nội dung làm cơ sở [3,4]..
- Bản thân văn bản là một hệ thống, trong đó có các phần từ là các câu, và giữa các câu - phần từ ấy tồn tại những mối quan hệ, liên hệ quy định vị trí của các câu - phần từ và làm thành cấu trúc của văn bản..
- Cách hiểu hệ thống bao gồm cả cấu trúc như vậy dẫn đến cách hiểu: “Sự liên kết là mạng lưới của những quan hệ và liên hệ ấy”.
- Phần liên kết hình thức thuần tuý chiếm tỉ lệ rất thấp, do đó tên gọi liên kết hình thức là tên gọi quy ước để chỉ các phương tiện hình thức của ngôn ngữ được dùng để diễn đạt các quan hệ nghĩa, và theo đó, nó được phân biệt với liên kết nội dung..
- Liên kết hình thức và liên kết nội dung quan hệ với nhau theo kiểu: “Giữa hai mặt liên kết nội dung và liên kết hình thức có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ: Liên kết nội dung được thể hiện bằng hệ thống các phương thức liên kết hình thức, và liên kết hình thức chủ yếu dùng để diễn đạt sự liên kết nội dung liên kết” (Trần Ngọc Thêm 1985, tr.
- Trong lời trích có chứa từ chủ yếu cho thấy rằng có những trường hợp có liên kết hình thức mà có thể không có liên kết nội dung như những ví dụ tác giả đã dẫn về những cái gọi là “phi văn bản”..
- Ngoài ra, sự liên kết được khảo sát ở những phần khác nhau của văn bản, chứ không chỉ riêng giữa câu với câu, từ đó mà có những cách gọi như “liên kết đoạn văn”..
- Thực ra, việc nhắc đến “liên kết đoạn văn”.
- Sự giống nhau về “liên kết được xây dựng trên cơ sở nghĩa” giữa Trần Ngọc Thêm và Halliday cũng tạo ra được những gặp gỡ giữa hai tác giả này, rõ nhất là trong việc xác.
- định các kiểu quan hệ nghĩa giữa các câu liên kết với nhau.
- Đối với các phương tiện liên kết, điểm gặp nhau của hai bên là cả hai bên đều thừa nhận rằng chúng thuộc về hệ thống (đối với Trần Ngọc Thêm, việc này thể hiện ngay trong đầu đề quyển sách 1985 của tác giả)..
- Những khác biệt về nguyên tắc trong cách hiểu hệ thống và cấu trúc vừa nêu dẫn đến sự khác biệt lớn là trong hệ thống các phương tiện liên kết của Halliday không có mặt các yếu tố cấu trúc tính, còn trong hệ thống này của Trần Ngọc Thêm có mặt cả những yếu tố thuộc về cấu trúc..
- a) Sự khác biệt đối với “liên kết nội dung”.
- Trong hệ thống của Trần Ngọc Thêm, liên kết nội dung gồm có:.
- Liên kết chủ đề.
- Liên kết logic..
- Đây là những yếu tố nghĩa có khả năng được thực hiện hoặc bằng các phương tiện liên kết cụ thể hoặc bằng sự suy luận trên cơ sở nghĩa giữa các câu có quan hệ nghĩa với nhau.
- Cho nên tách riêng chúng ra sẽ có sự trùng lặp với tác dụng của một số phương tiện liên kết hình thức nhất định..
- Như đã nói, trong hệ thống liên kết của Halliday không có mặt liên kết nội dung, vì theo quan điểm của tác giả này thì liên kết xây dựng trên cơ sở nghĩa và bản thân liên kết là những phương tiện từ ngữ làm thành những hệ thống con..
- b) Sự khác biệt trong việc xác định các phép liên kết.
- Việc xác định các phép liên kết gắn liền với số lượng các phép liên kết được xác định và tên gọi của chúng..
- Số lượng các phương thức liên kết ở Trần Ngọc Thêm là 10 phép.
- Chúng được định danh và phân bố theo quan hệ với các kiểu câu làm kết tố có sử dụng chúng như trong bảng tóm tắt bên dưới.
- Các phép liên kết này được xác định trên cơ sở các kiểu câu có chứa từ ngữ liên kết (được gọi là kết tố) trong quan hệ với câu mà nó liên kết với (được gọi là chủ tố).
- Câu tự nghĩa (tự chúng đã có đủ nghĩa và trọn vẹn về cấu trúc ngữ pháp), sử dụng 5 phép liên kết dùng chung đầu tiên;.
- Câu hợp nghĩa (câu tự chúng chưa đủ nghĩa nhưng trọn vẹn về cấu trúc ngữ pháp), sử dụng 5 phép liên kết dùng chung đầu tiên cộng với 3 phép dùng riêng cho nó là 6-8;.
- Nói cách khác, ngữ thực thuộc sử dụng 10 phép liên kết, trong đó có hai phép 9 và 10 là riêng dùng cho nó, câu hợp nghĩa sử dụng 8 phép liên kết, trong đó có ba phép liên kết riêng dùng cho nó là 6, 7, 8, và ba phép liên kết này cũng dùng được cho ngữ trực thuộc;.
- câu tự nghĩa sử dụng năm phép liên kết từ 1 đến 5, và năm phép liên kết này cũng dùng chung được cho câu không tự nghĩa và ngữ trực thuộc..
- Để cho giản tiện chúng tôi tập hợp các phép liên kết trong hệ thống của Trần Ngọc Thêm trong một bảng chung..
- Trong hệ thống của Halliday có 4 phép liên kết là:.
- Phép liên kết từ vựng (gồm (i) phép lặp, (ii) phép dùng từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa và trái nghĩa, (iii) phép phối hợp từ ngữ).
- Hệ thống liên kết của Halliday ngày càng được sử dụng rộng rãi trên thế giới, nó cũng được chúng tôi sử dụng vào công trình nghiên cứu của chúng tôi để tìm đến một.
- Theo hướng đó, trọn mục tiếp theo được dành cho việc giới thiệu chi tiết hệ thống liên kết của Halliday với tư cách là chương trình khung cho công việc nghiên cứu đề tài của chúng tôi..
- Hệ thống liên kết của M.A.K.
- Tuy nhiên, khi bàn về liên kết tác giả cũng cho thấy cách hiểu về diễn ngôn theo hướng diễn ngôn là quá trình, và văn bản là sản phẩm (của quá trình đó) như ở một số tác giả khác.
- trên thực tế, chính sự tồn tại của hợp thể cú trong ngữ pháp là cái dẫn đến sự tiến hoá của câu trong hệ thống ngôn ngữ viết” (A clause complex corresponds closely to a sentence of written English.
- Nhưng hợp thể cú lại có những giới hạn nhất định vốn được thiết lập bên trong nó, nếu xét ở phương diện sự cống hiến của nó vào mạng quan hệ của một diễn ngôn (its contribution to the texture of a discourse - tr.
- 309), tức là hợp thể cú chưa cho thấy được những gì nhiều hơn cấu trúc ngữ pháp của câu, mà chính những cái này mới làm nên một diễn ngôn.
- cấu trúc của ngữ pháp, tức ngữ pháp là thuộc về cấu trúc, một trong các kiểu cấu trúc..
- Dễ dàng nhận biết rằng các cấu trúc cú pháp tự chúng đã gắn kết với nhau, không cần nêu thành đối tượng nghiên cứu về mặt liên kết.
- Cho nên hiểu ngữ pháp là một kiểu cấu trúc là cơ sở để phân biệt nó với các yếu tố tham gia vào việc liên kết câu với câu, các yếu tố này làm thành những hệ thống con xác định, không thuộc về cấu trúc ngữ pháp..
- Còn khi xét các phương tiện liên kết là xét chúng trong những tập hợp riêng làm thành những hệ thống con, như các từ vì, nếu, tuy…, vì thế, nếu thế, tuy thế… làm thành hệ thống các phương tiện thuộc phép nối (conjunction - hiểu như danh từ chỉ hành động.
- một trong những phép liên kết sẽ được khảo sát, và chúng nối câu (có dấu chấm câu) này với câu kia..
- Các phương tiện liên kết câu với câu không phải là không có khả năng diễn đạt các quan hệ cấu trúc, như quan hệ lôgic, quan hệ thời gian v.v…, nhưng đó là quan hệ của các ý nghĩa được trình bày thành câu riêng (có dấu chấm câu) nối tiếp trước - sau trong lời nói mà phương tiện liên kết làm yếu tố đánh dấu các quan hệ đó.
- Như vậy việc nối câu riêng với câu riêng là việc của liên kết trong ý nghĩa chuyên môn của từ này..
- Từ việc khảo sát quan hệ giữa các cú trong câu ghép và từ việc xác nhận rằng trong câu ghép vốn có những giới hạn nhất định cản trở việc tạo thành những đơn vị ngôn ngữ lớn hơn trong giao tiếp tự nhiên, tác giả khẳng định rằng cần phải có những mối quan hệ bổ trợ, ngoài những quan hệ cấu trúc, hay phi cấu trúc tính.
- Những yếu tố làm nên mối quan hệ phi cấu trúc tính này cũng là những cái có khả năng cống hiến vào việc kiến trúc nên các diễn ngôn, chúng là những nguồn thuộc về khái niệm liên kết (cohesion)..
- Cho nên khái niệm liên kết cùng các nguồn.
- của nó cần được xem xét riêng, không đặt trong các quan hệ thuộc cấu trúc ngữ pháp..
- Nhiều nhà nghiên cứu diễn ngôn thừa nhận rằng diễn ngôn là quá trình tạo nên lời nói, còn văn bản là sản phẩm của quá trình đó, và chính văn bản thường được dùng để khảo sát là do tính ổn định của nó, chứ không phải chỉ có thể nghiên cứu văn bản và không thể nghiên cứu diễn ngôn (môn “phân tích diễn ngôn” là phần nghiên cứu khắc phục tình trạng này)..
- Quan điểm vừa nêu đối với diễn ngôn và văn bản được Halliday khẳng định và phân tích khi bàn về sự liên kết: “Liên kết tất nhiên là một quá trình, bởi vì diễn ngôn tự nó là một quá trình.
- Văn bản là một cái gì đó xảy ra, dưới hình thức nói hoặc viết, nghe hoặc đọc.
- Khi chúng ta phân tích nó, chúng ta phân tích cái sản phẩm của quá trình đó, và thuật ngữ “văn bản” thường được dùng để chỉ sản phẩm - đặc biệt là sản phẩm dưới hình thức viết của nó, chẳng qua đó là cái đối tượng có thể tri giác được sáng rõ nhất (mặc dù ngày nay chúng ta có máy ghi âm và nó khiến cho người ta dễ dàng chấp nhận ngôn ngữ nói cũng có tư cách văn bản)” [Cohesion is, of course, a process, because discource itself is a process.
- Có lẽ cần nói thêm rằng diễn ngôn là một quá trình, hơn nữa, đó là một quá trình đa trắc diện (a multidimensional process), cho nên liên kết cũng chỉ là một trong những.
- Nói cách khác, liên kết chỉ là một bộ phận trong những cái cần bổ sung vào cấu trúc ngữ pháp khi nghiên cứu văn bản (hay diễn ngôn), chứ nó chưa đủ sức giải thích được mọi hiện tượng có thể nảy sinh trong văn bản.
- Vì văn bản “hoạt động ở cấp độ mã hiệu cao hơn”, bên trên cấp độ mã hiệu ngôn ngữ: “một văn bản không chỉ là một sự phản ánh đơn thuần những gì nằm bên ngoài nó;.
- Theo quan niệm của chúng tôi thì liên kết được định vị như sau trong mối quan hệ với diễn ngôn và văn bản: Liên kết hoạt động trên thực tế là trong quá trình (diễn ngôn:.
- Việc bình giá cách sử dụng các phương tiện liên kết trong giảng dạy ngôn ngữ, gồm cả ngoại ngữ, thường căn cứ trước hết vào các văn bản viết như là các sản phẩm.
- Đó chẳng qua là vì văn bản có tính ổn định, dễ khảo sát, dễ phân tích, chứ đó không phải là tất cả.
- Việc phân tích trên văn bản sẽ giúp cho học sinh triển khai qua quá trình tạo lời nói, tức là triển khai qua diễn ngôn..
- [4] Trần Ngọc Thêm, Hệ thống liên kết văn bản trong tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999.