« Home « Kết quả tìm kiếm

Phát triển năng lực đánh giá sự kiện lịch sử cho học sinh trung học phổ thông qua số liệu


Tóm tắt Xem thử

- PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ SỰ KIỆN LỊCH SỬ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUA SỐ LIỆU.
- Đánh giá, phát triển năng lực, sự kiện lịch sử, số liệu, trung học phổ thông.
- Trên cơ sở trình bày một số khái niệm về năng lực, phát triển năng lực, đánh giá sự kiện, năng lực đánh giá sự kiện, phát triển năng lực đánh giá sự kiện trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông và ưu thế của số liệu, bài viết trình bày phương pháp khai thác số liệu để phát triển năng lực đánh giá sự kiện cho học sinh bậc trung học phổ thông như khai thác số liệu đơn để tạo biểu tượng và khai thác bảng số liệu thông qua một số phép toán đơn giản để rút ra nhận xét..
- Phát triển năng lực đánh giá sự kiện lịch sử cho học sinh trung học phổ thông qua số liệu.
- Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình phổ thông các môn học có mục tiêu và yêu cầu là hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018).
- Môn Lịch sử thì năng lực đánh giá sự kiện là một trong những năng lực đặc thù cần hình thành và phát triển cho học sinh.
- Vì vậy, sử dụng số liệu để giúp học sinh phát triển năng lực đánh gía sự kiện là cần thiết.
- Ngoài ra, sử dụng số liệu cũng góp phần vào phát triển năng lực đặc thù chung, đó là năng lực tính toán..
- Hiện có rất nhiều định nghĩa khác nhau về năng lực, phát triển năng lực, đánh giá sự kiện, năng lực đánh giá sự kiện và phát triển năng lực đánh giá sự kiện, tùy theo góc độ tiếp cận của người nghiên cứu..
- Trong bài viết này thì (1) năng lực là khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng, thái độ để giải quyết hiệu quả vấn đề trong một bối cảnh nhất định;.
- (2) phát triển năng lực là sự biến đổi, tích lũy, hoàn.
- thiện và củng cố năng lực đã được hình thành ở người học từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, vững chắc hơn.
- (3) đánh giá sự kiện là quá trình thu thập, xử lí thông tin (dựa trên các thao tác tư duy:.
- về một sự kiện nhằm tìm ra trước hết là bản chất, và sau đó là tác động, ý nghĩa, khuynh hướng phát triển của sự kiện.
- (4) năng lực đánh giá sự kiện lịch sử là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và thái độ để thu thập, xử lí thông tin/dữ liệu về một sự kiện lịch sử nhằm hiểu được bản chất, vai trò, tác động, ý nghĩa hay khuynh hướng phát triển của sự kiện.
- và (5) phát triển năng lực đánh giá sự kiện gồm các năng lực khác cần thiết cho người học, hình thành và phát triển năng lực đánh giá sự kiện trong dạy học lịch sử phải là một quá trình lâu dài, không thể đạt được trong thời gian ngắn.
- Thông qua từng hoạt động, từng bài học, từng chương, từng phần, năng lực đánh giá sự kiện dần dần được hình thành, phát triển và củng cố.
- Năng lực chỉ có thể được hình thành thông qua hoạt động nên đòi hỏi người học phải hòa mình vào trong từng hoạt động của tiết học và chỉ phát triển và tồn tại trong người học, trở thành.
- 2.1.2 Ưu điểm của việc sử dụng số liệu trong dạy học Lịch sử.
- Theo lý luận và phương pháp dạy học Lịch sử thì sử dụng số liệu là một trong tám biện pháp tạo biểu tượng cụ thể về một sự kiện hay hiện tượng lịch sử (Phan Ngọc Liên và ctv., 2012).
- Trong giảng dạy lịch sử, thỉnh thoảng, số liệu vẫn thường được sử dụng để làm rõ quy mô, số lượng và bản chất của một sự kiện lịch sử.
- Nhiều số liệu cực đại hoặc cực tiểu sẽ góp phần tạo ấn tượng mạnh, giúp học sinh nắm bắt bản chất của vấn đề.
- Ví dụ, con số không quá 1% GDP cho chi phí quốc phòng của Nhật Bản, giúp học sinh hiểu được Nhật Bản đã có điều kiện tập trung nguồn vốn lớn cho kinh tế, góp phần giúp Nhật Bản vươn lên trở thành một siêu cường kinh tế (sau Mỹ) ở những năm 60, 70 của thế kỉ XX.
- Hoặc con số 90% dân số mù chữ (chữ Quốc ngữ) sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 cũng giúp học sinh hình dung được mối nguy hại của giặc dốt, từ đó hiểu rằng xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa là một trong những nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết của nước ta sau khi giành được độc lập..
- Sử dụng các cụm từ chỉ số lượng như nhiều, hàng vạn, hàng ngàn, vô số kể, hoặc không có gì, không đáng kể,… cũng góp phần giúp người học hình dung được quy mô, số lượng, sự phát triển, tăng trưởng,….
- của sự kiện.
- Ví dụ, sách giáo khoa Lịch sử 11 (Chương trình chuẩn) nhận định cướp đoạt ruộng đất là chính sách nổi bật trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất, không có thông tin thêm, do đó nếu giáo viên không mở rộng thêm bảng số liệu để chứng minh thì khó thuyết phục học sinh..
- Thực tế cho thấy, sử dụng số liệu trong giảng dạy lịch sử cũng chưa thực sự được chú trọng.
- Ngoài nguyên nhân thuộc về chương trình đào tạo sư phạm của một số cơ sở giáo dục về Sư phạm chưa quan tâm đến vấn đề này, nguyên nhân khác thuộc về sở trường, khả năng tính toán, phân tích số liệu không nằm trong thế mạnh của một bộ phận giáo viên dạy sử..
- Hướng dẫn học sinh sử dụng số liệu để đánh giá sự kiện lịch sử, hiểu chính xác bản chất của sự kiện lịch sử là rất cần thiết..
- 2.2 Nội dung của phương pháp sử dụng số liệu để phát triển năng lực đánh giá sự kiện.
- Hai dạng số liệu có thể sử dụng là số liệu đơn và bảng số liệu.
- tùy theo trường hợp cụ thể, giáo viên có thể và cần thiết sử dụng kết hợp cả hai loại này..
- 2.2.1 Số liệu đơn.
- Giáo viên có thể gợi ý học sinh suy luận bằng các phép toán cộng, trừ, nhân, chia hoặc phép toán tam suất đơn giản.
- Trình độ trung học phổ thông thì các phép toán này hoàn toàn trong khả năng của học sinh.
- Ví dụ, nếu chỉ nói thuế thân dưới thời Pháp thuộc rất nặng, mỗi người dân ở Trung Kỳ phải đóng 2,5 đồng thì học sinh không thể nhận thức được mức thuế nặng như thế nào, nhưng nếu nói với học sinh số tiền đó hiện nay có thể mua được trên 100 kg gạo thì các em có thể hình dung thuế thân lúc ấy rất cao..
- Theo giáo trình Phương pháp dạy học Lịch sử của Phan Ngọc Liên (chủ biên) năm 2004, số tiền đó là 250.000 đồng (Phan Ngọc Liên và ctv., 2012).
- Theo phép toán tam suất đơn giản, học sinh có thể hình dung được nếu như các em (18 tuổi trở lên) sống thời kì Pháp thuộc thì phải đóng số tiền thuế thân là 1.000.000 đồng /1 người..
- Không một phương pháp nào là vạn năng, thế nên giáo viên có thể sử dụng bức tranh biếm họa mang tên “Sự công bằng của thuế thân” đăng trên tuần báo Ngày Nay số 89, chủ nhật, ngày của tác giả Nguyễn Gia Trí để minh họa cho sự kiện này.
- Dĩ nhiên, giáo viên nên có thêm thông tin mở rộng:.
- Bằng phép toán tam suất, học sinh có thể suy ra: 1 km chỉ có vỏn vẹn 100 tên nên lực lượng của Pháp có thể nói là rất mỏng và yếu, thế nhưng triều đình đã bỏ lỡ cơ hội quét sạch quân Pháp.
- Học sinh có thể dùng phép toán tam suất để suy ra được 1 quân Pháp phải đối phó với 10 đến 12 người, lực lượng phía ta có thể nói là áp đảo, thế nhưng triều đình đã bỏ lỡ cơ hội chống Pháp..
- 2.2.2 Bảng số liệu.
- Ngoài xử lý số liệu, giáo viên còn phải hướng dẫn học sinh nhận xét bảng số liệu..
- Một vài phép toán đơn giản có thể áp dụng để xử lý bảng số liệu (Phan Ngọc Liên và ctv., 2009).
- Tìm số bình quân phép toán n.
- +Tìm tỉ lệ tăng trưởng bình quân Rg = 1 x 100%.
- n là chữ số của đơn vị thời gian chứa đựng trong khẩu độ thời gian khảo sát, căn cứ vào đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và ý đồ nghiên cứu có thể chọn ra năm, tháng hoặc ngày làm đơn vị..
- Rg là tỉ lệ tăng trưởng bình quân..
- 2.3 Phương pháp nhận xét bảng số liệu + Về bản chất, học sinh phải phân tích, so sánh, xử lí số liệu mới có thể rút ra nhận xét.
- Để làm được điều này, trước hết, học sinh phải nắm được: tên bảng, tiêu đề bảng, đơn vị tính và yêu cầu cần thực hiện..
- So sánh số liệu theo trình tự hàng dọc, hàng ngang một cách hợp lý để tránh bỏ sót đối tượng.
- Có thể kết hợp giữa so sánh số liệu thô với xử lý số liệu (nếu xét thấy cần thiết)..
- Mỗi nhận xét cần có một số liệu đi kèm để thuyết phục..
- Qua phân tích những ưu điểm của việc sử dụng số liệu trong dạy và học lịch sử.
- Một minh họa cụ thể trong hướng dẫn học sinh sử dụng số liệu thông qua việc đánh giá thu nhập số liệu độc quyền kinh doanh thuốc phiện của thực dân Pháp ở Việt Nam..
- Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu về khoản thu nhập từ thuốc phiện để làm rõ bản chất bóc lột và đầu độc người bản xứ của thực dân Pháp, chứng minh rằng hoạt động độc quyền kinh doanh thuốc phiện là một trong những nguồn thu nhập lớn nhất của chính quyền thuộc địa..
- Bảng 1: Thu nhập từ độc quyền kinh doanh thuốc phiện.
- Năm Tổng thu nhập (piastre).
- Trước hết, giáo viên hướng dẫn học sinh khi nhận xét bảng số liệu nên sử dụng câu bị động, bắt đầu bằng cụm từ “Bảng trên phản ánh.
- Theo chỉ dẫn trong phương pháp nhận xét, học sinh phải có hiểu biết cơ bản về thông tin bảng số liệu..
- Cụ thể, bảng số liệu trên gồm hai cột: năm và tổng thu nhập, phản ánh thu nhập từ hoạt động độc quyền.
- kinh doanh thuốc phiện của thực dân Pháp, được thống kê kế tiếp nhau và đơn vị tính là Piastre, đơn vị tính này cần được giải thích Piastre là đồng bạc Đông Dương, khác với đơn vị tiền Pháp ngày nay..
- Thứ hai, quan sát sơ bộ có thể nhận thấy tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh thuốc phiện bình quân đạt và tăng qua từng năm.
- Tính toán sơ bộ thì tổng thu nhập tăng thêm giảm dần như năm 1883 so với 1882 tăng 272.106$00.
- Với thu nhập tăng qua các năm, công thức có thể áp dụng là tỷ lệ tăng trưởng bình quân là 11,28%..
- Thứ ba, để làm rõ bản chất bóc lột từ hoạt động độc quyền kinh doanh thuốc phiện đã mang lại nguồn thu lớn nhất cho chính quyền thuộc địa như thế nào cần so sánh với những nguồn thu khác.
- Ví dụ, nếu so với thu nhập từ xuất khẩu gạo thì xuất khẩu gạo chỉ đứng thứ 2 (năm năm năm với bình quân một năm đạt .
- Hình 2: Hút thuốc phiện ở Việt Nam thời Pháp thuộc.
- Thứ tư, tất cả những nhận xét trên cần một sự giải thích và sự giải thích này nên bắt nguồn từ bối cảnh lịch sử.
- Qua các mốc thời gian được thống kê, có thể nhận thấy số liệu thống kê thu nhập của từng năm gắn với nhiều sự kiện lớn.
- Thống kê tổng thu nhập từ thuốc phiện tăng nhưng tốc độ tăng giảm dần qua từng năm có thể suy đoán do những bất ổn lớn của tình hình chính trị - xã hội..
- Người thầy không thể bỏ thời gian, công sức để hướng dẫn học sinh đánh giá một sự kiện nào đó không có giá trị.
- Ví dụ nêu trên có thể thấy rằng, về tổng thu nhập từ hoạt động độc quyền kinh doanh thuốc phiện của thực dân Pháp vừa mang lại nguồn lợi nhuận lớn, vừa đầu độc nhân dân Việt Nam, qua đó thấy được bản chất bóc lột tàn bạo, độc ác của thực dân Pháp..
- Ngoài ra, tùy hoàn cảnh cụ thể của lớp học, giáo viên có thể liên hệ đến vấn nạn sử dụng chất kích thích như ma túy (đá, tổng hợp.
- Tàng trữ, vận chuyển 100 g heroin có thể bị phạt từ 20 năm, chung thân hoặc tử hình, 600 g trở lên áp dụng mức tử hình (tất nhiên, về cụ thể, Hội đồng xét xử còn căn cứ vào tình tiết giảm nhẹ, tình trạng tâm thần,… của người phạm tội), (Thư kí pháp luật, 2015).
- Bởi lẽ, trong ví dụ này, thuốc phiện do thực dân Pháp triển khai như một cách thức để vừa đầu độc sức khỏe nhân dân, vừa thu lợi nhuận, còn hiện nay những chất kích thích “len lỏi” vào giới trẻ phần lớn do hoạt động làm ăn phi pháp của những kẻ “bất lương.
- Trên cơ sở xử lí và nhận xét số liệu thống kê, mức độ ảnh hưởng, tác động của một sự kiện lịch sử cụ thể trong một thời kì lịch sử có thể được làm rõ để củng cố cho những lập luận mà người nghiên cứu muốn đi sâu.
- Một số quốc gia có chương trình giảng dạy theo định hướng năng lực, trong đó không thể thiếu việc sử dụng số liệu thống kê.
- Chẳng hạn, một số năng lực chuyên môn Lịch sử của New Zealand không thể thiếu sử dụng tính toán, như tiến hành một cuộc điều tra về một sự kiện lịch sử, hoặc địa điểm, có ý nghĩa đối với người New Zealand, kiểm tra xem một sự kiện lịch sử quan trọng ảnh hưởng như thế nào đến xã hội New Zealand,… (Te Kete Ipurangi, 2012)..
- Năng lực đánh giá sự kiện là năng lực đặc thù cần hình thành và phát triển cho học sinh cho học sinh trong dạy học Lịch sử, nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và Chương trình phổ thông môn Lịch sử mới (gồm trung học cơ sở và trung học phổ thông).
- Năng lực này có thể được hình thành, phát triển, củng cố qua nhiều biện pháp, sử dụng số liệu là một trong số đó..
- Sử dụng số liệu trong dạy học lịch sử để làm rõ bản chất của một sự kiện lịch sử từ lâu đã được sử dụng, nhất là đối với các sự kiện về kinh tế, quân sự, xã hội, văn hóa,… Tuy nhiên, sử dụng tính toán đơn giản trong nghiên cứu lịch sử hiện vẫn chưa phổ biến do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân thuộc về thời gian, thế mạnh giáo viên dạy Sử,… Sự kết hợp giữa lí luận bộ môn Khoa học tự nhiên (Toán học) và Khoa học xã hội (Lịch sử) sẽ góp phần gây hứng thú cho học sinh.
- Đây cũng là một biện pháp thuộc về dạy học tích hợp - xu hướng dạy học được kỳ vọng sẽ góp phần hiện thực hóa chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay..
- Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
- Biếm họa Việt Nam.
- Phương pháp dạy học lịch sử tập 1..
- Lịch sử 11.
- Lịch sử thuế Việt Nam, ngày truy cập 4/11/2017.
- Ảnh độc về thú hút thuốc phiện ở Việt Nam thời thuộc địa, ngày truy cập 4/11/2017.