« Home « Kết quả tìm kiếm

Quản lý cán bộ, công chức cấp quận qua thực tiễn tại địa bàn quận Hai Bà Trưng


Tóm tắt Xem thử

- Quản lý cán bộ, công chức cấp quận qua thực tiễn tại địa bàn quận Hai Bà Trưng.
- Luận văn ThS ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật;.
- Keywords: Quản lý nhà nước.
- Công chức.
- Cán bộ.
- Pháp luật Việt Nam.
- Trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, trong xây dựng Đảng và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vấn đề cán bộ bao giờ cũng giữ một vị trí đặc biệt quan trọng.
- Khi Đảng đã có đường lối đúng đắn thì công tác tổ chức nói chung, công tác cán bộ nói riêng là nhân tố chủ yếu quyết định sự thắng lợi của nhiệm vụ cách mạng.
- Chủ tịch Hồ Chí minh đã chỉ rõ: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc".
- "Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém".
- Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa VIII) "Về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước".
- đã khẳng định: "Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng".
- Mục tiêu đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, đòi hỏi phát huy cao nhất mọi nguồn lực, tiềm năng, trí tuệ của dân tộc, đặc biệt là năng lực tổ chức thực hiện của đội ngũ cán bộ các cấp.
- chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch tăng cường đẩy mạnh chiến lược "Diễn biến hòa bình", chống phá cách mạng Việt Nam, nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng, làm tê liệt hệ thống chính trị, thủ tiêu chế độ chủ nghĩa xã hội ở nước ta, tập trung mũi nhọn tấn công chủ yếu vào đội ngũ cán bộ, đảng viên.
- Bên cạnh đó, tình trạng suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu.
- (1) Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
- (2) Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
- (3) Xác định rõ thẩm quyền trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị [13, tr.
- Vì vậy trong giai đoạn hiện nay đã đề ra yêu cầu rất cao, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và cấp thiết trong quản lý cán bộ, công chức (CBCC) các cấp..
- Tuy nhiên quá trình tổ chức triển khai thực hiện còn nhiều khó khăn, vướng mắc nhất là ở cấp quận.
- mỗi nơi có nhiều cách vận dụng khác nhau, chưa có sự thống nhất, đồng bộ trong quản lý CBCC.
- Trong khi yêu cầu nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và hội nhập quốc tế đòi hỏi đội ngũ CBCC phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi tinh thần trách nhiệm cao, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân..
- Đồng thời cũng đặt ra yêu cầu rất cao đối với cơ quan quản lý CBCC và sử dụng CBCC phải nâng cao chất lượng tuyển dụng, bổ nhiệm, nâng ngạch, giải quyết các chế độ chính sách, phân công bố trí sử dụng CBCC có hiệu quả như vậy mới xây dựng đội CBCC đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ..
- Đối với quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội, các cấp ủy và chính quyền rất chú trọng xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh, nhằm quản lý có hiệu quả công việc ở địa phương trong tình hình mới.
- Tuy nhiên, đội ngũ CBCC của chính quyền cấp quận thời gian qua chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt động quản lý nhà nước (QLNN), sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong thực hiện công tác tổ chức, quản lý CBCC chưa nhịp nhàng và chặt chẽ.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN đối với CBCC chưa đào tạo cơ bản về nghiệp vụ.
- Hiệu quả quản lý và sử dụng đội ngũ CBCC còn nhiều yếu kém, hạn chế, bất cập..
- Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài "Quản lý cán bộ, công chức cấp quận qua thực tiễn tại địa bàn quận Hai Bà Trưng".
- làm luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật..
- Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
- Chủ đề về xây dựng và quản lý CBCC là chủ đề được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu ở Việt Nam.
- Đã có nhiều công trình nghiên cứu, từ các bài khoa học, luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu các cấp, sách chuyên khảo, trong đó có nhiều công trình có giá trị như:.
- Đề tài khoa học cấp nhà nước, "Luận cứ khoa học việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", năm 2001.
- Đề tài này dựa trên quan điểm lý luận và tổng kết thực tiễn, đã được phân tích, lý giải, hệ thống hóa các căn cứ khoa học của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp..
- Đề tài khoa học cấp Bộ Nội vụ: "Cải cách công vụ, công chức đúng quy trình tiến độ tạo động lực phát triển kinh tế- xã hội .
- Đề tài này chỉ đề cập đến công tác xây dựng đội ngũ CBCC nói chung theo yêu cầu cải cách công vụ, công chức nhà nước..
- Luận án tiến sĩ Luật học của Mạc Minh Sản: "Hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức chính quyền cấp xã đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam", bảo vệ tại Học viện Chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2008.
- Đề tài mới chỉ làm rõ các khái niệm công vụ, cán bộ.
- công chức, khái lược sự hình thành, phát triển và thực trạng pháp luật về cán bộ chính quyền cơ sở, từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật cán bộ chính quyền cơ sở..
- Sách chuyên khảo: "Công vụ, cán bộ, công chức nhà nước".
- của GS.TS Phạm Hồng Thái, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2004, tập trung làm rõ khái niệm CBCC trên cơ sở phân tích pháp luật về CBCC ở Việt Nam, chỉ ra xu hướng điều chỉnh của pháp luật về CBCC ở Việt Nam..
- Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2011, trong đó tập trung làm rõ các khái niệm công vụ, CBCC, khái lược sự hình thành, phát triển và thực trạng pháp luật về cán bộ, công chức, từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức.
- Phân tích nội dung các quy định của pháp luật về công vụ, công chức, nội dung pháp luật về quản lý CBCC ở tất cả các khâu..
- Luận văn thạc sĩ Luật học của Phạm Minh Triết "Hoàn thiện pháp luật về công chức hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay", bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2003.
- Luận văn chỉ đề cập đến thực trạng pháp luật, từ đó đề ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật công chức hành chính..
- Đề tài khoa học của Phòng Nội vụ, quận Hai Bà Trưng "Đánh giá công chức hành chính tại quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội, thực trạng và giải pháp", hoàn thành năm 2010.
- Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu phần đánh giá công chức hành chính của quận Hai Bà Trưng..
- Nhìn chung, những công trình trên đã có những đóng góp trên phương diện lý luận, thực tiễn về vấn đề CBCC và công tác CBCC.
- Tuy nhiên các công trình nghiên cứu đó hoặc mới dừng lại ở mặt phương pháp luận là chủ yếu, hoặc chỉ tập trung vào mô tả thực trạng, cũng như đề cập đến một số giải pháp trước mắt về CBCC và công tác CBCC.
- Đây là công trình nghiên cứu một cách cơ bản và hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về QLNN đối với CBCC chính quyền cấp quận.
- Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu.
- Luận giải góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về QLNN đối với CBCC chính quyền cấp quận qua thực tiễn địa bàn quận Hai Bà Trưng.
- Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp bảo đảm QLNN đối với CBCC chính quyền cấp quận, ở quận Hai Bà Trưng hiện nay..
- Nhiệm vụ của luận văn:.
- Phân tích làm rõ cơ sở lý luận về quản lý CBCC chính quyền cấp quận..
- Đánh giá thực trạng và chỉ ra được những nguyên nhân, kết quả và hạn chế trong quản lý CBCC chính quyền cấp quận ở quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội..
- Đề xuất các giải pháp và những kiến nghị bảo đảm quản lý CBCC chính quyền quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội hiện nay..
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Về đối tượng nghiên cứu.
- Là những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý CBCC chính quyền cấp quận thuộc địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội..
- Phạm vi nghiên cứu.
- Là đội ngũ CBCC chính quyền cấp quận thuộc địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
- Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu.
- Cơ sở lý luận.
- Hệ thống những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ.
- các quan điểm của đảng và nhà nước Việt Nam về xây dựng đội ngũ CBCC nhà nước trong thời kỳ CNH, HĐH được ghi trong nghị quyết của Đảng, Nhà nước, nghị quyết của Thành ủy Hà Nội và nghị quyết của Quận ủy Hai Bà Trưng..
- Cơ sở thực tiễn.
- Các văn bản liên quan tới công tác CBCC của Quận ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hai Bà Trưng.
- thực tiễn công tác quản lý CBCC chính quyền cấp quận trên địa bàn quận Hai Bà Trưng.
- các tư liệu, số liệu báo cáo, điều tra, khảo sát thực tiễn của tác giả là cơ sở thực tiễn của luận văn..
- Phương pháp nghiên cứu.
- Trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin.
- Cụ thể: Chương 1 và chương 3: chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để xây dựng cơ sở lý luận và đề xuất các quan điểm, giải pháp.
- Ý nghĩa của luận văn.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần cung cấp những cơ sở khoa học giúp cho Quận ủy, UBND quận Hai Bà Trưng trong lãnh đạo, quản lý đội ngũ CBCC chính quyền cấp quận đạt hiệu quả cao hơn.
- Góp phần nâng cao chất lượng quản lý đội ngũ CBCC đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ..
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính nhà nước, đào tạo chuyên gia pháp luật ngành luật học..
- Kết cấu của luận văn.
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với cán bộ, công chức cấp quận..
- Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với cán bộ, công chức cấp quận tại quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội..
- Chương 3: Quan điểm và giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước đối với cán bộ, công chức cấp quận tại quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội..
- Ban Tổ chức Trung ương (2001), Lý luận và nghiệp vụ công tác tổ chức, cán bộ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Bộ Nội vụ (2003), Pháp lệnh cán bộ, công chức sửa đổi bổ sung năm 2003, Nxb Thống kê, Hà Nội.
- Chính phủ (2010), Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3 về tuyển chọn, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, Hà Nội, 2010..
- Đảng bộ quận Hai Bà Trưng (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu nhiệm kỳ Hà Nội..
- Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XV, Nxb Hà Nội, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương, khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương, khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương, khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Vũ Công Đồng (2004), Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với Tòa án nhân dân cấp huyện ở Việt Nam- thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội..
- Phan Thu Hà Nâng cao chất lượng thực hiện pháp luật của công chức hành chính", Tổ chức nhà nước.
- Lê Văn Hòe (2005), Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về cải cách bộ máy nhà nước, (Lưu hành nội bộ), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội..
- Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Quốc hội (2008), Luật Cán bộ, công chức, Hà Nội..
- Lê Khắc Trung (2007), Cẩm nang hướng dẫn pháp luật tuyển dụng, quản lý, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, công chức các cấp, Nxb Tư pháp, Hà Nội.