« Home « Kết quả tìm kiếm

Tìm hiểu di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương và việc sử dụng di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11 ở các trường trung học phổ thông Đồng bằng sông Cửu Long


Tóm tắt Xem thử

- TÌM HIỂU DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TẠI ĐỊA PHƯƠNG VÀ.
- VIỆC SỬ DỤNG DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TẠI ĐỊA PHƯƠNG TRONG.
- DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 11 Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
- Phương pháp dạy học môn Lịch sử, Di sản văn hóa phi vật thể, Lịch sử Việt Nam Trung học phổ thông, Đồng bằng sông Cửu Long.
- Trong bài viết này, chúng tôi xin được trình bày vấn đề tìm hiểu DSVH phi vật thể tại địa phương và việc sử dụng DSVH phi vật thể tại địa phương trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 11 ở các trường THPT Đồng bằng sông Cửu Long nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông hiện nay..
- quốc tế cho thấy, các quốc gia chỉ có thể xây dựng nguồn nội lực đủ mạnh trên cơ sở một nền tảng tinh thần thật vững chắc, đó là bản sắc văn hóa dân tộc và tính thống nhất trong đa dạng văn hóa.
- Điều này càng khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của di sản văn hóa (DSVH) trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
- Để giúp học sinh (HS) có những hiểu biết về những giá trị của các DSVH nói chung, DSVH phi vật thể ở địa phương nói riêng, qua đó giáo dục HS ý thức giữ gìn, bảo.
- vệ các di sản đó, đồng thời góp phần thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học Lịch sử (DHLS) ở trường trung học phổ thông (THPT).
- Trong bài viết này, chúng tôi xin được trình bày vấn đề tìm hiểu DSVH phi vật thể tại địa phương và khả năng sử dụng trong dạy học Lịch sử Việt Nam (LSVN) lớp 11 tại các trường THPT ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông hiện nay..
- 2.1 Vai trò, ý nghĩa của di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương trong dạy học LSVN.
- 2.1.1 Vai trò của di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương trong dạy học LSVN.
- DSVH phi vật thể tại địa phương là: những sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác như tiếng nói, chữ viết, diễn xướng dân gian,… được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Đó là một nguồn kiến thức vô cùng quan trọng, một phương tiện trực quan quý giá trong dạy học nói chung và trong DHLS nói riêng..
- Sử dụng DSVH phi vật thể tại địa phương trong dạy học LSVN sẽ góp phần làm phong phú thêm tri thức của HS về quê hương, nhận thức đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc (LSDT).
- Qua đó, giáo dục các em lòng yêu quý, gắn bó với nơi mình sinh ra và lớn lên, dần dần hình thành ý thức và trách nhiệm đối với quê hương, đất nước, đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị DSVH phi vật thể ở địa phương..
- Mặt khác, sử dụng DSVH phi vật thể tại địa phương trong dạy học LSDT còn là một biện pháp tích cực để thực hiện nguyên lý “học đi đôi với hành”, “nhà trường gắn với xã hội”, “lý luận gắn với thực tiễn”, là thực hiện lời dạy của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng “Giáo dục phổ thông phải gắn liền với lịch sử, thiên nhiên, xã hội, con người địa phương, làm cho việc giảng dạy và học tập ở nhà trường thắm đượm hơn cuộc đời thực, HS lúc đi học đã học, đã sống thực với xã hội xung quanh (trích bởi Phan Ngọc Liên - Trịnh Đình Tùng - Nguyễn Thị Côi, 2002)..
- Với vai trò quan trọng như vậy, sử dụng DSVH phi vật thể tại địa phương trong dạy học LSVN ở trường THPT, có ý nghĩa cho HS về cả ba mặt:.
- 2.1.2 Ý nghĩa của di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương trong dạy học LSVN.
- Trước hết về mặt nhận thức: Việc sử dụng DSVH phi vật thể tại địa phương trong DHLS góp phần cụ thể hóa kiến thức lịch sử trong SGK mà HS cần thu nhận.
- Từ đó hình thành trong đầu các em những biểu tượng chân thực, giúp HS nhớ lâu, hiểu sâu sự kiện liên quan đến bài giảng với đầy đủ khía cạnh của nó.
- Bên cạnh đó, DSVH phi vật thể tại địa phương cũng góp phần tăng thêm tính sinh động của giờ giảng và thái độ của các em đối với những sự kiện, hiện tượng thông qua biểu tượng tạo được trong đầu HS.
- Ngoài ra, sử dụng tài liệu DSVH phi vật thể ở địa phương còn góp phần mở rộng kiến thức cho HS.
- Từ đó, giúp cho HS dễ dàng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, giải thích một cách khoa học hơn về các hiện tượng liên quan đến thế giới xung quanh..
- Thứ hai về phát triển kỹ năng cho HS: Lý luận dạy học đã chỉ ra rằng, tài liệu tham khảo nói chung, tài liệu DSVH phi vật thể nói riêng nếu được sử dụng hợp lý trong dạy học LSVN góp phần rèn luyện, phát triển kỹ năng cho HS như: tri giác tài liệu, tìm kiếm và xử lý thông tin, phát triển tư duy độc lập, sáng tạo và đặc biệt là phát triển năng lực học tập bộ môn, năng lực thực hành.
- giúp các em dễ dàng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống….
- Sử dụng có hiệu quả nguồn tài liệu DSVH phi vật thể tại địa phương trong dạy học LSDT góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ lòng yêu quê hương, đất nước, kính yêu quần chúng nhân dân, những người đã anh dũng chiến đấu và hy sinh cho độc lập tự do của Tổ quốc.
- Trên cơ sở đó, HS được tiếp xúc với những DSVH liên quan đến mảnh đất, con người cụ thể nơi các em đang sống và học tập, qua đó khơi dậy trong trái tim các em lòng kính yêu, khâm phục những người đã sáng tạo ra DSVH phi vật thể, để từ đó nâng cao nhận thức của thế hệ trẻ về trách nhiệm giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững..
- 2.2 Các DSVH phi vật thể tại địa phương có thể và cần khai thác sử dụng trong dạy học LSVN ở trường THPT ĐBSCL.
- DSVH phi vật thể ở ĐBSCL rất đa dạng, phong phú với vô số các lễ hội dân gian như lễ hội rước.
- các nghề truyền thống như dệt lụa Tân Châu, nghề gốm, nghề đóng thuyền… đây sẽ là nguồn kiến thức vô cùng quan trọng, GV có thể khai thác và sử dụng trong dạy học LSVN lớp 11 ở các trường THPT tại địa phương..
- Văn học dân gian vùng Tây Nam Bộ:.
- GV có thể sử dụng câu đố:.
- Việc GV sử dụng câu đố trên vào dạy học nội dung “Nhân dân ba tỉnh miền Tây kháng chiến chống thực dân Pháp” có tác dụng giáo dục rất lớn, nó giúp thỏa mãn óc tò mò, lòng khao khát ham hiểu biết của HS, đồng thời nó còn giúp người học dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ vận dụng vào thực tiễn.
- Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng rất lớn trong việc “dựng lại lịch sử” góp phần cụ thể hóa các sự kiện, hiện tượng LSDT, giúp cho HS có được những hình ảnh chân thật, sinh động về những gì đã xảy ra trong quá khứ..
- GV sử dụng câu ca dao sau:.
- Việc GV sử dụng câu ca dao trên vào dạy học nội dung bài 19, mục III sẽ giúp cho HS có được những biểu tượng đầy đủ về Trương Định, anh hùng dân tộc của quê hương Tây Nam Bộ.
- Qua đó, khơi dậy trong các em sự kı́nh yêu, lòng khâm phu ̣c đối với những người có công với quê hương, đất nước.
- du ̣ng ca dao ĐBSCL vào dạy học LSDT còn góp phần làm tăng thêm tı́nh sinh đô ̣ng, gợi cảm cho bài giảng và gây hứng thú ho ̣c tâ ̣p cho HS..
- GV có thể sử dụng câu hò này trong dạy học bài 22, phần 1 những chuyển biến về mặt kinh tế, nhằm giúp cho HS thấy được những tác động của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp ở Việt Nam.
- Tàu xà lúp là loại tàu sắt chạy bằng máy hơi nước lần đâu tiên được đưa vào sử dụng vì có trọng tải lớn và tốc độ vận.
- Do đó, việc GV sử dụng câu hò trên vào dạy học nội dung này, không chỉ góp phần làm cho bài giảng trở nên sinh động, hấp dẫn mà còn mở rộng kiến thức, giúp HS hiểu được bên cạnh những tác hại của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp thì một mặt nào đó nó cũng đem đến sự phát triển cho vùng ĐBSCL, nhất là về mặt giao thông vận tải: hàng loạt các tuyến đường được mở rộng.
- GV sử dụng bài vè trên vào dạy học nội dung bài 24 Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất Mục I: Tình hình kinh tế - xã hội, nhằm giúp cho HS thấy được bối cảnh xã hội Việt Nam trong những năm đầu của thế kỉ XX dưới chính sách cai trị của thực dân Pháp đã làm cho sức sản xuất trong nông nghiệp giảm sút nghiêm trọng và đời sống nông dân ngày càng bị bần cùng..
- Việc sử dụng bài vè trên vào dạy học nội dung bài 24, không chỉ góp phần cụ thể hóa sự kiện, hiện tượng lịch sử đang học, làm phong phú thêm kiến thức LSDT, mà còn có tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của các em khi học tập lịch sử..
- Do đó, sử dụng những câu thơ, những đoạn trích ngắn trong các tác phẩm văn học Nam Bộ vào dạy học LSVN giai đoạn sẽ làm tăng sự “cảm thụ lịch sử” cho HS thêm phần tinh tế và sâu sắc hơn..
- Lễ hô ̣i dân gian ở ĐBSCL: là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian phổ biến.
- Nó tổng hợp nhiều loại hình văn hóa dân gian khác nhau như tín ngưỡng, phong tục, tập quán, văn nghệ dân gian, trò chơi dân gian.
- Nó nhắc nhở người ta về tình quê hương đất nước, từ đó góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng.
- Chẳng hạn, khi dạy học LSVN giai đoạn cho HS các trường THPT ở ĐBSCL, GV có thể tổ chức cho HS tham gia một số lễ hội như: Hội cúng đình, lễ giỗ Trương Định, lễ giỗ Nguyễn Trung Trực, lễ giỗ Bùi Hữu Nghĩa, lễ hội Tứ Kiệt,… trong đó tiêu biểu là lễ giỗ Nguyễn Trung Trực.
- Ngày giỗ được tổ chức quy mô và trở thành ngày hội Nguyễn Trung Trực..
- Việc tổ chức cho HS tham gia lễ hội Nguyễn Trung Trực, không những giúp các em hiểu biết thêm về con người và những đóng góp của Ông đối với phong trào kháng chiến chống Pháp xâm lược ở Tây Nam Bộ nói riêng, Nam Bộ nói chung, mà còn thấy được sự tôn kính của đông đảo người dân địa phương đối với Ông.
- Tham gia lễ hội cũng tạo điều kiện cho các em được gặp gỡ, củng cố và phát triển mối quan hệ giữa con người với con người, mối dây liên hệ về mặt tinh thần luôn luôn được nối bện bền chắc, gây cho các em một cảm giác linh thiêng, đưa con người về với cội nguồn, với tâm cảm tri ân “Uống nước nhớ nguồn”.
- Đờn ca tài tử: là một hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian độc đáo được sáng tác dựa trên dòng nhạc lễ, nhã nhạc cung đình và những giai điệu ngọt ngào, sâu lắng của dân ca miền Trung và dân ca miền Nam.
- Bởi vậy, nghệ thuật ĐCTT đã trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của vùng đồng bằng sông nước Cửu Long nói riêng và Nam Bộ nói chung..
- Ví dụ, khi dạy học bài 19 mục “Thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ”.
- Để làm tăng thêm tính sinh động cho bài giảng và giúp cho HS có được cái nhìn đúng đắn hơn về Phan Thanh Giản, GV có thể sử dụng bài Lý Mỹ Hưng, sáng tác của Lê Thành Công….
- Qua việc sử dụng bài hát trên vào dạy học nội dung này, không chỉ giúp làm cho bài học trở nên sinh động, mềm mại, bớt sự khô khan mà còn giúp cho HS dễ nhớ, dễ hình dung về các sự kiện hiện tượng lịch sử được cung cấp trong bài học.
- Đồng thời thông qua đó giúp các em hiểu hơn về loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử, một loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian đã được UNESCO công nhận là DSVH phi vật thể đại diện của nhân loại, từ đó giúp các em biết trân trọng, yêu quý và quan trọng hơn là góp phần định hướng thị hiếu thưởng thức âm nhạc của các em.
- Không những thế việc đưa đờn ca tài tử vào dạy học LSDT sẽ tạo niềm đam mê và khả năng biểu diễn, cảm thụ những làn điệu dân ca.
- Như vậy, có thể khẳng định DSVH phi vật thể ở ĐBSCL rất phong phú và đa dạng, là nguồn tri thức vô cùng quý giá.
- Do đó, trong dạy học, GV.
- lịch sử và GV bộ môn khác ở các trường THPT khu vực ĐBSCL nên khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả những nguồn tài liệu trên vào dạy học nói chung và DHLS nói riêng, góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng dạy và học lịch sử ở trường THPT hiện nay..
- 2.3 Việc sử dụng DSVH phi vật thể tại địa phương trong dạy học LSVN lớp 11 ở các trường THPT khu vực ĐBSCL.
- 2.3.1 Sử dụng khi tiến hành bài học lịch sử dân tộc ở trên lớp..
- Đó là những bài học trong chương trình, sách giáo khoa lịch sử hiện hành, trong các bài học LSDT có rất ít chi tiết đề cập đến vấn đề DSVH nói chung, DSVH phi vật thể nói riêng.
- Vì vậy, khi tổ chức dạy học GV có thể lồng ghép, liên hệ đến các DSVH phi vật thể tại địa phương, nhằm cụ thể hóa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, giúp cho HS có được những hình ảnh chân thật, sinh động về những gì đã xảy ra trong quá khứ.
- Đối với những sự kiện, hiện tượng ở địa phương được đề cập trong sách giáo khoa, chẳng hạn như: sự kiện Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây;.
- GV sử dụng tài liệu viết về DSVH phi vật thể ở địa phương để cụ thể hóa những sự kiện, hiện tượng lịch sử ở địa phương trở thành sự kiện LSDT, nhằm giúp HS hiểu sâu sắc hơn, cụ thể hơn văn hóa truyền thống dân tộc, đồng thời các em tiếp thu những kiến thức về văn hóa truyền thống địa phương một cách rõ ràng, chính xác và có tầm khái quát cao.
- Từ đó, HS sẽ rất tự hào về những truyền thống quý báu của quê hương mình, và sẽ ra sức phấn đấu học tập đặc biệt là khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường..
- GV sử du ̣ng tài liê ̣u viết về DSVH phi vâ ̣t thể ở đi ̣a phương để liên hê ̣ thực tế khi da ̣y ho ̣c những sự kiê ̣n LSDT, đồng thời giúp các em biết được những đóng góp của đi ̣a phương đối với quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển văn hóa truyền thống dân tộc.
- Có thể thấy tài liệu viết về DSVH phi vật thể ở ĐBSCL trong giai đoạn khi liên hệ, minh họa cho những sự kiện, hiện tượng LSDT là vô cùng phong phú và đa dạng.
- nhằm làm phong phú thêm kiến thức LSDT, đồng thời giúp cho HS hiểu sâu sắc hơn về những giá trị DSVH phi vật thể của cha ông để lại..
- 2.3.2 Sử dụng khi tiến hành bài học LSDT tại nơi có.
- DSVH phi vật thể.
- Việc tổ chức bài học LSDT tại nơi có DSVH phi vật thể ở địa phương có ý nghĩa rất lớn đối với HS.
- Vì khi các em vừa được nghe GV giảng bài vừa được tận mắt quan sát những dấu vết, mảnh vụng của quá khứ thì quá trình nhận thức của các em sẽ dễ dàng và khắc sâu kiến thức hơn.
- Đồng thời, nó còn giúp các em phát triển trí tưởng tượng, đa dạng hóa hoạt động nhận thức, gây hứng thú học tập bộ môn.
- Bên cạnh đó, tiến hành bài học LSDT tại nơi có DSVH phi vật thể còn là phương thức thực hiện nguyên lý “học đi đôi với hành”, “nhà trường gắn với xã hội”, “lý luận gắn với thực tiễn”, có tác dụng nâng cao hiểu biết về kiến thức LSDT, về văn hóa - giáo dục, lòng yêu quê hương, đất nước, óc thẩm mỹ cho các em..
- 2.3.3 Sử dụng khi tổ chức các hoạt động ngoại khóa.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa tìm hiểu về DSVH phi vật thể tại địa phương là chủ đề mở, GV có thể tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa sinh động, thu hút sự tham gia tích cực của HS.
- Tổ chức hoạt động nhóm HS xây dựng báo cáo chuyên đề về DSVH phi vật thể tại địa phương..
- Căn cứ vào nội dung chương trình LSVN giai đoạn và nội dung các DSVH phi vật thể tại ĐBSCL, GV có thể tổ chức hoạt động nhóm HS xây dựng báo cáo chuyên đề về DSVH phi vật thể tại địa phương.
- Tổ chức cho HS tham gia các lễ hội truyền thống ở địa phương.
- Viê ̣c tổ chức cho HS tham gia lễ hô ̣i ở đi ̣a phương giúp cho HS hiểu sâu sắc hơn về truyền thống, cô ̣i nguồn của dân tô ̣c.
- Tổ chức dạ hội lịch sử với chủ đề tìm hiểu về DSVH phi vật thể ở địa phương.
- Đây là một hoạt động có tính chất tổng hợp thu hút đông đảo HS tham gia dưới định hướng và phối hợp của GV, các tổ chức của nhà trường.
- GV có thể tổ chức buổi dạ hội lịch sử với chủ đề: “Tìm hiểu di sản văn hóa dân gian quê hương vùng Tây Nam Bộ”.
- Để tổ chức buổi dạ hội, đòi hỏi chuẩn bị hết sức công phu từ xây dựng kế hoạch, nội dung đến đánh giá tổng kết và trao giải.
- Tuy nhiên, ngoài sự tích cực của HS, tận tâm, tận tình của GV, vấn đề kinh phí tổ chức rất tốn kém làm cho hoạt động ngoại khóa này không được thực hiện thường xuyên..
- Việc sử dụng DSVH phi vật thể tại địa phương trong dạy học LSDT có vai trò, ý nghĩa to lớn trong việc bồi dưỡng kiến thức, phát triển kỹ năng, định hướng thái độ của HS.
- Qua đó, góp phần hình thành và phát triển các năng lực học tập bộ môn, đặc biệt là năng lực thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống..
- Để nâng cao hiệu quả việc sử dụng DSVH phi vật thể trong DHLS ở trường THPT khu vực ĐBSCL đòi hỏi sự chỉ đạo sát sao của các cấp quản lý giáo dục, sự phối hợp giúp đỡ đồng bộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý văn hóa về mọi mặt.
- GV bộ môn phải có nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc sử dụng DSVH phi vật thể trong dạy học, không ngừng học hỏi, nâng cao về trình độ về khoa học (lịch sử, văn hóa.
- nghiệp vụ sư phạm, tích cực trong việc sưu tầm tài liệu, đổi mới phương pháp, hình thức dạy học hơn nữa..
- Lịch sử 11 (Ban cơ bản).
- Công văn số 73/HD - BGD&ĐT - BVHTTDL về việc hướng dẫn “sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm GDTT” của Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch..
- Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
- Nhà xuất bản Văn hóa thông tin.
- Phương pháp dạy học Lịch sử.
- Tài liệu tập huấn Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông