« Home « Kết quả tìm kiếm

Khó khăn tâm lý trong hoạt động học ngoại ngữ của sinh viên dân tộc thiểu số năm thứ nhất ở Trường Đại học Ngoại ngữ -Đại học Quốc gia Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- Khó khăn tâm lý trong hoạt động học ngoại ngữ của sinh viên dân tộc thiểu số năm thứ nhất ở Trường Đại học Ngoại ngữ.
- Kết quả cho thấy SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất còn gặp khá nhiều KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ.
- Họ gặp khó khăn về kỹ năng học ngoại ngữ nhiều hơn so với khó khăn về nhận thức và thái độ học ngoại ngữ.
- Nếu xét theo một số dân tộc thiểu số thì có sự khác biệt về KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ của SV các dân tộc Mường, Nùng, Tày và Sán Dìu.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực tiễn, tác giả đã đề xuất một số ý kiến giúp SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất khắc phục những KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ để đạt kết quả cao trong học tập, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường..
- Từ khóa: Khó khăn tâm lý, hoạt động học ngoại ngữ, sinh viên dân tộc thiểu số..
- Hoạt động học ngoại ngữ và khó khăn trong hoạt động học ngoại ngữ.
- Hoạt động học ngoại ngữ của sinh viên ĐHNN là hoạt động diễn ra theo phương thức xã hội đặc thù, có mục đích, nội dung, chương trình, kế hoạch, phương pháp và hình thức tổ chức học.
- Cùng với những khó khăn trong hoạt động học nói chung, sinh viên ĐHNN còn có những khó khăn riêng khi học ngoại ngữ.
- Đây là những khó khăn làm hạn chế tốc độ, chất lượng học tập của bất cứ SV nào khi học ngoại ngữ..
- Khó khăn về phương pháp học ngoại ngữ:.
- các phương tiện, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho việc học ngoại ngữ phải có tính chuyên dụng.
- Điều này gây không ít khó khăn và đòi hỏi SV phải có sự chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho việc học ngoại ngữ [2]..
- Khó khăn tâm lý trong hoạt động học ngoại ngữ của sinh viên dân tộc thiểu số năm thứ nhất - Khó khăn tâm lý trong hoạt động học của sinh viên:.
- Khó khăn tâm lý trong hoạt động học ngoại ngữ của SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất:.
- Khó khăn tâm lý trong hoạt động học ngoại ngữ của sinh viên dân tộc thiểu số năm thứ nhất là toàn bộ những trở ngại tâm lý nảy sinh ở người sinh viên dân tộc thiểu số trong quá trình làm quen và thích ứng với hoạt động học ngoại ngữ..
- Khó khăn tâm lý trong hoạt động học ngoại ngữ của SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất cũng được biểu hiện ở ba mặt:.
- Mặt kỹ năng học ngoại ngữ: Khó khăn trong việc lập kế hoạch học ngoại ngữ, chưa biết chuẩn bị bài học trước khi lên lớp học môn.
- Trong hoạt động học ngoại ngữ của SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất, ba mặt biểu hiện của KKTL có quan hệ mật thiết và tác động qua lại..
- Nếu SV có nhận thức đúng thì sẽ có thái độ học tập đúng và thực hành tốt các kỹ năng trong quá trình học ngoại ngữ..
- Trong đó, phương pháp điều tra viết là phương pháp chính nhằm thu thập thông tin về thực trạng KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ của SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất ở trường ĐHNN- ĐHQGHN..
- Nội dung câu hỏi điều tra là: Trong hoạt động học ngoại ngữ ở Trường ĐHNN- ĐHQGHN, bạn gặp những khó khăn tâm lý sau đây ở mức độ nào? (Bạn chỉ cần đánh dấu x vào.
- Cách cho điểm và tính điểm: Để tính điểm trung bình về mức độ KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ của SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất, chúng tôi qui điểm cho các mức: nhiều KKTL (4 điểm), KKTL vừa phải (3 điểm), ít KKTL (2 điểm), gần như không có KKTL (1 điểm).
- Như vậy, điểm trung bình về mức độ KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ của SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất ở trong khoảng 1.
- Đánh giá KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ của SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất qua ba mặt biểu hiện: nhận thức, thái độ và kỹ năng..
- Biểu hiện cụ thể về khó khăn tâm lý trong hoạt động học ngoại ngữ của sinh viên dân tộc thiểu số năm thứ nhất ở Trường ĐHNN- ĐHQGHN.
- Những biểu hiện cụ thể về KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ của SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất ở Trường ĐHNN-ĐHQGHN.
- Kiến thức ngoại ngữ ở phổ thông còn hạn chế 3.14 1.5.
- Chưa nhận thức việc học ngoại ngữ của bản thân là để làm giáo viên.
- Thiếu tự tin trong học ngoại ngữ 3.19 1.
- Thụ động trong việc tiếp thu kiến thức ngoại ngữ 2.95 3.
- Chưa quyết tâm học tốt ngoại ngữ 2.52 4.
- Chưa tận dụng hết thời gian để học ngoại ngữ 3.00 2.
- Chưa biết lập kế hoạch thời gian học ngoại ngữ 2.52 7.
- học ngoại ngữ 3.29 3.
- Chưa biết chuẩn bị và tiến hành xêmina trong giờ học ngoại ngữ 3.19 4 Chưa biết sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại hỗ trợ cho học.
- ngoại ngữ 2.48 8.5.
- Chưa biết vận dụng kiến thức ngoại ngữ học được trên lớp vào thực.
- Chưa biết học nhóm để trao đổi với nhau về kiến thức ngoại ngữ và.
- cách học ngoại ngữ 2.48 8.5.
- Kỹ năng nghe và nói bằng ngoại ngữ còn hạn chế 3.33 2.
- Kết quả bảng 1 cho thấy: Khó khăn tâm lý trong hoạt động học ngoại ngữ của SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất biểu hiện cụ thể ở từng mặt như sau:.
- Khi vào học một trường đại học chuyên đào tạo ngoại ngữ, SV dân tộc thiểu số phải học ngoại ngữ với tư cách là môn học chuyên ngành.
- Nội dung học từng môn ngoại ngữ nhiều và khó.
- Vì vậy, SV đã gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động học ngoại ngữ ở môi trường học tập mới, những khó khăn này đòi hỏi họ phải phát huy hết sức lực và khả năng của mình mới mong hoàn thành được nhiệm vụ học tập.
- khó khăn khi vào học ở Trường Đại học Ngoại ngữ.
- Về mặt thái độ: Thiếu tự tin trong học ngoại ngữ, chưa tận dụng hết thời gian để học ngoại ngữ là những biểu hiện khó khăn nhất về thái độ học ngoại ngữ của SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất (điểm trung bình về mức độ khó khăn lần lượt là 3.19 và 3.00).
- sau đó đến thụ động trong việc tiếp thu kiến thức ngoại ngữ (điểm trung bình về mức độ khó khăn là 2.95), cuối cùng là chưa quyết tâm học tốt ngoại ngữ (điểm trung bình về mức độ khó khăn là 2.52)..
- Chính những điều này đã làm cho SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất thiếu tự tin và chưa tận dụng hết thời gian để học ngoại ngữ.
- Về mặt kỹ năng: Chưa được tiếp xúc với người nước ngoài là khó khăn nhiều nhất về kỹ năng của SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất trong hoạt động học ngoại ngữ (điểm trung bình về mức độ khó khăn là 3.43).
- sau đó đến nghe và nói bằng ngoại ngữ còn hạn chế.
- chưa biết lựa chọn, đọc giáo trình và tài liệu tham khảo phù hợp với học ngoại ngữ.
- chưa biết chuẩn bị và tiến hành xêmina trong giờ học ngoại ngữ.
- Chưa biết sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại hỗ trợ cho học ngoại ngữ và chưa biết học nhóm để trao đổi với nhau về kiến thức ngoại ngữ, cách học ngoại ngữ được SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất cho là ít khó khăn nhất (điểm trung bình về mức độ khó khăn đều là 2.48).
- Phân tích các biểu hiện cụ thể về KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ của SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất ở Trường ĐHNN- ĐHQGHN cho thấy các em gặp những khó khăn về kỹ năng học ngoại ngữ nhiều hơn, sau đó là những khó khăn về thái độ học ngoại ngữ và cuối cùng là những khó khăn về nhận thức trong học ngoại ngữ.
- Việc nắm được những biểu hiện cụ thể về KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ của SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất sẽ giúp nhà trường, các khoa đào tạo và giảng viên có thông tin cần thiết, từ đó giúp SV nhanh chóng khắc phục những KKTL này..
- Tổng hợp khó khăn tâm lý trong hoạt động học ngoại ngữ của sinh viên dân tộc thiểu số năm thứ nhất ở Trường ĐHNN-ĐHQGHN trên ba mặt nhận thức-thái độ-kỹ năng.
- Tổng hợp KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ của SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất ở Trường ĐHNN-ĐHQGHN trên ba mặt nhận thức-.
- Kết quả bảng 2 cho thấy: Sinh viên dân tộc thiểu số năm thứ nhất còn gặp khá nhiều KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ (điểm trung bình về mức độ khó khăn là 2.90).
- Nếu xét theo từng mặt biểu hiện của KKTL thì có sự khác nhau, cụ thể là: SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất gặp khó khăn nhất về mặt kỹ năng học ngoại ngữ (điểm trung bình về mức độ khó khăn là 2.93), thứ hai là khó khăn về thái độ học ngoại ngữ (điểm trung bình về mức độ khó khăn là 2.91) và cuối cùng là khó khăn về nhận thức trong học ngoại ngữ (điểm trung bình về mức độ khó khăn là 2.86).
- Kết quả bảng 3 cho thấy: Sinh viên dân tộc thiểu số năm thứ nhất ở cả năm khoa đều gặp nhiều KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ, trong đó SV khoa Trung, khoa Hàn gặp nhiều KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ hơn so với SV khoa Pháp, khoa Nga và khoa Anh (điểm trung bình về mức độ khó khăn về cả ba mặt của SV khoa Trung và khoa Hàn lần lượt là 3.05 và 3.03.
- Xét theo các mặt biểu hiện của KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ thì:.
- Về mặt nhận thức: Sinh viên dân tộc thiểu số năm thứ nhất khoa Trung và khoa Hàn gặp khó khăn nhiều nhất về nhận thức trong học ngoại ngữ (điểm trung bình về mức độ khó khăn đều là 3.00).
- Sinh viên dân tộc thiểu số năm thứ nhất khoa Anh gặp khó khăn ít nhất về nhận thức trong học ngoại ngữ (điểm trung bình về mức độ khó khăn là 2.60)..
- Về mặt thái độ: Có sự khác biệt về mức độ khó khăn trong thái độ học ngoại ngữ của.
- Tổng hợp KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ của SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất ở các khoa trên ba mặt nhận thức-thái độ-kỹ năng.
- Về mặt kỹ năng: Sinh viên dân tộc thiểu số năm thứ nhất khoa Trung và khoa Hàn gặp khó khăn về kỹ năng học ngoại ngữ nhiều hơn so với các khoa còn lại (điểm trung bình về mức độ khó khăn của SV hai khoa này lần lượt là 3.05 và 3.11).
- Sinh viên dân tộc thiểu số năm thứ nhất khoa Anh gặp khó khăn ít nhất về kỹ năng học ngoại ngữ (điểm trung bình về mức độ khó khăn là 2.75)..
- Có thể nói, SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất ở cả năm khoa đều gặp nhiều KKTL trong hoạt động ngoại ngữ và có sự khác biệt không nhiều lắm về KKTL trong hoạt động học ngoại.
- Kết quả bảng 4 cho thấy: Khó khăn tâm lý trong hoạt động học ngoại ngữ của SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất đạt kết quả học tập khác nhau có sự chênh lệch đáng kể.
- quả học tập yếu gặp KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ nhiều nhất (điểm trung bình về mức độ khó khăn là 3.43), sau đó đến SV có kết quả học tập trung bình và kết quả học tập khá (điểm.
- Sinh viên có kết quả học tập giỏi gặp KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ ít nhất (điểm trung bình về mức độ khó khăn là 2.50)..
- Tổng hợp KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ của SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất trên ba mặt nhận thức-thái độ-kỹ năng theo kết quả học tập.
- Như vậy, sự khác biệt về KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ giữa những SV dân tộc thiểu số có kết quả học tập khác nhau là đáng kể.
- Sinh viên dân tộc thiểu số có kết quả học tập giỏi gặp KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ ít hơn so với SV dân tộc thiểu số có kết quả học tập yếu..
- Kết quả bảng 5 cho thấy: Sinh viên năm thứ nhất các dân tộc Mường, Nùng, Tày và Sán Dìu đều gặp nhiều KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ, trong đó SV dân tộc Mường và dân tộc Nùng gặp KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ nhiều hơn so với SV dân tộc Sán Dìu và dân tộc Tày.
- Xét theo từng mặt biểu hiện của KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ thì SV các dân tộc thiểu số cũng gặp khó khăn ở mức độ khác nhau.
- Tổng hợp KKTL trong hoạt động ngoại ngữ của SV năm thứ nhất các dân tộc Mường, Nùng, Tày, Sán Dìu trên ba mặt nhận thức-thái độ-kỹ năng.
- Như vậy, trong hoạt động học ngoại ngữ có sự khác biệt về KKTL giữa SV các dân tộc Mường, Nùng, Tày và Sán Dìu.
- Sinh viên dân tộc Mường gặp KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ nhiều nhất và SV dân tộc Tày gặp KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ ít nhất..
- Xét theo các mặt biểu hiện của KKTL thì SV các dân tộc thiểu số đều gặp khó khăn về kỹ năng học ngoại ngữ nhiều hơn so với nhận thức và thái độ học ngoại ngữ..
- Sinh viên dân tộc thiểu số năm thứ nhất ở trường ĐHNN-ĐHQGHN còn gặp khá nhiều KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ.
- Các em gặp khó khăn về kỹ năng học ngoại ngữ nhiều hơn so với khó khăn về nhận thức và thái độ học ngoại ngữ.
- Khi xét từng biểu hiện cụ thể của KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ thì SV gặp một số khó khăn sau đây nhiều hơn:.
- Kiến thức ngoại ngữ ở phổ thông hạn chế;.
- Chưa nhận thức đúng về bản chất, tác dụng của các hành động học ngoại ngữ (phương pháp học ngoại ngữ);.
- Thiếu tự tin trong học ngoại ngữ;.
- Chưa tận dụng hết thời gian để học ngoại ngữ;.
- Kỹ năng nghe và nói bằng ngoại ngữ còn hạn chế;.
- Chưa biết lựa chọn, đọc giáo trình và tài liệu phù hợp cho học ngoại ngữ;.
- Chưa biết chuẩn bị và tiến hành xêmina trong giờ học ngoại ngữ;.
- Chưa biết chuẩn bị bài học trước khi lên lớp học môn ngoại ngữ..
- Không có sự khác biệt đáng kể về KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ giữa SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất ở các khoa.
- dân tộc thiểu số năm thứ nhất khoa Trung và khoa Hàn gặp KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ nhiều hơn một chút so với SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất khoa Nga, khoa Pháp và khoa Anh..
- Sự khác biệt về KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ giữa những SV dân tộc thiểu số có kết quả học tập khác nhau là đáng kể.
- Từ những kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi xin đề xuất một số ý kiến nhằm giúp SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất khắc phục những KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ để đạt kết quả cao trong học tập, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường:.
- Nhà trường, các khoa và cán bộ giảng viên cần đặc biệt chú ý đến các KKTL trong hoạt động học ngoại ngữ của SV dân tộc thiểu số ngay từ những ngày đầu tiên vào học ở trường ĐHNN-ĐHQGHN.
- Nhà trường và các bộ phận có liên quan cần giúp SV dân tộc thiểu số năm thứ nhất làm quen với môi trường học tập mới, hiểu biết về nhà trường, làm quen với cách dạy và cách học ngoại ngữ ở trường đại học chuyên đào tạo chuyên gia ngoại ngữ.
- Sinh viên cần có nhận thức đúng, thái độ đúng về hoạt động học ngoại ngữ và tích cực rèn luyện các kỹ năng cơ bản trong quá trình học ngoại ngữ....
- [4] Đặng Thị Lan (2007), Một số khó khăn tâm lý trong hoạt động học ngoại ngữ của sinh viên những năm đầu ở trường Đại học Ngoại ngữ-Đại học Quốc gia Hà Nội, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Đại học Ngoại ngữ, Hà Nội.