« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá chương trình bồi dưỡng năng lực tiếng Anh và phần mềm hỗ trợ dạy học dành cho giáo viên tiểu học và trung học cơ sở thuộc Đề án NNQG 2020


Tóm tắt Xem thử

- Đánh giá chương trình bồi dưỡng năng lực tiếng Anh và phần mềm hỗ trợ dạy học dành cho giáo viên tiểu học.
- Tóm tắt: Bài báo nhằm mục đích đánh giá mức độ hài lòng của các đối tượng liên quan đối với chương trình bồi dưỡng năng lực tiếng Anh cho giáo viên (GV) tiểu học và Trung học cơ sở và hiệu quả phần mềm hỗ trợ dạy học (CTBD NLTA&PM) bằng cách khảo sát quan điểm của ba đối tượng (giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lí tại các sở GD&ĐT) xem các đối tượng có hài lòng với chương trình bồi dưỡng này hay không, và cần có những thay đổi bổ sung gì để nâng cao chất lượng trong thời gian tới.
- Phương pháp điều tra xã hội học sử dụng 3 bảng câu hỏi khảo sát gồm các câu hỏi đóng theo thang 5 bậc Likert và các câu hỏi mở đã được thực hiện trên 5037 giáo viên tiếng Anh, 180 giảng viên các trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) và 115 cán bộ quản lí (CBQL) tại các sở GD&ĐT trong cả nước.
- Các chỉ số phân tích mô tả cho thấy tất cả điểm số đánh giá của các bảng hỏi và các miền đo trong các bảng hỏi đều trên 3.0, nhiều điểm số trên 4.0.
- dạy tiếng Anh cho giáo viên trung học cơ sở (THCS).
- Đã có nhiều luồng ý kiến đánh giá về tác dụng của các CTBD thuộc Đề án từ những lực lượng xã hội khác nhau, đặc biệt là giáo viên tiếng Anh – đối tượng thụ hưởng trực tiếp.
- Vì vậy việc thực hiện đề tài nghiên cứu đánh giá về các CTBD cho giáo viên tiếng Anh thuộc Đề án NNQG 2020, trong đó có CTBD NLTA&PM có giá trị thực tiễn cao và mang tính cấp thiết..
- Về mặt lí luận giáo dục, việc đánh giá các lĩnh vực liên quan đến việc dạy học, như giáo viên, người học, chương trình, giáo trình là thực sự cần thiết.
- Việc đánh giá chương trình được đặc biệt coi trọng để chương trình có tính ổn định và lâu dài và được thực hiện thường xuyên trong các cơ sở giáo dục tiên tiến (Kiely &.
- Để đánh giá một chương trình giáo dục (Kiely &.
- Đây là cách làm phổ biến và ít chi phí nhất để thu được kết quả đánh giá với số mẫu lớn (Cohen, Manion &.
- Để đánh giá xem các đối tượng liên quan có hài lòng với chương trình bồi dưỡng này hay không nhằm gợi ý những thay đổi bổ sung để nâng cao chất lượng trong thời gian tới, nghiên cứu cần hoàn thành các mục tiêu cụ thể: (1) quan điểm đánh giá của 3 đối tượng liên quan, (2) các nhóm trong mỗi đối tượng khảo sát có quan điểm đánh giá giống hay khác nhau, và (3) thứ tự các yếu tố cần tác động để nâng cao điểm số hài lòng của các đối tượng.
- Đánh giá từ ba bên (giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lí các sở GD&ĐT) về CTBD NLTA&PM có tốt không?.
- Các nhóm khách thể khảo sát có quan điểm đánh giá khác nhau không? Nhóm nào có điểm số đánh giá cao? Nhóm nào có điểm số đánh giá thấp?.
- Yếu tố nào có thể giải thích cho các điểm số đánh giá về nội dung và các khía cạnh của CTBD NLTA&PM?.
- Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng 3 bộ câu hỏi khảo sát, trong đó lấy bộ câu hỏi khảo sát dành cho giáo viên tiểu học và THCS là trọng tâm.
- Bảng câu hỏi khảo sát dành cho giáo viên gồm 4 miền đo cụ thể: Q10 (đánh giá về khía cạnh chương trình khung của CTBD NLTA&PM ) có 10 items (mục câu hỏi), Q11 (đánh giá về giáo trình, tài liệu bồi dưỡng CTBD NLTA&PM) có 6 items, Q12 (giáo viên tự đánh giá về năng lực tiếng Anh của bản thân sau khi tham gia bồi dưỡng CTBD NLTA&PM) có 9 items, và Q14 (đánh giá về phần mềm hỗ trợ học tập nâng cao năng lực tiếng Anh của CTBD) có 7 items.
- Bảng câu hỏi khảo sát dành cho giảng viên dạy CTBD gồm 3 câu hỏi lớn (miền đo): Q9 (đánh giá về nội dung chương trình khung của CTBD NLTA&PM) có 8 items, Q10 (đánh giá về giáo trình, tài liệu bồi dưỡng của CTBD NLTA&PM ) có 6 items, và Q11 (giảng viên đánh giá về CTBD NLTA sau khi tham gia CTBD của giáo viên tiểu học) có 8 items.
- Trong đó Q7 (đánh giá về thu hoạch của giáo viên về phương pháp giảng dạy tiếng Anh (PPGD) sau khi tham gia CTBD) có 9 items, Q8 (đánh giá chung đối với.
- năng lực của giáo viên tiếng Anh sau khi tham gia CTBD) có 8 items là có liên quan trực tiếp tới CTBD này..
- Có tổng số có 5037 giáo viên (GV) thụ hưởng CTBD, 180 giảng viên tham gia CTBD và 115 CBQL tại các sở GD-ĐT trả lời cho bảng câu hỏi khảo sát dành riêng cho từng đối tượng.
- Các khách thể khảo sát là giảng viên cao đẳng, đại học được chọn mẫu đại diện theo các trường được Đề án NNQG 2020 giao nhiệm vụ bồi dưỡng cho giáo viên tiếng Anh.
- Các khách thể khảo sát là CBQL tại các sở GD&ĐT cũng được chọn mẫu đại diện theo 8 vùng địa lí như phân loại ở trên, đây chính là các sở GD&ĐT đã ra văn bản chỉ đạo yêu cầu giáo viên tham gia đánh giá CTBD..
- Tổng số có 180 giảng viên tham gia khảo sát.
- Trong đó có 23 giảng viên nam, 157 giảng viên nữ, 2 giảng viên công tác tại Trường CĐ Hải Dương, 11 giảng viên công tác tại Trường ĐH Đồng Tháp, 27 giảng viên công tác tại Trường ĐH Hà Nội, 10 giảng viên công tác tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, 3 giảng viên công tác tại Trường ĐH Tây Bắc, 6 giảng viên công tác tại Trường ĐH Tây Nguyên, 19 giảng viên công tác tại ĐH Thái Nguyên, 16 giảng viên công tác tại Trường ĐH Vinh, 45 giảng viên công tác tại Trường ĐH Ngoại ngữ-ĐHQGHN, 24 giảng viên công tác tại Trường ĐHSP Hà Nội, 17 giảng viên công tác tại Trường ĐHSP Tp.
- HCM, 115 giảng viên có thâm niên dưới 10 năm, 51 giảng viên có thâm niên 10 đến 20 năm, 14 giảng viên có thâm niên trên 20 năm, 3 giảng viên có bằng tiến sĩ, 126 giảng viên có bằng thạc sĩ, 51 giảng viên có bằng cử nhân, 144 giảng viên có kinh nghiêm tham gia các chương trình bồi dưỡng khác trước khi tham gia Đề án (Đ.A) 2020, 36 giảng viên chưa từng tham gia các chương trình bồi dưỡng khác trước khi tham gia Đ.A 2020..
- Việc đánh giá chương trình bồi dưỡng được thực hiện qua mạng internet (online).
- Các bảng số liệu thu thập được dưới dạng excel vào cuối tháng 11 sẽ được lọc để loại bỏ các phiếu đánh giá trùng lặp, những phiếu đánh giá không đúng đối tượng.
- Các phép phân tích mô tả cho ra các chỉ số đánh giá về mức độ hài lòng như giá trị trung bình, trung vị, trung tuyến, độ lệch chuẩn độ tin cậy tương quan trong của từng câu hỏi.
- Các phép phân tích suy luận được sử dụng trong đề tài này gồm T-Test và ANOVA để so sánh giá trị trung bình giữa các nhóm đối tượng khảo sát khác nhau, xem nhóm nào đánh giá cao, nhóm nào đánh giá thấp.
- Đề tài cũng sử dụng phép phân tích hồi quy tuyến tính đơn biến và đa biến để tìm hiểu một phần nguyên nhân dẫn tới các đánh giá của các nhóm tham thể.
- Qua điều tra chúng tôi nhận thấy giữa giáo viên, giảng viên và các CBQL có sự thống nhất tương đối trong ý kiến đánh giá về CTBD NLTA&PM.
- Nhìn chung những đánh giá này đều có xu hướng tích cực, thể hiện sự hài lòng với những kết quả mà chương trình bồi dưỡng đã mang lại cho giáo viên TH và THCS ở các trường.
- Các số liệu đánh giá cụ thể được trình bày dưới đây:.
- Đánh giá chung của giáo viên, giảng viên và CBQL tại các sở GD&ĐT về CTBD NLTA&PM.
- Đánh giá chung của giáo viên về CTBD NLTA&PM được thể hiện trong bảng số liệu dưới đây:.
- Số liệu thống kê về đánh giá chung của giáo viên về chương trình bồi dưỡng NLTA&PM.
- Chương trình.
- Năng lực tiếng Anh của giáo viên sau bồi dưỡng.
- Đánh giá chung của giảng viên CTBD NLTA&PM được thể hiện qua biểu đồ số liệu dưới đây:.
- Số liệu thống kê về đánh giá chung của giảng viên dành cho CTBD NLTA&PM.
- giáo viên sau bồi dưỡng 11 6.1% 90 50% 79 43.9%.
- Về bảng hỏi tổng, có 19 giảng viên (chiếm 10.5%) hoàn toàn ủng hộ CTBD NLTA&.
- PM, 115 giảng viên đồng ý với CTBD, tuy nhiên vẫn có 46 giảng viên (chiếm 25.6%) phản đối..
- Chi tiết hơn về sự hài lòng đối với chương trình khung, giáo trình, tài liệu, năng lực tiếng, phần mềm hỗ trợ như sau: 71 giảng viên (chiếm 39.4%) hoàn toàn đồng ý với chương trình khung, 88 giảng viên (chiếm 48.9%) đồng ý giữ nguyên CT khung, 21 giảng viên (chiếm 11.7%) muốn thay đổi CT khung, 55 giảng viên (chiếm 30.6%) hoàn toàn đồng ý về giáo tình tài liệu sử dụng, 84 giảng viên (chiếm 46.78%) đồng ý giữ nguyên giáo trình tài liệu, có 41.
- giảng viên muốn thay đổi giáo trình tài liệu, 79 giảng viên (chiếm 43.9%) hoàn toàn hài lòng với năng lực tiếng của học viên, 90 giảng viên (chiếm 50%) hài lòng về năng lực tiếng của học viên, còn 11 giảng viên (chiếm 6.1%) chưa hài lòng về năng lực tiếng của học viên, 55 giảng viên (chiếm 30.5%) hoàn toàn hài lòng với các phần mềm hỗ trợ dạy học, 115 giảng viên (chiếm 63.9%) hài lòng với các phần mềm hỗ trợ dạy học, vẫn còn 10 giảng viên (chiếm 5.6%) chưa hài lòng với các phần mềm hỗ trợ dạy học..
- Đánh giá của CBQL về CTBD NLTA&PM được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:.
- Số liệu thống kê về đánh giá chung của CBQL dành cho chương trình bồi dưỡng tiếng Anh.
- So sánh đánh giá chung về CTBD NLTA&PM giữa các nhóm giáo viên, giảng viên, và CBQL tại các sở GD&ĐT.
- So sánh đánh giá chung về CTBD NLTA&PM giữa các nhóm giáo viên: Qua so sánh đánh giá chung giữa các nhóm giáo viên khác nhau cho thấy hầu hết đánh giá trong các nhóm khác nhau đều có khác biệt ý nghĩa.
- tuy trong đánh giá của họ có đôi chút khác biệt về giá trị trung bình, nhưng do chỉ số ý nghĩa sig >.
- Về tiêu chí vùng công tác của giáo viên đánh giá: Giáo.
- Tuy nhiên giáo viên tham gia bồi dưỡng thuộc các tỉnh Bắc Trung Bộ có mức độ hài lòng về CTBD cao nhất, và có khác biệt ý nghĩa với tất cả các vùng khác, cụ thể là: Cao hơn giáo viên đến từ các tỉnh Đông Nam Bộ (vùng có mức đánh giá thấp nhất) 10.5 đơn vị với độ giá trị sig = 0.000 nằm trong khoảng tin cậy 95% là (8.76 ÷ 12.23).
- Cao hơn giáo viên đến từ các tỉnh Tây Nam Bộ 8.82 đơn vị với độ giá trị sig = 0.000 nằm trong khoảng tin cậy 95% là (6.63 ÷ 11.0).
- Cao hơn giáo viên đến từ các tỉnh Việt Bắc 6.39 đơn vị với độ giá trị sig.
- Cao hơn giáo viên đến từ các tỉnh Tây Bắc 5.21 đơn vị với độ giá trị sig = 0.000 nằm trong khoảng tin cậy 95% là (3.03 ÷ 7.39).
- Cao hơn giáo viên đến từ các tỉnh Tây Nguyên 3.85 đơn vị với độ giá trị sig = 0.043 nằm trong khoảng tin cậy 95% là (0.12 ÷ 7.8).
- cuối cùng là cao hơn giáo viên đến từ các tỉnh Đông Bắc Bộ 2.9 đơn vị với độ giá trị sig = 0.000 nằm trong khoảng tin cậy 95% là (1.35 ÷ 4.46).
- Như vậy, giáo viên thuộc các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có sự hài lòng nhiều nhất đối với CTBD này.
- Về tiêu chí nhóm khu vực sinh sống của giáo viên đánh giá: giáo viên sinh sống tại khu vực nông thôn có mức độ hài lòng về CTBD cao hơn so với giáo viên công tác tại khu vực miền núi 1.51 đơn vị với độ giá trị sig.
- và cao hơn giáo viên công tác tại vùng thành thị 3.52 đơn vị với độ giá trị sig = 0.000 nằm trong khoảng tin cậy 95% là (2.26 ÷ 4.78)..
- Các kết quả kiểm định cho thấy hầu hết sự khác biệt về điểm số trong ý kiến đánh giá của nhóm cao nhất và nhóm thấp nhất có ý nghĩa thống kê.
- So sánh đánh giá chung về CTBD NLTA&PM giữa các nhóm giảng viên: So sánh đánh giá chung giữa các nhóm giảng viên khác nhau cho thấy đối với giảng viên, do các phép kiểm định đều cho sig >.
- không có nhiều gợi ý cụ thể cho các trường tham gia bồi dưỡng về sự quan tâm đối với giảng viên.
- Các đánh giá của họ đều rất lạc quan..
- So sánh đánh giá chung về CTBD NLTA&PM giữa các nhóm CBQL tại các sở GD&ĐT: Qua so sánh đánh giá chung giữa các nhóm CBQL sở GD&ĐT khác nhau, nhìn chung cán bộ quản lí sở GD&ĐT thuộc các nhóm khác nhau có những đánh giá khác nhau về CTBD.
- Nghĩa là các đánh giá đó đều ngẫu nhiên..
- Các nguyên nhân gây tác động tới việc đánh giá chương trình bồi dưỡng NLTA&PM.
- Tác dụng giải thích của các nội dung đánh giá tới toàn bộ CTBD NLTA&PM dựa vào phân tích hồi quy tuyến tính đơn biến: Với bảng câu hỏi điều tra dành cho giáo viên thụ hưởng CTBD, nội dung chương trình khung của CTBD NLTA&PM, nội dung giáo trình – tài liệu bồi dưỡng, và nội dung thu hoạch của giáo viên sau khi tham gia CTBD đều có tương quan thuận và chặt với nhau.
- Với bảng câu hỏi điều tra dành cho giảng viên tham gia CTBD, các nội dung đánh giá về CTBD NLTA&PM đều có mức tương quan rất cao, r ≈ 0.9.
- Tác dụng giải thích của các nội dung đánh giá tới toàn bộ CTBD NLTA&PM dựa vào phân tích hồi quy tuyến tính đa biến: Với bảng câu hỏi điều tra dành cho giáo viên thụ hưởng, khả năng tác động đến biến thiên của CTBD của nội dung chương trình khung (Q10) là lớn nhất (β = 0.629), trong khi nội dung đánh giá.
- Như vậy qua các phép phân tích hồi quy tuyến tính đơn biến và tuyến tính đa biến, giáo viên thụ hưởng CTBD đã luôn đánh giá cao nhất nội dung chương trình khung của CTBD.
- Các nội dung trong phần phỏng vấn sẽ cho thấy những đề xuất cụ thể liên quan đến nội dung đánh giá này.
- Với bảng câu hỏi điều tra dành cho giảng viên tham gia CTBD, chi tiết về khả năng giải thích của hai nội dung đánh giá trên được mô tả trong bảng dưới đây:.
- Bảng hệ số hồi quy tuyến tính đa biến (Coefficients a ) của các nội dung đánh giá đối với CTBD NLTA&PM trong bảng hỏi dành cho giảng viên.
- Dependent Variable: Toàn bảng hỏi giảng viên.
- Như vậy qua các phép phân tích hồi quy tuyến tính đơn biến và tuyến tính đa biến, giảng viên tham gia CTBD đã luôn đánh giá cao nhất giáo trình tài liệu bồi dưỡng của CTBD..
- Về đánh giá chung của ba đối tượng điều tra (giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lí) đối với CTBD NLTA&PM và các khía cạnh bên trong của CTBD: Nhìn chung CTBD NLTA&PM rất tốt, đáp ứng nhu cầu của giáo viên cả nước.
- Trong đó điểm đánh giá cao nhất thuộc về giảng viên tham gia bồi dưỡng..
- ● Phần đánh giá về nội dung chương trình khung: Cả giảng viên và giáo viên đánh giá cao nhất ở nội dung chương trình giúp người học hiểu rõ mục đích, và mục tiêu và nhiệm vụ học tập, mục tiêu chương trình rõ ràng, hợp lí.
- Giáo viên thụ hưởng đánh giá thấp nhất ở điểm phản hồi từ các học viên khác là tích cực.
- Giảng viên tham gia dạy CTBD đánh giá thấp nhất ở điểm số chương trình được thiết kế khoa học, hệ thống.
- ● Phần đánh giá về giáo trình, tài liệu bồi dưỡng: giáo viên đều cho rằng giáo trình, tài liệu bồi dưỡng đảm bảo bổ sung tốt kĩ năng dạy học tiếng Anh.
- vì câu hỏi: Không cần thiết phải bổ sung/thay thế giáo trình, tài liệu đang sử dụng có điểm số đánh giá tuy trên ngưỡng chấp nhận song là điểm thấp nhất so với các câu hỏi khác..
- ● Phần đánh giá về thu hoạch của giáo viên sau khi tham gia bồi dưỡng: đa số giáo viên, cán bộ quản lí các sở GD&ĐT và giảng viên thừa nhận phương pháp tự bồi dưỡng năng lực giảng dạy của giáo viên được nâng cao sau khi bồi dưỡng.
- Tuy nhiên điểm số thấp nhất (dù trên ngưỡng chấp nhận) trong đánh giá của giáo viên và giảng viên là phản hồi từ các học viên khác thu hoạch của giáo viên sau khi tham gia chương trình là tích cực.
- Điều này chứng tỏ giáo viên còn có những nhu cầu cụ thể khác cần đáp ứng mà giảng viên chưa tìm ra, và trong CTBD chưa có.
- Sự khác nhau trong đánh giá về nội dung chương trình bồi dưỡng NLTA&PM giữa các nhóm đối tượng điều tra:.
- ● Giáo viên tham gia bồi dưỡng của các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có sự hài lòng nhiều nhất đối với CTBD, giáo viên từ miền Nam có tỉ lệ không hài lòng về CTBD cao hơn các vùng khác..
- ● Giáo viên có thâm niên cao trên 20 năm công tác có mức độ hài lòng với CTBD cao hơn hai nhóm thâm niên còn lại..
- ● Giáo viên sinh sống tại khu vực 2 nông thôn có mức độ hài lòng về CTBD cao hơn giáo viên công tác tại khu vực miền núi xa xôi và giáo viên công tác tại vùng thành thị..
- ● Các trường trong top được giáo viên bồi dưỡng đánh giá cao nhất lần lượt là Trường ĐH Sư phạm Kĩ thuật Hưng Yên, Trường Trường ĐH Vinh, ĐH Huế, Trường ĐH Hà Nội, Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN.
- Đây cũng là các trường có số lượng học viên tham gia đánh giá đông hơn các trường khác..
- ● Các trường trong top được giáo viên bồi dưỡng đánh giá thấp lần lượt là lần lượt thuộc về Trung tâm AMA, Trường CĐ Hải Dương, Trung tâm EMCO, ĐH Đà Nẵng, Trung tâm VUS, Trường ĐH Đồng Nai, Trường ĐHSP Tp..
- ● Hầu hết giảng viên và cán bộ quản lí các sở GD&ĐT đều cảm thấy hài lòng với CTBD, không có sự khác nhau có ý nghĩa giữa các nhóm..
- Nguyên nhân gây tác động tới việc đánh giá chương trình bồi dưỡng NLTA&PM:.
- Qua các phép phân tích hồi quy tuyến tính đơn biến và tuyến tính đa biến, giáo viên thụ hưởng CTBD đánh giá cao nhất nội dung chương trình khung của CTBD NLTA&PM, và coi đây là khía cạnh cần cải tiến, đổi mới nhiều nhất để nâng cao chất lượng CTBD.
- Với giảng viên tham gia giảng dạy các CTBD lại đánh giá cao nhất khía cạnh giáo trình tài liệu bồi dưỡng của CTBD, và coi việc cải tiến tài liệu bồi dưỡng là cơ sở để nâng cao chất lượng CTBD..
- Yêu cầu các trường có điểm số đánh giá thấp có những khảo sát riêng để tìm hiểu nhu cầu của giáo viên bồi dưỡng tại trường, giải trình toàn bộ về chương trình khung, giáo trình, và quy trình tổ chức thực hiện bồi dưỡng: Trung tâm AMA, Trung tâm EMCO, Trung tâm VUS, Trung tâm SEMEO, Trường ĐH Đồng Nai, Trường ĐHSP Tp.
- Đối với các trường ĐH/CĐ tham gia bồi dưỡng: Các trường ĐH, CĐ tham gia bồi dưỡng thường xuyên làm những khảo sát nhỏ để tìm hiểu nhu cầu của giáo viên bồi dưỡng tại