« Home « Kết quả tìm kiếm

Đổi mới đánh giá theo định hướng phát triển năng lực trong dạy học địa lí ở tiểu học


Tóm tắt Xem thử

- ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ Ở TIỂU HỌC.
- Tóm tắt: Đổi mới đánh giá trong dạy học Địa lí ở Tiểu học theo định hướng phát triển năng lực được đặt ra nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
- Việc phân biệt rõ đánh giá theo năng lực và đánh giá theo kiến thức, kỹ năng đồng thời vận dụng thực hiện trong quá trình dạy học phần Địa lí ở Tiểu học sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở Tiểu học nói chung, nâng cao chất lượng dạy học phần Địa lý ở Tiểu học nói riêng..
- Giáo dục cần đào tạo đội ngũ nhân lực có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi mới của xã hội và thị trường lao động, đặc biệt là năng lực hành động, tính năng động, sáng tạo, tính tự lực và trách nhiệm cũng như năng lực cộng tác làm việc, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp..
- Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”.
- “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan.
- Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận.
- Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong.
- quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học.
- đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học.
- đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội”..
- Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học.
- Định hướng quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học.
- Trước bối cảnh đó và để chuẩn bị cho quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015, cần thiết phải đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực..
- Chương trình giáo dục theo định hướng phát triển năng lực.
- Chương trình định hướng phát triển năng lực nay còn gọi là chương trình dạy học định hướng kết quả đầu ra nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp.
- Chương trình dạy học định hướng kết quả đầu ra không quy định những nội dung dạy học chi tiết mà quy định những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình đào tạo, trên cở sở đó đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung, phương pháp, tổ chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu dạy học tức là đạt được kết quả đầu ra mong muốn..
- Có nhiều loại năng lực khác nhau.
- Việc mô tả cấu trúc và các thành phần năng lực cũng khác nhau.
- Cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần: Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể..
- Khái niệm năng lực.
- Khái niệm năng lực có nguồn gốc tiếng la tinh “Competentia”, có nghĩa là gặp gỡ..
- Ngày nay, khái niệm năng lực được hiểu nhiều nghĩa khác nhau:.
- Năng lực là một thuộc tính tâm lí phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kỹ năng , kỹ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm đạo đức..
- Năng lực là những kỹ năng và kỹ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội.
- Có nhiều loại năng lực khác nhau: Năng lực chuyên môn.
- năng lực phương pháp;.
- năng lực xã hội.
- năng lực cá thể.
- Các thành phần năng lực “gặp” nhau tạo thành năng lực hành động..
- Năng lực hành động là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trong những tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động..
- Hình 1: Mô hình năng lực.
- Từ cấu trúc của khái niệm năng lực, thấy giáo dục định hướng phát triển năng lực không chỉ nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn bao gồm tri thức, kỹ năng chuyên môn mà còn phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể.
- Những năng lực này không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ.
- Năng lực hành động được hình thành trên cơ sở có sự kết hợp các năng lực này..
- Thực tế cho thấy, mô hình bốn thành phần năng lực trên cũng phù hợp với Bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI theo UNESCO.
- Các thành phần năng lực Các trụ cột giáo dục của UNESO.
- Năng lực chuyên môn Học để biết.
- Năng lực phương pháp Học để làm.
- Năng lực xã hội Học để cùng chung sống.
- Năng lực cá thể Học để tự khẳng định.
- Sơ đồ 1: Sơ đồ thành phần năng lực và các trụ cột giáo dục của UNESCO 2.2.
- Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực.
- Đánh giá theo năng lực.
- Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá.
- Đánh giá kết quả học tập theo năng lực cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau.
- Đánh giá kết quả học tập đối với các môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp và sau cấp học là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học, có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của học sinh.
- Hay nói cách khác, đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa (Leen pil, 2011)..
- Xét về bản chất thì không có mâu thuẫn giữa đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức kỹ năng, mà đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao hơn so với đánh giá kiến thức, kỹ năng.
- Để chứng minh học sinh có năng lực ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội cho học sinh được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn.
- Như vậy, thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, người ta có thể đồng thời đánh giá được cả kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực.
- Mặt khác, đánh giá năng lực không hoàn toàn phải dựa vào chương trình giáo dục môn học như đánh giá kiến thức, kỹ năng, bởi năng lực là tổng hòa, kết tinh kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm, giá trị, chuẩn mực đạo đức… được hình thành từ nhiều lĩnh vực học tập và từ sự phát triển tự nhiên về mặt xã hội của một con người..
- Bảng 1: So sánh giữ đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức, kỹ năng.
- so sánh Đánh giá năng lực Đánh giá kiến thức, kỹ năng 1.
- Đánh giá khả năng học sinh vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn của cuộc sống..
- Ngữ cảnh đánh giá.
- Nội dung đánh giá.
- Quy chuẩn theo các mức độ phát triển năng lực của người học..
- Công cụ đánh giá.
- Thời điểm đánh giá.
- Đánh giá mọi thời điểm của quá trình dạy học, chú trọng đến đánh giá trong khi học..
- Kết quả đánh giá.
- Năng lực người học phụ thuộc vào độ khó của nhiệm vụ hoặc bài tập đã hoàn thành..
- Thực hiện được nhiệm vụ càng khó, càng phức tạp hơn sẽ được coi là có năng lực cao hơn..
- Năng lực người học phụ thuộc vào số lượng câu hỏi, nhiệm vụ hay bài tập đã hoàn thành..
- Càng đạt được nhiều đơn vị kiến thức, kỹ năng thì càng được coi là có năng lực cao hơn..
- Định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Đánh giá kết quả giáo dục các môn học, hoạt động giáo dục ở mỗi lớp và sau cấp học cần phải:.
- Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng..
- Kết hợp giữa hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận nhằm phát huy những ưu điểm của mỗi hình thức đánh giá này..
- Có công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng, trung thực, có khả năng phân loại, giúp giáo viên và học sinh điều chỉnh kịp thời việc dạy và học..
- Việc đổi mới công tác đánh giá kết quả học tập môn học của giáo viên được thể hiện qua một số đặc trưng cơ bản sau:.
- a) Xác định được mục đích chủ yếu của đánh giá kết quả học tập là so sánh năng lực của học sinh với mức độ yêu cầu của chuẩn kiến thức và kĩ năng (năng lực) môn học ở từng chủ đề, từng lớp học, để từ đó cải thiện kịp thời hoạt động dạy và hoạt động học..
- b) Tiến hành đánh giá kết quả học tập môn học theo ba công đoạn cơ bản là thu thập thông tin, phân tích và xử lý thông tin, xác nhận kết quả học tập và ra quyết định điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học..
- c) Trong đánh giá thành tích học tập của học sinh không chỉ đánh giá kết quả mà chú ý cả quá trình học tập.
- Đánh giá thành tích học tập theo quan điểm phát triển năng lực không giới hạn vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp..
- d) Cần sử dụng phối hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau..
- Định hướng xây dựng câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực học sinh 2.2.3.1.
- Tiếp cận bài tập định hướng năng lực.
- Tiếp cận năng lực không định hướng theo nội dung học trừu tượng mà luôn theo các tình huống cuộc sống của học sinh, theo “thử thách trong cuộc sống”.
- Phân loại bài tập định hướng năng lực.
- Bài tập đánh giá: Là các bài kiểm tra ở lớp do giáo viên ra đề hay các đề tập trung như kiểm tra chất lượng, so sánh.
- Các bậc trình độ trong bài tập định hướng năng lực.
- Bài tập tái hiện không phải trọng tâm của bài tập định hướng năng lực..
- Hướng dẫn biên soạn câu hỏi, bài tập kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực.
- Bước 1: Xác định chủ đề dạy học trong chương trình môn học để xây dựng câu hỏi/bài tập nhằm kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh..
- Bước 2: Xác định chuẩn kiến thức kĩ năng và thái độ của mỗi chủ đề trong chương trình hiện hành trên quan điểm định hướng phát triển năng lực cho học sinh.
- Bước 3: Xác định và mô tả các mức yêu cầu cần đạt của các loại câu hỏi/bài tập đánh giá năng lực của học sinh trong chủ đề theo hướng chú trọng đánh giá năng lực thực hiện của học sinh..
- Bước 4: Biên soạn bộ câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học mỗi chủ đề đã xác định..
- Bảng 2: Bảng mô tả mức yêu cầu cần đạt của các loại câu hỏi/bài tập đánh giá năng lực của học sinh trong chủ đề.
- Định hướng năng lực được hình thành.
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác nhóm,….
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy theo lãnh thổ (mức 3, 4), sử dụng số liệu thống kê (mức 2, 3, 4,).
- Bài tập nhóm cặp đôi:.
- Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học.
- Định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH là nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học.
- đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động dạy học và giáo dục, đáp ứng những yêu cầu của công cuộc đổi.
- Đặng Thành Hưng, Năng lực và giáo dục theo tiếp cận năng lực.
- Đặng Thành Hưng, Nguyễn Khải Hoàn, Quan niệm tiếp cận năng lực trong đánh giá học sinh Tiểu học.
- Hội thảo Khoa học quốc tế Đánh giá học sinh Tiểu học theo tiếp cận năng lực, Tuyên Quang, 2015.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt