« Home « Kết quả tìm kiếm

Về mô hình thực địa bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ phổ thông


Tóm tắt Xem thử

- Về mô hình thực địa bồi dưỡng.
- giáo viên ngoại ngữ phổ thông.
- Vì vậy, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên (GV) trong các trường học, cán bộ trong các cơ quan, người lao động trong các ngành nghề, sinh viên (SV), học sinh (HS) thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh để làm công cụ, phương tiện giao tiếp, nghiên cứu, học tập là không thể thiếu trong tiến trình hội nhập và phát triển..
- Đội ngũ GV, giảng viên ngoại ngữ trong suốt nhiều năm qua đã góp phần to lớn trong công cuộc đào tạo nguồn nhân lực ngoại ngữ ở tất cả các cấp học, các trình độ học cho đất nước.
- Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, do điều kiện đào tạo trong nhiều năm qua còn những bất cập, do bối cảnh, nhu cầu đòi hỏi trong nước ngày một tăng, do những tiến bộ đạt được trong những năm qua của nền giáo học pháp ngoại ngữ thế giới và sự bùng nổ của ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông tin, đội ngũ GV, giảng viên của chúng ta đang đứng trước một thách thức.
- Trong công việc cam go này, ngoài sự nỗ lực phấn đấu bền bỉ của mỗi GV, giảng viên thường xuyên tự bồi dưỡng, học hỏi, tiếp thu cái mới để nâng cao trình độ tiếng và trình độ nghiệp vụ của mình thì sự vào cuộc của cơ quan quản lí nhà nước và của các cơ sở đại học (ĐH) đào tạo chuyên ngoại ngữ tạo những điều kiện thuận lợi nhất, nhanh chóng.
- Cần hoàn thiện chiến lược bồi dưỡng GV, giảng viên ngoại ngữ, tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ này phấn đấu cả về chuyên môn và nghiệp vụ, tạo dựng cơ sở nền tảng làm chỗ dựa cho việc triển khai bồi dưỡng cả về chiều sâu lẫn diện rộng cho đội ngũ GV, giảng viên ngoại ngữ trên phạm vi cả nước..
- Trong những năm qua, các cơ sở ĐH đào tạo chuyên ngoại ngữ đã thường xuyên tiến hành tổ chức các khóa học, lớp học bồi dưỡng, trong nhiều lĩnh vực cả về năng lực ngôn ngữ và năng lực nghiệp vụ sư phạm cho đối tượng là đội ngũ GV dạy ngoại ngữ ở phổ thông.
- Các khóa bồi dưỡng này đã thu được những kết quả rất đáng khích lệ, góp phần tích cực vào việc nâng cao trình độ cho đội ngũ GV..
- Tuy nhiên, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận rằng, việc bồi dưỡng GV ngoại ngữ còn có nhiều khiếm khuyết cả về nội dung, hình thức tổ chức và về quản lí.
- Trong bối cảnh đó, việc đổi mới phương thức tổ chức bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ ở phổ thông trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
- Nhiệm vụ này đòi hỏi cần có những bước đột phá mới về cách làm với những quan niệm mới trong nhận thức, đưa công tác bồi dưỡng trở về quỹ đạo thực tiễn, với định hướng tự bồi dưỡng thường xuyên, tại chỗ, với sự hỗ trợ hiệu quả về chuyên môn từ các trường đại học đào tạo chuyên ngoại ngữ.
- Trong bài viết này, các tác giả đã trình bày những nét chính của Mô hình thực địa bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ phổ thông với hi vọng mô hình sẽ góp thêm một tiếng nói trong những nỗ lực chung của toàn ngành hướng tới việc nghiên cứu và triển khai thử nghiệm những mô hình mới bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ..
- đội ngũ giáo viên.
- bồi dưỡng thường xuyên.
- nay, với những nỗ lực từ nhiều phía nhưng do những khó khăn khách quan và chủ quan nên mới chỉ có một bộ phận GV, giảng viên các cấp đã tham gia các lớp bồi dưỡng, còn khá nhiều GV, giảng viên chưa hề được tham dự một khóa bồi dưỡng chính thức nào.
- Về chất lượng, do thiếu những nghiên cứu sâu về chuyên môn, về phương thức tổ chức, thiếu sự đồng bộ trong tổ chức và cả những điều tra có độ tin cậy cao về nhu cầu bồi dưỡng của bản thân đội ngũ, nên các khóa bồi dưỡng đã không đáp ứng được sự mong đợi của học viên, chất lượng và hiệu quả bồi dưỡng khá thấp..
- Trong bối cảnh trên, việc đổi mới mô hình bồi dưỡng GV ngoại ngữ phổ thông đang trở nên cấp thiết và là một nhiệm vụ cần sớm được triển khai..
- Phương thức triển khai nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ phổ thông phổ biến hiện nay và các khuynh hướng đổi mới Như đã trình bày ở trên, trong những năm qua, các cơ quan quản lí và các cơ sở ĐH đào tạo chuyên ngoại ngữ nòng cốt đã có những nỗ lực to lớn trong việc triển khai các khóa bồi dưỡng khá đa dạng và thường xuyên.
- Nhưng nghiêm túc đánh giá lại, kết quả đạt được dường như đang làm nản lòng các nhà quản lí và cả bản thân đội ngũ đang hưởng thụ các khóa bồi dưỡng này.
- GV tham gia bồi dưỡng thiếu động lực do các lí do cá nhân, do nhận thức và do sự thiếu vắng các chương trình bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu mong muốn của bản thân, phù hợp với thực tiễn của phổ thông hiện nay, phù hợp với điều kiện sống và giảng dạy của đội ngũ GV..
- Việc tổ chức bồi dưỡng còn chủ yếu mang tính “đặt hàng”, thời vụ và thường được tổ chức tập trung, đưa GV là học viên di chuyển về một thành phố lớn nào đó, chủ yếu là tận dụng các kì nghỉ hè.
- Khi tham gia bồi dưỡng, GV bị tách ra khỏi bối cảnh lớp học và nhà trường phổ thông, được tổ chức nghe thuyết giảng là chính về những điểm mới đang diễn ra trong giáo học pháp ngoại ngữ trên thế giới và trong khu vực.
- Do vậy, khi họ quay trở về trường phổ thông, ngoài việc những kiến thức khá xa vời bị rơi rụng đi khá nhiều, việc áp dụng các kiến thức kĩ năng đã được bồi dưỡng này là rất khó khăn vì khi tham gia bồi dưỡng, họ không được thực hành trên chính HS của họ, trong các điều kiện dạy và học của họ và của HS..
- Đứng trước thực tế nêu trên, hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới nói chung, công tác bồi dưỡng GV đã được đổi mới căn bản dựa trên một số nguyên tắc sau đây:.
- Việc bồi dưỡng phải được thực hiện thường xuyên,.
- Với sự hỗ trợ của các cơ sở đào tạo ĐH chuyên ngoại ngữ, đội ngũ cố vấn (mentor) hoặc GV ngoại ngữ cốt cán (core language teacher) tại các trường phổ thông được đào tạo, hướng dẫn để hỗ trợ các GV ngoại ngữ khác ngay tại trường (Đội ngũ này có thể được xem như cánh tay nối dài của các trường sư phạm ngoại ngữ.
- Họ thậm chí còn có thể được mời đi giảng dạy một số phần cho SV sư phạm để đem trải nghiệm thực tế trường phổ thông vào quá trình đào tạo SV sư phạm ngoại ngữ.
- Ngược lại, khi được kết nối với trường ĐH, họ sẽ có đủ năng lực để cố vấn, hỗ trợ cho các GV khác thông qua các hoạt động bồi dưỡng được tổ chức ngay tại trường)..
- Phương thức và thời gian đào tạo cần linh hoạt để đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng đa dạng và hoàn cảnh rất khác nhau của đội ngũ GV.
- Để có được sự linh hoạt, việc tổ chức bồi dưỡng cần được thực hiện theo hướng hỗn hợp giữa bồi dưỡng trực tiếp với bồi dưỡng trực tuyến qua mạng để GV có thể chủ động thời gian học tập của bản thân, không gặp khó khăn trong việc quản lí thời gian và cân bằng giữa công việc, cuộc sống và phát triển chuyên môn, nghiệp vụ..
- Các cộng đồng thực hành (Community of Practice) trong đó thành viên là các GV cùng dạy một ngoại ngữ được hình thành.
- Đây có thể coi là một hình thức bồi dưỡng đồng đẳng (peer support) khá tối ưu, được nhiều GV ưa thích.
- Có thể tóm lược lại một số bài học kinh nghiệm gần đây trong việc đổi mới tổ chức bồi dưỡng GV ngoại ngữ như sau:.
- Phương thức: Linh hoạt, kết hợp các hình thức bồi dưỡng khác nhau, hướng tới tăng cường tự bồi dưỡng có sự giúp đỡ lẫn nhau và có sự hỗ trợ chuyên môn của một cơ sở đào tạo ĐH chuyên ngữ..
- Về Mô hình thực địa bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ phổ thông.
- Một quy trình bồi dưỡng thông thường trên thực tế sẽ chủ yếu gồm 5 cấu phần chính, đó là:.
- Dùng bộ công cụ đo để khảo sát, đánh giá nhu cầu và năng lực của đối tượng sẽ được tổ chức bồi dưỡng (sát hạch đầu vào)..
- Trên cơ sở kết quả khảo sát nhu cầu và năng lực đầu vào, đơn vị tổ chức bồi dưỡng xác định các mục tiêu bồi dưỡng đặt ra..
- xây dựng chương trình phù hợp để đạt được mục tiêu bồi dưỡng đó..
- Xuất phát từ chương trình bồi dưỡng đã được xây dựng, các tài liệu dùng để bồi dưỡng sẽ được lựa chọn trên kho học liệu có sẵn hoặc được thiết kế mới..
- Khi đã đầy đủ chương trình và tài liệu bồi dưỡng thì tiến hành triển khai các khóa bồi dưỡng..
- Từ quy trình gốc này, việc thiết kế một mô hình bồi dưỡng cụ thể sẽ được một cơ sở đào tạo xây dựng lên, với các cấu phần cụ thể, dựa trên những quan điểm chủ đạo riêng, mục đích đạt được riêng, phương thức tiếp cận riêng, những ưu tiên riêng, trong đó quan trọng nhất là triết lí về bồi dưỡng..
- Xuất phát từ thực tiễn thường xuyên tham gia bồi dưỡng GV ngoại ngữ phổ thông và những bài học kinh nghiệm được rút ra, Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội đã thí điểm triển khai một mô hình bồi dưỡng mới, có tên là ”Mô hình thực địa bồi dưỡng GV ngoại ngữ phổ thông”.
- Có nhiều điểm khác biệt đối chiếu với mô hình bồi dưỡng phổ biến hiện nay, tuy nhiên có thể tóm tắt ở những điểm chính sau đây.
- Trước hết, về cấu phần khảo sát trước bồi dưỡng: Trong mô hình bồi dưỡng phổ biến, mục đích của khảo sát chủ yếu là để xác định trình độ của GV phổ thông theo khung năng lực 6 bậc, xem họ đang ở bậc mấy để bồi dưỡng nâng lên bậc mong muốn.
- Năng lực sư phạm.
- 4/ Năng lực ngoại ngữ của GV.
- Điều đó đặt ra quan điểm tiếp cận là MHTĐ chủ trương xuất phát từ thực tế, chấp nhận năng lực ngoại ngữ hiện có của GV, chấp nhận thực tế địa phương, để từ đó thiết kế chương trình bồi dưỡng phù hợp.
- Việc áp dụng mô hình đã cho thấy, những thông số về HS và điều kiện dạy - học ở địa phương có vị trí rất quan trọng, là yếu tố quyết định định hướng xây dựng nội dung và hình thức bồi dưỡng để đạt hiệu quả cao nhất.
- Cũng cần nói thêm rằng, thực tế đã cho thấy, đành rằng năng lực ngoại ngữ của GV càng cao càng tốt nhưng đó không phải là yếu tố quyết định.
- Thực nghiệm ở Lạng Sơn và Thanh Hóa cho thấy, rất nhiều GV dù năng lực ngoại ngữ khá hạn chế nhưng đã thành công vì biết tận dụng sự hỗ trợ của giảng viên ĐH và bộ công cụ tài liệu luyện tập theo phân cấp trình độ người học để nâng trình độ của HS mình lên một cách đáng kể.
- Trái ngược với các nhận định cho rằng, năng lực của một bộ phận không nhỏ GV là quá thấp, không đủ năng lực đứng lớp, MHTĐ nhận thấy hầu hết GV hiện nay đủ năng lực ngoại ngữ tối thiểu để đứng lớp.
- Thứ hai, về mục tiêu bồi dưỡng: Trong mô hình bồi dưỡng phổ biến, mục tiêu cần đạt được đối với GV đi bồi dưỡng vẫn chủ yếu là chuẩn theo khung năng lực 6 bậc.
- Trong điều kiện việc tái sử dụng ngoại ngữ ở đa số các địa phương hiện nay gặp rất nhiều trở ngại, khó khăn thì việc năng lực tiếng của GV vừa được nâng lên sau bồi dưỡng lại trở về điểm xuất phát một năm sau là một thực tế đã diễn ra trong nhiều năm qua.
- Mục tiêu cần đạt được trong quá trình triển khai bồi dưỡng không chỉ nhắm vào GV mà nhắm vào cả 3 đối tượng sau: Mục tiêu đối với GV phổ thông là ưu tiên năng lực sư phạm.
- Trên thực tế, đã có những GV không phải một lần mà đã nhiều lần được tham gia các lớp bồi dưỡng năng lực tiếng..
- Nếu chúng ta có được một phương thức bồi dưỡng nhân văn hơn thì chắc chắn hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều..
- Trên tinh thần đó, với đối tượng GV phổ thông, MHTĐ không chú trọng nhiều đến việc dành thời gian để bồi dưỡng năng lực tiếng mà tập trung vào việc chia sẻ hoạt động dạy học ngay trên lớp của GV phổ thông.
- Còn đối với đối tượng cán bộ quản lí các cấp, theo quan niệm từ xưa đến nay, họ đứng bên ngoài quá trình bồi dưỡng này.
- Họ dừng lại ở mức độ thực hiện những thủ tục hành chính và một phần giám sát quá trình tổ chức bồi dưỡng.
- Họ không bám sát quá trình bồi dưỡng như những người trong cuộc, không tham gia chia sẻ những khó khăn cụ thể, tạo những điều kiện thuận lợi, tham gia tạo dựng các giải pháp tốt nhất.
- cho chương trình bồi dưỡng, khích lệ đôn đốc đội ngũ GV....
- Thực tế thí điểm tại một số địa phương vừa qua cho thấy, ở những nơi nào cán bộ quản lí các cấp vào cuộc thực sự thì ở nơi đó hiệu quả công tác bồi dưỡng tăng lên rất nhiều..
- Chính vì vậy, trong mục tiêu cần nhắm đến của một mô hình bồi dưỡng, đối tượng cán bộ quản lí cần được quan tâm nhiều hơn nữa, có những biện pháp cụ thể hơn để đội ngũ này thực sự trở thành một thành viên cấu thành của toàn bộ quá trình bồi dưỡng..
- Thứ ba, về chương trình bồi dưỡng: Các chương trình bồi dưỡng phổ biến sử dụng chương trình khung bồi dưỡng ngoại ngữ 6 bậc cho phần bồi dưỡng năng lực và khung bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm áp dụng chung cho các đối tượng, các địa bàn.
- Khó khăn cơ bản về chương trình bồi dưỡng năng lực tiếng là GV phải qua được cả 4 kĩ năng mới được nâng bậc.
- Hơn nữa, như đã phân tích ở trên, dù một bộ phận GV phổ thông năng lực tiếng còn hạn chế nhưng họ hoàn toàn có thể đứng lớp thực hiện có hiệu quả các hoạt động sư phạm với HS của mình, năng lực tiếng không nên là ưu tiên trong chương trình bồi dưỡng.
- Về chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, hầu hết các khóa bồi dưỡng dành khá nhiều thời gian cho việc hệ thống hóa và cập nhật những thông tin mới nhất trong lĩnh vực phương pháp giảng dạy tiếng nước ngoài, chưa dành thời gian thỏa đáng cho việc chia sẻ thực tế giảng dạy, cùng nhau phân tích tình huống lớp học cụ thể, phân tích các giải pháp đã được áp dụng ở lớp học nhưng không thành công, tìm nguyên nhân và cùng nhau xây dựng giải pháp có khả năng thực thi tại địa phương.
- Các giảng viên cũng thường không dành thời gian thỏa đáng để nghe GV phổ thông trình bày các khó khăn đặc thù của địa phương mình, của trường mình, lớp mình, mà thường áp đặt một mô hình giải pháp chung cho tất cả các trường phổ thông ở Việt Nam.
- Trước một thực tế như vậy, xuất phát từ mục tiêu đề ra trong các ưu tiên bồi dưỡng, MHTĐ chủ trương thiết kế mới các chương trình bồi dưỡng.
- Các chương trình này nặng về phân tích thực tế dạy - học ở địa phương, hướng dẫn cách thức tổ chức, quy trình và yêu cầu làm việc giữa giảng viên bồi dưỡng và GV phổ thông, cung cấp các giải pháp tình huống mẫu cụ thể, phương thức thực hiện các loại hình tiếp cận HS trong lớp và ngoài lớp, kĩ năng truyền cảm hứng môn học cho HS, kĩ năng khởi động và dẫn dắt giờ học, năng lực khai thác hệ thống bài ôn luyện và năng lực thiết kế các bài kiểm tra, bài thi thường xuyên và định kì, khả năng phân tích nguyên nhân những điểm thiếu sót trong bài làm của HS và hướng dẫn HS tự chữa bài.
- Các chương trình bồi dưỡng này được thiết kế dựa trên năng lực ở thời điểm.
- hiện tại của đội ngũ và điều kiện cụ thể của địa phương, dựa trên những thông số có được từ những trao đổi trực tiếp giữa chuyên gia của trường ĐH và nhóm GV phổ thông tại chỗ.
- Thứ tư, về tài liệu bồi dưỡng: Dựa trên chương trình khung được xây dựng như trên, các nhóm chuyên gia của trường sẽ thiết kế học liệu phù hợp theo phương thức.
- Sẽ có các nhóm tài liệu khác nhau được sử dụng trong các công đoạn khác nhau của quá trình triển khai bồi dưỡng.
- Ở một số chương trình bồi dưỡng, dựa trên kết quả khảo sát còn có thể có thêm tài liệu tóm lược các kiến thức cơ bản cần nhấn mạnh trong quá trình bồi dưỡng đối với đối tượng cụ thể của địa phương đó.
- Quá trình bồi dưỡng cũng có thể lựa chọn và sử dụng thêm những tài liệu hiện có trên thị trường.
- Thứ năm, về hình thức tổ chức bồi dưỡng: Các chương trình bồi dưỡng phổ biến thường tập trung GV phổ thông thành từng đợt về một cơ sở nào đó (thường là về một trường ĐH ở một thành phố lớn), trong một khoảng thời gian nào đó (thường là 1 - 2 tuần, tận dụng vào kì nghỉ hè), chuyên gia tập trung thuyết giảng về các lĩnh vực khác nhau.
- Phương thức tổ chức này tách bạch quá trình bồi dưỡng khỏi địa bàn và môi trường giáo dục, được thực hiện trong các điều kiện dạy và học giả định nên có những bất cập nhất định, những bất cập này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu ứng thực tiễn.
- Nếu chỉ tổ chức những khóa bồi dưỡng theo phương thức như vậy thì chắc chắn hệ thống các giải pháp đưa ra sẽ không có tính thuyết phục cao và hỗ trợ không nhiều cho những thiếu hụt, mong đợi của đội ngũ GV..
- Từ thực tế trên, MHTĐ chủ trương một phương thức ”3 cùng”, gắn trường ĐH triển khai chương trình bồi dưỡng vời trường phổ thông, bồi dưỡng trên cơ sở cùng chia sẻ thực tiễn, cùng xây dựng giải pháp và cùng thực hiện các công đoạn trong quy trình.
- trong hoạt động chuyên môn đa dạng, lãnh đạo nhà trường cũng thường xuyên sát cánh cùng lãnh đạo Sở GD&ĐT và ban giám hiệu các trường phổ thông trong tỉnh.
- ”cặp song hành” giữa giảng viên ĐH - GV phổ thông và SV ĐH - HS phổ thông đang là đặc điểm mang lại kết quả nổi trội của mô hình này trong quá trình thực nghiệm vừa qua..
- Bên cạnh đó, việc triển khai song song phương thức trực tiếp và trực tuyến đã mang lại hiệu quả cao, cho phép duy trì thường xuyên sự hỗ trợ của nguồn nhân lực trường ĐH đến GV và HS phổ thông (Thực tế vừa qua cho thấy, các mạng trực tuyến do giảng viên ĐH và GV phổ thông kết nối và đặc biệt là mạng kết nối giữa SV ĐH và HS phổ thông đã được duy trì rất tự nhiên, sôi nổi, đa dạng, làm cho sự hỗ trợ của cơ sở bồi dưỡng và cơ sở được bồi được bồi dưỡng trở nên thường xuyên và rất gắn kết.
- Hàng trăm lượt giảng viên, chuyên gia và cán bộ quản lí của trường đã được cử về sát cánh làm việc cùng đội ngũ GV phổ thông tại các trường phổ thông theo từng đợt ngắn ngày.
- Đây là cơ sở để nhà trường tiếp tục triển khai mô hình trên phạm vi rộng lớn hơn, với sự vào cuộc của Sở GD&ĐT các tỉnh/thành, lãnh đạo các trường phổ thông và của cả đội ngũ GV ngoại.
- Nhà trường có niềm tin vào hiệu ứng của một hướng đi mới, một chiến lược bồi dưỡng và tự bồi dưỡng mới sẽ định hình, được triển khai rộng khắp, phù hợp với điều kiện thực tế của phổ thông Việt Nam, với nhu cầu, đòi hỏi, mong muốn của đội ngũ GV ngoại ngữ ở phổ thông, thúc đẩy nhiệm vụ triển khai các chương trình bồi dưỡng GV phát triển mạnh mẽ trong những năm tới, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo nước nhà..
- Một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp bách hiện nay là làm sao để đội ngũ GV, giảng viên được chuẩn bị, được đào tạo lại, được bồi dưỡng để không ngừng đổi mới, vươn lên đáp ứng được yêu cầu ngày một cao của sự nghiệp giáo dục nước nhà.
- Do vậy, mục tiêu phát triển nghề nghiệp đội ngũ đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với những GV đã có thâm niên công tác lâu năm, với kĩ năng ngoại ngữ của họ đã bị mài mòn theo thời gian vì không được sử dụng và nuôi dưỡng thường xuyên.
- Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập đặt ra nhu cầu ngày càng cấp bách về việc nâng cao trình độ ngoại ngữ cho người học kéo theo những thay đổi lớn và nhanh chóng về nội dung và phương pháp dạy học ngoại ngữ.
- Nếu không phát triển chuyên môn, nghiệp vụ liên tục, GV ngoại ngữ ở phổ thông rất khó có thể bắt kịp với xu thế này..
- Trong bối cảnh đó, việc đổi mới phương thức tổ chức bồi dưỡng GV ngoại ngữ ở phổ thông trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
- Nhiệm vụ này đòi hỏi cần có những bước đột phá mới về cách làm với những quan niệm mới trong nhận thức, đưa công tác bồi dưỡng trở về quỹ đạo thực tiễn, với định hướng tự bồi dưỡng thường xuyên, tại chỗ, với sự hỗ trợ hiệu quả về chuyên môn từ các trường ĐH đào tạo chuyên ngoại ngữ.
- "Mô hình thực địa bồi dưỡng GV ngoại ngữ phổ thông".
- mà Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội xây dựng và triển khai thí điểm trong những năm gần đây là một nỗ lực theo định hướng đó.
- Hi vọng mô hình sẽ góp thêm một tiếng nói trong những nỗ lực chung của toàn ngành hướng tới việc nghiên cứu và triển khai thử nghiệm những mô hình mới bồi dưỡng GV ngoại ngữ, trên cơ sở những thành tựu mới nhất trên thế giới và trong khu vực về lí luận dạy và học tiếng nước ngoài và thực tiễn Việt Nam nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho nhiệm vụ đầy khó khăn thử thách nhưng vô cùng cấp bách trong chiến lược phát triển chung của giáo dục nước nhà ngày hôm nay..
- [2] Quyết định 2080/QĐ-TTg, (2017), về Phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025..
- [3] Thủ tướng Chính phủ, (2015), Quyết định số 404/QĐ- TTg phê duyệt Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông..
- [4] Đinh Quang Báo, (2017), Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt