« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp đẩy mạnh liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp trong đào tạo du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh


Tóm tắt Xem thử

- MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH LIÊN KẾT GIỮA TRƢỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO DU LỊCH.
- Nguyễn Thị Thu Hòa Khoa QT Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn, Trường Đại học Công nghệ TpHCM (Hutech).
- Liên kết giữa doanh nghiệp và trường đại học trở thành hình thức phổ biến hiện nay, đây là nhu cầu cấp thiết nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo và đáp ứng nhu cầu của xã hội.
- Trong xu thế đó, đào tạo du lịch đã trở thành vấn đề được đề cập nhiều tại Việt Nam.
- Mục đích của nghiên cứu này nhằm tổng hợp những vấn đề cơ bản của liên kết đào tạo (yêu cầu nguồn nhân lực trong du lịch, chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam, liên kết đào tạo trong du lịch và những lợi ích mang lại).
- nghiên cứu thực trạng về hoạt động liên kết đào tạo, những hạn chế hiện nay và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và trường đại học trong lĩnh vực du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh..
- Từ khóa: Doanh nghiệp, trường đại học, liên kết đào tạo, du lịch..
- Để chính sách nêu trên được thực hiện một cách thuận lợi, hiệu quả và nhanh chóng ngoài chủ trương đầu tư mọi mặt về cơ sở vật chất, hạ tầng, các qui định liên quan đến cơ sở lưu trú, lữ hành, điểm đến… được điều chỉnh và hoàn thiện trong văn bản pháp luật, đặc biệt là nguồn nhân lực du lịch với nội dung chủ yếu trong quyết định số 2473/QĐ-TTg về chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã dành mục 3c trong điều 1 đã nêu rõ những vấn đề về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch, cụ thể:.
- Phát triển nhân lực du lịch đảm bảo chất lượng, số lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch và hội nhập quốc tế..
- Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo về du lịch mạnh, cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị giảng dạy đồng bộ, hiện đại.
- chuẩn hóa giáo trình khung đào tạo du lịch..
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực du lịch phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch từng thời kỳ, từng vùng, miền trong cả nước.
- từng bước thực hiện chuẩn hóa nhân lực du lịch hợp chuẩn với khu vực và quốc tế, đặc biệt chú trọng nhân lực quản lý du lịch và lao động có tay nghề cao..
- Đa dạng hóa phương thức đào tạo.
- khuyến khích đào tạo tại chỗ, tự đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp..
- Từ những chủ trương trên đã thúc đẩy các đơn vị đào tạo tìm mọi cách thay đổi cách thức, hình thức và thậm chí cả chương trình đào tạo sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn và đảm bảo nguồn nhân lực cung.
- Đặc biệt hơn thông báo số 4929/BGDĐT-GDĐH ban hành ngày 20 tháng 10 năm 2017 về việc Áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo các ngành du lịch (BGD ĐT, 2017) nêu: để thực hiện Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày của Bộ Chính trị khoá XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
- thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, thông báo kết luận số 469/TB-VPCP ngày của Văn phòng Chính phủ về tình hình đào tạo nhân lực du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cơ chế đặc thù đào tạo nhân lực ngành du lịch trình độ đại học giai đoạn theo hướng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường lao động và hội nhập quốc tế, trong đó có nội dung bắt buộc phải thực hiện: yêu cầu doanh nghiệp và trường đại học phải phối hợp chặt chẽ trong quá trình đào tạo, đồng thời các cơ sở đào tạo phải xây dựng đề án nhằm áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo nhân lực du lịch trình độ đại học với một số qui định như sau:.
- Thỏa thuận doanh nghiệp là nơi thực hành, thực tập của cơ sở đào tạo.
- của doanh nghiệp để đào tạo thực hành, thời gian đào tạo tại các doanh nghiệp..
- Thời gian đào tạo tại các doanh nghiệp ít nhất bằng tổng thời gian thực hành, thực tập của chương trình đào tạo và không ít hơn 50% tổng thời gian thực hiện chương trình đào tạo..
- Phối hợp dự báo nhu cầu nhân lực của các ngành du lịch về số lượng, yêu cầu chất lượng.
- phối hợp đầu tư cơ sở vật chất theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường hợp tác công tư, chú trọng xây dựng các cơ sở thực hành, thực tập chất lượng cao, theo chuẩn mực khu vực và quốc tế phục vụ đào tạo nhân lực du lịch..
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch.
- khuyến khích các cơ sở đào tạo liên kết với các trường đại học của các nước phát triển để đào tạo các ngành du lịch..
- Liên kết đào tạo trong lĩnh vực du lịch.
- Chương 1, quyết định số 42/2008/QĐ - BGD ĐT liên kết đào tạo là sự hợp tác giữa các bên để tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo cấp bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học..
- Liên kết đào tạo là sự hợp tác giữa các bên để tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo cấp bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học..
- Đơn vị chủ trì đào tạo là các trường tổ chức quá trình đào tạo bao gồm: tuyển sinh, thực hiện chương trình, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, công nhận kết quả và cấp bằng tốt nghiệp..
- Đơn vị phối hợp đào tạo là chủ thể trực tiếp tham gia liên kết đào tạo với vai trò hợp tác, hỗ trợ các điều kiện thực hiện liên kết đào tạo..
- Hợp đồng liên kết đào tạo là văn bản được ký kết giữa các bên liên kết nhằm xác định quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm mà các bên thỏa thuận trong quá trình liên kết đào tạo..
- Du lịch là một ngành đặc biệt vì có sự kết hợp của nhiều lĩnh vực, ngành nghề và liên kết đào tạo trong lĩnh vực du lịch đã được khá nhiều tác giả nghiên cứu và nêu ra những định nghĩa khác nhau như: Liên kết là sự kết hợp các chiến lược ở các cấp khác trong những lĩnh vực khác (Lemmetyinen et al., 2009).
- Nhu cầu toàn cầu hóa và sự gia tăng cạnh tranh trong thị trường du lịch hiện nay là vấn đề cấp thiết đòi hỏi các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch phải năng động và linh hoạt hơn, hơn thế nữa là sự tăng nhanh về nhu cầu những nguồn nhân lực khác nhau làm việc trong ngành du lịch (Freel et al., 2006.
- Soriano, 2005), vì thế việc liên kết đào tạo với trường đại học phụ thuộc vào phân khúc thị trường và những điều kiện đặc biệt (Czernek, 2013.
- Liên kết đào tạo được đề cập trong các quyết định nêu trên chủ yếu tập trung về việc liên kết giữa các cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài như việc: trao đổi sinh viên, cùng liên kết để đào tạo chương trình quốc tế… tính đến thời điểm hiện nay chưa có chủ trương hoặc chính sách được đề cập trong luật pháp Việt Nam về việc liên kết đào tạo giữa các trường đại học và doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung chưa ban hành.
- Liên kết đào tạo giữa hai bên chỉ mang tính tự phát và triển khai từ nhu cầu của mỗi bên.
- Xuất phát từ tính cấp thiết của thực tế đã thúc đẩy chính phủ (đại điện Phó thủ tướng Vũ Đức Đam) thông qua Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch triệu tập các cơ sở đào tạo ngành du lịch, doanh nghiệp du lịch… có buổi làm việc và bàn về chiến lược phát triển du lịch nói chung và nguồn nhân lực du lịch nói riêng.
- Kết thúc buổi làm việc phó thủ tướng đề nghị Hiệp hội du lịch Việt Nam tiếp tục nghiên cứu hình thức phối hợp giữa doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước tham gia đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức theo địa chỉ và đào tạo kiến thức quản lý du lịch, nghề du lịch cho doanh nghiệp vừa và nhỏ… số 469/TB-VPCP ngày Chính phủ, 2017)..
- Lợi ích mang lại từ liên kết đào tạo.
- Liên kết đào tạo nhằm thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội, huy động tiềm năng của các trường đại học để đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho địa phương.
- Hơn thế nữa liên kết đào tạo giữa trường đại học và doanh nghiệp được hình thành, không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, cho nhà trường mà còn cho các đối tượng khác như sinh viên, xã hội.
- Một số lợi ích từ liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp.
- (Nguồn: Science Marketing, 2011 Vũ Tiến Dũng (2016) vai trò của mỗi bên khi tham gia liên kết đào tạo sẽ khác nhau: nếu như trường đại học đóng vai trò là đơn vị chủ trì, chịu trách nhiệm chính trong đào tạo như: triển khai nội dung, chương trình, chất lượng, cấp bằng… thì doanh nghiệp đóng vai trò là đơn vị phối hợp, hỗ trợ chịu trách nhiệm về tổ chức, quản lý, phục vụ cho quá trình đào tạo, sử dụng sản phẩm đào tạo… mối quan hệ liên kết giữa hai bên là quan hệ biện chứng tương hỗ vì lợi ích của cả hai phía cũng như lợi ích của toàn xã hội.
- Nói tóm lại, về lâu dài mối liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và trường đại học đã, đang và sẽ diễn ra hướng đến mục tiêu đào tạo ra những sinh viên gắn liền với yêu cầu thực tiễn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong xã hội, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, giúp các doanh nghiệp xây dựng được lợi thế cạnh tranh trên thị trường, đóng góp vào sự phát triển của ngành du lịch nói riêng và nền kinh tế Việt Nam..
- Yêu cầu về nguồn nhân lực trong du lịch.
- Báo cáo từ chương trình ESRT (ESRT programme) năm 2013 về kết quả nghiên cứu và đánh giá nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực đã phân tích những yêu cầu và kỹ năng chính của nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực du lịch của từng khối..
- Đặc biệt là nhân lực du lịch Việt Nam phải được đào tạo theo hướng tiêu chuẩn kỹ năng của khu vực, quốc tế và được thừa nhận..
- Nghiên cứu tại bàn: là những thông tin, số liệu điều tra từ các chuyên gia bao gồm chuyên gia từ các trường đại học, chuyên gia từ các doanh nghiệp, ngoài ra để có cách đánh giá và nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, tác giả điều tra thêm những sinh viên đã tham gia từ các chương trình liên kết đào tạo của hai bên trong lĩnh vực du lịch..
- Nhằm tiếp tục giữ vững vị thế và phát triển du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh, bên cạnh các hoạt động đa dạng hóa sản phẩm du lịch và dịch vụ bổ trợ.
- quan trọng hơn là kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch đã được chú trọng và đề cập….
- Viện nghiên cứu phát triển Du lịch dự báo số lượng nguồn nhân lực tối thiểu cần có để làm việc trong ngành du lịch đến năm 2020 khoảng 870 ngàn lao động trực tiếp trong 3 triệu việc làm do ngành du lịch tạo ra.
- Với số liệu ước tính trên cho thấy trong tương lai nguồn lực này sẽ bị thiếu hụt vì hiện nay số lượng lao động làm việc trong ngành du lịch là 1,3 triệu người.
- Chất lượng nguồn nhân lực trong ngành du lịch hiện nay đang ở tình trạng: kỹ năng làm việc yếu, tính kỷ luật chưa cao, ngoại ngữ hạn chế, tính chuyên nghiệp kém… do nhu cầu về nguồn nhân lực du lịch rất lớn nên các doanh nghiệp thường tuyển dụng những nguồn lao động không đúng chuyên ngành, hoặc tuyển dụng sinh viên vừa tốt nghiệp để bồi dưỡng và đào tạo lại… theo số liệu tính toán của nhóm nghiên cứu Viện kinh tế TpHCM thì nhu cầu nguồn nhân lực du lịch chiếm tỷ trọng 8% (khoảng 21.600 người/năm)..
- 4 Chưa qua đào tạo 10 5.100.
- Nguồn: Trần Anh Tuấn, 2018 Nhằm khắc phục những hạn chế về nguồn nhân lực du lịch đã có nhiều cách được đề xuất thực hiện như thay đổi chương trình đào tạo sát với thực tế, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy, liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp du lịch, sự hỗ trợ từ chính sách của cơ quan quản lý chuyên ngành….
- trong đó liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp du lịch được chú trọng và trao đổi để cùng tìm ra giải pháp thực hiện.
- Mục đích liên kết đào tạo trong lĩnh vực du lịch nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tích lũy kinh nghiệm, hoàn thiện kỹ năng cho người lao động….
- tiết kiệm chi phí đào tạo lao động, tuyển dụng được đội ngũ lao động còn thiếu hụt từ nguồn đảm bảo, bổ sung đội ngũ lao động còn thiếu của doanh nghiệp… (doanh nghiệp).
- Số lượng doanh nghiệp du lịch liên kết đào tạo với trường đại học.
- Liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và trường đại học hiện nay tại Việt Nam có khoảng 10 nội dung đang triển khai, kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 4 đã cho thấy: nội dung hợp tác nhiều nhất là phát triển kỹ năng thực hành cho sinh viên, với tổng số doanh nghiệp đang thực hiện hình thức này là 107/258 (chiếm 41.47% tổng mẫu điều tra), tiếp đến là tuyển dụng nguồn nhân lực có 46 doanh nghiệp (chiếm 17.83.
- D), thương mại hóa kết quả nghiên cứu và phát triển, phát triển chương trình đào tạo, phát triển môi trường học tập hiện đại, sáng tạo, quản trị, đào tạo &.
- 4 Đào tạo &.
- 7 Phát triển chương trình đào tạo 12 4.65.
- đạt mức trung bình về môi trường du lịch và cơ sở hạ tầng.
- đặc biệt chất lượng lao động du lịch đang ở mức yếu kém do:.
- Một số chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành so với thế giới.
- Quốc gia Môi trƣờng du lịch.
- Tài nguyên du lịch tự.
- Nguồn: WEF, 2015 Từ kết quả phân tích tổng quát của nghiên cứu giúp chúng ta có cách nhìn toàn diện và đầy đủ về hoạt động liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và trường đại học trong lĩnh vực du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Những lợi thế và một số hạn chế từ hoạt động liên kết đào tạo được rút ra:.
- Những lợi thế từ hoạt động liên kết đào tạo giữa hai bên:.
- Tự nguyện liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và trường đại học: mặc dù nhu cầu liên kết giữa doanh nghiệp và trường đại học rất nhiều, tuy nhiên do chưa có thông tư hướng dẫn hay qui định cụ thể nên gây khó khăn lớn cho các bên.
- Thế nhưng, với nhu cầu bấp cách một số doanh nghiệp và trường đại học đã chủ động gặp gỡ và triển khai hoạt động liên kết đào tạo, thiện chí tìm kiếm những giải pháp tối ưu để giải quyết những khó khăn, vướng mắc xảy ra trong quá trình liên kết đào tạo.
- Kết quả đã mang lại những lợi ích lớn cho doanh nghiệp, trường đại học và đặc biệt là sinh viên tham gia chương trình liên kết đào tạo..
- Bước đầu đặt nền tảng cho hoạt động liên kết đào tạo trong lĩnh vực du lịch được triển khai một cách phổ biến và rộng rãi tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung..
- Liên kết theo nguyên tắc WIN - WIN: do xuất phát từ thực tế và tự nguyện khi tham gia nên hai bên thường xuyên có sự phối hợp, liên kết và thiện chí trong mọi hoạt động, cùng giải quyết những vấn đề phát sinh, hơn thế nữa với nguyên tắc đôi bên cùng có lợi (về phía trường đại học: cơ hội rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế do điều chỉnh, thay đổi chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu ngành nghề, sinh viên được tiếp cận môi trường làm việc thực tế khi ngồi trên ghế nhà trường, nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên….
- về phía doanh nghiệp du lịch: giải quyết phần nào tình trạng thiếu hụt nhân sự trong mùa cao điểm, giảm chi phí nhân công, gia tăng thêm nguồn khách hàng tiềm năng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện tại của doanh nghiệp…) đã giúp cho hoạt động liên kết đào tạo diễn ra thuận lợi, trôi chảy và đạt hiệu quả..
- Một số hạn chế của hoạt động liên kết đào tạo:.
- Thiếu cơ chế liên kết: công văn số 4929/ BGDĐT-GDĐH của Bộ giáo dục và đào tạo về Áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo các ngành về du lịch, trong đó có mục 2b “Tăng thời gian đào tạo thực hành, thực tập tại doanh nghiệp.
- Cơ sở đào tạo tự chủ lựa chọn doanh nghiệp đối tác…” và mục số 4 (Hợp tác giữa cơ sở đào tạo đại học với doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp).
- Vì thế, khi các bên có nhu cầu liên kết đào tạo thường sẽ tự thực hiện theo cách tự phát, qui mô nhỏ với nhiều hình thức khác nhau… khi phát sinh những khó khăn thì doanh nghiệp và trường đại học tự tìm cách khắc phục, thậm chí có những tình huống ảnh hưởng đến quyền lợi mỗi bên nhưng chế tài và phương pháp khắc phục theo luật không có dẫn đến mâu thuẫn hai bên xuất hiện, làm gián đoạn hoạt động liên kết đào tạo..
- Quan điểm của nhà lãnh đạo cao cấp tại doanh nghiệp: chủ trương liên kết đào tạo xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp ít được quan tâm, khi thực hiện liên kết doanh nghiệp thường là đối tượng bị thực hiện với những chính sách mang lại lợi ích cho đối tác liên kết (trường đại học), đó là lý do doanh nghiệp hình thành suy nghĩ và luôn có tư tưởng “ban ơn” cho đối tác.
- thủ tục hành chính phức tạp tại các doanh nghiệp nhà nước, hơn thế nữa các nhà lãnh đạo cao cấp của doanh nghiệp du lịch chưa quan tâm và ít ủng hộ hoạt động liên kết đào tạo do sự tác động của những yếu tố khách quan như sự thay đổi của Luật du lịch năm 2018 trong đó doanh nghiệp du lịch cần phải thường xuyên nâng cao chất lượng hoạt động, tăng tính chuyên nghiệp, môi trường cạnh tranh khốc liệt, luôn có những chính sách để bảo vệ lợi ích cho khách hàng, chính sách đầu tư và xây dựng đơn vị.
- Nhằm đẩy mạnh hoạt động liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và trường đại học trong lĩnh vực du lịch, một số giải pháp cần thực hiện:.
- Đối với Cơ quan quản lý của nhà nước về giáo dục đào tạo: Trước khi ban hành chính sách liên kết đào tạo, cơ quan quản lý nên lấy kiến từ phía doanh nghiệp du lịch, trường đại học, tiếp nhận những ý kiến đóng góp từ đội ngũ chuyên gia để từ đó có định hướng đúng và ban hành các văn bản pháp luật về liên kết đào tạo du lịch cho phù hợp.
- Đặc biệt ban hành những thông tư hướng dẫn với những quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm cụ thể của mỗi bên khi tham gia liên kết đào tạo (chính sách miễn hoặc giảm thuế, hưởng lãi suất ưu đãi khi vay vốn, chính sách ưu đãi cho những doanh nghiệp du lịch tham gia hoạt động liên kết đào tạo từ các cơ quan quản lý, có những chính sách tôn vinh hay vinh danh những doanh nghiệp du lịch có sự đóng góp tích cực trong hoạt động liên kết đào tạo.
- Ngoài ra, phối hợp với các cơ quan ban ngành thống kê nhu cầu và khả năng cung ứng nguồn lực lao động của ngành du lịch để từ đó có những cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp và trường đại học, đồng thời thúc đẩy tính chủ động và trách nhiệm của các bên liên quan..
- Đối với Trường đại học: Nhằm rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn trong chương trình đào tạo, tăng kinh nghiệm, rèn luyện thái độ, tác phong, tính chuyên nghiệp và tiếp cận với kiến thức chuyên môn từ thực tiễn liên quan đến ngành nghề du lịch… ngoài ra thông qua công văn 4929/BGDĐT ban hành năm 2017 về cơ chế đào tạo đặc thù các ngành nghề du lịch đã giúp các cơ sở đào tạo có thêm điều kiện chủ động để tiếp cận, lựa chọn doanh nghiệp du lịch và đề xuất những hình thức liên kết đào tạo phù hợp với nhu cầu hai bên.
- Đối với Doanh nghiệp du lịch: đưa hoạt động liên kết đào tạo trở thành một chiến lược cần thực hiện trong tương lai của đơn vị, xem đó là trách nhiệm với xã hội mà doanh nghiệp phải đóng góp để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch.
- Đồng thời, doanh nghiệp du lịch nên đồng hành với các trường đại học trong quá trình điều chỉnh hay góp ý chương trình đào tạo, đồng thời kịp thời thông tin những nhu cầu hiện tại về ngành nghề giúp trường đại học có sự điều chỉnh kịp thời..
- Đối với Hiệp hội du lịch: phát huy vai trò trung gian và trở thành cầu nối kết hợp giữa doanh nghiệp và trường đại học gặp gỡ, trao đổi và thúc đẩy cho hoạt động liên kết đào tạo được triển khai.
- Nhu cầu xã hội đối với khối ngành du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn .
- [2] Luật du lịch số 09/2017/QH14 - http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/docs/853.
- Một số giải pháp tăng cường liên kết đào tạo giữa trường đại học và doanh nghiệp.
- Sự gắn kết giữa Nhà trường và Doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị.
- Giáo dục và Đào tạo số 22 (32) Trường đại học Kinh tế - Tài chính (UEF)..
- Báo cáo nghiên cứu số 9 của Bộ giáo dục và Đào tạo (Nuffic), mã số dự án: NICHE/VNM-103, cập nhật vào tháng 08 năm 2013.
- Tóm tắt chính Phân tích nhu cầu nguồn nhân lực và đào tạo của ngành Du lịch Việt Nam.
- Chương trình phát triển năng lực Du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (Dự án EU) do Liên minh Châu Âu tài trợ.
- Nhu cầu nhân lực du lịch giai đoạn

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt