« Home « Kết quả tìm kiếm

Xây dựng các chuyên đề bồi dưỡng giáo viên môn Khoa học tự nhiên lớp 6


Tóm tắt Xem thử

- XÂY DỰNG CÁC CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6.
- Nguyễn Thị Thanh Vân, Nguyễn Thị Bình Yên Tóm tắt: Để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới thì công tác bồi dưỡng giáo viên (kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng.
- Đối với môn Khoa học tự nhiên ở cấp THCS là môn học được xây dựng và phát triển trên nền tảng của khoa học Vật lí, Hoá học, Sinh học và khoa học Trái đất.
- Do đó, xây dựng các chuyên đề bồi dưỡng giáo viên môn Khoa học tự nhiên là một trong những biện pháp giúp giáo viên tự nâng cao được kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng các tiêu chí dạy môn Khoa học tự nhiên theo Chương trình giáo dục phổ thông mới..
- Từ khóa: Bồi dưỡng giáo viên, chuyên đề bồi dưỡng, môn KHTN..
- Môn Khoa học tự nhiên (KHTN) là môn học có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của học sinh, có vai trò nền tảng trong việc hình thành và phát triển thế giới quan khoa học cho học sinh cấp trung học cơ sở.
- Cùng với các môn: Toán, Công nghệ và Tin học, môn KHTN góp phần thúc đẩy giáo dục STEM (Science, Technology, Engineering, Mathematics.
- Môn Khoa học tự nhiên là môn học được xây dựng và phát triển trên nền tảng của khoa học vật lí, hoá học, sinh học và khoa học Trái đất.
- đồng thời, sự tiến bộ của nhiều ngành khoa học khác liên quan như toán học, tin học.
- Nghiên cứu tổng quan về dạy học tích hợp môn học Khoa học tự nhiên và về công tác bồi dưỡng giáo viên ở trên Thế giới và trong nước..
- Nghiên cứu và phân tích chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018)..
- Tìm hiểu thực trạng dạy học tích hợp môn Khoa học tự nhiên của giáo viên THCS, nhóm nghiên cứu đã thiết kế và sử dụng phiếu điều tra tiến hành khảo sát 142 GV đang dạy học môn Vật lí, Hóa học và Sinh học ở 16 trường THCS thuộc tỉnh Phú Thọ.
- Sử dụng ý kiến các chuyên gia là những thầy/cô có thâm niên công tác/làm công tác tại Viện nghiên cứu, cán bộ quản lý, giáo viên chuyên môn tại các trường THCS thuộc các lĩnh vực chuyên môn Vật lí, Hóa học, Sinh học đánh giá về ý nghĩa, giá trị của các chuyên đề mà nhóm nghiên cứu đề tài xây dựng trong công tác hỗ trợ, bồi dưỡng giáo viên sau này khi tiếp cận thực hiện chương trình môn Khoa học tự nhiên lớp 6..
- Thực trạng nhận thức của giáo viên về môn Khoa học tự nhiên.
- Kết quả điều tra thu được: có 26,76 % GV đã nắm vững kiến thức về dạy học tích hợp môn KHTN, còn 73,24 % GV chưa nắm vững kiến thức trong môn KHTN.
- Về các kiến thức chuyên môn (Lí, Hóa, Sinh) trong môn KHTN thì chỉ có: 19,72 % GV đã nắm vững kiến thức.
- Sự hiểu biết về các nguyên lí (sự đa dạng, tính cấu trúc, tính hệ thống, sự vận động và biến đổi, sự tương tác) trong mỗi chủ đề của môn KHTN: có tới 90,14 % GV chưa nắm vững, chỉ có 9,86 % GV đã nắm vững.
- Về nhu cầu bồi dưỡng kiến thức tích hợp thông qua các nguyên lí (sự đa dạng, tính cấu trúc, tính hệ thống, sự vận động và biến đổi, sự tương tác) trong mỗi chủ đề của môn KHTN, có 80,28 % GV xác định là cần thiết và 19,72 % GV cho là rất cần thiết..
- Về mức độ cần thiết bồi dưỡng kiến thức chuyên môn trong môn KHTN thì có 46,48 % GV cho là rất cần thiết và 53,52 % GV xác định là cần thiết..
- Xây dựng các chuyên đề bồi dưỡng giáo viên môn Khoa học tự nhiên lớp 6 3.2.1.
- Cấu trúc của một chuyên đề bồi dưỡng.
- Chuyên đề bồi dưỡng giáo viên môn KHTN lớp 6 có cấu trúc như sau: bao gồm 6 phần:.
- Trong phần này giới thiệu chung về chuyên đề cũng như cấu trúc của chuyên đề, những nội dung mà chuyên đề sẽ đề cập tới..
- Với mục tiêu chung nêu ra những yêu cầu cần đạt đối với học viên sau khi kết thúc chuyên đề.
- Còn mục tiêu cụ thể diễn đạt chi tiết những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng thái độ cần đạt được trong chuyên đề..
- Trong phần này, chuyên đề chia thành các hoạt động.
- Số lượng hoạt động phụ thuộc vào đặc điểm của từng chuyên đề.
- Trong phần này, các chuyên đề viết theo cấu trúc tổng thời lượng tập huấn và chi tiết thành thời lượng cho giờ học lí thuyết, thời lượng cho giờ học bài tập/thực hành/thảo luận..
- Phương pháp đánh giá hướng tới việc để đánh giá hiệu quả của chuyên đề bồi dưỡng thì có thể sử dụng hình thức đánh giá nào?.
- Các chuyên đề bồi dưỡng giáo viên môn KHTN lớp 6.
- Kết quả nghiên cứu, chúng tôi đã xây dựng được 03 chuyên đề bồi dưỡng giáo viên môn KHTN lớp 6 theo cấu trúc như trên.
- Chúng tôi mô tả một cách vắn tắt các chuyên đề mà nhóm nghiên cứu đã thực hiện được..
- Chuyên đề 1: Bồi dưỡng kiến thức môn KHTN lớp 6.
- Mục tiêu chung: Tài liệu biên soạn nhằm mục tiêu hướng dẫn giáo viên hiện đang dạy các môn Vật lí, Hoá học, Sinh học ở cấp THCS có khả năng dạy học môn KHTN lớp 6 trong chương trình giáo dục phổ thông mới..
- Chuyên đề được chia thành 4 hoạt động cho học viên:.
- Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc nội dung môn học..
- Hoạt động 3: So sánh chương trình môn KHTN với chương trình các môn học hiện hành (Vật lí, Hoá học, Sinh học)..
- Hoạt động 4: Tìm hiểu vai trò thí nghiệm, thực hành trong dạy học môn KHTN..
- Trong 4 hoạt động, nhóm nghiên cứu trọng tâm hướng dẫn phân tích hoạt động 1 để các học viên thấy được sự tường minh kiến thức trong chương trình môn KHTN, đó là các chủ đề khoa học.
- Chủ đề khoa học chủ yếu của chương trình môn KHTN gồm: Chất và sự biến đổi của chất: Chất có ở xung quanh ta, cấu trúc của chất, chuyển hoá hoá học các chất.
- Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã phân tích cụ thể các nội dung kiến thức cần bồi dưỡng giáo viên của các chủ đề trong môn Khoa học tự nhiên lớp 6.
- Nội dung kiến thức cụ thể trong các chủ đề trong môn Khoa học tự nhiên lớp 6 Chủ đề Mạch nội dung Kiến thức bồi dưỡng cụ thể trong các chủ đề CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT.
- Chủ đề Mạch nội dung Kiến thức bồi dưỡng cụ thể trong các chủ đề thấy của Mặt Trăng - Chuyển động biểu kiến của Mặt trăng.
- Mối quan hệ giữa giữa chủ đề nội dung với các nguyên lý / khái niệm chung của tự nhiên trong môn KHTN lớp 6.
- khoa học.
- Chuyên đề 2: Bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp trong môn KHTN lớp 6 - Mục tiêu chung: Tài liệu biên soạn nhằm mục tiêu hướng dẫn giáo viên hiện đang dạy các môn Vật lí, Hoá học, Sinh học ở cấp THCS có khả năng vận dụng được các phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực trong quá trình dạy học môn KHTN lớp 6 trong chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng tích hợp liên môn, phát triển năng lực người học..
- Chuyên đề được chia thành 5 hoạt động, bao gồm:.
- Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm dạy học môn Khoa học tự nhiên..
- Hoạt động 3: Tìm hiểu về cấu trúc năng lực dạy học tích hợp trong môn KHTN..
- Hoạt động 4: Tìm hiểu về các phương pháp dạy học đặc thù môn KHTN..
- Trong chuyên đề 2, ngoài các hoạt động tổ chức tập huấn cho học viên chúng tôi còn giới thiệu 03 giáo án minh họa bao gồm các chủ đề “Đa dạng thế giới sống”, “Trái đất và bầu trời”, “Oxi - Không khí”..
- Chuyên đề 3: Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm môn KHTN lớp 6.
- Mục tiêu chung: Tài liệu biên soạn nhằm mục đích hướng dẫn giáo viên hiện đang dạy các môn Vật lí, Hoá học, Sinh học ở cấp THCS có khả năng xây dựng hệ thống bài trắc nghiệm đánh giá môn KHTN lớp 6 trong chương trình giáo dục phổ thông mới..
- Chuyên đề được chia thành 4 hoạt động, bao gồm:.
- Hoạt động 1: Tìm hiểu các năng lực cần phát triển cho học sinh thông qua môn KHTN.
- Hoạt động 4: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm môn KHTN đánh giá năng lực học sinh..
- Trong chuyên đề 3, ngoài các hoạt động tổ chức tập huấn cho học viên chúng tôi còn giới thiệu hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, bài tập đánh giá kỹ năng của học sinh trong các chủ đề “Đa dạng thế giới sống”, “Trái đất và bầu trời”, “Oxi - Không khí”..
- Các chuyên đề của đề tài được đánh giá trên các khía cạnh sau:.
- Sự phù hợp giữa nội dung kiến thức của chuyên đề với chương trình môn KHTN lớp 6;.
- Sự phù hợp giữa nội dung kiến thức của chuyên đề với yêu cầu thực tiễn của GV;.
- Tính logic giữa các hoạt động trong chuyên đề;.
- Tính khoa học giữa nội dung kiến thức của chuyên đề;.
- Giá trị của chuyên đề trong công tác bồi dưỡng giáo viên dạy môn KHTN, môn Toán và môn Tin học trong chương trình, SGK mới..
- Kết quả xin ý kiến Chuyên đề 1.
- Bồi dưỡng kiến thức môn KHTN lớp 6 Nội dung xin ý kiến Ý kiến trả lời (Tỉ lệ.
- Cao/Tốt Khá Trung bình Sự phù hợp giữa nội dung kiến thức của chuyên đề với.
- chương trình môn KHTN .
- Sự phù hợp giữa nội dung kiến thức của chuyên đề với.
- yêu cầu thực tiễn của giáo viên .
- Tính logic giữa các hoạt động trong chuyên đề Tính khoa học giữa nội dung kiến thức của chuyên đề Giá trị của chuyên đề trong công tác bồi dưỡng giáo.
- viên dạy môn KHTN trong chương trình, SGK mới .
- Kết quả xin ý kiến Chuyên đề 2.
- Bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp trong môn KHTN lớp 6.
- Nội dung xin ý kiến Ý kiến trả lời (Tỉ lệ.
- yêu cầu thực tiễn của giáo viên Sự phù hợp giữa các PPDH và KTDH trong chuyên đề.
- với năng lực dạy học tích hợp trong môn KHTN Sự phù hợp giữa các chủ đề dạy học trong chuyên đề.
- với yêu cầu thực tiễn của giáo viên Tính logic giữa các hoạt động trong chuyên đề Tính khoa học về nội dung kiến thức của chuyên đề Giá trị của chuyên đề trong công tác bồi dưỡng giáo.
- viên dạy môn KHTN trong chương trình, SGK mới Bảng 5.
- Kết quả xin ý kiến Chuyên đề 3.
- Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm môn KHTN lớp 6.
- Nội dung xin ý kiến Ý kiến trả lời (tỉ lệ.
- Thấp Sự phù hợp giữa nội dung kiến thức của chuyên đề.
- với yêu cầu thực tiễn của giáo viên Sự phù hợp giữa công cụ đánh giá năng lực học sinh.
- trong dạy học môn KHTN .
- Sự phù hợp giữa hệ thống bài tập trắc nghiệm môn KHTN (minh họa ở 3 chủ đề) theo đánh giá năng lực với yêu cầu thực tiễn của giáo viên.
- Tính logic giữa các hoạt động trong chuyên đề Tính khoa học về nội dung kiến thức của chuyên đề Giá trị của chuyên đề trong công tác bồi dưỡng giáo.
- viên dạy môn KHTN trong chương trình, SGK mới Tổng số chuyên gia được xin ý kiến gồm 15 người trong đó giảng viên tại Viện nghiên cứu (01), giáo viên làm cán bộ quản lý (02 GV), giáo viên dạy bộ môn (12 GV)..
- Từ kết quả của các bảng 3, bảng 4 và bảng 5 cho thấy trên tất cả các khía cạnh được hỏi đến các chuyên gia đều đánh giá ở mức cao và rất cao đối với các chuyên đề thuộc môn Khoa học tự nhiên.
- Trong đó, về giá trị của chuyên đề trong công tác bồi dưỡng giáo viên dạy môn KHTN đều được đánh giá ở mức rất cao 93,3.
- Các con số thể hiện những kết quả nghiên cứu bước đầu đáp ứng được sự kì vọng của giáo viên phổ thông trong thực hiện chương trình, SGK mới..
- Ngoài cách xây dựng phiếu xin ý kiến chuyên gia trực tiếp về các chuyên đề bằng cách gửi phiếu chúng tôi cũng dạy thực nghiệm một số tiết trong Chuyên đề 2 (trong đó có 2 tiết dạy chủ đề “Đa dạng thế giới sống” và 2 tiết dạy chủ đề “Trái đất và bầu trời”) tại lớp 6C Trường phổ thông Chất lượng cao Hùng Vương có sự tham gia phối hợp của 04 giáo viên dạy môn Vật lí, Sinh học của nhà trường.
- Sự có mặt của các giáo viên trong các tiết dạy thực nghiệm giúp chúng tôi đánh giá mức độ phù hợp của các hoạt động dạy học.
- Các em rất hào hứng, học sinh nào cũng chủ động tham gia vào các hoạt động do giáo viên yêu cầu.
- Khi được yêu cầu trình bày về sản phẩm của nhóm hay trả lời những câu hỏi mở rộng ở mỗi hoạt động học tập, học sinh rất tự tin và có những thông tin ngoài cả sự mong đợi của giáo viên..
- Qua việc thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã xây dựng được 03 chuyên đề bồi dưỡng cho giáo viên lớp 6 khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên bám sát chương trình quy định cho học sinh lớp 6.
- Nội dung trong chuyên đề phong phú đa dạng, có hướng dẫn các hoạt động bồi dưỡng cụ thể kèm theo câu hỏi kiểm tra, đánh giá sau bồi dưỡng.
- Đây là một trong những tài liệu tham khảo cho các giáo viên ở trường phổ thông, giúp giáo viên bồi dưỡng kiến thức môn KHTN, đồng thời đáp ứng được hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh thông qua nội dung môn học..
- Lời cảm ơn: Công trình này được hoàn thành với sự hỗ trợ kinh phí từ chương trình nghiên cứu khoa học cơ bản của Trường Đại học Hùng Vương..
- Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên, (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT - BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)..
- Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở, (Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TT- BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)..
- Khoa học tự nhiên, Nxb

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt