« Home « Kết quả tìm kiếm

Quy trình rèn năng lực dạy học thực hành cho sinh viên Đại học Sư phạm ngành Sinh học


Tóm tắt Xem thử

- QUY TRÌNH RÈN NĂNG LỰC DẠY HỌC THỰC HÀNH CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÀNH SINH HỌC.
- Sinh học thuộc nhóm ngành khoa học thực nghiệm, vì vậy, trong đào tạo sinh viên (SV) việc chú trọng rèn luyện năng lực dạy học, đặc biệt là năng lực dạy học thực hành có ý nghĩa quan trọng.
- Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên và nâng cao chất lượng giảng dạy môn Sinh học nói chung và nội dung thực hành Sinh học nói riêng..
- Từ khóa: thực hành, năng lực dạy học, năng lực dạy học thực hành..
- Dạy học bằng thực hành (TH), thí nghiệm có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết trong dạy học Sinh học và đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nhằm nâng cao năng lực sáng tạo và năng lực thực hành (NLTH) cho người học.
- Để sử dụng thực hành trong dạy học SH có hiệu quả thì cần phải chú trọng rèn luyện các nội dung này ngay trong quá trình đào tạo giáo viên (GV) Sinh học ở các trường sư phạm..
- GV thường thiếu tự tin khi tổ chức dạy học TH, dẫn tời các bài TH/ nội dung TH không được tiến hành đầy đủ, hoặc khi tổ chức thực hành thì kết quả không như mong đợi.
- Trong đó, đã có một số nghiên cứu về rèn luyện các kĩ năng thực hành Ngày nhận bài: 5/10/2021.
- Tuy nhiên, những nghiên cứu sâu và có hệ thống về việc rèn luyện năng lực dạy học thực hành Sinh học cho SV sư phạm thì chưa nhiều.
- Vì vậy, trong bài báo này, chúng tôi tập trung nghiên cứu, đề xuất quy trình, các biện pháp để rèn luyện năng lực dạy học thực hành cho SV sư phạm ngành Sinh học nhằm vừa áp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông vừa đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018..
- Các khái niệm liên quan và cấu trúc năng lực dạy học thực hành Sinh học.
- Thực hành Sinh học là hoạt động của HS tác động lên đối tượng “sống” nhằm đạt được mục tiêu học tập (khám phá kiến thức, hình thành và rèn kĩ năng hoặc củng cố, hoàn thiện kiến thức)..
- Từ những khái niệm thực hành, thực hành Sinh học, chúng tôi đưa ra khái niệm dạy học thực hành Sinh học như sau: Dạy học thực hành Sinh học là một quá trình sư phạm, thông qua các hoạt động của mình, GV tổ chức cho HS tiến hành tác động lên đối tượng “sống” (quan sát, làm thí nghiệm) theo một quy trình nhất định nhằm đạt được mục tiêu học tập (khám phám kiến thức, hình thành và rèn kĩ năng, củng cố, hoàn thiện kiến thức)..
- Hay nói cách khác, dạy học THSH là quá trình GV hướng dẫn, tổ chức để HS thực hiện hoạt động thực hành (quan sát, thí nghiệm) trên đối tượng “sống” nhằm hình thành, củng cố, vận dụng kiến thức và phát triển kĩ năng..
- Khái niệm năng lực, năng lực dạy học, năng lực dạy học thực hành Sinh học.
- 61 Xuất phát từ khái niệm TH, THSH, DH thực hành SH, năng lực, NLDH có thể khái quát năng NLDH thực hành SH như sau: Năng lực dạy học thực hành Sinh học là khả năng của GV trong quá trình hướng dẫn, tổ chức cho học sinh tác động lên đối tượng “sống” (quan sát, làm thí nghiệm) để giải quyết tốt một nhiệm vụ học tập (hình thành, ôn tập, củng cố, hoàn thiện, vận dụng kiến thức đồng thời rèn luyện các kĩ năng)..
- sự thuần thục các kĩ năng TH và vận dụng một cách hiệu quả trong quá trình tổ chức dạy học thực hành..
- Cấu trúc năng lực dạy học thực hành Sinh học: Từ khái niệm chúng tôi xác định năng lực dạy thực hành gồm 3 năng lực thành phần là: Năng lực thực hành, Năng lực chuẩn bị bài dạy thực hành, Năng lực tổ chức dạy học thực hành, các năng lực được định nghĩa và các hành động của năng lực được thể hiện ở bảng dưới..
- Một số vấn đề rèn luyện năng lực dạy học thực hành trên thế giới và Việt Nam.
- Vấn đề dạy học thực hành, rèn kĩ năng dạy học thực hành trên thế giới..
- Vấn đề đưa các nội thực hành vào dạy ở các môn khoa học thực nghiệm trên thế giới là khá sớm.
- Vì phương pháp thực hành là phương pháp đặc trưng và cơ bản để dạy các môn thực nghiệm.
- Vấn đề sử dụng các TN trong dạy học SH cũng được nhiều tác giả nghiên cứu.
- Voltmer và James (1982) đã tiến hành khảo sát vấn đề dạy học thực hành, dạy TN ở một số trường đại học, cao đẳng.
- 2) Thiết kế các TN sử dụng trong dạy học (dành cho HS nghiên cứu, bố trí, lắp đặt, tiến hành TN theo thiết kế).
- Đặc biệt là trong lĩnh vực SH vấn đề rèn NLDH thực hành cho SV vẫn chưa được nghiên cứu sâu và chi tiết..
- Vấn đề dạy học thực hành, rèn kĩ năng dạy học thực hành ở Việt Nam.
- Ở Việt Nam, có nhiều công trình nghiên cứu TH, TN trong dạy học phổ thông cũng như.
- Trong đào tạo SV các trường sư phạm tác giả Đỗ Thị Loan đã hệ thống được những KN làm thí nghiệm, sử dụng TN trong dạy học ở sinh viên cao đẳng.
- Tác giả Trương Thị Thanh Mai cũng đã hệ thống các kĩ năng cần phải rèn luyện cho SV, đồng thời sử dụng quy trình rèn kĩ năng theo dạy học vi mô đề rèn kĩ năng thực hành và tổ chức dạy học thực hành cho SV [8].
- Các nghiên cứu tập trung vào các hướng: 1) Rèn kĩ năng thực hành cho HS, SV.
- 2) Sử dụng kết quả TN, TH trong dạy học (chủ yếu ở khâu củng cố, minh họa kiến thức).
- Mặc dù các nghiên cứu trải từ bậc phổ thông đến đại học, nhưng những nghiên cứu theo hướng trang bị cho SV sư phạm những kĩ năng thực hành, xây dựng và sử dụng các bài TH trong dạy học Sinh học THPT thì chưa có nhiều.
- Quy trình rèn năng lực dạy học thực hành cho sinh viên đại học sư phạm ngành Sinh học.
- 1) Đảm báo tính mục đích của việc rèn luyện NLDH thực hành SH.
- Quy trình rèn luyện năng lực dạy học thực hành cho sinh viên đại học sư phạm ngành Sinh học.
- Từ các nghiên cứu trước đây về rèn NLDH và cơ sở lí luận về dạy học thực hành, chúng tôi đề xuất xuất quy trình rèn luyện năng lực dạy học thực hành Sinh học THPT cho SV đại học ngành sư phạm Sinh học gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Củng cố năng lực thực hành Sinh học;.
- Giai đoạn 2: Rèn luyện NL chuẩn bị bài dạy TH và NL tổ chức dạy học thực hành Sinh học..
- Giai đoạn 1 – củng cố năng lực thực hành.
- Từ phân tích chương trình cử nhân sư phạm SH cũng như kết quả khảo sát thực trạng SV, chúng tôi nhận thấy, NL thực hành Sinh học của SV đã được rèn luyện khá kĩ ở các học phần cơ bản.
- Với mục đích là nâng cao những tri thức của SV về TH, TN, dạy học TH, đồng thời, giúp SV tự tin trong việc vận dụng những tri thức đó vào việc tổ chức dạy học THSH (trước khi rèn cho SV NL tổ chức dạy học TH), chúng tôi tiến hành củng cố NL thực hành SH cho SV.
- Bước 1: Kiểm tra kiến thức về thực hành → Bước 2: Cung cấp cho SV những tri thức về thực hành, dạy học thực hành → Bước 3: Tổ chức cho SV thực hành.
- Bước 1: Ở bước này, là bước kiểm tra và huy động kiến thức về thực hành mà sinh viên đã được học ở các học phần cơ bản.
- Để trang bị cho SV những kiến thức về TH, dạy học thực hành, kĩ thuật phòng TN, chúng tôi xác định những nội dung chính như sau:.
- vai trò của TH, TN trong dạy học.
- Nội dung 2: Cơ sở lí luận về dạy học thực hành: Khái niệm DHTH.
- sử dụng TN trong dạy học SH.
- Hoạt động của giảng viên (GV) Bước Hoạt động của SV + Xác định dạng thực hành cho SV.
- Xác định các dạng thực hành cơ bản..
- Định hướng SV xác định những điều kiện thực hành như: Nguyên vật liệu TH (dụng cụ, mẫu vật, hóa chất, các trang thiết bị thực hành)..
- Bước 3.2: Xác định và chuẩn bị những điều kiện thực hành.
- Xác định những điều kiện thực hành: nguyên vật liệu TH..
- Bước 3.3: Tổ chức thực hiện các thao tác thực hành.
- Cải tiến bài thực hành (nếu có)..
- Bước 3.5: Đánh giá năng lực thực hành.
- Giai đoạn 2 – Rèn luyện năng lực chuẩn bị bài dạy thực hành và năng lực tổ chức dạy học thực hành Sinh học cho sinh viên.
- Các bước đề rèn luyện năng lực chuẩn bị và tổ chức dạy học thực hành cho SV: Bước 1:.
- Sau đó, GV tổ chức cho SV dự giờ hoặc xem video (thị phạm) bài dạy thực hành.
- Các hoạt động dạy học THSH không nhất thiết phải đạt mức độ cao nhất của KN.
- Trong quá trình thị phạm người học sử dụng phiếu quan sát NL tổ chức dạy học TH để ghi lại tiến trình và các hoạt động..
- Đánh giá các KN của NL chuẩn bị bài dạy thực hành GV tổ chức cho SV đánh giá bài soạn minh họa theo bảng.
- rubric đánh giá gồm các KN thành phần: KN xác định chủ đề và mục tiêu thực hành.
- KN xác định và chuẩn bị điều kiện tổ chức dạy học TH.
- KN xác định tiến trình tổ chức HS thực hành.
- KN dự kiến đánh giá hoạt động thực hành của HS..
- Đánh giá các KN của NL tổ chức dạy học thực hành Yêu cầu SV quan sát bài dạy (có thể dự giờ, video bài giảng.
- TH), đánh giá các KN thành phần của NL tổ chức dạy học TH: Hướng dẫn HS xác định các bước TH.
- GV tổ chức cho SV thảo luận nhóm (3-5 SV/nhóm) về nội dung đánh giá bài soạn và nội dung vừa thị phạm, trên cơ sở rubric đánh giá các KN trong NL chuẩn bị bài dạy TH và NL tổ chức dạy học THSH.
- Đánh giá hiệu quả của quy trình rèn luyện năng lực dạy học thực hành Sinh học cho sinh viên.
- Khảo sát về thực trạng làm các bài thực hành của sinh viên trước khi học học phần lí luận dạy học Sinh học và học phần phương pháp dạy học Sinh học 1 và PPDH Sinh học 2, học phần thực hành dạy học tại trường sư phạm..
- Chúng tôi tiến hành tổ chức dạy học cho SV tri thức về TH, DHTH theo quy trình thiết kế, tổ chức rèn KN thiết kế bài dạy THSH và tổ chức dạy học THSH.
- Thực nghiệm đánh giá hiệu quả của các quy trình và biện pháp hình thành năng lực dạy các bài thực hành cho sinh viên (Sau khi sinh viên học xong hai học phần trên)..
- Đánh giá sự phát triển năng lực dạy học thực hành Sinh học của sinh viên.
- Đánh giá sự phát triển của KN thực hiện các bước thực hành.
- Biểu đồ kết quả đánh giá KN thực hiện các bước thực hành.
- Tương tự như vậy, chúng tôi còn tiến hành đánh giá các KN thành phần khác là: Đánh giá sự phát triển KN xác định chủ đề và mục tiêu thực hành.
- Đánh giá sự phát triển KN xác định và chuẩn bị điều kiện thực hành;.
- Đánh giá sự phát triển KN đánh giá hoạt động thực hành của HS.
- Kết quả các mức độ đạt được về NLDH thực hành Sinh học.
- Sau khi đánh giá được sự phát triển của các KN thành phần, chúng tôi tiến hành đánh giá NLDH thực hành SH.
- Kết quả của kiểm định NLDH thực hành Sinh học được thể hiện qua Biểu đồ 5 như sau:.
- Hay nói cách khác, sự phát triển về NL dạy học thực hành của SV là do thực nghiệm thực hiện rèn luyện theo quy trình đã đưa ra chứ không phải là ngẫu nhiên mà SV có sự phát triển NLDH thực hành Sinh học..
- Điều này cho thấy, không có sự khác biệt về giá trị mức độ NLDH thực hành giữa 2 lớp với nhau.
- Điều này chứng tỏ, quy trình, biện pháp rèn NLDH thực hành SH chúng tôi đưa ra là có ý nghĩa..
- Như vậy, từ kết quả thực nghiệm cho thấy, quy trình rèn luyện NLDH thực hành Sinh học chúng tôi đưa ra là khả thi và có thể sử để rèn luyện SV ngành sư phạm Sinh học các trường đại học..
- Trong dạy học Sinh học, việc sử dụng các nội dung thực hành, thí nghiệm để tổ chức cho HS lĩnh hội kiến thức về môn học có ý nghĩa to lớn về mặt nhận thức và thái độ.
- Việc rèn năng lực thực hành cho HS phải xuất phát từ GV.
- Như vậy, để chuẩn bị cho SV hành trang về kiến thức, kĩ năng để dạy học thực hành Sinh học, chúng tôi đã thiết kế, xây dựng quy đề rèn luyện năng lực dạy học thực hành Sinh học cho SV.
- Phát triển năng lực dạy học thực hành cho sinh viên ngành sư phạm Sinh học các trường đại học.
- “Bước đầu điều tra thực trạng dạy học thực hành Sinh học ở trường phổ thông”.
- Rèn luyện kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi cho sinh viên khoa Sinh Đại học Sư phạm để dạy học Sinh học.
- Đánh giá kết quả đào tạo năng lực dạy học của sinh viên ngành Sư phạm Sinh ở các trường Đại học.
- Sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh lí thực vật cho sinh viên ngành sư phạm sinh học ở các trường cao đẳng sư phạm.
- Rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên đại học ngành Sư phạm Sinh học bằng dạy học vi mô.
- Lí luận dạy học Sinh học.
- Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc.
- “Năng lực và kĩ năng dạy học Sinh học ở trung học cơ sở”.
- “Xây dựng tài liệu hướng dẫn thực hành Sinh học ở trường Trung học Phổ thông cho sinh viên Sư phạm Sinh các trường Đại học”.
- Đề xuất và thử nghiệm các biện pháp phát triển kĩ năng sử dụng thí nghiệm trong dạy học cho sinh viên sư phạm Vật lí khi dạy học phần “TN vật lí phổ thông”.
- “Dạy học bài thực hành trong chương trình Sinh học THPT”..
- Xây dựng và sử dụng bài tập để phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh trong dạy học Sinh học cơ thể thực vật – Sinh học 11 THPT

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt