« Home « Kết quả tìm kiếm

Thiết kế chương trình và chất lượng đào tạo: những bất cập trong đào tạo ngành sư phạm theo học chế tín chỉ hiện nay


Tóm tắt Xem thử

- THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH VÀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO: NHỮNG BẤT CẬP TRONG ĐÀO TẠO NGÀNH SƯ PHẠM THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ HIỆN NAY Trần Thanh Ái 1.
- Thiết kế chương trình, chất lượng đào tạo, sư phạm, tín chỉ, tự học.
- Từ nhiều năm nay, nhiều nhà nghiên cứu đã liên lục phân tích tình trạng suy thoái ngày càng trầm trọng của nền giáo dục Việt Nam ở nhiều cấp đào tạo.
- Ngành sư phạm vừa thuộc về giáo dục đại học, vừa là nơi đào tạo ra những thầy cô giáo ở phổ thông, có vai trò đặc biệt trong sự suy thoái đó.
- Nếu thành công trong việc cải tiến nâng cao chất lượng đào tạo của ngành sư phạm thì chúng ta sẽ góp phần đáng kể vào việc cải thiện tình hình giáo dục ở phổ thông.
- Thế mà việc xây dựng chương trình “tín chỉ hóa” vào năm 2007 chỉ máy móc dựa vào ngưỡng tối đa của số lượng tín chỉ (hiện nay là 120 TC, và kể từ K40 là 140 TC) chứ không dựa vào đặc điểm của các chuyên ngành của Khoa Sư phạm.
- Vì thế, chất lượng đào tạo của ngành sư phạm bị ảnh hưởng nghiêm trọng, và đã gián tiếp tác động xấu đến tình hình giáo dục ở phổ thông.
- Trong lĩnh vực đào tạo giáo viên phổ thông, cũng có không ít vấn đề bất cập tác động trực tiếp vào chất lượng đào tạo của các trường/Khoa Sư phạm của các đại học.
- Giáo dục phổ thông là nơi thể hiện chất lượng của các sản phẩm đào tạo của các đơn vị này.
- Vì thế, có thể nhìn vào chất lượng giáo dục phổ thông để đánh giá phần nào chất lượng đào tạo của các trường sư phạm.
- vốn chỉ là những học sinh phổ thông trung bình, mà nội dung và phương pháp đào tạo thì quá lạc hậu” (Nguyễn Thị Bình, 2012)..
- Đối với việc đào tạo giáo viên, các trường sư phạm phần lớn chỉ tuyển được học sinh trung bình, vì « học sinh khá, giỏi không thi vào trường sư phạm.
- Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cố gắng chỉ ra những bất cập trong việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ hiện nay, nhất là của ngành sư phạm, đồng thời nêu một số kiến nghị về giải pháp khắc phục..
- 1 TỔNG QUAN VỀ VIỆC CHUYỂN ĐỔI THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ.
- Trường Đại học Cần Thơ đã áp dụng hệ thống tín chỉ ngay từ năm 1995, với thời lượng bình quân là trên dưới 250 tín chỉ tùy theo chuyên ngành.
- Đó là hệ thống « tín chỉ chưa đầy đủ » vì tiến độ học tập của sinh viên vừa được tính bằng tín chỉ và đơn vị học trình, vừa lại được quản lý theo năm học.
- Kể từ năm 2007, chương trình đào tạo chỉ còn 138 tín chỉ, và sau đó là 120 tín chỉ cho đến nay.
- Vừa rồi, nhà trường đã nâng lên thành 140 tín chỉ áp dụng cho các khóa 40 trở về sau.
- Việc chuyển đổi này dựa trên hai nguyên tắc cơ bản là giảm giờ nhưng không cắt xén nội dung giảng dạy, và giảm giờ học trên lớp để tăng giờ tự học của sinh viên.
- chương trình còn 120 tín chỉ mà chưa có sự chuẩn bị kỹ càng cho người dạy về việc thiết kế và biên soạn lại nội dung giảng dạy, về phương pháp lên lớp cho phù hợp thì học chế tín chỉ sẽ thất bại.
- Việc tăng giờ tự học của sinh viên là điều kiện tối quan trọng để chất lượng đào tạo không giảm sút khi giảm giờ học trên lớp.
- Để giúp sinh viên tổ chức tự học có hiệu quả, cần phải có nhiều thời gian chuẩn bị và nhiều biện pháp khác nhau để xây dựng thói quen tự học, để họ quen dần với học tập tích cực.
- Nếu không có biện pháp hiệu quả và thích hợp cho việc tự học, vô hình trung khiến việc chuyển đổi sang hệ thống tín chỉ trở thành việc cắt giảm chương trình đào tạo một cách máy móc.
- Thật vậy, nếu sinh viên không tăng giờ tự học thì chất lượng đào tạo sẽ chỉ còn một nửa.
- Những nỗ lực trong các lần hội thảo về 2 giờ tự học chỉ đưa ra được những kinh nghiệm cá nhân, chưa khái quát thành những biện pháp đồng bộ và hợp lý trong nhà trường, khiến tình trạng buông lỏng 2 giờ tự học của sinh viên chưa được khắc phục..
- Để khảo sát những bất cập trong việc tổ chức đào tạo hiện nay của ngành sư phạm, chúng tôi chọn hai khía cạnh then chốt của việc đào tạo theo học chế tín chỉ là thiết kế chương trình và quản lý việc tự học của sinh viên.
- Về thiết kế chương trình, chúng tôi sẽ đối chiếu các chương trình ngành sư phạm với các chương trình ngoài sư phạm tương ứng để cho thấy sự chênh lệch giữa khối kiến thức nền của các ngành đào tạo.
- Về việc quản lý hoạt động tự học của sinh viên, chúng tôi sử dụng kết quả của các đánh giá, điều tra được trình bày trong Hội nghị đánh giá tình hình hai tiết tự học của sinh viên được tổ chức tại Trường Đại học Cần Thơ (tháng 1/2011)..
- 3.1 Phân tích chương trình đào tạo đang áp dụng của các chuyên ngành thuộc Khoa Sư phạm.
- học phần liên quan đến kiến thức và kỹ năng sư phạm, kỹ năng ngoại ngữ (KNNN) là các học phần nhằm nâng cao kỹ năng sử dụng ngoại ngữ cho sinh viên ở các ngành sư phạm ngoại ngữ và ngôn.
- Như trình bày trong bảng trên, chương trình đào tạo của ngành Sư phạm (SP) phải dạy 3 hoặc 4 khối kiến thức (và/hoặc kỹ năng):.
- Kiến thức khoa học của ngành (gồm kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành),.
- Vì thế, số lượng tín chỉ thuộc kiến thức khoa học của các ngành của Khoa Sư phạm giảm đáng kể..
- và Pháp, chương trình còn phải thiết kế những môn về kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ (từ 26 – 39 tín chỉ), là những học phần không thể thiếu được, để nâng cao năng lực giao tiếp của sinh viên.
- thiết kế trong các chương trình nói trên, chúng tôi phân loại đào tạo của Trường Đại học Cần Thơ thành 3 loại cử nhân:.
- Cử nhân loại 1: là những ngành chỉ dạy 2 khối kiến thức: kiến thức giáo dục đại cương và kiến thức khoa học (từ 70 – 80 tín chỉ).
- kiến thức: kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức khoa học (từ 42 – 66 tín chỉ), và kiến thức/nghiệp vụ sư phạm (hoặc kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ).
- Cử nhân loại 3: là những ngành phải dạy 4 khối kiến thức: kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức khoa học (từ 25 – 28 tín chỉ), kiến thức/nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ..
- Hình 3: Tương quan giữa các ngành đào tạo dựa trên số lượng tín chỉ KTKH.
- Hơn nữa, trong khi Trường Đại học Cần Thơ vội vã “tín chỉ hóa” ngay từ năm 2007 với chương trình thống nhất 120 tín chỉ (kể cả khối giáo dục đại cương), thì nhiều trường đại học khác từng bước nghiên cứu, học tập kinh nghiệm, cân nhắc xây dựng chương trình đại học dao động từ 140 – 150 TC.
- Điều đó cho thấy rằng lãnh đạo trường ta đã quá nóng vội, chủ quan, dẫn đến khinh suất, xem nhẹ chất lượng đào tạo và vô hình trung đã lấy sinh viên ra làm vật thí nghiệm cho mô hình tổ chức dạy học của mình.
- Vừa qua, nhà trường có tổ chức điều chỉnh lại chương trình đào tạo áp dụng cho các khóa 40 về sau (từ năm học bằng cách nâng tất cả ngành đào tạo lên thành 140 tín chỉ..
- Việc điều chỉnh này chỉ có tác dụng đôi chút đối với chất lượng đào tạo, vì số tín chỉ tăng thêm (20 tín chỉ) phải chia đều cho các khối kiến thức.
- 3.2 Tình hình tự học của sinh viên.
- Từ xưa đến nay, tự học là một khâu vô cùng quan trọng trong việc học tập ở trình độ cao như cao đẳng và đại học, vì nó góp phần hoàn thiện quá trình đào tạo của nhà trường, và từng bước hướng sinh viên đi vào nghiên cứu chuyên sâu một lĩnh vực tri thức nào đó.
- Nó lại càng quan trọng hơn khi chương trình đào tạo được thiết kế theo học chế tín chỉ..
- Tầm quan trọng của việc tự học thể hiện qua thời lượng mà học chế tín chỉ dành cho nó: về mặt định lượng, có thể hiểu rằng khi thiết kế chương trình đào tạo bậc cử nhân chỉ còn 120 tín chỉ, người ta hy vọng rằng sinh viên sẽ dành khoảng 130 tín chỉ (là thời lượng bị cắt giảm) để tăng cường việc tự học.
- Nói cách khác, ngoài việc tự học cần phải có như xưa nay, sinh viên ngày nay còn phải gia tăng việc tự học thêm, tương đương khối lượng tín chỉ nói trên.
- Vì thế, nếu việc tự học không được thực hiện đúng mức, chương trình đào tạo sẽ trở nên sơ sài, hụt hẫng, và chất lượng đào tạo chắc chắn sẽ sút kém tệ hại (tối đa chỉ còn phân nửa so với trước đây, nghĩa là tương đương trình độ 12+2).
- Về mặt định tính, tự học chính là biện pháp tích cực hóa việc học hữu hiệu nhất, qua đó, sinh viên sẽ xây dựng cho mình tinh thần chủ động trong học tập, và tự hình thành kỹ năng học tập.
- Đây chính là linh hồn của nguyên lý dạy học tích cực trong thời hiện đại, và cũng là một trong những nguyên lý nền tảng của học chế tín chỉ.
- Vì thế, có thể nói rằng việc đào tạo theo học chế tín chỉ thành hay bại tùy thuộc rất lớn vào mức độ thực hiện khâu tự học của sinh viên..
- Thế nhưng trên thực tế, tình hình tự học của sinh viên không có gì sáng sủa.
- Tháng 1/2011, Trường Đại học Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình hai tiết tự học của sinh viên để đánh giá tình hình và tìm biện pháp cải thiện.
- Nhiều ý kiến từ các đơn vị đào tạo cho thấy rằng sinh viên chưa quan tâm đến việc tự học:.
- Mặt khác, cũng phải kể đến tình trạng giảng viên “khoán trắng” hai giờ tự học cho sinh viên, khiến tác dụng đào tạo của chủ trương 2 giờ tự học trở nên phản tác dụng:.
- “Một số giảng viên hiểu sai về ý nghĩa của 2 tiết tự học nên để cho sinh viên tự nghiên cứu mà không có sự hướng dẫn đã gây cho sinh viên không ít những khó khăn và áp lực” (Hồ Thị Hà .
- Bên cạnh việc hiểu sai ý nghĩa của việc tự học như ghi nhận trên đây, còn phải kể đến quỹ thời gian rất hạn chế của các học phần, khiến giảng viên không thể quản lý được việc tự học..
- Về phía sinh viên, các em cũng nhìn thấy được những bất cập trong việc thực hiện chế độ tự học:.
- một sinh viên ngành Công nghệ Hóa K33 cho biết:.
- “Việc sinh viên có 2 giờ tự học sẽ tạo cho sinh viên có thể đi làm bán thời gian để có thêm thu nhập trang trải chi phí cho việc học, một số thấy.
- “Tuy có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng đa phần sinh viên chưa chắc chắn về việc sử dụng 2 tiết tự học của mình, thực tế vẫn còn tồn tại tư tưởng tranh thủ thời gian không đến lớp để đi làm thêm, giải trí… đến khi cần thì học dồn, học qua loa và sau khi thi thì hầu như không còn nhớ được kiến thức bài học” (Đoàn Thanh niên, 2010: 23).
- Điều đó cho thấy là việc tự học của sinh viên không có gì thay đổi so với các phương thức đào tạo trước năm 2007.
- Nói cách khác, việc áp dụng học chế tín chỉ của trường ta vẫn còn dang dở, vì ta chỉ mới chuyển đổi mang tính cơ học trên phương diện quản lý hành chính theo hướng dẫn trong Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT mà thôi, còn mảng hoạt động tự đào tạo của sinh viên vẫn còn bị thả nổi.
- Gần đây, Bộ GD&ĐT đã nhận ra những bất cập trong việc áp dụng học chế tín chỉ ở các trường đại học và cao đẳng theo quy chế ban hành kèm theo quyết định này, nên ngày Bộ đã ký thông tư “điều chỉnh, bổ sung”..
- Người học thì sử dụng sai mục đích giờ tự học vì nhiều lý do.
- giảng viên thì khoán cho sinh viên vì không thể quản lý giờ tự học đó do quỹ thời gian không cho phép (hoặc không hiểu rõ ý nghĩa của giờ tự học).
- học, mà chỉ dựa vào nỗ lực của giảng viên và ý thức tự giác của sinh viên.
- Về phía các đơn vị trực tiếp đào tạo của Khoa Sư phạm, qua 5 năm thực hiện chương trình đào tạo 120 tín chỉ, các bộ môn trong Khoa Sư phạm có những nhận xét như sau:.
- Cả 14 chương trình đào tạo (trên tổng số 14 chương trình) đều chưa phù hợp về số lượng tín chỉ..
- 14 chuyên ngành đều đề nghị tăng số tín chỉ cho chương trình đào tạo: 12 chuyên ngành đề nghị 140 (hoặc 120 + các môn chung như, chính trị, Tư tưởng HCM.
- 01 chuyên ngành đề nghị 150 tín chỉ, 01 chuyên ngành đề nghị 180 tín chỉ (dựa theo chương trình cử nhân của Cộng đồng Châu Âu)..
- Khoa Sư Phạm là đơn vị đào tạo đội ngũ giáo viên phổ thông.
- Vì thế, trong chương trình đào tạo của các ngành sư phạm, có một số học phần liên quan đến kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp mà các ngành đào tạo khác không có học phần tương ứng.
- Vì thế, nếu quy định tất cả các ngành phải thiết kế tổng số tín chỉ như nhau, thì chất lượng đào tạo của ngành sư phạm chắc chắn sẽ kém hơn các ngành khoa học kỹ thuật.
- Để cải thiện chất lượng đào tạo, hoàn thiện hệ thống tín chỉ và từng bước hòa nhập với thế giới, như mục tiêu mà hội nghị đã đề ra, nhà trường cần phải thực hiện đầy đủ các khâu chủ yếu sau đây:.
- Chất lượng đào tạo được thể hiện trước tiên bởi hàm lượng kiến thức khoa học được thiết kế trong chương trình đó.
- Không thể nói rằng ngành đào tạo chỉ có khoảng 30 tín chỉ của các học phần KTKH (tức “cử nhân loại 3” đã nói ở trên) có chất lượng khoa học ngang bằng với chương trình có khoảng 80 tín chỉ (cử nhân loại 1).
- Vì thế, chúng tôi đề xuất không cào bằng số lượng tín chỉ của các chuyên ngành đào tạo trong trường như hiện nay (tất cả các ngành đều chỉ 120 tín chỉ như hiện nay, và 140 tín chỉ kể từ khóa 40), mà phải dựa vào đặc điểm của từng chuyên ngành đào tạo mà thiết kế chương trình đào tạo (theo mô hình dưới đây), để bảo đảm chuẩn đầu ra của các chuyên ngành đào tạo, và chuẩn nghề nghiệp của ngành giáo dục..
- Hình 4: Sơ đồ cấu trúc các khối kiến thức của các chuyên ngành đào tạo Biện pháp này hoàn toàn phù hợp với Thông tư.
- “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ- BGDĐT”..
- 3) Việc tự học là vô cùng quan trọng trong trường đại học, đặc biệt là khi ta chủ trương sư phạm tích cực.
- Để thực hiện tốt giờ tự học của sinh viên, đề nghị nhà trường “thể chế hóa” trách nhiệm của giảng viên đối với “hai giờ tự học”, bằng cách áp dụng cách tính của hệ thống ECTS của Cộng đồng Châu Âu (số tín chỉ ECTS của một học phần bao gồm giờ lên lớp và giờ tự học).
- Chỉ khi nào giờ tự học được nhìn nhận như là một hoạt động chính thức và được gắn với giờ dạy của giảng viên thì việc tự học mới được thực hiện tốt..
- 4) Tổ chức thường xuyên những buổi báo cáo chuyên đề, tọa đàm, thảo luận về đổi mới dạy học, dạy học tích cực, dạy học theo học chế tín chỉ....
- Việc học tập các nước có nhiều kinh nghiệm đào tạo là cần thiết.
- Tuy nhiên, có thái độ cầu thị không thôi vẫn chưa đủ, mà cần phải có tinh phần phê phán, nghĩa là phải nhận thức rõ những nguyên lý chi phối mô hình đào tạo mà ta muốn học tập, và những điều kiện cần và đủ để áp dụng mô hình đó, thì việc học tập mới không bị chấp vá, hỗn độn..
- Một số nhà quản lý giáo dục nước ta thường thỏa mãn về quá trình học tập của họ theo chương trình tín chỉ ở các trường đại học phương Tây và nghĩ rằng mình có đầy đủ kinh nghiệm để áp dụng vào cơ sở đào tạo của mình.
- Đánh giá việc sử dụng 2 giờ tự học của sinh viên.
- Trong Hội nghị đánh giá tình hình hai tiết tự học của sinh viên, Đại học Cần Thơ : 13-17..
- Các ý kiến đóng góp về việc sử dụng 2 tiết tự học trong sinh viên.
- Trong Hội nghị đánh giá tình hình hai tiết tự học của sinh viên, Đại học Cần Thơ : 23-26..
- Hai tiết tự học của sinh viên – Thực trạng và phương hướng giải quyết.
- Trong Hội nghị đánh giá tình hình hai tiết tự học của sinh viên, Đại học Cần Thơ: 19-22..
- Tự học – Thực trạng, Nguyên nhân và Giải pháp.
- Trong Hội nghị đánh giá tình hình hai tiết tự học của sinh viên, Đại học Cần Thơ : 29-31..
- Một số giải pháp giúp sinh viên thực hiện 2 giờ tự_học của Khoa Công nghệ Thông tin &.
- Truyền thông, trong Hội nghị đánh giá tình hình hai tiết tự học của sinh viên, Đại học Cần Thơ: 7-11..
- Đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
- Tham luận tại Hội nghị toàn quốc đổi mới đào tạo đại học, tổ chức tại Đại học Sài Gòn, tháng