« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐẨY MẠNH RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM THƯỜNG XUYÊN NHẰM NÂNG CAO TAY NGHỀ SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN


Tóm tắt Xem thử

- ĐẨY MẠNH RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM THƯỜNG XUYÊN NHẰM NÂNG CAO TAY NGHỀ SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VINH.
- Tay nghề sư phạm của sinh viên sư phạm kỹ thuật trước tiên được hình thành trong hoạt động và giao tiếp của họ thông qua các hoạt động tập thể trong trường sư phạm kỹ thuật..
- Giai đoạn học ở trường sư phạm là một giai đoạn rất quan trọng trong việc hình thành khuynh hướng sư phạm, năng lực sư phạm và tính cách người giáo viên dạy nghề tương lai.
- Khi người sinh viên đã tiếp thu được một hệ thống tri thức về chuyên môn và nghiệp vụ cần thiết, họ phải biến những tri thức đó trở thành năng lực thực tiễn ngay trong khi họ đang ngồi trên ghế nhà trường sư phạm kỹ thuật (SPKT)..
- Để có được trình độ nghiệp vụ sư phạm (NVSP) đáp ứng được yêu cầu đào tạo nghề trong xã hội phát triển, người giáo viên dạy nghề tương lai, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sư phạm phải được học tập và rèn luyện một cách hệ thống, thường xuyên.
- Từ đó củng cố, nâng dần và hoàn thiện tay nghề sư phạm trong quá trình dạy học ở các trường dạy nghề sau này.
- Mỗi sinh viên sư phạm phải tự tạo ra năng lực của chính mình thông qua hoạt động tích cực của bản thân.
- Trong nhà trường sư phạm việc rèn luyện NVSP cho sinh viên có thể thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau: như giáo dục NVSP ngay trong quá trình giảng dạy các môn học, tổ chức các hoạt động tập thể trong và ngoài nhà trường, xêmina, giờ chuẩn bị giáo án, những giờ tập giảng, tập điều khiển buổi lao động sản xuất, điều khiển buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt chi đoàn, thi nghiệp vụ sư phạm, thực tập sư phạm hay ngoại khóa.
- Mỗi hình thức có tác dụng nhất định trong việc hình thành những kỹ năng và phẩm chất sư phạm cho sinh viên.
- Thực trạng giáo dục và rèn luyện Nghiệp vụ sư phạm ở trường ĐHSPKT Vinh:.
- Trường bắt đầu tuyển sinh đào tạo sinh viên trình độ đại học từ năm vì vậy thực trạng đào tạo sư phạm được đề cập tới trong bài viết này chỉ là đối tượng CĐSPKT đã đào tạo trong những năm qua..
- Về chương trình và thời lượng đào tạo sư phạm trình độ CĐSPKT:.
- Các học phần kiến thức và kỹ năng sư phạm được thực hiện từ năm 2001 đến 2005 được cấu trúc như bảng sau:.
- 3 Lý luận giáo dục 3.
- 4 Lý luận dạy học 4.
- 8 Thực tập sư phạm 6.
- Tỷ lệ kiến thức và kỹ năng sư phạm chiếm 12.5%.
- Chương trình đào tạo sư phạm trình bày ở bảng trên cho thấy nội dung giáo dục nghiệp vụ sư phạm còn quá thiên về lý luận, hệ thống các kỹ năng sư phạm đặc biệt là các kỹ năng giảng dạy cơ bản cần rèn luyện chưa được nghiên cứu và thiết kế theo một quy trình tổng quát để có thể sử dụng như là một con đường tổ chức luyện tập các kỹ năng giảng dạy và các kỹ năng giáo dục.
- Nhất là các kiến thức và kỹ năng giao tiếp sư phạm, giáo dục học sinh chưa được xây dựng trong chương trình dẫn đến năng lực giáo dục của GVDN được đào tạo ra còn nhiều hạn chế..
- Từ năm 2005 tổng cục dạy nghề (TCDN) đã ban hành chương trình đào tạo sư phạm kỹ thuật cho GVDN trình độ cao đẳng.
- 3 Giáo dục học nghề nghiệp 4.
- 4 Phương pháp dạy học chuyên ngành 3.
- 5 Tổ chức quản lý quá trình dạy học 2.
- 6 Kỹ năng dạy học 5 7 Thực tập sư phạm 6 B Phần tự chọn bắt buộc (chọn 2 môn trong 4 môn sau).
- 9 Công nghệ dạy học 2.
- 11 Phát triển chương trình đào tạo nghề 2.
- Tỷ lệ kiến thức và kỹ năng sư phạm chiếm 16,2%.
- Chương trình này đã tăng cường việc rèn luyện kỹ năng dạy học cơ bản, đi sâu hơn vào nghiên cứu phương pháp dạy học các môn chuyên ngành.
- Tuy nhiên do hạn chế về thời gian và số ĐVHT nên chương trình vẫn chưa cấu trúc những học phần kiến thức và kỹ năng về giáo dục học sinh học nghề và giao tiếp sư phạm, điều này hạn chế việc hình thành năng lực sư phạm nói riêng và hoạt động sư phạm sau này của người GVDN nói chung.
- Ta có thể so sánh với chương trình đào tạo sư phạm kỹ thuật công nghiệp (SPKTCN) trình độ cao đẳng do Bộ GD&ĐT ban hành sau đây sẽ thấy rõ điều đó..
- Khung chương trình đào tạo CĐSPKTCN:.
- Thời gian đào tạo 3 năm..
- Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo ĐVHT 1 Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu.
- 2 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu Trong đó tối thiểu:.
- -Kiến thức nghiệp vụ chung cho khối ngành CĐSP 20 -Kiến thức ngành Sư phạm kỹ thuật công nghiệp.
- -Kiến thức bổ trợ (môn 2) 35.
- -Thực tập nghề nghiệp 9.
- Khối kiến thức bắt buộc.
- Kiến thức giáo dục đại cương Chung cho khối ngành CĐSP 29 đvht.
- 8 Giáo dục thể chất 3.
- 9 Giáo dục Quốc phòng 135.
- Kiến thức dành riêng cho ngành Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp 12 đvht.
- Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.
- Kiến thức nghiệp vụ chung cho khối ngành 20 ĐVHT.
- 2 Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm* 4.
- 3 Giáo dục học đại cương* 3.
- 4 Hoạt động dạy học ở trường THCS* 2 5 Hoạt động giáo dục ở trường THCS* 3 6 Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên* 3 7 Công tác đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh* 2.
- Kiến thức ngành Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp (môn 1) 49 ĐVHT.
- 2 Vẽ kỹ thuật 4.
- 3 Cơ kỹ thuật 1 4.
- 4 Cơ kỹ thuật 2 4.
- 8 Kỹ thuật điện 1 3.
- 9 Kỹ thuật điện 2 3.
- 10 Thực hành kỹ thuật điện 4.
- Thực tập sư phạm.
- 1 Thực tập sư phạm 1* 3.
- 2 Thực tập sư phạm 2* 6.
- Lưu ý: Các môn có dấu * là các môn thuộc khối kiến thức sư phạm.
- Trong đó ngoài những kiến thức sư phạm chung, có 5 ĐVHT về công tác giáo dục và công tác đội cho học sinh THCS, 7 ĐVHT về dạy học chuyên ngành, 9 ĐVHT về rèn luyện kỹ năng..
- Về việc tổ chức giáo dục và rèn luyện NVSP..
- Quá trình giáo dục và rèn luyện NVSP những năm qua được thực hiện đồng thời với quá trình đào tạo nghề chuyên môn kỹ thuật.
- Các môn học sư phạm và chuyên môn nghề được bố trí đan xen trong suốt quá trình đào tạo.
- Ngoài những giờ học lý thuyết thì hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm trong một thời gian dài chủ yếu tập trung ở giai đoạn thực tập sư phạm với thời lượng là 6 ĐVHT (tương đương 6 tuần), và cũng chủ yếu thực tập trên đối tượng giả định ngay tại trường với nội dung chính là thực tập tìm hiểu và thực tập giảng dạy..
- Thực tập sư phạm được bố trí vào học kỳ cuối sau khi đã kết thúc các môn học về lý luận sư phạm, lý thuyết cơ sở, lý thuyết chuyên môn và thực hành nghề cơ bản.
- Từ năm 2005, đào tạo sư phạm cho đối tượng giáo viên dạy nghề trình độ cao đẳng được thực hiện theo chương trình do TCDN ban hành.
- Chương trình này đã cấu trúc thêm môn phương pháp dạy học chuyên ngành với 3 ĐVHT và tăng cường việc rèn luyện các kỹ năng dạy học cơ bản với 5 ĐVHT (trong đó phần thực hành chiếm 80%).
- Qua 6 tuần thực tập sư phạm, sinh viên đã tìm hiểu được cơ cấu tổ chức của một trường dạy nghề, chương trình đào tạo của một khóa học trung cấp nghề, sơ cấp nghề và chương trình các môn học lý thuyết, thực hành tương ứng với từng nghề cụ thể.
- Đồng thời nhờ thực tập sư phạm họ đã hình thành được các kỹ năng dạy học cơ bản như: Kỹ năng xác định mục tiêu bài giảng.
- Kỹ năng thiết kế giáo án lý thuyết và giáo án thực hành.
- Kỹ năng viết, vẽ bảng.
- Kỹ năng lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học.
- Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và kỹ năng sử dụng một số phương tiện dạy học đơn giản như bảng biểu, sơ đồ.
- Kỹ năng kiểm tra tri thức và định kiểm.
- Kỹ năng phân tích đánh giá giờ giảng lý thuyết và thực hành nghề….
- Một số giáo sinh đã biết vận dụng sáng tạo tri thức lý luận sư phạm vào giảng các bài học cụ thể..
- Bên cạnh những kết quả đó thì quá trình giáo dục NVSP hiện nay vẫn còn bộc lộ những hạn chế.
- Mặc dầu chương trình đào tạo NVSP đã tăng cường việc rèn luyện kỹ năng song hầu như suốt cả khóa học sinh viên không có điều kiện để được thực hành các kiến thức và kỹ năng vào thực tế giảng dạy trên đối tượng thật.
- Vì vậy họ rất ít được rèn luyện các kỹ năng về ứng xử sư phạm, kỹ năng diễn cảm, kỹ năng tổ chức và giáo dục tập thể, kỹ năng giáo dục lao động, kỹ năng giao tiếp và đồng cảm, kỹ năng kiểm tra đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của giáo sinh…trong môi trường thực tế.
- Họ không có những cơ hội để liên hệ các kiến thức đã được lĩnh hội với thực tiễn dạy học và giáo dục ở các cơ sở đào tạo nghề..
- Đây là một hạn chế rất lớn ảnh hưởng đến việc hình thành năng lực sư phạm toàn diện cho người giáo viên dạy nghề tương lai.
- Nguyên nhân của thực trạng đó là do đối tượng các trường để giáo sinh SPKT thực tập phải là trường trung học kỹ thuật, công nhân kỹ thuật hoặc các trung tâm dạy nghề nhưng thực tế loại hình trường này trong địa bàn hẹp là rất ít so với nhu cầu thực tập sư phạm của một khóa đào tạo.
- Hơn nữa nếu có trường nghề thì còn phụ thuộc vào trường đó có đào tạo học sinh đang học đúng nghề cho sinh viên thực tập sư phạm hay không.
- Điều này làm cho khả năng tổ chức thực tập trên đối tượng thật là hết sức khó khăn nếu không muốn nói là không thể thực hiện được ở tất cả giáo sinh.
- Mặt khác, hiện nay các văn bản về quy chế thực tập sư phạm kỹ thuật, chế độ kinh phí cho giáo viên hướng dẫn thực tập của cơ sở mà giáo sinh đến thực tập và kinh phí đầu tư cho TTSP tính trên đầu giáo sinh SPKT vẫn chưa có, vì vậy việc thực hiện chế độ chủ yếu là do vận dụng văn bản của các trường đại học, cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên phổ thông.
- Bên cạnh đó kế hoạch và tiến độ TTSP của nhà trường với chương trình đào tạo của các cơ sở mà giáo sinh đến thực tập thường bị lệch nhau, chưa tạo ra được sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các cơ sở dạy nghề.
- Điều kiện phục vụ cho công tác giáo dục NVSP còn thiếu và yếu như: thiếu giáo trình, đề cương bài giảng, tài liệu tham khảo, bài tập thực hành tâm lý học nghề nghiệp, giáo dục học nghề nghiệp, các bài tập tình huống và bài tập về phương pháp dạy học nghề, không có hệ thống phòng thực hành, thực nghiệm về sư phạm.
- Do việc rèn luyện kỹ năng chủ yếu được tổ chức vào năm cuối, trong thời gian ngắn nên các kỹ năng sư phạm chỉ mới bắt đầu, chưa đồng bộ và vững chắc.
- Bởi vậy để hình thành kỹ năng sư phạm vững chắc và đồng bộ đòi hỏi phải được luyện tập đồng bộ tất cả các kỹ năng trong một thời gian dài..
- Việc bồi dưỡng năng lực sư phạm nghề cho sinh viên phải được đặt ra một cách toàn diện, đồng bộ, phù hợp với quy luật phát triển của khoa học giáo dục.
- Tổ chức rèn luyện NVSP một cách có hệ thống cho sinh viên bắt đầu từ năm thứ nhất, đó là điều kiện cần thiết để hình thành và định hướng cho sự phát triển nhân cách của người giáo viên tương lai và tạo ra khả năng hình thành cơ cấu tổ chức bên trong đối với nghề sư phạm, kích thích sự tự giáo dục và giáo dưỡng của sinh viên vì vậy cần đổi mới việc giáo dục NVSP theo hướng đa dạng hoá các hình thức giáo dục như tổ chức thi nghiệp vụ sư phạm thường xuyên, tổ chức các hoạt động tập thể, các buổi Xêmina, ngoại khoá.
- Đặc biệt cần cấu trúc các học phần rèn luyện kỹ năng sư phạm theo quy trình lôgíc từ kỹ năng cơ bản đến kỹ năng tổng hợp rồi đến kỹ năng nâng cao và bố trí hợp lý trong cả khóa học chứ không nên chỉ tập trung vào năm cuối khóa..
- Tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa trường SPKT với các cơ sở đào tạo nghề khác để tạo ra các điều kiện cho sinh viên được TTSP trên đối tượng thật giúp họ hình thành năng lực sư phạm thực tiễn..
- Tất cả các giáo viên tham gia đào tạo cần chia sẻ trách nhiệm của mình trong việc giáo dục NVSP cho sinh viên qua từng bài học, tiết hoc để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục NVSP.
- Giáo viên có thể tận dụng các cơ hội trong quá trình giảng dạy để hình thành cho sinh viên các kỹ năng sư phạm, đặc biệt là kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ nói, kỹ năng viết, vẽ bảng, xử lý các tình huống sư phạm, thiết kế các phương tiện dạy học....
- Cần có hệ thống các phòng thực hành, thực tập sư phạm với những phương tiện thiết bị dạy học cần thiết trong trường SPKT để sinh viên có điều kiện rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên..
- Nguyễn Như An - Phương pháp dạy học giáo dục học - Tập 1,2 - NXB ĐHQGHN – 1996 2.
- Nguy ễn Đình Chỉnh - Thực tập sư phạm – NXBGD - Hà Nội 1997.
- Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt – Giáo dục học - Tập 1,2 – NXBGD – 1987.
- Nguyễn Văn Lê- Tạ Văn Doanh – Giao tiếp sư phạm – NXBGD – 1997.
- A.S.Makarenkô - Tuyển tập các tác phẩm sư phạm - Tập 1,2 – NXBGD -1984

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt