« Home « Kết quả tìm kiếm

Các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ ở các trường mầm non


Tóm tắt Xem thử

- CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO TRẺ TỰ KỶ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON.
- Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh.
- Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ là một nhu cầu của xã hội và cũng là một xu thế tất yếu trong chương trình giáo dục của các trường mầm non và trường phổ thông.
- Trên cơ sở đó, tác giả trình bày về ba biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ ở trường mầm non:.
- thứ nhất là đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các nhà quản lý và giáo viên mầm non.
- thứ hai là nâng cao nhận thức của phụ huynh về hội chứng tự kỷ.
- và thứ ba là huy động các nguồn lực trong xã hội cùng tham gia vào công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ..
- giáo dục hòa nhập, trẻ tự kỷ, biện pháp giáo dục, trường mầm non..
- Dữ liệu nghiên cứu ở trong nước và trên thế giới cho thấy, số lượng trẻ tự kỷ ngày càng tăng cao trong cộng đồng xã hội .
- giáo dục là phải tổ chức các chương trình giáo dục, hỗ trợ cho nhóm trẻ này tham gia học tập để có thể phát triển tốt và hòa nhập vào cộng đồng xã hội, có cuộc sống tự lập, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội..
- Bản tuyên bố của Liên Hiệp Quốc về việc lấy ngày 02/4 hàng năm làm Ngày Thế Giới Ý Thức Về Tự Kỷ (World Autism Awareness Day), đã đưa ra khái niệm tự kỷ như sau: “Hội chứng tự kỷ là hiện tượng rối loạn não bộ phức tạp, ảnh hưởng đến nhiều người trên khắp các châu lục.
- Nó hạn chế khả năng của cá nhân đối với việc giao tiếp và phát triển các mối quan hệ xã hội, và hội chứng tự kỷ thường kèm theo những hành vi bất thường ở mức độ cao” [21, tr.1]..
- Điều 23 của Luật Giáo dục đã quy định:.
- “Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam, thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi” [7, tr.8].
- Do vậy, trẻ tự kỷ mà tác giả đề cập đến trong bài viết này là trẻ em trong độ tuổi từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi..
- Theo Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hiệp quốc (UNESCO): “Giáo dục hòa nhập có nghĩa là tất cả học sinh đều được hưởng lợi từ cùng những hệ thống giáo dục giống nhau, cùng những trường học như nhau..
- Luật Người Khuyết Tật của Việt Nam thì định nghĩa: “Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chung người khuyết tật với người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục” [5, tr.1]..
- Puri và Abraham thì cho rằng, giáo dục hòa nhập có các yếu tố chính sau đây: Liên quan đến vấn đề nhân quyền (Giáo dục cho mọi người có nghĩa là tất cả trẻ em, chứ không phải là hầu hết tất cả trẻ em).
- Giáo dục cho tất cả mọi người trong một trường học dành cho cho tất cả mọi người (trẻ khuyết tật và không khuyết tật học cùng nhau trong những ngôi trường bình thường: học để.
- Trong Điều 15, Luật Giáo dục của Việt Nam cũng đưa ra định nghĩa về Giáo dục hòa nhập như sau: “Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu và khả năng khác nhau của người học.
- Có thể nhận định rằng, nguyên tắc cơ bản trong giáo dục hòa nhập là tạo điều kiện để tất cả trẻ em được học cùng nhau, bất cứ khi nào có thể và bất luận các em có những trở ngại hay những khác biệt gì.
- Trong quá trình giáo dục hòa nhập thì nhà trường phải nhận ra và đáp ứng các nhu cầu đa dạng của học sinh, phù hợp với cả hai phong cách và tỷ lệ học tập khác nhau, đảm bảo giáo dục có chất lượng trong tất cả học sinh thông qua các chương trình giáo dục, chiến lược giáo dục, cách thức tổ chức.
- Một điểm quan trọng trong giáo dục hòa nhập là cho phép các trẻ khuyết tật nói chung được ở cùng gia đình và đến trường học gần nhà, giống như tất cả những đứa trẻ khác.
- Giáo dục hòa nhập không phải đơn giản là việc chuyển người học từ các trung tâm/trường giáo dục đặc biệt sang một trường học bình thường.
- Giáo dục hòa nhập sẽ không thể nào đạt được hiệu quả nếu các trường không điều chỉnh để có thể đáp ứng những nhu cầu của các nhóm trẻ và đem đến những điều tốt nhất cho tất cả các em..
- Hiện tại, ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đang thực hiện hai phương thức giáo dục hòa nhập, đó là giáo dục hòa nhập toàn thời gian và giáo dục hòa nhập bán thời gian..
- Việc đẩy mạnh công tác giáo dục hòa nhập không có nghĩa là loại bỏ các đơn vị hoặc các trung tâm giáo dục đặc biệt.
- Vẫn cần phải có những đơn vị, những trung tâm giáo dục đặc biệt để hỗ trợ và giáo dục cho những trẻ gặp phải những khó khăn lớn hay những vấn đề phức tạp, cần đến những hỗ trợ chuyên sâu và đặc biệt.
- Để cho công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ, nhất là ở cấp mầm non, đạt được hiệu quả cao thì cần có những biện pháp thực hiện phù hợp và có tính khoa học.
- Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày các cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp, và từ đó trình bày các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ ở trường mầm non..
- Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ là một nhu cầu ngày càng cao của xã hội và cũng là một xu thế tất yếu trong chương trình giáo dục của các trường mầm non và trường phổ thông.
- Qua quá trình khảo cứu các công trình nghiên cứu về giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ ở trong nước và trên thế giới, tác giả nhận thấy rằng, trẻ tự kỷ khi được học chương trình giáo dục hòa nhập sẽ có được nhiều điều lợi ích cho bản thân các em, giúp các em phát triển và hồi phục tốt hơn, giúp các em có nhiều cơ hội để có thể hòa nhập vào cộng đồng xã hội và tự lập trong cuộc sống.
- Trẻ tự kỷ được học hòa nhập còn giúp cho các trẻ bình thường học chung lớp hình thành và phát triển những nét tính cách tốt, những khía cạnh tình cảm tích cực trong cuộc sống [19, tr tr tr.40]..
- Từ những công trình nghiên cứu, các nhà khoa học cũng đã đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ trong nhà trường phổ thông.
- Trong đó, thúc đẩy các nguồn lực và đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên là một giải pháp được nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng như ở Việt Nam đề cập đến .
- Dữ liệu nghiên cứu thực tế cho thấy, các giáo viên đã không được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để dạy trẻ tự kỷ trong lớp, phần lớn trong số họ không biết các đặc điểm của trẻ tự kỷ và không hiểu tầm quan trọng của việc giáo dục hòa nhập.
- Và việc triển khai hoạt động giáo dục hòa nhập ở trường mầm non tại Malaysia vẫn chưa được thực hiện thành công do một số hạn chế của giáo viên và thiếu sự hỗ trợ trong cộng đồng xã hội [18].
- Tương tự, tác giả Trần Thị Minh Huế cũng nhận định, không có giáo viên nào được đào tạo chuyên ngành giáo dục hòa nhập bậc mầm non, và cũng chưa có đợt tập huấn chuyên sâu nào về giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ dành cho các giáo viên mầm non.
- Do vậy, các giáo viên có nhu cầu được bồi dưỡng về giáo dục hòa nhập cho trẻ có nhu cầu đặc biệt [6].
- Chính vì thiếu kiến thức chuyên môn và kỹ năng như thế, nên các giáo viên cũng như các trường gặp không ít khó khăn trong công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ..
- Trình độ hiểu biết về hội chứng tự kỷ của phụ huynh còn hạn chế cũng là một khó khăn lớn cho các trường.
- Tác giả Cao Thị Hồng Nhung cho rằng, công tác giáo dục hòa nhập ở cấp mầm non của Việt Nam hiện đang gặp nhiều khó khăn.
- Khó khăn đầu tiên là đối với phụ huynh có trẻ khuyết tật, có nhiều phụ huynh không thừa nhận những khiếm khuyết, thiếu hụt của con mình, điều này gây khó khăn trong quá trình hợp tác của giáo viên [1]..
- Khi tham gia học tập chương trình giáo dục hòa nhập trong nhà trường, các trẻ tự kỷ có những nhu cầu đặc trưng trong quá trình học tập, cho nên đòi hỏi các giáo viên phụ trách, các trường cần phải xây dựng kế hoạch cá nhân và chương trình giáo dục hòa nhập riêng cho từng trẻ tự kỷ.
- Để làm tốt công tác này thì việc thực hiện các thủ tục tiên lượng, xác định năng lực, nhu cầu của trẻ tự kỷ là hết sức quan trọng, phải cần đến sự phối hợp của các lực lượng trong nhà trường, các chuyên gia, và của cả phụ huynh [13, tr.765-767]..
- Bên cạnh đó, hoạt động giáo dục hòa nhập là một hoạt động không hề đơn giản và dễ dàng, cho nên, để thực hiện hoạt động này được tốt và đem lại hiệu quả cao thì cần phải có những mô hình thực hiện rõ ràng, có những phương pháp tác động và giáo dục phù hợp với trẻ.
- Trên thế giới đã có một số nhà khoa học tiến hành nghiên cứu và đề xuất các mô hình giáo dục hòa nhập, và các mô hình ấy đã được áp dụng khá rộng rãi, như là mô hình 7 yếu tố của Dorothy Kerzner Lipsky và Alan Gartner [15], mô hình sáu yếu tố của chương trình giáo dục hiệu quả cho trẻ tự kỷ của Dawson và Osterling [10], và mô hình ba giai đoạn của Griffith, Cooper và Ringlaben [11].
- Do vậy, để công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ ở các trường mầm non đạt được hiệu quả cao thì bản thân các trường cần phải dựa trên tình hình thực tế và điều kiện của đơn vị, dựa trên các mô hình giáo dục hòa nhập đã được các nhà khoa học nghiên cứu và áp dụng ở những nơi khác, để xây dựng các mô hình hoạt động, thực hiện công tác giáo dục hòa nhập cụ thể cho đơn vị của mình..
- Ngoài nhiệm vụ tổ chức công tác đào tạo và bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng liên quan đến công tác giáo dục hòa nhập cho đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý trong hiện tại và trong tương lai, bản thân các giáo viên cũng phải chủ động và tích cực tự mình nâng cao kiến thức, trau dồi kinh nghiệm và rèn luyện các kỹ năng giáo dục hòa nhập cho bản thân mình, đặc biệt là phải tự mình tu dưỡng đạo đúc, rèn luyên nhân cách để có luôn yêu nghề, mếm trẻ, đầy nhiệt huyết cống hiến cho cộng đồng xã hội tr.113-117]..
- Cùng với đó, các công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới cũng đã chỉ ra rằng, để công tác giáo dục hòa nhập đạt được hiệu quả thì phải huy động các nguồn lực xã hội một cách hiệu quả, phải thiết lập được mối quan hệ hỗ tương, gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội thì công tác giáo dục hòa nhập mới có thể đạt kết quả như mong muốn [6], [12, tr.125]..
- CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO TRẺ TỰ KỶ Ở TRƯỜNG MẦM NON Dựa vào kết quả nghiên cứu cũng như những cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn đã trình bày, nhóm nghiên cứu đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ ở các trường mầm non như sau:.
- Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các nhà quản lý và giáo viên mầm non.
- Trước thực trạng đội ngũ quản lý và giáo viên các trường mầm non hầu hết chưa được đào tạo chuyên sâu về kiến thức, kỹ năng giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ, trình độ kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng hiện tại của không ít giáo viên còn khá thấp, không ít giáo viên chưa tự tin khi đảm nhận nhiệm vụ giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ, cùng với tính đa dạng và phức tạp của các đặc điểm, tính chất của các trẻ tự kỷ, việc tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu hơn cho đội ngũ quản lý cũng như các giáo viên tham gia là một giải pháp quan trọng, thỏa mãn nhu cầu nâng cao kiến thức, kỹ năng cho giáo viên, và cũng là để bù đắp những khiếm khuyết về kiến thức và kỹ năng của đội ngũ giáo viên đang thực hiện công tác giáo dục hòa nhập ở các trường mầm non trong hiện tại..
- Do số lượng trẻ tự kỷ tham gia học hòa nhập ở các trường không ổn định và thuộc vào nhiều độ tuổi khác nhau, cho nên công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ cũng cần phải được tiến hành trên diện rộng, tạo điều kiện để mỗi trường có càng nhiều giáo viên tham gia càng tốt.
- Tuy nhiên, để công tác bồi dưỡng, đào tạo đạt hiệu quả cao thì số lượng học viên trong mỗi lớp học cần phải được giới hạn ở một con số vừa phải, không nên quá động, và thời lượng chương trình đào tạo, bồi dưỡng cũng cần phải được kéo dài ít nhất là 3 ngày, hạn chế tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng tập trung với số lượng động và thời lượng.
- Nội dung của chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần phải có những phần cung cấp kiến thức, thông tin căn bản và đặc trưng của hội chứng tự kỷ để giúp người học hiểu chính xác về đặc điểm của hội chứng tự kỷ.
- Bên cạnh đó là các nội dung liên quan đến các kỹ giáo dục hòa nhập mà người giáo viên cần được trang bị để tổ chức chương trình giáo dục hòa nhập cho giáo dục hòa nhập ở trong lớp học..
- Cùng với đó là những kiến thức, kỹ năng chuyên sâu để giúp người học có thể chẩn đoán hiện trạng sức khỏe của trẻ, xây dựng chương trình giáo dục cá nhân phù hợp với đặc điểm và nhu cầu của từng trẻ, và có đủ kiến thức, kinh nghiệm để hỗ trợ chuyên sâu cho trẻ trong các giờ học cá nhân trong quá trình học hòa nhập của trẻ..
- Bên cạnh đó, bản thân mỗi trường cũng như các trường trong cùng địa phương nên chủ động tổ chức các chương trình trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau cho đội ngũ giáo viên trong trường của mình, hoặc mở rộng ra các trường trong cùng địa phương, hoặc là các trường có thể tổ chức đưa giáo viên của trường mình sang các trường bạn để học hỏi kinh nghiệm thực hiện công tác giáo dục hòa nhập nếu thấy trường bạn làm tốt công tác này..
- hỗ trợ công tác giáo dục hòa nhập cho giáo dục hòa nhập để cho các nhà quản lý trường mầm non, các giáo viên có thể vào đó để tự học, tự nghiên cứu cũng là một việc làm hết sức cần thiết.
- giáo dục hòa nhập để họ có thể trả lời và giải đáp các thắc mắc, hỗ trợ giải quyết những khó khăn mà các thành viên tham gia đang gặp phải..
- Nâng cao nhận thức của phụ huynh về hội chứng tự kỷ.
- Trong công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ, sự phối hợp của phụ huynh đối với giáo viên và nhà trường trong quá trình giáo dục, hỗ trợ con em của họ có tác động rất lớn đến hiệu quả của công tác giáo dục hòa nhập ở nhà trường và sự tiến bộ của chính bản thân con em họ.
- Để phụ huynh chủ động và nhiệt tình phối hợp với giáo viên và nhà trường trong quá trình giáo dục hòa nhập cho giáo dục hòa nhập thì phải nâng cao nhận thức của phụ huynh về hội chứng tự kỷ.
- Để phụ huynh có thể hiểu về đặc điểm, hiện trạng của con mình và chủ động hỗ trợ, can thiệp sớm cho con, phối hợp với giáo viên và nhà trường trong quá trình giáo dục hòa nhập cho con thì các cơ quan truyền thông đại chúng cần phải thường xuyên tuyên truyền, quảng bá thông tin, kiến thức về hội chứng tự kỷ, về các chương trình giáo dục, hỗ trợ cho giáo dục hòa nhập, thậm chí là cung cấp thông tin, địa chỉ về các trung tâm giáo dục, các trường thực hiện chương trình giáo dục hòa nhập trong địa bàn đến cộng đồng.
- Một khi người dân có những hiểu biết nhất định và đúng đắn về hội chứng tự kỷ thì họ sẽ có thái độ đúng đắn và phù hợp đối với trẻ tự kỷ, đối với các gia đình óc trẻ tự kỷ, không còn tìm cách xa lánh, phân biệt đối xử nữa.
- Thậm chí họ còn hỗ trợ và chia sẻ những thông tin hữu ích, giá trị cho các phụ huynh có con tự kỷ để giúp các gia đình này có thể giải.
- quyết được những khó khăn của mình trong quá trình nuôi con tự kỷ..
- Trong chương trình giáo dục, đào tạo của mình, dù là ở cấp học nào đi nữa thì các trường cũng cần phải đưa nội dung giáo dục liên quan đến trẻ khuyết tật nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng vào trong chương trình giáo dục của mình, có thể đưa vào trong các buổi sinh hoạt chuyên đề, các buổi tọa đàm, các chương trình ngoại khóa, thậm chí các trường có thể tổ chức các buổi tham quan, trải nghiệm thực tế cho học sinh, sinh viên của mình đến thăm và hỗ trợ trẻ khuyết tật tại các trường chuyên biệt, các trung tâm khuyết tật trên địa bàn để cho học sinh, sinh viên của mình được trải nghiệm và hiểu rõ hơn về nhóm đối tượng này.
- Khi những học sinh, sinh viên đã được trang bị kiến thức, có những hiểu biết đúng đắn, phù hợp về hội chứng tự kỷ thì sau này trong cuộc sống, các em sẽ thái độ, hành vi ứng xử văn mình, phù hợp với trẻ tự kỷ và gia đình trẻ tự kỷ, thậm chí là ngay cả khi những bản trẻ trở thành phụ huynh và con của họ mắc chứng tự kỷ thì họ sẽ biết cách hỗ trợ cho con mình hiệu quả hơn, chủ động phối hợp chặt chẽ với giáo viên và nhà trường trong công tác giáo dục hòa nhập..
- Và không ai khác, chính các trường mầm non, các giáo viên phụ trách các lớp học hòa nhập phải tìm cách nâng cao nhận thức của phụ huynh về hội chứng tự kỷ, giúp phụ huynh hiểu đúng và có thái độ phù hợp đối với con của mình, đối với quá trình giáo dục cho con của mình.
- Để làm việc này thì các giáo viên và các vị lãnh đạo trong trường mầm non có thể gặp trực tiếp và trao đổi, chia sẻ thông tin, kiến thức riêng với phụ huynh có con tự kỷ để giúp họ hiểu chính xác và đầy đủ hơn về hội chứng tự kỷ.
- mặt, tọa đàm đó sẽ chia sẻ, trao đổi về kiến thức, thông tin liên quan đến vấn đề giáo dục hòa nhập, về hội chứng tự kỷ.
- Thông qua đó nhà trường có thể góp phần nâng cao nhận thức của phụ huynh, của cộng đồng về hội chứng tự kỷ, và các phụ huynh có con tự kỷ cũng được nâng cao và điều chỉnh nhận thức của mình từ các chương trình này..
- Ngoài ra, việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về hội chứng tự kỷ cũng có thể được thực hiện thông qua các buổi sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt tổ dân phố ngay tại địa phương nơi mà người dân đang cư trú.
- Trong các buổi sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt tổ dân phố ấy, những người phụ trách có thể chia sẻ thêm các thông tin, kiến thức về trẻ khuyết tật, về trẻ tự kỷ để mọi người hiểu thêm về các nhóm đối tượng này trong xã hội, từ đó có thái độ và hành vi ứng xử văn minh, phù hợp hơn..
- Thêm vào đó, các trang web như đã đề cập ở trên cũng là một người kiến thức, thông tin quan trọng giúp các phụ huynh có thể tự mình tìm hiểu và nâng cao kiến thức, sự hiểu biết của mình về hội chứng tự kỷ.
- Và để giúp cho các phụ huynh đỡ vất vã trong quá trình tìm trường học cho con, cũng như đỡ mệt mỏi trong quá trình làm thủ tục nhập hòa chương trình giáo dục hòa nhập cho con thì trên các trang web đó nên cung cấp danh sách, thông tin chi tiết về các trường, các đơn vị giáo dục, can thiệp cho giáo dục hòa nhập, thậm chí là cung cấp cả danh sách các cơ quan, đơn vị khám chữa bệnh và hỗ trợ cho trẻ tự kỷ.
- Và trang web cũng cần cung cấp thông tin về các chế độ, chính sách của nhà nước đối với giáo dục hòa nhập, các thủ tục hành chính và cách thức tiến hành xin cấp giấy chứng nhận khuyết tật cho giáo dục hòa nhập để phụ huynh biết và thực hiện theo cho thuận tiện..
- Huy động các nguồn lực trong xã hội cùng tham gia vào công tác giáo dục hòa nhập cho giáo dục hòa nhập.
- Giáo dục hòa nhập là một nhóm đối tượng rất đặc thù và đa dạng, mỗi trẻ có thể có những biểu hiện hoàn toàn khác biệt so với những trẻ tự kỷ khác.
- Do tính đa dạng như thế nên các nhà khoa học gọi hội chứng tự kỷ bằng một thuật ngữ chuyên môn là “Rối loạn phổ tự kỷ”.
- Cũng chính vì thế mà đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu cá nhân của mỗi trẻ mỗi khác, đòi hỏi người giáo viên giảng dạy các lớp hòa nhập cho trẻ tự kỷ phải có những kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về giáo dục và hỗ trợ trẻ tự kỷ, đồng thời giáo viên phải biết linh hoạt, sáng tạo trong quá trình dạy học của mình.
- Trong quá trình dạy trẻ tự kỷ, đôi khi người giáo viên cần đến các phương tiện và đồ dùng dạy học rất đặc thù với từng trẻ, có thể những phương tiện, đồ dùng ấy trong nhà trường không có sẵn, để có được thì đôi khi các giáo viên phải kêu gọi sự hỗ trợ, đóng góp từ các lực lượng bên ngoài nhà trường, có thể là từ phụ huynh, từ các cá nhân, tổ chức trong xã hội.
- Hơn nữa, trong quá trình giáo dục trẻ tự kỷ, chắc chắn giáo viên sẽ gặp phải những tình huống, những vấn đề khó khăn liên quan đến công tác giáo dục trẻ, và đôi khi để giải quyết hiệu quả các tình huống, các vấn đề khó khăn ấy thì giáo viên phải nhờ đến sự cố vấn của các chuyên gia, sự hỗ trợ trực tiếp của những người dày dặn kinh nghiệm trong công tác giáo dục, hỗ trợ cho giáo dục hòa nhập..
- Nói chung, để làm tốt công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ thì bản thân các giáo viên cũng như lãnh đạo các trường mầm non cần phải biết huy động và khai thác các nguồn lực trong xã hội, tăng cường tính kết nối giữa nhà trường với các cá nhân, tổ chức, đơn vị thuộc các lĩnh vực khác nhau trong cộng đồng xã hội..
- Bài viết này chúng tôi tập trung đề cập đến các biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ ở trường mầm non..
- Tiếp theo đó là nội dung chi tiết về ba biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ ở trường mầm non: Biện pháp thứ nhất là đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các nhà quản lý và giáo viên mầm non;.
- biện pháp thứ hai là nâng cao nhận thức của phụ huynh về hội chứng tự kỷ.
- và biện pháp thứ ba là huy động các nguồn lực trong xã hội cùng tham gia vào công tác giáo dục hòa nhập cho giáo dục hòa nhập.
- Trong từng biện pháp, nhóm nghiên cứu đã nêu ra các cách thức thực hiện và các công việc cụ thể cần phải thực hiện để góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ trong các trường mầm non..
- [1] Cao Thị Hồng Nhung (2016), Giáo dục hòa nhập trong trường mầm non, khó khăn và biện pháp khắc phục.
- Tạp chí Giáo dục(6/2016)..
- [2] Dương Phương Hạnh (2016), Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở Việt Nam.
- Tạp chí Giáo dục..
- [3] Giang Thùy (2016), Cần đưa rối loạn tự kỷ vào danh mục xác định khuyết tật.
- [4] Lê Thị Thúy Hằng (2016), Phát triển năng lực giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật cho đội ngũ giáo viên mầm non.
- [6] Trần Thị Minh Huế (2018) Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non tại khu vực miền núi phía Bắc.
- [7] Quốc Hội (2019), Luật Giáo dục.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt