« Home « Kết quả tìm kiếm

Vai trò của giáo viên và học sinh ngoại ngữ ở trường học phổ thông trong lớp học theo đường hướng lấy người học làm trung tâm


Tóm tắt Xem thử

- Vai trò của giáo viên và học sinh ngoại ngữ ở trường học phổ thông trong lớp học theo đường hướng.
- lấy người học làm trung tâm.
- Bài viết trình bày những điểm chính yếu của đường hướng lấy người học làm trung tâm trong dạy-học ngoại ngữ ở trung học phổ thông Việt Nam theo dưới ánh sáng của những tư tưởng đổi mới chương trình và sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Lấy người học làm trung tâm là gì và nó được khái luận hóa như thế nào trong giáo dục ngoại ngữ? Vai trò của người dạy và người học ngoại ngữ trong lớp học theo đường hướng lấy người học làm trung tâm ở trung học phổ thông là gì? Chi tiết câu trả lời cho hai câu hỏi này được đề cập trong những mục dưới đây của bài viết..
- đó là khái niệm learner centredness “lấy người học làm trung tâm”.
- (nghĩa gốc là “sự tập trung vào người học”) (Tudor 1996).
- Chủ trương lấy người học làm trung tâm nhằm ít nhất hai mục đích: (i) nó tạo cho người học có nhiều cơ hội tham gia vào quá trình dạy-học một cách chủ động hơn, tích cực hơn và hữu hiệu hơn và, để thực hiện được mục đích này nó yêu cầu phải (ii) xác định lại vai trò của người dạy và người học trong quá trình dạy-học.
- “Đường hướng lấy người học làm trung tâm là gì?” và (ii) “Trong đường hướng lấy người.
- học làm trung tâm thì vai trò của người dạy và người học trong lớp học ngoại ngữ sẽ là gì?” Để trả lời hai câu hỏi này, chúng tôi dự định trước hết sẽ tìm hiểu một số khía cạnh liên quan đến khái niệm lấy người học làm trung tâm.
- Sau đó chúng tôi sẽ khảo sát và đề xuất một số vai trò và nhiệm vụ mà chúng tôi cho rằng giáo viên và học sinh ngoại ngữ trong lớp học lấy người học làm trung tâm phải đảm nhiệm để nâng cao hiệu quả giảng dạy của thày và học tập của trò.
- Phần kết luận tóm tắt lại những vấn đề đã thảo luận và đưa ra một số gợi ý để hiện thực hóa triết lí “lấy người học làm trung tâm” trong môi trường văn hoá xã hội ở Việt Nam nói chung và ở lớp học ngoại ngữ nói riêng..
- Một số khía cạnh liên quan đến khái niệm lấy người học làm trung tâm.
- (2005) có ít nhất bố khía cạnh liên quan đến việc chúng ta khái luận hoá thế nào là đường hướng lấy người học làm trung tâm: (i) cơ sở của việc chuyển đổi trọng tâm từ người dạy sang người học, (ii) thiết kế chương trình (ở cả cấp độ vĩ mô và cấp độ vi mô) theo đường hướng lấy người học làm trung tâm, (iii) cách tổ chức các hoạt động học tập trong lớp học, và (iv) vai trò của người giáo viên và học sinh trong lớp học ngoại ngữ theo đường hướng lấy người học làm trung tâm.
- Cơ sở của việc chuyển đổi trọng tâm từ người dạy sang người học.
- Theo phương pháp này, người học không những thu nhận được kiến thức đã có mà còn tìm ra được những kiến thức mới thông qua những hoạt động độc lập.
- Thiết kế chương trình và biên soạn giáo trình theo đường hướng lấy người học làm trung tâm.
- Ở góc độ thiết kế chương trình, khái niệm lấy người học làm trung tâm được thể hiện ở hai cấp độ: cấp độ vĩ mô và cấp độ vi mô..
- ậ góc độ này, khái niệm lấy người học làm trung tâm có thể được thể hiện ở hai nội dung.
- nghĩa là, chúng phải được thiết kế để người học học cái mà xã hội cần không phải học cái mà người dạy có.
- Thứ hai là, nội dung giảng dạy hay dạy cái gì sẽ trở nên thực tế hơn, thu hút được người học hơn nếu nó được tham khảo từ phía người học để những gì người thiết kế như là những người đã học, những người dạy và những chuyên gia đề xuất có thể gặp được với những gì người học cho là đang cần.
- Cách làm này tuy mất thời gian nhưng chắc chắn sẽ có lợi không những cho những người thiết kế chương trình, cho người học mà còn cho cả người dạy nữa.
- Cách tổ chức các hoạt động trên lớp Khía cạnh thứ ba của đường hướng lấy người học làm trung tâm liên quan đến cách tổ chức các hoạt động học tập ở trên lớp..
- Quan điểm này được dựa trên giả định cho rằng học sinh sẽ tham gia tích cực hơn, chủ động hơn, và động cơ học tập của các em sẽ trở nên mạnh mẽ hơn nếu các hoạt động trên lớp được tổ chức một cách phù hợp.
- Vậy những hoạt động lên lớp nào được cho là phù hợp với đường hướng lấy người học làm trung tâm.
- Mục đích cuối cùng của một tiết học là học sinh nắm được những nội dung giảng dạy đã đề ra.
- Ví dụ, nếu tiết dạy nhằm mục đích dạy để học sinh nắm được các hình thức của động từ be chia ở các ngôi của đại từ nhân xưng ở thì hiện tại đơn và sau tiết học nếu học sinh nắm được các hình thức như I am, you are, s/he/it is, we are, they are, thì có thể xem mục đích của tiết học được hoàn thành..
- Sau đó cho học sinh thực hành có hướng dẫn.
- OK?” Sau đó, giáo viên nói I, học sinh nói am;.
- giáo viên nói she, học sinh nói is và v.v… Sau khi công đoạn này hoàn thành giáo viên có.
- thể đưa ra những câu để ngỏ một hình thức nào đó của động từ be để học sinh điền vào chỗ trống, ví dụ I.
- Bài học kết thúc khi học sinh điền được những hình thức phù hợp của động từ be vào chố trống.
- Mẫu thức tương tác chủ yếu là mẫu thức giáo viên - học sinh.
- Đi theo đường hướng này, học sinh có thể nắm vững được những nội dung ngôn ngữ hay cấu trúc ngữ pháp còn khía cạnh giao tiếp thì các em được cho là phải tự lo liệu..
- Ngược lại với đường hướng lấy người dạy làm trung tâm, đường hướng lấy người học làm trung tâm chủ trương tổ chức các hoạt động trên lớp của học sinh bằng cách tập trung vào người học.
- Trong tổ chức hoạt động giao tiếp, học sinh được giao nhiệm vụ và được tổ chức làm việc theo cá nhân, theo cặp, và theo nhóm.
- Mẫu thức tương tác trong lớp học theo đường hướng lấy người học làm trung tâm linh hoạt và đa dạng: học sinh - văn bản (nghe hoặc viết), học sinh - giáo viên và học sinh - học sinh.
- Nội dung giảng dạy ngoại ngữ theo đường hướng lấy người học làm trung tâm tập trung vào bình diện giao tiếp của ngôn ngữ.
- nghĩa là, vào phát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc và viết, coi chúng là đích của giảng dạy còn các thành phần của ngôn ngữ: ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng chỉ là những phương tiện phải được cung cấp và rèn luyện để học sinh có thể xây dựng được lâu đài giao tiếp.
- Về quy trình lên lớp, khác với quy trình lên lớp truyền thống trình bày (presentation), thực hành có kiểm soát (controlled practice), và thực hành tự do (free practice), quy trình lên lớp theo đường hướng lấy người học làm trung tâm được chia thành ba giai đoạn trước khi (pre.
- Mặc dù cũng đi theo ba giai đoạn nhưng quy trình lên lớp theo đường hướng lấy người học làm trung tâm khác với quy trình lên lớp theo đường hướng lấy người dạy làm trung tâm ở một số khía cạnh.
- Thứ nhất, nó cho phép giáo viên và học sinh giao tiếp trong suốt tiết học.
- Giáo viên có thể cho học sinh giao tiếp ngay từ giai đoạn trước khi.
- Ví dụ, để có thể nói được về một bộ phim nào đó học sinh đã xem bằng tiếng Anh, ngay từ giai đoạn trước khi nói về chủ đề đó học sinh có thể được giao một nhiệm vụ giao tiếp.
- Mặc dù mục đích của giai đoạn trước khi nói là làm quen cho học sinh với chủ đề đã cho, nhưng để học sinh được làm quen, giáo viên không phải là người truyền thụ kiến thức, giới thiệu cho học sinh thế nào là loại phim này hay loại phim kia.
- Việc mà giáo viên làm là giao nhiệm vụ để học sinh giao tiếp và thông qua giao tiếp học sinh thực hiện được nhiệm vụ mình được giao.
- Thông qua hoạt động làm quen này học sinh có thể học thêm được những từ ngữ mới như science fiction, cartoon, horror, thriller, v.v….
- Trong khi nói về một bộ him, học sinh có thể thiếu một số từ ngữ diễn tả thái độ của mình về bộ phim đó.
- Để làm việc này, giáo viên có thể giao cho học sinh nhiệm vụ thứ hai trong đó học sinh được đưa một bảng hai cột, cột bên phải gồm các loại phim khác nhau, cột bên trái gồm các tính từ diễn đạt thái độ hay tình cảm của mình đối với một loại phim nào đó.
- Công việc hực hành có thể được nhắc lại hai ba lần trước khi học sinh được yêu cầu thực hành chính thức dựa vào những thông tin đã cho trong bảng..
- Nói về một bộ phim nào đó có thể cũng yêu cầu học sinh phải diễn đạt được sở thích của mình.
- Học sinh được yêu cầu làm việc theo cặp để tìm ra sở thích của nhau.
- Giáo viên đưa ra một ví dụ với cấu trúc prefer something to something, cho học sinh thực hành đọc to một, hai hoặc ba lần.
- Sau đó giáo viên đưa ra một danh mục các cặp phim để học sinh thực hành hỏi đáp, diễn đạt sở thích của mình như thrillers or science fictions (phim bạo lực hay phim khoa học viễn tưởng), horrors or detectives (phim kinh dị hay phim trinh thám), love stories or cartoons (phim tình yêu hay phim hoạt hoạ), và cartoons or science fictions (phim hoạt hoạ hay phim khoa học viễn tưởng)..
- Tất cả các hoạt động giao tiếp từ Nhiệm vụ 1 đến Nhiệm vụ 3 dường như mới chỉ giới hạn vào việc làm quen học sinh với chủ đề các em sẽ được yêu cầu nói, cung cấp những từ ngữ (hoặc hữu thức hoặc vô thức) liên quan đến chủ đề, và, quan trọng hơn, bước đầu cho học sinh thực hành giao tiếp theo hình thức hỏi-đáp (dưới hình thức của một sự trao đổi bao gồm hai sự di chuyển một hỏi và một đáp).
- Chúng là những hoạt trước khi nói để hướng tới hoạt động trong đó học sinh được yêu cầu nói về một bộ phim các em đã xem.
- Trong hoạt động này, học sinh trước hết được yêu cầu làm việc theo nhóm nhỏ (ba đến năm em), được cho một số câu hỏi gợi ý.
- Sau khi hoạt động này được thực hiện hoàn tất, từng học sinh có thể được yêu cầu nói về bộ phim mà mình đã xem..
- Học sinh có thể hoặc được yêu cầu viết lại những thông tin của bộ phim các em đã tập nói hoặc nói về nội dung của một bộ phim khác..
- Quy trình lên lớp theo đường hướng lấy người học làm trung tâm còn cho phép giáo viên có thể dạy các thành phần ngữ liệu (ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng) thành một phần riêng, có thể tích hợp chúng vào các tiết dạy kĩ năng.
- Như vậy, có thể thấy rằng tổ chức các hoạt động trên lớp theo đường hướng lấy người học làm trung tâm khác hẳn với tổ chức các hoạt động trên lớp theo đường hướng lấy người dạy làm trung tâm.
- Nó tập trung vào người học, yêu cầu người học phải làm việc với nhau để thực hiện một nhiệm vụ giao tiếp cụ thể.
- Do những điểm tích cực của nó, đường hướng lấy người học làm trung tâm ngày càng được chấp nhận trong giáo dục học hiện đại, đặc biệt là giáo dục ngoại ngữ.
- Việc chấp nhận đường hướng lấy người học làm trung tâm đòi hỏi phải xác định lại vai trò của người dạy và người học.
- Trong đường hướng lấy người học làm trung tâm, người giáo viên có hai vai trò chính.
- những học sinh trong lớp và giữa học sinh với các hoạt động khác nhau và với ngôn bản.
- Trong vai trò này, giáo viên cố gắng làm rõ cho học sinh về những gì các em cần phải làm để thực hiện được một nhiệm vụ hay một hoạt động nào đó.
- Liên quan đến nó, giáo viên và học sinh có thể đưa ra hay tìm kiếm những ý kiến phản hồi ở những thời điểm phù hợp trong các hoạt động dạy-học.
- Trong khi hướng dẫn và giám sát, giáo viên phải là « người tiên tri tiềm tàng’ với mục đích tạo điều kiện và hình thành kiến thức cho cá nhân học sinh và cho cả nhóm, khai thác những khả năng của học sinh trong quá trình học tập.
- Theo cách này, giáo viên sẽ tập trung vào những năng lực quá trình của học sinh.
- Vai trò thứ ba của người giáo viên trong đường hướng lấy người học làm trung tâm là người nghiên cứu và người học.
- Như là người tham gia phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình, giáo viên cần phải chia sẻ một cách tích cực trách nhiệm dạy và học với học sinh.
- Xem học sinh như là những nguồn đóng góp quan trọng tính theo năng lực ban đầu và một phạm vi những sự chờ đợi khác nhau và thường xuyên thay đổi có thể giúp giáo viên tìm kiếm được những khả năng tiềm tàng của học sinh và khai thác nó một cách có hiệu quả.
- Đồng thời họ cũng phải giả định rằng học sinh có thể đi đến một cái đích nào đó thông qua nhiều con đường khác nhau.
- Giáo viên phải chấp nhận rằng học sinh khác nhau học theo các cách khác nhau ở những thời điểm hay trong những giai đoạn khác nhau, và họ cần phải kiên trì ý thức rằng một số học sinh đi vào những giai đoạn trong đó dường như các em đạt được hoặc rất ít hoặc không có tiến bộ, và ràng học đôi khi được điển hình bằng sự suy tư im lặng..
- Vai trò của người học.
- Bất kể kiểu chương trình, giáo trình và phương pháp giảng dạy nào được đưa vào thực thi, mọi học sinh ngoại ngữ đều phải đương đầu với nhiệm vụ khám phá ra việc học một ngoại ngữ như thế nào.
- Học sinh thường bắt đầu bằng những chờ đợi khác nhau về công việc học một ngoại ngữ, nhưng theo thời gian mỗi em sẽ phải điều chỉnh và thường xuyên phải điều chỉnh lại mối quan hệ giữa chính mình với những gì đang được học.
- Kiến thức thường được xác định lại khi học sinh khám phá ra nó nhiều hơn, sâu hơn, và trong khi tạo dựng và tạo dựng lại chương.
- Đường hướng lấy người học làm trung tâm trong dạy-học ngoại ngữ được đặc trưng hoá bằng vai trò thương lượng - học cách học như thế nào - nhiệm vụ công cũng như nhiệm vụ riêng.
- trong một vốn ngôn ngữ đích được lựa chọn, thì người học phải được khuyến khích giao tiếp - giao tiếp về quá trình học tập, và giao tiếp về mục đích học tập đang thay đổi trên cơ sở chấp nhận rằng “học cách học như thế nào".
- Trong đường hướng lấy người học làm trung tâm, vai trò của người học như là người thương lượng - thương lượng với chính mình, với quá trình học, và với đối tượng của học - xuất hiện và tương tác với vai trò của người đồng thương lượng trong nhóm và trong các quy trình lớp học và các hoạt động mà nhóm đảm nhiệm.
- Điều này có nghĩa là học sinh phải đóng góp nhiều như các em thu được từ học, và qua đó các em phải học theo cách phụ thuộc lẫn nhau.
- Học sinh có thể đạt được sự phụ thuộc lẫn nhau bằng việc công nhận trách nhiệm học tập của riêng mình và bằng việc chia sẻ trách nhiệm với giáo viên và những người học khác.
- Một hàm ý tiếp nữa là học sinh phải cam kết đảm nhiệm các hành động giao tiếp và siêu giao tiếp trong khi làm việc với những người khác trong nhóm, và trong khi thực hiện các hoạt động và đọc văn bản.
- Bối cảnh này thường được điển hình hoá bằng sự chấp nhận thành công và thất bại thường xuyên như là những tiền đề để đi đến sự thành công cuối cùng, ở đó học sinh hình như mang theo mình “những khả năng hoà nhập", sự hoà nhập này nhìn chung có tác dụng tích cực cho nhóm học tập.
- Cam kết giao tiếp về phía học sinh có nghĩa là học không nên được xem như là một cái gì đó có tính đe doạ và không thể đạt được - ngay cả với những học sinh mới học ngoại ngữ - bởi vì các em được chờ.
- Là người tham gia phụ thuộc lẫn nhau trong môi trường cộng tác nơi mà những đóng góp của học sinh được đánh giá và sử dụng, cá nhân học sinh được khuyến khích bằng việc cho phép những thông tin và những quyết định chủ quan của mình được thông báo và hướng dẫn bởi những người khác.
- Trong bối cảnh đó, những đóng góp khác nhau và những phong cách học khác nhau được khuyến khích, học sinh được phép dựa vào những học sinh khác và phụ thuộc vào giáo viên khi cần thiết, đồng thời các em cũng được tạo điều kiện để trở thành những người học độc lập ở những thời điểm học tập phù hợp.
- Học sinh học ngoại ngữ trong đường hướng lấy người học làm trung tâm còn có một vai trò giám sát quan trọng bổ sung vào mức độ giám sát các em có thể áp dụng một cách chủ quan vào việc học tập riêng của mình.
- thương lượng, học sinh chấp nhận hai vai trò cùng một lúc, thứ nhất là người giáo viên tiềm tàng cho những người khác và thứ hai là người truyền đạt thông tin cho giáo viên liên quan đến tiến bộ học tập của riêng mình.
- Về cơ bản, đường hướng lấy người học làm trung tâm cho phép cả giáo viên và học sinh trở thành những người tham gia phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình giao tiếp giữa dạy và học..
- Trong bài viết này chúng tôi đã trình bày một số nội dung liên quan đến đường hướng lấy người học làm trung tâm và vai trò của người dạy và người học trong lớp học ngoại ngữ theo đường hướng lấy người học làm trung tâm ở trung học phổ thông.
- Những nội dung được trình bày đã chứng minh rằng đường hướng lấy người học làm trung tâm là đường hướng phù hợp với giáo viên và học sinh ngoại ngữ trong xã hội hiện đại, nó đề cao vài trò của học sinh trong quá trình dạy- học và, do đó, nó phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong việc tạo dựng và khám phá kiến thức của họ thông qua các hoạt đông liên nhân.
- “lấy người học làm trung tâm".
- Về phía giáo viên, nếu không ý thức cho họ biết rằng trong đường hướng lấy người học làm trung tâm họ phải đảm đương nhiều vai trò và nhiệm vụ hơn thì họ sẽ không dễ gì từ bỏ vai.
- Về phía học sinh, nếu không ý thức được cho họ biết rằng trong đường hướng lấy người học làm trung tâm các em là trung tâm của quá trình dạy-học và rằng học tiếp thu và thực hành kiến thức không phải chỉ là sự cam kết cá nhân mà chủ yếu thông quá các hoạt động liên nhân thì các em có thể vẫn là những người “thu nhận kiến thức thụ động".
- Hệ hình lấy người học làm trung tâm là triết lí phù hợp và nó phải được áp dụng vào lớp học hiện đại, đặc biệt là lớp học ngoại ngữ..
- Nếu chỉ giới thiệu khái niệm lấy người học làm trung tâm và mở một vài hội thảo để những người thường không trực tiếp giảng dạy tham dự và thảo luận thì chúng ta mới chỉ dừng lại ở mức độ tuyên truyền cổ động và, kết quả sẽ là, người dạy vẫn là người dạy, người học vẫn là người học và quan hệ dạy-học vẫn là quan hệ dạy-học theo nét nghĩa truyền thống của nó..
- theo đường hướng lấy người học làm trung tâm, Đề tài khoa học cấp trường (cơ sở), Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc Gia Hà Nội, 1999..
- [6] Hoàng Văn Vân, Nghiên cứu giảng dạy các kĩ năng lời nói tiếng Anh ở giai đoạn nâng cao theo đường hướng lấy người học làm trung tâm, Đề tài khoa học cấp Đại học Quốc gia, 2000.